Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tác Động Cu ̉ A Đa Dan Hàng.




-Lee và ctg (2014);

-Baele và ctg (2007);

-Mercieca và ctg (2007).

tranh do các doanh nghiệp/ngân

hàng gia tăng sức mạnh thị trường.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 9

(Nguồn: Tác giả tóm tắt)

Xét mối quan hệ giữa ĐDH thu nhập và HQHĐKD, lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi của Panzar và Willig (1977) cho rằng chi phí trung bình sẽ giảm khi ngân hàng mở rộng dịch vụ tức ĐDH nguồn thu hoặc thu nhập. Nguồn lực chung của ngân hàng có cơ hội chuyển đổi nguồn lực và chia sẻ nguồn lực dùng chung như kỹ năng, vận hành, công nghệ . . .Ngoài ra, lý thuyết sức mạnh thị trường của Porter (1980), ĐDH thúc đẩy doanh nghiệp/ngân hàng đạt HQHĐKD cao hơn bởi vì ĐDH là chiến lược kiểm soát cạnh tranh do các doanh nghiệp/ngân hàng gia tăng sức mạnh thị trường. Dựa trên 2 lý thuyết này, xuất hiện các nghiên cứu điển hình về mối quan hệ ĐDH thu nhập và HQHĐKD như nghiên cứu của Ashyari và Rokhim (2020) tại 18 ngân hàng Indonesia; Sissy và ctg (2017) tại 320 ngân hàng của 29 quốc gia Châu Phi; Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015), tại 37 NHTM ở VN; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) tại 22 NHTM VN; Lee và ctg (2014), tại

2.372 ngân hàng ở 29 quốc gia Châu Á–Thái Bình Dương; Baele và ctg (2007), tại 17 nước Châu Âu; Mercieca và ctg (2007) tại 23 ngân hàng trong nước và 16 ngân hàng nước ngoài Philippines.

Đa dan

g hóa và rủ i ro ngân hàng.

2.4.2.1. Lý thuyết đại diện–chi phí đại diện.

Đa dạng hóa làm giảm giá trị hay gây rủi ro đến doanh nghiệp/ngân hàng, nguyên nhân do các nhà quản trị thực hiện thâu tóm và sáp nhập để tạo quy mô nguồn lực lớn hơn. Trong quá trình này, các nhà quản trị có quyền lực kiểm soát những lợi ích cá nhân lớn hơn. Những lợi ích cá nhân sẽ làm gia tăng quyền lực và uy tín cá nhân của nhà quản trị lớn hơn.

Theo Short (1994), cấu trúc chủ sở hữu (ownership structure) đóng vai trò quan trọng tới hiệu quả của doanh nghiệp/ngân hàng. Ngoài ra, nhằm lý giải mối liên hệ giữa cấu trúc chủ sở hữu và hiệu quả, các nhà nghiên cứu đã tập trung vào lý thuyết người đại diện (Oswald và Jahera Jr, 1991). Một số nghiên cứu của Bethel và


Liebeskind (1993); Bergh (1995); Lane và ctg (1998) nghiên cứu tác động của cấu trúc vốn chủ sở hữu đến HQHĐKD qua biến số trung gian là ĐDH.

Một trong những lý thuyết trọng yếu trong các nghiên cứu quản trị doanh nghiệp là lý thuyết người đại diện Shleifer và Vishny (1997), trong đó, người quản trị được người chủ (principal) thuê làm người đại diện (agency) (Jensen và Meckling, 1976). Người quản trị sở hữu một phần nhỏ hoặc không sở hữu cổ phần doanh nghiệp, ngược lại, người chủ sở hữu phần lớn vốn cổ phần. Người đại diện được ủy quyền điều hành doanh nghiệp để đem lại lợi ích cho cả hai phía, như vậy, quyền sở hữu và quyền quản trị có sự tách biệt. Do đó, người quản trị có thể hành động theo lợi ích riêng của họ nhiều hơn so với lợi ích của người sở hữu (Jensen và Meckling, 1976) và tạo vấn đề mâu thuẫn, được gọi là "vấn đề đại diện 1" (agency problem 1).

Người đại diện có xu hướng phân bổ nguồn lực của doanh nghiệp/ngân hàng để phục vụ lợi ích của họ (Jensen và Meckling, 1976). Hoạt động ĐDH là cách thức, phương pháp để phân bổ nguồn lực và người đại diện muốn củng cố vị trí hoặc tạo lợi ích cá nhân. Thông qua hoạt động ĐDH, người đại diện có lợi ích bằng nhiều cách như: giảm thiểu rủi ro về việc làm cho chính các nhà quản trị (Amihud và Lev, 1981); ĐDH sẽ làm tăng kích cỡ doanh nghiệp/ngân hàng, tạo điều kiện cho những nhà quản trị được tăng lương, tăng quyền lực và uy tín (Jensen, 1986); cuối cùng, tạo cho nhà quản trị trở thành một nhân vật không thể thiếu được đối với doanh nghiệp/ngân hàng (Shleifer và Vishny, 1986). Do đó, người đại diện sẽ lựa chọn chiến lược ĐDH mặc dù việc làm này có thể phá hủy giá trị, gây rủi ro đến doanh nghiệp/ngân hàng. Các quyết định ĐDH của người đại diện dễ dàng thành công nếu quyền lực của cổ đông bị phân tán (Amihud và Lev, 1981).

Theo Amihud và Lev (1981), phương án được đề xuất để giải quyết “vấn đề người đại diện 1” là doanh nghiệp/ngân hàng được sở hữu bởi các cổ đông lớn (large shareholder), khi đó, chủ sở hữu tập trung quyền lực và thuận lợi trong việc bác bỏ các đề xuất mở rộng doanh nghiệp/ngân hàng thông qua hoạt động ĐDH trong trường hợp không cần thiết. Ngoài ra, theo nghiên cứu của Amihud và Lev (1981), các doanh nghiệp/ngân hàng có sở hữu tập trung thì hoạt động ĐDH nói chung và hoạt động ĐDH thông qua hình thức mua bán sáp nhập nói riêng sẽ giảm.


Theo Han và Suk (1998), chủ doanh nghiệp/ngân hàng đã hạn chế được tác động tiêu cực của vấn đề người đại diện và tăng hiệu quả bằng cách sở hữu tập trung. Tuy nhiên, theo các nghiên cứu, tác động của sở hữu tập trung đến hiệu quả không hoàn toàn đồng nhất, có thể có tác động dương (Leech và Leahy, 1991) hoặc tác động không đồng nhất theo từng mức sở hữu của cổ đông lớn (Demsetz và Lehn, 1985), hoặc không tìm thấy mối liên hệ nào (Holderness và Sheehan, 1988). Theo các nghiên cứu, có một số lý giải như sau:

Sở hữu tập trung có lợi thế là làm giảm thiểu chi phí người đại diện (agency cost) do ngăn chặn các hoạt động ĐDH bất lợi bằng quyền lực tập trung, tuy nhiên, nó cũng gây ra các rủi ro nhất định. Theo Thomsen và Petersen (2000) và Lenz (2010), một trong số các rủi ro được đề cập là rủi ro danh mục chủ sở hữu (owner's portfolio risk). Theo Lenz (2010), cấu trúc cổ đông phân tán (dispersed ownership structures) phù hợp với doanh nghiệp/ngân hàng lớn; ngược lại, cấu trúc cổ đông tập trung (oncentrated ownership structures) phù hợp với doanh nghiệp/ngân hàng nhỏ.

“Vấn đề người đại diện 2” (Agency problem 2), nhà đầu tư lớn sử dụng vị thế kiểm soát (quyền biểu quyết tập trung) để hành động vì lợi ích của mình mà không đảm bảo lợi ích của cổ đông thiểu số. Những doanh nghiệp có cấu trúc cổ đông tập trung, cổ đông lớn (majority shareholders) đưa ra các quyết định có lợi cho mình hơn so với quyền lợi của các cổ đông nhỏ (minority shareholders) nên dễ dẫn tới xung đột lợi ích (Demsetz, 1983).

Ngoài ra, theo Jensen và Meckling (1976), phân chia cổ đông doanh nghiệp/ngân hàng thành 2 loại: cổ đông nội bộ (insider) và cổ đông bên ngoài (outsider). Cổ đông nội bộ giải quyết được “vấn đề người đại diện 1” nhưng lại mắc phải “vấn đề người đại diện 2”. Cổ đông nội bộ có quyền hơn cổ đông bên ngoài ở góc độ kiểm soát được dòng tiền trong doanh nghiệp/ngân hàng và có thể điều chuyển dòng tiền này phục vụ cho các lợi ích cá nhân.

2.4.2.2. Lý thuyết danh mục đầu tư.

Nội dung chính của lý thuyết đưa ra, nhà đầu tư càng ĐDH danh mục thì rủi ro càng giảm. Lý thuyết đưa ra các nhà đầu tư thông thường lựa chọn danh mục đầu tư của mình căn cứ trên 2 yếu tố, cụ thể: lợi nhuận trung bình (tỷ lệ sinh lợi kỳ vọng) và


rủi ro (phương sai của lợi nhuận) phân phối chuẩn. Do đó, với kỳ vọng tìm hệ số đầu tư để mục tiêu tối ưu mức tối thiểu phương sai nhưng đảm bảo được lợi nhuận, Markowitz (2010) đưa ra mô hình hóa lựa chọn danh mục đầu tư dạng hàm quy hoạch phi tuyến. Theo cách đặt vấn đề thuận, với mức kỳ vọng lợi nhuận được định trước, tìm hệ số đầu tư để rủi ro danh mục hạn chế mức tối thiểu. Theo cách đặt vấn đề nghịch, với mức kỳ vọng rủi ro danh mục định trước, tìm hệ số đầu tư để tỷ suất sinh lời đạt tối đa. Tóm lại, lý thuyết danh mục đầu tư đưa ra, với dữ liệu đầu vào của doanh nghiệp/ngân hàng là lợi nhuận kỳ vọng hoặc mức rủi ro danh mục để xác định hệ số đầu tư mang hiệu quả tốt nhất cho danh mục đầu tư.

Tuy nhiên, lý thuyết còn tồn tại hạn chế chưa đưa ra được tỷ lệ sinh lời vọng của nhà đầu tư cụ thể bao nhiêu khi hệ số beta trong khoảng [0,1]. Đây cũng là vấn đề và thách thức cho các nhà kinh tế nghiên cứu sau này.

2.4.2.3. Lý thuyết hành vi đầu tư.

Lý thuyết được phân nhánh từ lý thuyết hành vi tổ chức (Behavioral Theory of the Firm) của Cyert và March (1963). Nội dung của lý thuyết hành vi đầu tư của tổ chức (investment behaviour of firm) giải thích mục tiêu và động cơ đầu tư của tổ chức. Theo doanh nghiệp/ngân hàng thực hiện việc đầu tư trên cơ sở tối đa hóa lợi nhuận nhưng hài hòa với rủi ro. Bên cạnh đó, việc phòng ngừa rủi ro hoặc mở rộng phạm vi thị trường khi thực hiện đầu tư cũng là mục tiêu thứ cấp và tùy thuộc bối cảnh kinh doanh.

Ngoài ra, theo Rumelt (1974) đưa ra giả thuyết thoát ly (Escape hypothesis), giải thích mối quan hệ ĐDH, HQHĐKD và rủi ro. Nếu doanh nghiệp/ngân hàng bị cạnh tranh khốc liệt, tình trạng kinh doanh hiện tại không còn hấp dẫn thì thoát ly tình trạng kinh doanh hiện tại bằng cách đầu tư ĐDH các loại tài sản có tính sinh lợi cao hơn và giảm thiểu được rủi ro.

2.4.2.4. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động củ a đa dan hàng.

g hó a đến rủ i ro ngân

Một số nghiên cứ u đưa quan điểm tác động tiêu cực của ĐDH đến rủi ro, tức

ĐDH tác động cùng chiều với rủi ro ngân hàng, khi chi phí lấn át giá tri ̣lơi ích của

hoat

đông ĐDH. Cu ̣ thể, DeYoung và Roland (2001) cho rằng viêc

dich chuyển thay


đổi các hoat

đông cho vay truyền thống sang các hoat

đôṇ g dic̣ h vu ̣ tính phí của tài

chính, sẽ tao

nên những bất ổn và biến đôṇ g cho lơi

nhuân, và ̀ đó làm gia tăng rủi

ro rất lớn cho ngân hàng. Nhấn manh điều này, Cerasi và Daltung (2000); Acharya và ctg (2006) nghiên cứu tại 105 ngân hàng Italy, giai đoạn 1993 -1999, cung cấp bằng chứ ng những hoaṭ đôṇ g mang tính phi quy mô, tức ĐDH hoạt động làm yếu đi các cơ

chế khuyến khích quản tri ̣và hình thành nên những danh muc ĐDH chất lương kém,

gia tăng mâu thuẫn nôi

tai

của “người đai

diêṇ ”, từ đó̉ rôṇ g pham

vi của rủi ro.

Tương tự, nghiên cứu Baele và ctg (2007) tại 255 ngân hàng của 17 nước Châu Âu (15 thuộc EU, Norvay và Switzerland), từ 1989–2000, đưa ra khi ĐDH doanh thu và tài sản tác động làm tăng rủi ro.

Ngoài ra, nếu dựa trên quan điểm của Berger và ctg (2010); Winton (1999) cho rằng việc các nhà quản trị ngân hàng đưa ra quyết định gia tăng ĐDH, sẽ thúc đẩy khả năng hình thành vấn đề “chi phí người đại diện”, từ đó làm gia tăng rủi ro cho hệ thống ngân hàng. Điều này có nghĩa nếu xét theo lý thuyết của “chi phí người đại diện” thì việc điều chỉnh mở rộng ĐDH sẽ gây ra các hệ lụy không tốt cho hệ thống quản trị, làm suy giảm “giá trị thực” của ngân hàng, và hình thành nên các rủi ro bất ổn định cho hoạt động của ngân hàng trong tương lai. Tương tự, các nghiên cứu của Liang và ctg (2020) tại 1.346 ngân hàng công bố của 49 quốc gia, thời gian 1998- 2018.; Al-kayed và Aliani (2020) nghiên cứu tại 26 ngân hàng các quốc gia vùng vịnh Saudi Arabia, Qatar, Arab, Bahrain, Oman và Kuwait, thời gian 2010-2018; Yang, Liu và Chou (2020) nghiên cứu tại 275 ngân hàng Mỹ, thời gian 2000-2013, có kết quả ĐDH thu nhập, tín dụng tác động gia tăng rủi ro ngân hàng.

Ngược lại, theo các nghiên cứu khác, các ngân hàng nên thưc

hiên

ĐDH càng

nhiều càng tốt, tức ĐDH tác động ngược chiều rủi ro ngân hàng, làm giảm rủi ro, thông qua cơ cấu đòn bẩy tài chính hay đẩy manh tái cấu trúc trên toàn bô ̣ các hoaṭ

đông ngân hàng. Điều này sẽ giúp cho giảm thiểu xác suất gánh chiu các rủi ro từ áp

lực tài chính hay rủi ro phá sản. Đồng ý ́i quan điểm này, khi nghiên cứ u về giả

đinh ĐDH của ngân hàng bằng hình thứ c sáp nhâp

́i các khu vưc

khác như công ty

đai

chúng, công ty bất đông sản hay công ty bảo hiểm, Boyd và Graham (1988)

chứ ng minh tác đông có ý nghia của ĐDH đối với suy giảm áp lực căng thẳng tài


chính và rủi ro phá sản. Các nghiên cứu của Sissy và ctg (2017) tại 320 ngân hàng tai

29 quốc gia Châu Phi giai đoan 2002-2013, kết quả mối quan hệ nghịch biến giữa rủi

ro và ĐDH ngân hàng, tức càng ĐDH thì rủi ro giảm; nghiên cứu Mercieca và ctg (2007) tại 23 ngân hàng trong nước và 16 ngân hàng nước ngoài trên lãnh thổ của Philippines, giai đoạn 1999-2005, kết quả ĐDH thu nhập, mở rộng các hoạt động phi lãi làm giảm rủi ro ngân hàng. Và theo Rose (1989), các ngân hàng nên hướ ng các

quyết đinh của mình vào các dòng sản phẩm phi truyền thống (gia tăng ĐDH), làm

giảm thiểu rủi ro về dòng tiền. Ngoài ra, Templeton và Severiens (1992) nghiên cứu tại 100 ngân hàng lớn tại Mỹ, giai đoạn 1979-1986, cho rằng các đinh hướng ĐDH vào các sản phẩm dich vu ̣tài chính có khả năng giảm rủi ro phi hê ̣thống.

Bên cạnh đó, Templeton và Severiens (1992); Keeton (1991) nhấn mạnh vai trò của thuyết “danh mục” hiện đại. Nhóm học thuyết này biện luận, sự biến đổi của lợi nhuận cổ đông được điều chỉnh bởi các quyết định gia tăng ĐDH phù hợp. Vấn đề này được thể hiện bằng cơ chế điều chỉnh của tổng trọng số trên toàn danh mục đối với các mức phương sai biến động của từng hoạt động cũ và mới. Từ đây sẽ hình thành chu trình phản ứng gia tăng ĐDH giúp điều chỉnh suy giảm rủi ro tổng thể nhưng với điều kiện các danh mục ĐDH mới không liên quan gì đến các hoạt động cũ của hoạt động ngân hàng. Tương tự, ĐDH thu nhập, tài sản tác động làm giảm thiểu rủi ro hoặc tăng ổn định ngân hàng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính, kiểm soát giảm rủi ro ngân hàng (Abuzayed và ctg, 2018; Kim và ctg, 2020; Moudud-Ul-Huq và ctg, 2020).

2.4.2.5. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động củ a rủ i ro đến đa dang hó a ngân hàng.

Có khá nhiều nghiên cứ u trước đó đề câp tới vấn đề này, điển hình như nghiên

́ u của Stiroh (2004) tại các ngân hàng cộng đồng giai đoạn 1984-2000, kiến nghi

rằng với những biến đổi đa chiều của khu vưc kinh tế tư nhân và các nhân tố biến

đông rủi ro sẽ làm thay đổi những lơi

ích đat

đươc

của ĐDH. Vì vâỵ , DeYoung và

Rice (2004); Stiroh và ctg (2006) ghi nhân

sự sut

giảm của ĐDH do quyết đinh đánh

đổi rủi ro và lơi

nhuâṇ . Ngoài ra, với lý do hoat

đôṇ g ĐDH đươc

hình thành từ các


nguồn lưc

khác nhau của ngân hàng, từ đó phải hứ ng chiu

những biến đôṇ g bất ổn

của sự gia tăng hay sut giảm của yếu tố rủi ro.

Nghiên cứu của Pennathur và ctg (2012) tại 203 ngân hàng Ấn Độ từ nguồn

CMIE, từ năm 2000-2009, ĐDH đat

đươc

những lơi

ích tiềm năng và cu ̣ thể khi xuất

hiện những điều chỉnh phù hợp đồng thời cho các khoản rủi ro tín dung và rủi ro laĩ suất. Ngoài ra, khi nghiên cứ u về ĐDH thu nhâp, Lepetit và ctg (2008) tại 734

NHTM của 14 nước Châu Âu theo báo cáo hàng năm, từ 1996-2002, phát hiên

viêc

đẩy manh ĐDH thu nhâp

xuất phát từ những thay đổi của hành vi tiếp nhân

rủi ro của

ngân hàng. Khi ngân hàng đối diên vớ i những rủi ro cao và nan giải, sẽ thúc đẩy

nhanh ĐDH thu nhâp

ngày càng manh. Điều này cũng đươc

xác nhân

̉i nghiên cứu

của García-Kuhnert và ctg (2013).

Lược khảo các nghiên cứu tại Việt Nam và xu hướng nghiên cứu về ĐDH

Lược khảo tình hình các nghiên cứu tại Việt Nam về ĐDH và rủi ro, Vò Xuân Vinh và Trần Thị Phương Mai (2015) nghiên cứu lợi nhuận và rủi ro từ ĐDH thu

nhập tại 37 NHTM ở VN trong giai đoan 2006-2013, kết quả đưa ra ĐDH thu nhập

tác động tăng rủi ro, lợi nhuận điều chỉnh rủi ro giảm, không có lợi cho ngân hàng; nghiên cứu Nguyễn Minh Sáng và Trần Thị Thùy Linh (2018) đưa ra kết quả tỷ lệ nợ xấu tác động cùng chiều đến ĐDH thu nhập, tức tăng nợ xấu tác động tăng ĐDH, khi

nghiên cứu tại 152 NHTM tai 5 quốc gia khu vực Asean (Indonesia, Thái Lan,

Malaysia, Philippines, Việt Nam), giai đoan 2005-2015. Ngược lại, theo nghiên cứu

của Nguyen và Vo (2015), ĐDH thu nhập và rủi ro trong hệ thống ngân hàng VN, với dữ liệu 32 NHTM, giai đoạn 2005-2012, kết quả mối tương quan có ý nghĩa giữa ĐDH cấu trúc thu nhập và rủi ro phá sản có quan hệ tác động nghịch biến, ĐDH thu nhập tác động tích cực giảm rủi ro, ngân hàng có ĐDH thu nhập ngoài lãi tăng ít rủi ro hơn ngân hàng có thu nhập từ lãi. Như vậy, các nghiên cứu tại Việt Nam mới tiếp cận nghiên cứu tác động của ĐDH thu nhập đến rủi ro, chưa mở rộng phạm vi nghiên cứu ĐDH sang các hoạt động chính khác của NHTM như tiền gửi, tín dụng, tài sản . .

. chưa nghiên cứu tổng thể hoạt động ngân hàng. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Việt Nam chỉ nghiên cứu tác động một chiều với phương pháp ước lượng OLS, FEM, GMM, chưa xét đến tác động đa chiều/đồng thời các đối tượng nghiên cứu như đang


diễn ra phức tạp trong thực tiễn. Ngoài ra, các nghiên cứu đo lường rủi ro bằng ADZ hoặc tỷ số tài chính còn hạn chế so với phương pháp đo lường bằng hàm sản xuất kỹ thuật vì tính chủ quan, chưa phản ánh toàn diện bản chất HQHĐKD hoặc rủi ro ngân hàng (Kapopoulos và Lazaretou, 2007). Từ những lý do nêu trên, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và khoa học, các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam cần nghiên cứu lấp đầy những khoảng trống nêu trên.

Với các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, nghiên cứu của ĐDH và rủi ro ngân hàng có xu hướng tương tự như xu hướng nghiên cứu mối quan hệ giữa ĐDH và HQHĐKD ngân hàng đang diễn ra. Các nghiên cứu đầu tiên tại các ngân hàng Mỹ, Châu Âu, điển hình như Templeton và Severiens (1992) nghiên cứu ĐDH ngân hàng và các rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất tại các ngân hàng Mỹ; Stiroh (2004) nghiên cứu ĐDH tín dụng, thu nhập tác động đến hiệu quả (có điều chỉnh rủi ro) và rủi ro tại ngân hàng cộng đồng giai đoạn 1984-2000; Lepetit và ctg (2008) nghiên cứu ĐDH sản phẩm và rủi ro thị trường tại 14 nước Châu Âu. Sau đó mở rộng nghiên cứu ĐDH và rủi ro ngân hàng tại các nước Châu Á, Châu Phi, các nghiên cứu điển hình như Pennathur và ctg (2012) nghiên cứu ĐDH thu nhập ngoài lãi và rủi ro ngân hàng tại 203 ngân hàng Ấn Độ, thời gian 2000-2009; Sissy và

ctg (2017) nghiên cứu ĐDH thu nhậ p, đia lý và rủi ro tại 320 ngân hàng tại các nước

Châu Phi; Moudud-Ul-Huq và ctg (2020) nghiên cứu ĐDH và rủi ro ngân hàng tại 32 ngân hàng Bangladesh và 16 ngân hàng Nam Phi; Abuzayed và ctg (2018) nghiên cứu ĐDH thu nhập, tài sản và ổn định ngân hàng tại 107 ngân hàng của 6 nước Vùng Vịnh . . . Xu hướng nghiên cứu về ĐDH ngân hàng ngày càng được thực hiện mở rộng theo phạm vi địa lý toàn thế giới, đầu tiên xuất phát các nghiên cứu tại các ngân hàng Mỹ, Châu Ân sau đó mở rộng nghiên cứu ĐDH ngân hàng tại các nước Châu Á, Châu Phi . . . khởi nguồn, nghiên cứu nhiều về ĐDH thu nhập, ĐDH sản phẩm, sau đó mở rộng các nghiên cứu sang các ĐDH tín dụng, ĐDH tài sản, ĐDH địa lý, ĐDH chủ sở hữu . . .gần đây mở rộng nghiên cứu ĐDH tiền gửi. Các nghiên cứu đa phần chỉ nghiên cứu 1 hoặc 2 ĐDH, chưa bao quát hết các hoạt động chính ngân hàng và chỉ nghiên cứu tác động 1 chiều giữa ĐDH và rủi ro, nhưng trong thực tiễn, các yếu tố ĐDH tác động đa chiều hoặc đồng thời đến rủi ro. Vì vậy, xu hướng nghiên cứu

Ngày đăng: 11/07/2022