Mối Quan Hệ Giữa Rủi Ro Tổng Thể Và Số Lượng Chứng Khoán.


an toàn, nên họ sẽ tập trung vào 2 rủi ro, đó là rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù (Haq và Heaney, 2012). Ngoài ra, theo Haq và Heaney (2012), lo ngại lớn nhất của các cổ đông ngân hàng thường là khả năng mất thanh khoản ngân hàng, d o đ ó họ tập trung vào RRTD, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất, rủi ro tổng thể và rủi ro đặc thù.

Trong thời gian gần đây, các cuộc bê bối điển hình trong lĩnh vực ngân hàng xảy ra vào đầu thế kỷ 19 ở Bank of England (1992) và Barings Bank (1995), đến cuộc khủng hoảng tai tiếng ở Washington Mutual và Lehman Brothers năm 2008, nên rủi ro trong lĩnh vực ngân hàng là vấn đề được khuyến nghị nhiều nhất. Đó là lý do Ủy Ban Basel giám sát các ngân hàng đưa cảnh báo và các tiêu chí quản trị rủi ro hoạt động các ngân hàng trong các buổi điều trần gần đây. Chính vì vậy, xuất hiện các nghiên cứu tìm hiểu tầm quan trọng và cách thức vận hành của rủi ro tài chính trong hoạt động của ngân hàng. Theo Acharya và ctg (2009); Aebi và ctg (2012) và Ellul và Yerramilli (2013), các ngân hàng đang buông lỏng quản lý và kiểm soát rủi ro, gây ra hậu quả của việc gia tăng gánh nặng nợ, làm suy giảm khả năng thanh toán và xói món năng suất hoạt động ngân hàng.

Các loại hình và đo lường rủi ro.

Hoạt động ngân hàng có nhiều loại rủi ro, tuy nhiên các rủi ro ảnh hưởng đến vốn cổ phần ngân hàng luôn được quan tâm nhất. Sau khi nền kinh tế các nước trên thế giới trãi qua cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, rủi ro là vấn đề thật sự cần thiết phân tích sâu rộng hơn. Vì tính đặc thù của rủi ro, mỗi loại rủi ro ngân hàng có phương pháp tiếp cận đo lường khác nhau và phản ánh một khía cạnh rủi ro nhất định. Vì vậy, đo lường các yếu tố tác động đến rủi ro luôn là chủ đề được nghiên cứu.

2.3.2.1. Rủi ro thị trường.

Theo Baele và ctg (2016), rủi ro thị trường là mức độ nhạy cảm của lợi nhuận khi thị trường biến động. Rủi ro thị trường được đo lường bằng hệ số beta thị trường. Ngoài ra, rủi ro của doanh nghiệp/ngân hàng do không dự báo được sự thay đổi của thị trường về giá cổ phiếu, giảm giá đồng tiền, giá cả sản phẩm – dịch vụ, cũng được gọi là rủi ro thị trường, đo lường bằng hệ số beta trong mô hình CAPM. Rủi ro thị trường có nguồn gốc xuất phát từ rủi ro biến động các khoản thu nhập cố định do lạm


phát kỳ vọng, rủi ro biến động thị trường hàng hóa–dịch vụ, thanh khoản thị trường, biến động thị trường chứng khoán và rủi ro đồng tiền.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

2.3.2.2. Rủi ro lãi suất.

Rủi ro lãi suất là rủi ro của các NHTM không dự tính hoặc dự báo được biến đổi lãi suất do sự biến động thị trường, từ đó gây hệ lụy thay đổi các cơ cấu kỳ hạn của các tài sản nhạy cảm lãi suất. Ngoài ra, lãi suất phải trả và lãi suất phải thu của tài sản có đặc điểm hay đặc tính tương tự thay đổi sẽ gây rủi ro lãi suất do phát sinh sự tương quan không hoàn hảo. Rủi ro lãi suất là thành phần của cấu thành rủi ro thị trường, được đo lường bằng hệ số beta trong mô hình CAPM.

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 6

2.3.2.3. Rủi ro tổng thể.

Rủi ro tổng thể xảy ra khi và chỉ khi danh mục đầu tư chỉ có 1 loại tài sản và rủi ro danh mục là rủi ro của 1 loại tài sản. Căn cứ mức độ biến thiên của tỷ suất lợi nhuận bị tác động của các yếu tố kinh tế và thị trường như tỷ giá, lạm phát, chu kỳ hoạt động kinh doanh và các đặc thù của doanh nghiệp/ngân hàng phát hành cổ phiếu, từ đó, rủi ro tổng thể được đo lường. Theo Miller và Bromiley (1990), rủi ro tổng thể phản ánh khả năng ở mức độ thấp hoặc không chắc chắn dòng tiền thu nhập hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp/ngân hàng.

Hình 2. 1: Mối quan hệ giữa rủi ro tổng thể và số lượng chứng khoán.

Phương sai

Rủi ro đặc thù,

Rủi ro hệ thống, rủi ro thị trường, rủi ro không thể ĐDH được


(Nguồn: Ross, 2003)

Số lượng chứng

khoán

Rủi ro tổng thể được đo lường bằng biến động dòng tiền như phương sai lợi nhuận ROA, ROE (Miller và Noulas, 1997) hoặc đo lường bằng độ lệch chuẩn lợi nhuận cổ phiếu (Haq và Heaney, 2012; Galagedera, 2014).


2.3.2.4. Rủi ro đặc thù.

Theo Merton (1987), rủi ro đặc thù phát sinh trong danh mục tài sản đầu tư, có nguồn gốc từ các yếu tố riêng của tài sản tạo ra trong quá trình nhiều loại tài sản ngân hàng kết hợp với nhau. Rủi ro đặc thù danh mục thay đổi sụt giảm vì lý do các yếu tố các loại tài sản riêng lẻ tác động đến rủi ro đặc thù và triệt tiêu lẫn nhau. Khi đó, rủi ro đặc thù được loại bỏ trong trường hợp số lượng tài sản ngân hàng trong danh mục tăng đủ lớn. Rủi ro đặc thù còn là độ lệch chuẩn phần dư (Residual Risk) trong mô hình CAPM.

2.3.2.5. Rủi ro tín dụng.

Theo Slijkerman và ctg (2013), rủi ro tín dụng là rủi ro đại diện tác động đến tỷ trọng xấp xỉ 50% tổng vốn nền kinh tế và RRTD có lịch sử gây ra nguyên nhân chính phá sản ngân hàng. Do đó trong hoạt động ngân hàng, rủi ro tiềm ẩn lớn nhất là RRTD phát sinh trong quá trình cấp tín dụng và làm thay đổi giá trị do các thay đổi chất lượng tín dụng. Nguyên nhân phát sinh RRTD là khách hàng vay thực hiện không đúng hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ trả nợ lãi, gốc của món nợ vay ngân hàng theo hợp đồng tín dụng đã ký kết. Vì lý do khách quan, khách hàng vay và ngân hàng ký kết hợp đồng tín dụng trong đó tiền vay được thanh toán căn cứ giá trị thị trường nhưng sau đó thị trường thay đổi bất lợi do đó khách hàng mất khả năng thanh toán và nhận nợ bắt buộc. Khi đó, ngân hàng sẽ chịu chi phí trích lập dự phòng theo giá trị số tiền nợ xấu phát sinh. Số tiền trích lập dự phòng này gọi là khoản dự phòng, được ghi nhận như một khoản chi phí vào bảng cân đối kế toán, ảnh hưởng thay đổi kết quả hoạt động kinh doanh và gọi là rủi ro DPTD do đó rủi ro DPTD phản ánh xác thực cho tình trạng RRTD và được dùng đo lường RRTD ngân hàng.

Thông thường đo lường RRTD sử dụng chỉ số NPL, tuy nhiên do rủi ro DPTD (loan loss provision) phản ánh rò hơn chất lượng tín dụng ở khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp đến HQHĐKD ngân hàng, cụ thể khi ngân hàng có nợ xấu bị trích lập dự phòng theo luật hiện hành, vì trích lập dự phòng nợ xấu nên HQHĐKD bị sụt giảm. Do đó, rủi ro DPTD đại diện rủi ro ngân hàng được sử dụng rộng rãi ở các nghiên cứu của Berger và ctg (2010);Miller và Noulas (1997).


Rủi ro DPTD đo lường bởi tỷ số tổn thất tín dụng trên tổng tài sản. Tỷ lê ̣này

thể hiên

́ c đô ̣ rủi ro kỳ vong của nơ ̣ mất thanh khoản (Berger và ctg, 2010). Dự

phòng nợ xấu là khoản chi phí được trích lập như một khoản dự phòng cho các khoản nợ không thu hồi hoặc không trả nợ vay. Khoản dự phòng này được sử dụng để bù đắp liên quan đến các khoản nợ xấu tiềm ẩn, bao gồm các khoản nợ xấu, các khoản nợ không trả được và các điều khoản được vay lại của khoản vay nhỏ hơn các khoản nợ trước đó.

Theo International Accounting Standard 37, 1998, dự phòng phải được ghi nhận nếu các tiêu chí sau được đáp ứng:

Đang tồn tại nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp/ngân hàng phát sinh từ kết quả của một giao dịch dân sự xảy ra liên quan nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ liên đới.

Đề nghị hoặc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ nợ vì sự sụt giảm các lợi ích kinh tế có thể xảy ra.

Giá trị nghĩa vụ nợ của doanh nghiệp/ngân hàng được ước tính đáng tín cậy.

Nghĩa vụ pháp lý của doanh nghiệp/ngân hàng phát sinh từ hợp đồng ký kết hoặc xuất phát từ hoạt động có nguồn gốc từ hoạt động có căn cứ theo những gì đã xảy ra, áp dụng thực tế. . . Và doanh nghiệp/ngân hàng chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ đó với nhiều khả năng xảy ra, xác suất xảy ra trên 50%. Do đó, doanh nghiệp/ngân hàng phải ghi nhận khoản dự phòng nợ xấu khi tất cả 3 điều kiện nêu trên được thỏa mãn.

Ngoài ra, theo nguồn từ NHNN VN, ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý RRTD trong hoạt của các tổ chức tín dụng trong đó nợ được phân loại các nhóm như sau:

Nợ nhóm 1 còn gọi nợ đủ tiêu chuẩn, tức nợ thanh toán đúng hạn và đầy đủ gốc, lãi phát sinh, được đánh giá trong tương lai có khả năng thanh toán đúng và đầy đủ gốc, lãi và các khoản nợ phát sinh (nếu có); Nợ nhóm 2 còn gọi nợ cần chú ý, các khoản nợ trễ hạn thanh toán gốc, lãi từ 10 ngày và ít hơn 90 ngày hoặc nợ có lịch sử cơ cấu lại thời hạn trả nợ; Nợ nhóm 3 còn gọi nợ dưới tiêu chuẩn, các khoản nợ trễ hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên đến 180 ngày hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ dưới 90 ngày; Nợ nhóm 4 còn gọi nợ nghi ngờ, các khoản nợ trễ hạn thanh toán trên


180 ngày và đến 360 ngày hoặc các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ từ 90 ngày trở lên đến 180 ngày; Nợ nhóm 5 còn gọi nợ có khả năng mất vốn, các khoản nợ trễ hạn thanh toán lớn hơn 360 ngày hoặc nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lớn hơn 180 ngày hoặc nợ khoanh chờ NHNN Việt Nam giải quyết xử lý.

Mặc dù căn cứ tiêu chí định lượng thời gian trễ hạn trả nợ nêu trên để phân loại nợ, các TCTD vẫn có quyền chủ động căn cứ theo đánh giá định tính khả năng trả nợ của khách hàng giảm sút mà chủ quan quyết định phân loại khoản nợ bất kỳ vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn.

Việc phân loại nợ nêu trên, trích lập dự phòng từ nhóm nợ 1 đến nhóm nợ 5 với tỷ lệ lần lượt: 0%, 5%, 20%, 50% và 100%, theo công thức:

R = max{0, (A-C)} x r Trong đó:

R: số tiền dự phòng cụ thể trích lập; A: tổng dư nợ; C: giá trị tài sản đảm bảo (tính bằng tích số giữa tỷ lệ phần trăm quy định với từng loại hình tài sản đảm bảo với giá trị tài sản đảm bảo thị trường); r: tỷ lệ trích lập dự phòng.

Do dự phòng nợ xấu dùng để đo lường RRTD ngân hàng nên dự phòng nợ xấu còn được gọi là rủi ro DPTD. Theo Miller và Noulas (1997), các nghiên cứu chứng minh khi rủi ro DPTD càng cao ảnh hưởng HQHĐKD ngân hàng giảm và ngược lại. Tỷ số rủi ro DPTD được tính như sau:

Rủi ro dự phòng tín dụng =


2.3.2.6. Rủi ro kém hiệu quả ổn định.

Tổn thất tín dụng Tổng tài sản

Theo Fang và ctg (2011), Tan (2016), rủi ro kém hiệu quả ổn định (KHQOĐ) là mức ổn định tiềm năng gây kém hiệu quả được đo lường bằng độ lệch giữa mức độ ổn định hiện tại và ổn định cực đại trong cùng điều kiện về kinh tế và pháp luật.

Các nghiên cứu trong lĩnh vực tài chính–ngân hàng thường đo lường rủi ro trên cơ sở tính toán các yếu tố tài chính. Tuy nhiên, trong bối cảnh nhiều biến động phức tạp trong lĩnh vực tài chính-ngân hàng và xuất hiện ngày càng nhiều các yếu tố làm sai lệch bản chất của tỷ số tài chính, khi đó, việc đo lường này giảm mức độ phù hợp. Bên cạnh đó, sự cần thiết của việc đánh giá rủi ro trên tổng thể của toàn bộ quá


trình hoạt động của ngân hàng, thay vì từng khía cạnh đơn giản của rủi ro. Để giải quyết việc này, tương tự đo lường kém HQHĐKD ngân hàng, phương pháp phân tích biên ngẫu nhiên (SFA) được sử dụng để đo lường rủi ro KHQOĐ trong ngân hàng.

Khi nghiên cứu về rủi ro, chỉ số Z-score được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu ở lĩnh vực ngân hàng, cụ thể các nghiên cứu của Iannotta và ctg (2007), Liu và ctg (2013). Chỉ số Z-score càng cao thì hoạt động ngân hàng càng ổn định và ít rủi ro. Theo Fang và ctg (2011) khuyến nghị, việc đo lường ổn định tiềm năng của ngân hàng, chỉ số Z-score không thể phản ánh được sự dao động tình trạng ổn định giữa tình trạng ổn định hiện tại và tình trạng ổn định tối đa trong cùng điều kiện kinh tế và chính trị. Do đó, rủi ro KHQOĐ được nghiên cứu thay vì chỉ số rủi ro Z-score. Rủi ro KHQOĐ được trích xuất từ mô hình hiệu chỉnh hàm ước lượng biên ngẫu nhiên của Aigner và ctg (1977); Meeusen và van Den Broeck (1977). Mô hình này được Fang và ctg (2011); Tan (2016) phát triển, đo lường mức độ vận hành kém hiệu quả ổn định trong một hệ thống một ngân hàng, từ đó tạo khả năng hoạt động kém hiệu quả. Mô hình như sau:



Z-score 1

0 j jit jk jit kit

lnW

LnY LnY LnY

2

2 it

j

W

j k

1 W

W

1

2 2 W

Ln1

W

Ln 1÷

j LnYjit

Ln ç1÷v u

W it it .

2 it

2 it j

2 it

Ước lượng rủi ro KHQOĐ dựa trên các thành phần:

W: chi phí của các thành tố đầu vào: W1: mức phí tổn của lãi vay trên tổng giá trị tiền gửi; W2: giá thành của chi phí ngoài lãi vay trên tổng giá trị tài sản.

Y: cho các hình thái của thành phẩm đầu ra bao gồm: tổng giá trị tín dụng; tổng số tiền gửi; các khoản mục khác của tài sản sinh lợi; tổng giá trị ngoài lãi của thu nhập.

Hai yếu tố về giá trị ngẫu nhiên:

- Số hạng v : tập hợp của các yếu tố chưa được kiểm soát và ước lượng trong phương trình;

- u : rủi ro của mức độ KHQOĐ, chính là kém hiệu quả trong kỹ thuật và phân phối, rút ra từ phần dư của phương trình ước lượng.


Như vậy, để rút ra được yếu tố u (để có được biến đại diện cho rủi ro KHQOĐ), mô hình sản xuất biên ngẫu nhiên dành cho dữ liệu bảng được sử dụng.

Kỹ thuật này ban đầu được khởi xướng bởi Aigner và ctg (1977) đo lường các ước lượng biên ngẫu nhiên của hàm sản xuất kỹ thuật. Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu trong các thập kỷ vừa qua đều áp dụng cho các mô hình của dữ liệu chéo (các đối tượng khác nhau trong cùng một khung thời gian). Điều này làm hạn chế ý nghĩa và giá trị kinh tế có thể đạt được trong trường hợp có yếu tố thay đổi theo thời gian. Chính vì vậy, Desli và ctg (2003); Kumbhakar và ctg (2014); Belotti và ctg (2015) đưa ra khuyến nghị và xây dựng mô hình biên ngẫu nhiên cho hàm sản xuất kỹ thuật trong cơ chế của dữ liệu bảng (ước lượng đồng thời các yếu tố biến đổi theo các đối tượng với khung thời gian khác nhau). Cụ thể xét mô hình ước lượng tiệm cận sau đây:


Trong đó,

yit f (xit ; ) it it

yit : tổng sản lượng đầu ra của chu trình sản xuất kỹ thuật của đối tượng i tại thời gian t.

xit: các yếu tố đầu vào.

: hệ số chặn

f (xit ; ) : hàm sản xuất kỹ thuật của các yếu tố đầu vào x, và tham số

đối tượng i tại thời gian t.

của

it : giá trị đại diện cho sự kém hiệu quả của quy trình sản xuất kỹ thuật của đối tượng i tại thời gian t.

it : phần dư gây nhiễu, có giá trị dương hay âm tùy thuộc vào đặc điểm kỹ thuật của hàm ngẫu nhiên biên hoặc hàm sản xuất biên. Cần lưu ý, các giá trị này mang đặc tính thể hiện sự không hiệu quả biến đổi theo thời gian t và đối tượng i.

Theo Battese và Coelli (1988); Desli và ctg (2003); Kumbhakar và ctg (2014);

Belotti và ctg (2015), đặc điểm tham số

it , it

của mô hình này dựa trên cơ chế hợp

lý cực đại (maximum likelihood) như sau:


i :

N (0,2 ) or (,2 ),

it :

N (0,2 )

Các lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm trước đây về đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro tại NHTM.

Đa dạng hóa và hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

2.4.1.1. Lý thuyết tăng trưởng

Lý thuyết tăng trưởng do Penrose phát triển từ năm 1959, mục tiêu của chủ sở hữu doanh nghiệp/ngân hàng là tăng được HQHĐKD dài hạn. Để đạt mục tiêu này, doanh nghiệp/ngân hàng phải đạt được tăng trưởng thông qua các hoạt động mở rộng. Theo Penrose (1959), nguồn gốc của tăng trưởng đến từ 2 hoạt động, đó là hoạt động mở rộng từ bên trong và hoạt động mở rộng từ bên ngoài. Hoạt động mở rộng bên trong chủ yếu liên quan tới hoạt động sáp nhập các ngành kinh doanh có liên quan. Và hoạt động mở rộng ra bên ngoài liên quan tới các hình thức gia tăng vốn hay ĐDH. . . Ngoài ra, theo Penrose (1959), ĐDH là một thành phần quan trọng tác động đến tăng trưởng của doanh nghiệp/ngân hàng, nếu căn cứ vào mục đích của ĐDH, có thể phân chia ĐDH thành 3 loại: ĐDH để đáp ứng một cơ hội kinh doanh cụ thể,

ĐDH để giải quyết tình trạng khó khăn và ĐDH phục vụ mục tiêu tăng trưởng tổng quát.

Hình 2. 2: Mô hình tăng trưởng

Mở rộng bên trong

Tăng trưởng

Mở rộng bên ngoài

Lợi

nhuận

(Nguồn: Tác giả tóm lược từ lý thuyết tăng trưởng)

Theo Penrose (1959), trên cơ sở nghiên cứu về ngành, doanh nghiệp/ngân hàng nhận định cơ hội cụ thể có thể dẫn tới mức độ tăng trưởng cao hơn ngành hiện tại khi thực hiện các hoạt động ĐDH. Trong trường hợp này, hoạt động ĐDH thường được tiến hành nhanh để giành được cơ hội tăng trưởng, do đó thường không căn cơ, có thể gây cho doanh nghiệp/ngân hàng trả giá trong dài hạn.

ĐDH giải quyết tình trạng khó khăn cụ thể của doanh nghiệp/ngân hàng như:

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022