Mô Tả Các Biến Mô Hình Đa Dạng Hóa Tác Động Đến Hqhđkd


vay, nguồn thu chính từ hoạt động tín dụng nên nguồn thu từ dịch dịch khoảng 10% doanh thu, tuy nhiên gần đây, các ngân hàng Trung Quốc đã tái cấu trúc tăng nguồn thu từ dịch vụ. Do đó, luận án dựa trên nghiên cứu Berger và ctg (2010) để xây dựng mô hình nghiên cứu đánh giá tác đông ĐDH đến HQHĐKD tại các NHTM Việt Nam. Do đánh giá tác động các đối tượng thay đổi theo thời gian và phản ánh đầy đủ

quá trình đánh giá tác động, luận án thực hiện ước lượng tác động ĐDH đến HQHĐKD ở 2 trạng thái, đó là ước lượng mô hình trạng thái tĩnh và trạng thái động.

Mô hình ở trạng thái tĩnh.

Luận án nghiên cứu 4 loại hình ĐDH, đó là ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản và thu nhập tác động đến HQHĐKD, ước lượng ở trạng thái tĩnh, tức các nhân tố được thực hiện trong mô hình tịnh tuyến cùng một khung thời gian t, mô hình như sau:

Perit = αit + β1 foc⁄div (depo⁄loan⁄asse⁄inco)it + β2loa_lossit +

β3ln_asseit + β4tlo_asseit + β5mar_sharit + β6equ_asseit + εit

(1)

Cần lưu ý, 3 loai

hình ĐDH tiền gử i, tín dun

g và tài sản đươc

đo lường thông

qua chỉ số focus index, có nghia là chỉ số càng cao thì́ c đô ̣ ĐDH càng giảm và

ngược lại. Điều này ngươc

lai

́i ĐDH thu nhâp, chỉ số div index càng cao, thì ́ c

đô ̣đa dang hóa càng tăng và ngược lại.

Mô hình ở trạng thái động.

Sau khi ước lượng mô hình ở trạng thái tĩnh, một trong những vấn đề chính đánh giá các yếu tố tác động đến HQHĐKD là yếu tố nội sinh, một số đặc trưng ngành ngân hàng có tác động đến HQHĐKD khó được xác định hoặc đo lường trong phương trình do tính không đồng nhất, không quan sát được (Amidu và Wolfe, 2013; Ariss, 2010). Nếu tác động của đặc trưng này không được tính đến, có thể xảy ra tương quan giữa một số hệ số của biến giải thích và sai số làm chệch các hệ số này.

Do đó, sau khi đánh giá ước lượng yếu tố tác đông ở trang thái tin

h, luận án tiếp tục

nghiên cứ u ước lượng mô hình ở traṇ g thái đông. Thưc tế, khi phân tích mô hình

HQHĐKD ngân hàng, theo Berger và ctg (2010); Goddard và ctg (2004);

Athanasoglou và ctg (2008); Naceur và Omran (2011) xuất hiên của vấn đề tương

quan chuỗi (serial correlation), làm cho HQHĐKD trong hiên

tai

có khả năng thể


hiên

́ c tăng trưởng của HQHĐKD trong tương lai. Do vâỵ , luận án phân tích đánh

giá tác đông của ĐDH đến HQHĐKD, khi có yếu tố trễ xuất hiên

trong mô hình.

Perit = πit + Peri,t−1 + Ω1 foc⁄div (depo⁄loan⁄asse⁄inco)it +

2loa_lossit + Ω3ln_asseit + Ω4tlo_asseit + Ω5mar_sharit + Ω6equ_asseit + εit

Trong đó:


(2)

Perit: hiêu

quả hoaṭ đôṇ g kinh doanh của ngân hàng i, năm t.

Peri,t-1: hiêu

quả hoaṭ đông kinh doanh của ngân hàng i, năm t-1.

Foc: chỉ số tập trung (ý nghĩa ngược với ĐDH) của tiền gử i, tín dung và tài sản. Div: chỉ số ĐDH (ý nghĩa ngược với chỉ số tập trung) của thu nhập.

Loa_loss: dự phòng rủi ro tín dụng. Ln_asse: quy mô tài sản của ngân hàng. Tlo_asse: tổng tín dụng ngân hàng.

Mar_shar: thị phần. Equ_asse: vốn ngân hàng.

Mô hình có khác biệt xuất hiện của nhân tố trễ của biến HQHĐKD ngân hàng (Pert-1), thể hiện sự điều chỉnh của giá trị ước lượng của HQHĐKD ngân hàng trong 1 năm trước đó. Tất cả các biến còn lại bao gồm các biến kiểm soát tương tự như mô hình ước lượng trạng thái tĩnh. Ngoài ra, vấn đề quan trọng được giải quyết khi thực

hiện ước lượng ở mô hình trạng thái động, đó chính là viêc xử lý hiện tượng nội sinh

tiềm tàng (nếu có) của tác động ngược từ HQHĐKD đến ĐDH và hiện tượng tự quan của các yếu tố khác trong mô hình với phần dư sai số.

Vì mô hình nghiên dựa trên cơ sở mô hình nghiên cứu của Berger và ctg (2010) nên mô hình nghiên cứu sử dụng kế thừa các biến như kém HQHĐKD (Inef), HQHĐKD (ROA), các chỉ số tập trung tiền gửi (Foc_depo), tín dụng (Foc_loan), tài sản (Foc_asse), rủi ro DPTD (Loa_loss), vốn ngân hàng (Equ_asse), quy mô tài sản ngân hàng (Ln_asse). Ngoài ra, HQHĐKD (ROA) sử dụng căn cứ theo các nghiên cứu của Acharya và ctg (2006), Mercieca và ctg (2007), Lee và ctg (2014); các chỉ số tập trung tín dụng (Foc_loan), tài sản (Foc_asse) sử dụng căn cứ theo nghiên cứu của Acharya và ctg (2006), Stiroh (2004); rủi ro DPTD (Loa_loss) sử dụng căn cứ theo


nghiên cứu của Acharya và ctg (2006); vốn ngân hàng (Equ_asse) sử dụng theo cơ sở của nghiên cứu Stiroh (2004); quy mô tài sản ngân hàng (Ln_asse) sử dụng theo cơ sở nghiên cứu của Acharya và ctg (2006). Bên cạnh đó, ĐDH thu nhập (Div_inco) sử dụng kế thừa từ nghiên cứu của Stiroh (2004), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Sissy và ctg (2017); thị phần ngân hàng (Mar_shar) sử dụng kế thừa của nghiên cứu Claeys và Vander Vennet (2008).

Bảng 3.1: Mô tả các biến mô hình đa dạng hóa tác động đến HQHĐKD

Loại

Tên biến

Đo lường

Nguồn

Phụ thuộc

HQHĐKD_Per.

-ROA

-Inef (hàm sản xuất kỹ thuật)

Berger và ctg (2010); Acharya và ctg (2006); (Mercieca và ctg (2007); Lee

và ctg (2014).

Độc lập

-ĐDH _Div.

-Tập trung hoá _Foc.

n Q 2

Focus = i

i1 Q

Div=1–(SH2NET+SH2NON)

Berger và ctg (2010); Acharya và ctg (2006); Stiroh (2004); Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015); Sissy và ctg (2017).

Kiểm soát

-Rủi ro DPTD_Loa_loss.

Tổn thất tín dụng trên tổng tài sản ngân hàng.

Acharya và ctg (2006); Berger và ctg (2010)

- Quy mô tài sản

_ Ln_asse.

Ln (asset)

Berger và ctg (2010).

-Tổng tín dụng

_Tlo_asse.

Tổng tín dụng trên tổng tài sản.

Maudos và Solís (2009);

Valverde và Fernández (2007).

-Thị phần

_Mar_shar.

Tổng tài sản từng ngân hàng trên tổng tài sản toàn bộ ngân

hàng.

Claeys và Vander Vennet (2008).

-Vốn ngân hàng

_Equ_asse.

Vốn chủ sở hữu trên trên tổng tài sản

Berger và ctg (2010); Stiroh (2004).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 12

(Nguồn:Tác giả tổng hợp nghiên cứu)

3.1.2. Mô hình đa dạng hóa tác động đến rủi ro ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động.

Luận án thực hiện nghiên cứu mục tiêu nghiên cứu thứ 2, sử dụng dữ liệu bảng đánh giá tác động của ĐDH đến rủi ro ngân hàng. Qua lược khảo khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm tại chương 2, xuất hiện nhiều phương pháp nghiên cứu ĐDH tác động đến rủi ro ngân hàng. Trong đó, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Stiroh (2004), Templeton và Severiens (1992), Acharya và ctg (2006) phù hợp với nghiên cứu, tuy nhiên nghiên cứu Stiroh (2004) thích hợp nhất vì (i) phương pháp


tiếp cận nghiên cứu tương đồng; (ii) đối tượng nghiên cứu là các ngân hàng cộng đồng vừa & nhỏ có tổng tài sản tương đồng quy mô các NHTM Việt Nam; (iii) mô hình nghiên cứu cơ bản ban đầu nghiên cứu ĐDH thu nhập từ lãi & ĐDH thu nhập ngoài lãi tác động đến rủi ro, sau đó mô hình nghiên cứu mở rộng nghiên cứu tác động của ĐDH tín dụng. Do đó, luận án lựa chọn kham khảo nghiên cứu của Stiroh (2004) ước lượng tác động các loại hình ĐDH đến rủi ro các NHTM tại Việt Nam để xây dựng mô hình nghiên cứu. Ngoài ra, để đánh giá các đối tượng tác động theo thời gian và phản ánh đầy đủ quá trình tác động, luận án thực hiện ước lượng mô hình nghiên cứu ở 2 trạng thái, đó là ước lượng mô hình ở trạng thái tĩnh và ở trạng thái động.

Mô hình ở trạng thái tĩnh.

Để ước lượng mô hình nghiên cứu, luận án thực hiện đánh giá tác động của 4 loại hình ĐDH tiền gửi, tín dụng, tài sản và thu nhập đến rủi ro ngân hàng ở trạng thái tĩnh, tức đánh giá mối quan hệ của các yếu tố cùng một khung thời gian t, tịnh tuyến tất cả các biến trong mô hình. Rủi ro ngân hàng được đo lường qua tỷ số tài chính và chỉ số ước lượng từ mô hình hàm sản xuất biên ngẫu nhiên, mô hình như sau:

Risit = α0 + β1Foc(depo⁄loan⁄asse⁄incoit) + β2mar_sharit +

β3cos_inco + β4nlo_asseit + β5exp_asseit + εit

Mô hình ở trạng thái động.

(3)

Khi ước lượng mô hình dành cho các ngân hàng, theo Berger và ctg (2010); Goddard và ctg (2004); Athanasoglou và ctg (2008), vấn đề tương quan của tác động trong quá khứ lên giá trị hiện tại. Chính vì vậy, để đảm bảo tính khách quan và chắc chắn mô hình, luận án thực hiện phương pháp ước lượng sai phân bậc một của moments tổng quát với 2 bước hiệu chỉnh (first different Generalized Method of Moments) để xem xét các yếu tố tác động thay đổi theo thời gian ở trạng thái động và xử lý vấn đề nội sinh (nếu có), mô hình ước lượng được xây dựng như sau:

Risit = π0 + µ1Risi,t−1 + µ2Foc(depo⁄loan⁄asse⁄inco)it +

µ3mar_sharit + µ4cos_inco + µ5nlo_asseit + µ6exp_asseit + εit

Trong đó:

Risit: rủi ro ngân hàng i, năm t.

(4)


Risit-1: rủi ro ngân hàng i, năm t-1.

Foc: chỉ số tập trung (ý nghĩa ngược với ĐDH) của tiền gử i, tín dung và tài sản. Div: chỉ số ĐDH (ý nghĩa ngược với chỉ số tập trung) của thu nhập.

Mar_shar: thị phần.

Cos_inco: tổng chi phí ngân hàng. Nlo_asse: tín dụng ròng ngân hàng. Exp_asse: chi phí hoạt động ngân hàng.

Mô hình này khác mô hình tĩnh khi đưa nhân tố quá khứ của chính biến rủi ro ngân hàng làm biến giải thích, từ đó lấy sai phân bậc 1. Ngoài ra, kỹ thuật này cho phép dùng chính giá trị của biến nội sinh (ở đây là biến ĐDH) ở quá khứ bậc 2 làm biến công cụ (Anderson và Hsiao, 1981; Arellano và Bond, 1991; Roodman, 2009).

Bảng 3. 2: Mô tả các biến mô hình đa dạng hóa tác động đến rủi ro ngân hàng


Biến

Tên biến

Đo lường

Nguồn

Phụ thuộc

Rủi ro ngân hàng_Ris.

-Loa_loss.

-Sta_inef (hàm sản xuất kỹ thuật).

-Stiroh (2004); Acharya và ctg (2006); Berger và ctg

(2010); Tan (2016).

Độc lập

-ĐDH _Div.

-Tập trung hoá _Foc.

n Q 2

Focus = i

i1 Q

Div=1-(SH2NET+SH2NON)

-Stiroh (2004); Berger và ctg (2010); Acharya và ctg (2006); Sissy và ctg (2017).

Kiểm soát

-Thị phần

_Mar_shar.

Tài sản của từng ngân hàng trên

tổng tài sản của các ngân hàng.

Claeys và Vander Vennet

(2008).

-Tổng chi phí ngân

hàng _Cos_inco.

Tỷ số tổng chi phí ngân hàng

trên thu nhập.

-Maudos và Solís (2009);

Hamadi và Awdeh (2012).

-Tín dụng ròng ngân hàng_Nlo_asse.

Tỉ số tổng tín dụng ròng trên tổng tài sản.

-Maudos và Solís (2009); Valverde và Fernández

(2007).

-Chi phí hoạt động ngân hàng _ Exp

_asse.

Tỷ số chi phí hoạt động trên tổng tài sản.

Berger và ctg (2010).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)

Vì mô hình nghiên cứu các loại hình ĐDH tác động đến rủi ro ngân hàng căn cứ trên cơ sở nghiên cứu của Stiroh (2004) nên mô hình sử dụng kế thừa các biến như chỉ số tập trung tín dụng (Foc_loan), ĐDH thu nhập (Div_inco). Ngoài ra, chỉ số tập trung tín dụng (Foc_loan), ĐDH thu nhập (Div_inco) được sử dụng dựa theo các nghiên cứu của Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006), Sissy và ctg (2017); rủi ro DPTD (Loa_loss) sử dụng căn cứ nghiên cứu của Acharya và ctg (2006), Maudos


và Solís (2009). Bên cạnh đó, chỉ số tập trung tiền gửi (Foc_depo), tập trung tài sản (Foc_asse) sử dụng căn cứ theo nghiên cứu của Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006); tín dụng ròng ngân hàng (Nlo_asse), tổng chi phí ngân hàng (Cos_inco) sử dụng căn cứ nghiên cứu của Maudos và Solís (2009), Valverde và Fernández (2007), Hamadi và Awdeh (2012); chi phí hoạt động ngân hàng (Exp_asse) sử dụng căn cứ nghiên cứu của Berger và ctg (2010) và cuối cùng thị phần ngân hàng (Mar_shar) sử dụng căn cứ theo nghiên cứu của Claeys và Vander Vennet (2008).

3.1.3. Mô hình tác động đồng thời đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh và rủi ro ngân hàng.

Sau khi phân tích tác động một chiều của các loại hình đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh và tác động một chiều của các loại hình ĐDH đến rủi ro ngân hàng, luận án thực hiện nghiên cứu cơ chế tác động đồng thời giữa các yếu tố ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng.

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên cơ sở: (i) Vì trong thực tế, chu trình vận hành của hoạt động ngân hàng, các mối quan hệ và tác động qua lại rất phức tạp, yếu tố này có thể tiềm tàng ước lượng yếu tố kia và ngược lại, cũng như thể hiện mối quan hệ trực tiếp lẫn gián tiếp. Theo Chen và Steiner (1999), các trường hợp của thị trường tài chính ngân hàng, phân tích đồng thời tác động qua lại giữa các yếu tố tài chính và quản trị, để giải quyết triệt để vấn đề nội sinh và mối quan hệ tiềm ẩn bên trong của từng yếu tố. (ii) Để xây dựng mô hình nghiên cứu tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng, trước tiên kế thừa các nghiên cứu quan hệ tác động ĐDH và HQHĐKD của Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006), Mercieca và ctg (2007), Lee và ctg (2014), Stiroh (2004), Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), Sissy và ctg (2017); các nghiên cứu quan hệ tác động giữa ĐDH và rủi ro ngân hàng của Stiroh (2004), Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006), Sissy và ctg (2017), Tan (2016); các nghiên cứu quan hệ tác động giữa HQHĐKD và rủi ro ngân hàng như Petria và ctg (2015), Gizaw và ctg (2015), Ayaydin và Karakaya (2014), Tehulu và Olana (2014), Zou và Li (2014), Messai và Jouini (2013), Hamadi và Awdeh (2012), Maudos và Solís (2009). Sau đó, luận án dựa trên mô hình nghiên cứu tác động đồng thời ĐDH, HQHĐKD ngân hàng của Acharya và ctg (2006) để


xây dựng mô hình nghiên cứu ĐDH, HQHĐKD và rủi ro các NHTM Việt Nam, như sau:

𝐹𝑜𝑐/𝑑𝑖𝑣𝑖𝑡 = 0 + 1(𝑝𝑒𝑟)𝑖𝑡 + 2(𝑟𝑖𝑠)𝑖𝑡 + 3(𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙 1)𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (a)

𝑅𝑖𝑠𝑖𝑡 = 0 + 𝛽1(𝑝𝑒𝑟)𝑖𝑡 + 𝛽2(𝑓𝑜𝑐/𝑑𝑖𝑣)𝑖𝑡 + 𝛽3(𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙 2)𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (b)

𝑃𝑒𝑟𝑖𝑡 = π0 + 1(𝑓𝑜𝑐/𝑑𝑖𝑣)𝑖𝑡 + 2(𝑟𝑖𝑠)𝑖𝑡 + 3(𝑐𝑜𝑛𝑡𝑟𝑜𝑙 3)𝑖𝑡 + 𝜀𝑖𝑡 (c)

Trong đó:


(5)

i, t: lần lươt

thể hiên

cho từ ng ngân hàng và thời gian.

Per: hiêu

quả hoaṭ đông kinh doanh của ngân hàng.

Ris: rủi ro ngân hàng.

Foc: chỉ số tập trung (ý nghĩa ngược với ĐDH) của tiền gử i, tín dung và tài sản. Div: chỉ số ĐDH (ý nghĩa ngược với tập trung) của thu nhập.

Do mô hình nghiên cứu tác động đồng thời xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu của Acharya và ctg (2006) nên mô hình nghiên cứu kế thừa sử dụng các biến như HQHĐKD (ROA), chỉ số tập trung tài sản (Foc_asse), ĐDH thu nhập (Div_inco), rủi ro DPTD (Loa_loss), quy mô tài sản ngân hàng (Ln_asse). Bên cạnh đó, biến HQHĐKD (ROA) được nghiên cứu bởi Berger và ctg (2010), Mercieca và ctg (2007), Lee và ctg (2014); chỉ số tập trung tiền gửi (Foc_depo); tập trung tín dụng (Foc_loan) được nghiên cứu bởi Berger và ctg (2010), Stiroh (2004); rủi ro DPTD (Loa_loss) được nghiên cứu bởi Berger và ctg (2010).

Ngoài ra, nhóm biến kiểm soát được lựa chọn phù hợp với mô hình nghiên cứu, cụ thể phương trình (a) bao gồm các biến quy mô tài sản ngân hàng (Ln_asse) căn cứ theo nghiên cứu Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006), Hamadi và Awdeh (2012); vốn ngân hàng (Equ_asse) căn cứ theo nghiên cứu Berger và ctg (2010), Stiroh (2004), Maudos và Solís (2009); rủi ro DPTD (Loa_loss) căn cứ theo các nghiên cứ u Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006).

Phương trình (b), bao gồm các biến như thị phần (Mar_shar) căn cứ theo nghiên

cứu Claeys và Vander Vennet (2008); tổng chi phí ngân hàng (Cos_inco) căn cứ theo nghiên cứu Hamadi và Awdeh (2012); tín dụng ròng ngân hàng (Nlo_asse) căn cứ theo nghiên cứu Maudos và Solís (2009), Valverde và Fernández (2007).


Phương trình (c), bao gồm các biến như quy mô tài sản ngân hàng (Ln_asse) căn cứ theo nghiên cứu Berger và ctg (2010), Acharya và ctg (2006), Hamadi và Awdeh (2012); thị phần (Mar_shar) căn cứ theo nghiên cứu Claeys và Vander Vennet (2008); tổng tín dụng ngân hàng (Tlo_asse) căn cứ theo nghiên cứu Maudos và Solís (2009),

Valverde và Fernández (2007); vốn ngân hàng (Equ_asse) căn cứ theo nghiên cứu Berger và ctg (2010), Stiroh (2004), Maudos và Solís (2009).

Bảng 3. 3: Mô tả các biến mô hình tác động đồng thời đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro


Biến

Tên biến

Đo lường

Nguồn

Biến chính

HQHĐKD _ Per.

-ROA.

-Inef (hàm sản xuất kỹ thuật).

Acharya và ctg (2006);

Berger và ctg (2010); Mercieca và ctg (2007); Lee và ctg (2014).

Rủi ro _ Ris.

-Loa_loss.

-Sta_inef (hàm sản xuất kỹ thuật).

Stiroh (2004); Acharya và ctg (2006); Berger và ctg (2010);

Tan (2016).

-ĐDH _ Div.

-Tập trung hoá_Foc.

n Q 2

Focus = i

i1 Q

Div=1–(SH2NET+SH2NON)

Stiroh (2004); Berger và (2010); Acharya và ctg (2006); Sissy và ctg (2017).

Kiểm soát

-Rủi ro dự phòng tín dụng _Loa_loss.

Tỷ lệ tổn thất tín dụng trên

tổng tài sản.

Acharya và ctg (2006);

Berger và ctg (2010);

- Quy mô tài sản ngân hàng _Ln_asse.

Ln(total asset).

Berger và ctg (2010); Acharya và ctg (2006); Hamadi và

Awdeh (2012).

-Tổng tín dụng ngân hàng_Tlo_asse.

Tỷ số tổng tín dụng trên tổng tài sản.

Stiroh (2004); Maudos và Solís (2009); Valverde và Fernández

(2007).

-Thị phần _ Mar_shar.

Tài sản từng ngân hàng trên tổng tài sản toàn bộ ngân

hàng.

Claeys và Vander Vennet (2008).

-Tổng chi phí ngân hàng _Cos_inco.

Tỷ số tổng chi phí trên thu nhập.

Maudos và Solís (2009); Hamadi và Awdeh (2012).

-Vốn ngân hàng _ Equ_asse.

Vốn chủ sở hữu trên giá tri ̣ tài sản

Berger và ctg (2010); Stiroh (2004); Maudos và ctg (2009).

-Tín dụng ròng ngân hàng_Nlo_asse.

Tỷ lệ tín dụng ròng trên tổng tài sản.

Valverde và Fernández (2007); Maudos và Solís (2009).

-Tiền gửi ngân hàng_Dep_asse.

Tỷ lệ tổng tiền gửi trên tổng tài sản

Pennathur và ctg (2012).

(Nguồn: Tác giả tổng hợp nghiên cứu)

Xem tất cả 261 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí