Lý Thuyết Quan Điểm Phát Triển Dựa Vào Nguồn Lực.


áp lực cạnh tranh cao trong ngành hiện tại, khó khăn từ nhà cung ứng, nguồn lực đầu vào bị thay đổi. . . khi đó, doanh nghiệp/ngân hàng tiến hành ĐDH để giải quyết những khó khăn hiện tại. Việc doanh nghiệp/ngân hàng giải quyết những khó khăn hiện tại phải có những hành động nhanh và dứt khoát, đồng thời phải mang tính căn cơ lâu dài để không phải gánh thêm một khó khăn khác nữa trong tương lai (Penrose, 1959). Trường hợp, doanh nghiệp/ngân hàng không gặp những vấn đề khó khăn hoặc không gặp những cơ hội kinh doanh hoặc vẫn có lợi thế trong hoạt động của mảng kinh doanh hiện tại, nhưng vẫn tiến hành ĐDH để tạo ra những bước tăng trưởng vững chắc trong tương lai. Khi đó doanh nghiệp/ngân hàng thực hiện chính sách ĐDH vì tăng trưởng dài hạn và tiến hành những bước đi vững chắc để ĐDH (Penrose, 1959).

Ngoài ra, lý thuyết này đã gián tiếp giải thích mối liên hệ giữa ĐDH hoạt động kinh doanh và HQHĐKD thông qua tăng trưởng. Theo Penrose (1959), tăng trưởng là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp/ngân hàng nâng cao HQHĐKD và ĐDH là phương thức giúp tăng trưởng. Lý thuyết mang tính tổng quát, không đề cập đến tác động của từng loại hình ĐDH. Tuy nhiên, lý thuyết này được xem là lý thuyết nền tảng đề cập tới vai trò của các loại hình ĐDH hoạt động kinh doanh đối với HQHĐKD. Bên cạnh đó, lý thuyết tăng trưởng của Penrose cũng là nền tảng của nhiều lý thuyết nhánh khác, khi lý giải mối liên hệ giữa ĐDH và HQHĐKD như lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực.

2.4.1.2. Lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực.

Trên cơ sở lý thuyết tăng trưởng của Penrose (1959), lý thuyết quan điểm phát triển dựa vào nguồn lực ra đời, nội dung chính là kết nối nguồn lực bên trong của doanh nghiệp/ngân hàng với tăng trưởng. Doanh nghiệp/ngân hàng là tập hợp các nguồn lực sản xuất-dịch vụ, được tổ chức trong một khuôn mẫu điều hành. Sự khác biệt giữa các doanh nghiệp/ngân hàng bắt nguồn từ sử dụng nguồn lực một cách sáng tạo dẫn tới các cơ hội sản xuất và kết quả tài chính khác nhau. Các nguồn lực chưa khai thác triệt để, tài năng quản trị, kinh nghiệm sẵn có của nhà quản trị là động cơ thúc đẩy doanh nghiệp/ngân hàng mở rộng hoạt động kinh doanh. Như vậy, sự tăng


trưởng doanh nghiệp/ngân hàng sẽ phụ thuộc vào nguồn lực mà doanh nghiệp/ngân hàng tích lũy được.

Theo góc nhìn trên của Penrose (1959), Barney (1991); Wernerfelt (1984) phát triển thành lý thuyết RBV (Resource Based View). Theo Barney (1991), nguồn lực của doanh nghiệp/ngân hàng bao gồm tất cả các loại tài sản, năng lực, quy trình, sự hỗ trợ, kiến thức . . . kiểm soát bởi doanh nghiệp/ngân hàng. Từ đó có thể giúp thực hiện các chiến lược đem lại HQHĐKD. Ngoài ra, các nguồn lực sẽ đem tới lợi thế cạnh tranh bền vững khi nó có các đặc điểm như có giá trị, hiếm có, không thể bắt chước hoàn hảo, không thể thay thế ở cấp độ chiến lược.

Bên cạnh đó, lý thuyết RBV không giả định, doanh nghiệp/ngân hàng ĐDH khi gặp thất bại trong hoạt động kinh doanh ở môi trường bên ngoài. Theo lý thuyết, doanh nghiệp/ngân hàng khi có nguồn lực ở tình trạng dư thừa và dòng tiền tự do dồi dào, khi đó họ sẽ thực hiện ĐDH (Hoskisson và Hitt, 1990). Tuy nhiên, các tài sản đặc thù có sẵn tạo ra lợi thế cạnh tranh cao cho doanh nghiệp/ngân hàng nhưng lại gây trở ngại đến việc chuyển đổi nguồn lực sang lĩnh vực hoạt động kinh doanh mới (Montgomery và Wernerfelt, 1988). Như vậy, giá trị của ĐDH sẽ phát huy tác dụng khi mối quan hệ phù hợp giữa nguồn lực sẵn có và lĩnh vực kinh doanh mới mà doanh nghiệp/ngân hàng sẽ thâm nhập. Với gợi ý của lập luận này, các doanh nghiệp/ngân hàng nên cân nhắc ĐDH vào các lĩnh vực có liên quan để nguồn lực linh hoạt chuyển đổi diễn ra thuận lợi, dễ dàng.

Vì thế, lý thuyết còn giải thích tác động tiêu cực của ĐDH vào lĩnh vực hoặc ngành không liên quan. Nếu doanh nghiệp/ngân hàng thực hiện ĐDH vào những ngành không liên quan thì sự chuyển đổi nguồn lực trở nên rất khó khăn và dẫn tới HQHĐKD giảm (Wan và ctg, 2011). Nếu doanh nghiệp/ngân hàng hoạt động kinh doanh quá nhiều ngành, tạo rào cản khiến cho doanh nghiệp/ngân hàng khó chuyển đổi các nguồn lực của mình sang các lĩnh vực khác mặc dù nguồn lực là lợi thế của doanh nghiệp/ngân hàng (Montgomery và Wernerfelt, 1988).

2.4.1.3. Lý thuyết tính kinh tế theo phạm vi

Do Panzar và Willig (1977) phát triển lý thuyết, nội dung của lý thuyết là chi phí bình quân của doanh nghiệp/ngân hàng sẽ giảm khi mở rộng chủng loại hàng hóa


hoặc dịch vụ của mình tức ĐDH nguồn thu hoặc thu nhập. Nguồn lực chung của doanh nghiệp/ngân hàng có cơ hội được chia sẽ, chuyển đổi và sử dụng chung, cụ thể như kỹ năng, công nghệ, hoạt động vận hành . . . khi doanh nghiệp/ngân hàng tiến hành thực hiện ĐDH sản phẩm - dịch vụ, cụ thể ĐDH sản phẩm - dịch vụ có liên quan (Rumelt, 1982; Teece, 1982; Markides và Williamson, 1994; Barney, 1991).

Giả sử doanh nghiệp/ngân hàng cung cấp 2 sản phẩm và dịch vụ có số lượng y1 và y2, các nguồn lực để tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ là riêng biệt, nghĩa là doanh nghiệp/ngân hàng chưa thực hiện triển khai tính kinh tế theo phạm vi, tức chi phí trung bình tạo ra sản phẩm và dịch vụ y1 và y2 lần lượt là c1 và c2. Tổng chi phí tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ:

CN = c1y1 + c2y2 (1)

Hình 2. 3: Tổng chi phí tạo ra hai sản phẩm/dịch vụ riêng rẽ


(Nguồn: Panzar & Willig, 1977)

Tại hình 2.3, mô tả tổng chi phí để tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ y1 và y2, trong đó diện tích OC1S1Y1 đại diện cho tổng chi phí tạo ra y1 và OC2S2Y2 đại diện cho tổng chi phí tạo ra y2. Trường hợp, doanh nghiệp/ngân hàng sử dụng các nguồn lực dùng chung để tạo ra một tập hợp các sản phẩm và dịch vụ khác nhau N = (1, 2, 3…n). Nếu việc chia sẻ các nguồn lực dùng chung tạo ra được chi phí là nhỏ hơn, khi đó doanh nghiệp/ngân hàng theo đuổi thành công tính kinh tế theo phạm vi (Teece, 1982). Khi đó, tập hợp các sản phẩm và dịch vụ N được đại diện bởi hàm sản xuất c(y1, y2…yn) và chi phí kết hợp tạo ra tất cả các sản phẩm và dịch vụ này sẽ nhỏ hơn tổng chi phí tạo ra sản phẩm và dịch vụ riêng lẻ. Giả sử doanh nghiệp/ngân hàng chia sẻ các nguồn lực để tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ y1 và y2, chi phí kết hợp bình quân là c(y1, y2), trong


khi đó chi phí bình quân để tạo 2 sản phẩm và dịch vụ một cách riêng rẽ vẫn là c1 và c2. Tổng chi phí kết hợp để tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ:

CE = (y1 + y2)*c(y1, y2) (2)

Từ (1) và (2):

CE < CN

Hình 2. 4: Tổng chi phí kết hợp tạo ra hai sản phẩm/dịch vụ


(Nguồn: Panzar và Willig, 1977)

Hình 2.4, mô tả về mặt hình học tổng chi phí kết hợp 2 sản phẩm và dịch vụ trong đó diện tích OC1S1Y1 đại diện cho tổng chi phí tạo ra y1 riêng rẽ, OC2S2Y2 đại diện cho tổng chi phí tạo ra y2 riêng rẽ và tổng chi phí kết hợp để tạo ra 2 sản phẩm và dịch vụ là OCSY:

SOCSY < SOC1S1Y1 + SOC2S2Y2 (3)

Giả sử, nếu giá bán cho sản phẩm và dịch vụ y1 và y2 lần lượt là p1 và p2, lợi nhuận của doanh nghiệp/ngân hàng khi chưa kết hợp các nguồn lực với nhau để tạo ra y1 và y2:

RN = (p1y1 – c1y1) + (p2y2 – c2y2) (4)

Lợi nhuận doanh nghiệp/ngân hàng khi thực hiện tính kinh tế theo phạm vi: RE = p1y1 + p2y2 - (y1 + y2)*c(y1, y2) (5)

Lấy (5) – (4):

RE – RN = (c1y1 + c2y2) - (y1 + y2)*c(y1, y2) > 0 (6)


Như vậy, khi doanh nghiệp/ngân hàng thực hiện tính kinh tế theo phạm vi hoặc thực hiện ĐDH các sản phẩm/dịch vụ. Việc này đã sử dụng những nguồn lực dùng chung và làm chi phí kết hợp giảm xuống. Từ đó kết quả HQHĐKD của doanh nghiệp/ngân hàng sẽ tăng lên.

Ngoài ra, công thức (3) hàm nghĩa doanh nghiệp/ngân hàng thành công trong tính kinh tế theo phạm vi kinh doanh. Trường hợp, nếu (3) trở thành:

SOCSY > SOC1S1Y1 + SOC2S2Y2 (7)

Bất đẳng thức (7) mô tả tính phi kinh tế theo phạm vi của doanh nghiệp/ngân hàng do tổng chi phí kết hợp tạo ra hai sản phẩm-dịch vụ lớn hơn chi phí tạo ra riêng rẽ từng sản phẩm cộng lại cho dù có liên quan hay không liên quan tới lĩnh vực kinh doanh chính. Trường hợp này, doanh nghiệp/ngân hàng thực hiện ĐDH quá cao hoặc đang hoạt động kinh doanh ở nhiều lĩnh vực. Như vậy doanh nghiệp/ngân hàng chia sẻ nguồn lực dùng chung khó khăn nên tính hiệu quả giảm (Palich và ctg, 2000).

Như vậy, mối liên hệ tích cực giữa ĐDH kinh doanh ngành liên quan và HQHĐKD được giải thích bởi lý thuyết này. Các doanh nghiệp/ngân hàng ĐDH kinh doanh ngành liên quan và có cơ hội sử dụng chung các nguồn lực để giảm được chi phí. Kết quả làm HQHĐKD của doanh nghiệp/ngân hàng tốt hơn.

2.4.1.4. Lý thuyết hành vi của đa dạng hóa

Lý thuyết hành vi ĐDH của Sutton (1973) áp dụng với yêu cầu phân tích đầy đủ quá trình cạnh tranh bao gồm sáng tạo và cạnh tranh; sự lựa chọn ĐDH được xem xét khi tình trạng không lạc quan xảy ra. Giả thuyết cho rằng nhà quản lý sẽ tìm kiếm thực thi nguồn lực theo hoạt động kinh doanh ngân hàng. Nguồn lực ngân hàng bao gồm hoạt động huy động vốn. Vì thế, ĐDH thực hiện vì một trong 2 lý do sau:

ĐDH “đẩy chi phí”: sự khuyến khích ĐDH nguồn lực (huy động vốn) gia tăng khi mức độ tăng trưởng của các hoạt động ngân hàng bị giới hạn. Mặc khác, khi mức độ tăng trưởng có xu hướng giảm, khó đạt được mục tiêu, khi đó nguồn lực sẳn có sẽ được thực hiện ĐDH.

ĐDH “kéo thị trường”: nhà quản lý ngân hàng có nhận thức và chấp nhận cơ hội thay thế bằng ĐDH nguồn lực (huy động vốn) trước khi tái đánh giá được thực hiện


do suy giảm lợi nhuận. ĐDH gia tăng khi hoạt động tiếp thị có ý nghĩa thu hút thị trường trong toàn bộ hoạt động ngân hàng.

Ngoài ra, hành vi của nhà quản lý khuyến khích ĐDH đến từ 2 lý do: (i) thúc đẩy từ sự sụt gỉảm lợi nhuận biên hoặc (ii) thu hút từ sự phát triển thị trường.

Lợi nhuận và ĐDH “đẩy chi phí”: khi thiếu sự thúc đẩy của thị trường, ĐDH được thực hiện chỉ khi lợi nhuận biên bị sụt giảm do không đạt được mục tiêu hoặc không kiểm soát được rủi ro. Ngoài ra, sự khuyến khích ĐDH phải được thực hiện cùng với nguồn ngân sách tài chính đầy đủ để thực hiện ĐDH đạt HQHĐKD.

Cơ hội và ĐDH “kéo thị trường”: thực hiện khi có sự tồn tại mạnh mẽ của tiếp thị và ĐDH không bị tác động kích thích bởi lợi nhuận biên. Trong điều kiện nhất định, “kéo thị trường” được thúc đẩy bởi sức ép của sản phẩm mới, ý tưởng kinh doanh mới. Mối liên hệ giữa nghiên cứu & phát triển và ĐDH được hình thành trong thực nghiệm (Gort, 1962). Mặc dù, hoạt động nghiên cứu không phải là điều kiện đủ cho hoạt động ĐDH nhưng rò ràng là điều kiện cần thiết và cơ bản gia tăng khả năng tìm kiếm HQHĐKD cho các ngân hàng. Khả năng của ĐDH “kéo thị trường” có ý nghĩa gia tăng khi hoạt động tiếp thị trở nên quan trọng hơn nếu liên quan đến hoạt động kinh doanh trong ngân hàng, đặc biệt việc nghiên cứu phát triển sản phẩm-dịch vụ ngân hàng được ủng hộ. Do đó, ĐDH “kéo thị trường” có ý nghĩa dựa theo nền tảng nghiên cứu khoa học tiêu dùng của thị trường.

Bảng 2. 1: Khả năng gia tăng đa dạng hóa.



Cường độ hoạt động tiếp thị

Thấp

Trung bình

Cao

Hoạt động chính

Kém

Cao

Cao

Cao

Trì trệ/ tăng trưởng chậm

Thấp

Chưa xác định

Cao

Tăng trưởng nhanh

Thấp

Thấp

Thấp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.

Đa dạng hóa, hiệu quả và rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt Nam - 7

(Nguồn: Sutton, 1973)

2.4.1.5. Lý thuyết sức mạnh thị trường.

Đa dạng hóa là một trong các chiến lược kiểm soát cạnh tranh do các doanh nghiệp/ngân hàng gia tăng sức mạnh thị trường bởi sự kết khối của sức mạnh từ hoạt động ĐDH. Một trong những chiến lược vượt qua đối thủ cạnh tranh là ĐDH. Doanh nghiệp/ngân hàng ĐDH tạo sức mạnh thị trường để cạnh tranh theo nguyên tắc diễn ra tại thị trường khác, nơi mà hoạt động ĐDH của họ được triển khai.


Lý thuyết sức mạnh thị trường có nguồn gốc từ nghiên cứu của Porter (1980), người đã sử dụng các chiến lược khác nhau để phân khúc doanh nghiệp/ngân hàng trong môi trường cạnh tranh. Lý thuyết sức mạnh thị trường cho rằng ĐDH sẽ thúc đẩy doanh nghiệp/ngân hàng có HQHĐKD cao hơn bởi vì doanh nghiệp/ngân hàng với sức mạnh của thị trường sẽ vượt qua bao cấp, đó là sử dụng lợi tức từ một thị trường để hỗ trợ giá giành được từ một thị trường khác; sự mua và bán nội bộ lẫn nhau là cách thức gây khó khăn cho đối thủ tiềm năng xâm nhập vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp/ngân hàng. Lý thuyết sức mạnh thị trường cho rằng ĐDH là công cụ để nâng cao HQHĐKD hoặc lợi nhuận doanh nghiệp/ngân hàng.

2.4.1.6. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của đa dạng hóa đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng.

Tác đông của ĐDH đối với hoat đông của ngân hàng, đó chính là cơ chế phòng

vê ̣ rủi ro nơ ̣ phá sản, từ đó làm tăng khả năng canh tranh, tác đông trưc

tiếp đến

HQHĐKD (Froot và ctg, 1993; Froot và Stein, 1998). Ngoài ra, Theo Baele và ctg (2007) nghiên cứu tại 17 nước Châu Âu giai đoạn 1989-2004, đưa ra ĐDH có thể

cung cấp vai trò củng cố hoat đông của ngân hàng, giải quyết các mâu thuẫn của

thông tin bất cân xứ ng, từ đó giúp cải thiên các kế hoạch phát triển của hê ̣thống và

tăng hiêu

suất hoat

đông. Xét dưới góc đô ̣ quy mô hoat

đông, theo Landskroner và

ctg, (2005), ĐDH là kênh thúc đẩy HQHĐKD và cải thiên

hiêu

suất hoat

đông của

doanh nghiêp/ngân hàng. Điều này cũng được chứ ng minh bởi Kwan (1998), khi lơi

ích được khuyến khích và cải thiên HQHĐKD đến từ quyết đinh ĐDH tại NHTM.

Tác giả cho rằng hiên

tương này xuất hiên

khi có ́ c tương quan ý nghia

giữa chứ ng

khoán và trơ ̣ cấp ngân hàng. Và điều này được chứ ng minh lần nữa bởi các nghiên cứ u Mercieca và ctg (2007) tại 23 ngân hàng trong nước và 16 ngân hàng nước ngoài Philippines, giai đoạn 1999-2005; Lee và ctg (2014) nghiên cứ u tại 2.372 ngân hàng

ở 29 quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương, giai đoan

1995-2009; Sissy và ctg (2017)

nghiên cứ u 320 ngân hàng tai

29 quốc gia Châu Phi, giai đoan

2002-2013;

Thilakaweera và ctg (2016) nghiên cứu tại các ngân hàng Sri Lanka, giai đoan 2007-

2013; Curi và ctg (2015) nghiên cứu các ngân hàng nước ngoài tai

Luxembourg, giai

đoạn 1995-2010 phát hiên

đươc

ngân hàng nào ít đa dang hóa thì sẽ gánh chiu


HQHĐKD thấp hơn và ngược lại. Ngoài ra, các nghiên cứu gần đây đưa ra kết quả ĐDH tín dụng, ĐDH tài sản, ĐDH thu nhập tác động làm tăng HQHĐKD ngân hàng như nghiên cứu tại 26 ngân hàng các quốc gia vùng vịnh Saudi Arabia, Qatar, Arab, Bahrain, Oman và Kuwait, giai đoạn 2010-2018 của Al-kayed và Aliani (2020); nghiên cứu 136.400 quan sát hàng quý ngân hàng Mỹ, thời gian từ quý 1/2002 đến quý 3/2013 của Shim (2019); nghiên cứu 1,397 ngân hàng 10 nước có nền kinh tế mới nổi: Brazil, Russia, India, China, South Africa, Indonesia, Malaysia, Philippines, Thailand và Vietnam, thời gian từ năm 2007-2015 của Moudud-Ul-Huq (2019).

Tuy nhiên, một số nghiên cứu có kết quả ngược lại, đó chính là ĐDH tác đông

tiêu cưc đến HQHĐKD ngân hàng điển hình như nghiên cứu của Duho và Onumah

(2019) tại 32 ngân hàng tại Ghana, giai đoạn 2000-2015; Chen và ctg (2018) nghiên

cứu 155 ngân hàng Malaysia, Pakistan và Indonesia, giai đoạn 2006-2012. Đề câp

́i

bối cảnh các ngân hàng ở My,

DeYoung và Roland (2001) cho rằng sự thay đổi hay

dich chuyển từ những hoat đông truyền thống sang các dich vu ̣ tài chính phi ngân

hàng đã tao ra những biến đông cao cho dòng tiền, làm gia tăng rủi ro cho doanh thu,

̀ đó dẫn đến khả năng suy giảm HQHĐKD của ngân hàng. Các nghiên cứu Böninghausen và Köhler (2015) tại 18 NHTM và các đinh chế tài chính trung gian lớn nhất của nước Đứ c từ 2003-2007; Berger và ctg (2010) tại 88 ngân hàng Trung

Quốc, giai đoan

1996–2006 phát hiên

ra vấn đề tương tự khi chứ ng minh tác đông y

nghia

tiêu cưc

của ĐDH đối với HQHĐKD. Acharya và ctg (2006) nghiên cứu tại

105 ngân hàng Italy giai đoạn 1993-1999 phát hiện ĐDH không đảm bảo chắc chắn cho ngân hàng giảm thiểu rủi ro và an toàn hơn. Ngoài ra, nghiên cứu củng cố kết quả

này khi trình bày những bất hơp lý đang tồn taị trong hoaṭ đông ĐDH của ngân hàng.

ĐDH dẫn đến các quyết đinh yếu kém của lưa

chon

danh muc

và khả năng quản tri

mong manh, tao

tiền đề cho những phát sinh “chi phí đaị diêṇ ”, làm gia tăng khả năng

sut

giảm của HQHĐKD (Cerasi và Daltung, 2000).

2.4.1.7. Các nghiên cứu thực nghiệm tác động của hiệu quả hoạt động kinh doanh đến đa dang hóa ngân hàng.

Tại bất kỳ tổ chức kinh tế là doanh nghiệp hay ngân hàng, muc tiêu quan trọng

nhất là tối đa hóa HQHĐKD, mang nhiều giá tri ̣thiết thực cho tổ chứ c đó. Do đó,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/07/2022