-Nghiên cứu yếu tố tác động đến nợ xấu gây rủi ro. -Dữ liệu nghiên cứu: 85 ngân hàng Italy, Hy Lạp, Tây Ban Nha, từ 2004-2008. | -Mô hình FEM, REM. -Biến phụ thuộc: tỷ lệ nợ xấu. -Biến độc lập: GDP; ROA; tỷ lệ thất nghiệp; lãi suất; tăng trưởng dư nợ tín dụng; rủi ro DPTD. | - Kết quả tham chiếu: Tốc độ tăng trưởng của GDP và ROA tác động nghịch biến đến nợ xấu. +Thất nghiệp và lãi suất tác động đồng biến đến nợ xấu. | |
Ayanda và ctg (2013). | -HQHĐKD ngân hàng. -Dữ liệu nghiên cứu các ngân hàng ở Nigeria, giai đoạn 1980–2010. | -Mô hình ECM -Biến phụ thuộc: ROE; ROA; NIM. -Biến độc lập: rủi ro DPTD; tỷ lệ cho vay/TTS; VCSH/TTS; quy mô ngân hàng; GDP. | -Kết quả tham chiếu: +Rủi ro DPTD, tỷ lệ cho vay/TTS, VCSH/TTS có tác động ngược chiều tới HQHĐKD. +Quy mô ngân hàng tác động cùng chiều đến HQHĐKD. |
Hamadi và Awdeh (2012). | -RRTD, quy mô, tỷ trọng vốn, tỷ số tổng chi phí tác động HQHĐKD (NIM). -Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu bảng của 53 ngân hàng Lebanon, thời gian 1996-2009. | -Mô hinh Fixed effect -Biến phụ thuộc: hiệu quả hoạt động ngân hàng (NIM). - Các biến độc lập: rủi ro DPTD (LLP); tỷ số tổng chi phí (CI); tỷ trọng vốn ngân hàng (CAP); quy mô ngân hàng (SIZE). | -Kết quả tham chiếu: Quan hệ ngược chiều giữa HQHĐKD và rủi ro DPTD (LLP); tỷ số tổng chi phí (CI); tỷ trọng vốn ngân hàng (CAP); quy mô ngân hàng (SIZE). |
Zribi và Boujelbegra ve (2011). | -Các biến kinh tế vĩ mô và vi mô có khả năng kiểm soát RRTD. -Dữ liệu: dữ liệu bảng tại 10 NHTM Tunisia, giai đoạn 1995-2008. | -Mô hình REM, FEM. -Biến phụ thuộc: RRTD. -Biến độc lập: lợi nhuận; cơ cấu sở hữu; các quy định bảo đảm an toàn vốn GDP; lạm phát; tỷ giá hối đoái; lãi suất. | -Kết quả tham chiếu: Lợi nhuận; cơ cấu sở hữu; các chỉ số kinh tế vĩ mô như tăng trưởng GDP, lạm phát, tỷ giá hối đoái; lãi suất tác động ảnh hưởng đến RRTD. |
Maudos và Solís (2009). | -Thu nhập từ lãi vay thuần, rủi ro ngân hàng, chi phí. -Dữ liệu nghiên cứu: dữ liệu bảng tại 43 NHTM Mexico, thời gian 1993-2005. | -Mô hình FEM, SGMM. -Biến phụ thuộc: thu nhập thuần từ lãi. -Biến độc lập: tỷ số tổng chi phí (Cost/asset); tỷ trọng vốn (Equity/asset); rủi ro DPTD (Loan loss). | -Kết quả tham chiếu: Quan hệ cùng chiều giữa thu nhập từ lãi vay thuần và tỷ số tổng chi phí ngân hàng, tỷ trọng vốn ngân hàng, rủi ro DPTD. |
Hassan và Sanchez (2007). | -Các yếu tố quyết định đến HQHĐKD. -Dữ liệu nghiên cứu các NHTM ở Châu Mỹ Latinh, giai đoạn 1996 – 2003. | -Mô hình DEA -Biến phụ thuộc: HQHĐKD ngân hàng. -Biến độc lập: rủi ro DPTD, mức độ vốn hóa, lao động, dư nợ tín dụng. | -Kết quả tham chiếu: +Tỷ lệ rủi ro DPTD có mối quan hệ ngược chiều với HQHĐKD ngân hàng. +Mức độ vốn hóa có tác động cùng chiều đến HQHĐKD . |
Có thể bạn quan tâm!
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Đa Dạng Hóa Và Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Ngân Hàng
- Các Nghiên Cứu Thực Nghiệm Tác Động Cu ̉ A Đa Dan Hàng.
- Tóm Tắt Các Nghiên Cứu Mối Quan Hệ Giữa Đa Dạng Hóa Và Rủi Ro
- Mô Tả Các Biến Mô Hình Đa Dạng Hóa Tác Động Đến Hqhđkd
- Mô Tả Các Biến Trong Các Mô Hình Nghiên Cứu.
- Phương Pháp Ước Lượng Mô Hình Tĩnh.
Xem toàn bộ 261 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tài liệu kham khảo)
Ngoài ra, nghiên cứ u Ellul và Yerramilli (2013) tại các ngân hàng Mỹ trong giai đoạn khủng hoảng 1995-2010 xây dưng chỉ số đo lườ ng mứ c đô ̣ rủi ro và khả
năng quản tri ̣rủi ro dành cho hê ̣ thống các ngân hàng. Các tác giả cho rằng những
ngân hàng kiềm chế tốt đươc
rủi ro, khả năng ít bi ̣gánh chiu
các khoản mất thanh
khoản, nơ ̣ xấu trong viêc
bị mất cân đối bảng cân đối hoat
đông ngân hàng, từ đo
ngân hàng đat
đươc
mứ c tỷ suất sinh lơi
đã điều chỉnh rủi ro (Sharpe ratio) cao hơn.
Thống nhất quan điểm này, theo Hassan và Sanchez (2007) nghiên cứu tại NHTM ở Châu Mỹ Latinh, giai đoạn 1996–2003; Ayanda và ctg (2013) nghiên cứu tại ngân hàng Nigeria, giai đoạn 1980–2010; Petria và ctg (2015) nghiên cứu tại ngân hàng
của 27 nước EU, giai đoạn 2004-2011, cho rằng HQHĐKD ngân hàng đươc cải thiên
tốt hơn, khi có sự điều chỉnh tốt rủi ro. Và ngươc lai, HQHĐKD ngân hàng sẽ suy
giảm khi tác đông của rủi ro ngày gia tăng. Điều này đươc chứ ng minh bởi mứ c y
nghia
tác đông tiêu cưc
từ rủi ro tín dung trong nghiên cứ u của Ayaydin và Karakaya
(2014) tại 23 ngân hàng Thổ Nhĩ Kỳ, giai đoạn 2003-2011; Zou và Li (2014) tại 47 ngân hàng lớn ở Châu Âu, thời gian 2007-2012; Gizaw và ctg (2015) tại ngân hàng Ethiopia, thời gian 2003-2014. Cuối cùng, Kunt và Huizinga (2010) nghiên cứu dữ liệu 1.334 ngân hàng của 101 quốc gia trong thời gian khủng hoảng năm 2007, biêṇ
luân
rằng, hơp
nhất các hoat
đông khác nhau của ngân hàng vào viêc
pha loang hay
điều tiết rủi ro, giúp cho thúc đẩy HQHĐKD. Đây đươc
xem là cơ chế kết hơp
hiêu
quả nhằm điều tiết rủi ro, kết hơp
Khe hở nghiên cứu.
với muc
tiêu tăng trưởng.
Với xu hướng nghiên cứu được trình bày nêu trên được rút ra từ lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây về mối quan hệ giữa ĐDH và HQHĐKD; ĐDH và rủi ro ngân hàng, thực trạng tình hình nghiên cứu về ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng xuất hiện các vấn đề nổi bậc như sau:
Hiện tại, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa ĐDH đến HQHĐKD đa phần đơn thuần chỉ đánh giá nghiên cứu tác động một chiều. Các nghiên cứu thực nghiệm ĐDH tác động đến HQHĐKD ngân hàng như nghiên cứu của Al-kayed và Aliani (2020); Ashyari và Rokhim (2020); Shim (2019); Sissy và ctg (2017); Thilakaweera và ctg (2016); Curi và ctg (2015); Böninghausen và Köhler (2015); Lee và ctg (2014); Berger và ctg (2010); Baele và ctg (2007); Mercieca và ctg (2007); Froot và ctg (1993); Froot và Stein (1998).
Ngược lại, nghiên cứu thực nghiệm tác động của HQHĐKD đến ĐDH như các nghiên cứu của Laeven và Levine (2007); Villalonga (2004); Campa và Kedia (2002); Graham và ctg (2002); Chevalier (2000), chi tiết cụ thể, Al-kayed và Aliani (2020), nghiên cứu ĐDH tín dụng đến HQHĐKD tại 26 ngân hàng các quốc gia vùng vịnh Châu Á, giai đoạn 2010-2018; Ashyari và Rokhim (2020), nghiên cứu ĐDH thu nhập đến HQHĐKD ngân hàng tại 18 ngân hàng Indonesia từ năm 2007-2016; Shim (2019), nghiên cứu ĐDH tín dụng tác động đến sức mạnh tài chính ngân hàng Mỹ từ Quý 1/2002 đến Quý 3/2013; Brissimis và ctg (2008), nghiên cứu ảnh hưởng RRTD và vốn chủ sở hữu đến HQHĐKD ngân hàng; Acharya và ctg (2006), nghiên cứu ĐDH tín dụng công nghiệp đến HQHĐKD và ĐDH địa lý tác động rủi ro; Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), nghiên cứu tác động ĐDH thu nhập đến khả năng sinh lời tại các NHTM Việt Nam.
Tương tự, các nghiên cứu thực nghiệm mối quan hệ tác động một chiều giữa ĐDH và rủi ro ngân hàng. Các nghiên cứu ĐDH tác động đến rủi ro ngân hàng như Moudud-Ul-Huq va ctg (2020); Abuzayed và ctg (2018); Sissy và ctg (2017); Afzal và Mirza (2012); Berger và ctg (2010); Baele và ctg (2007); Mercieca và ctg (2007); Acharya và ctg (2006); Stiroh (2004); Cerasi và Daltung (2000); Templeton và Severiens (1992).
Ngược lại, tác động của rủi ro ngân hàng đến ĐDH như các nghiên cứu của García-Kuhnert và ctg (2013); Pennathur và ctg (2012); DeYoung và Rice (2004), chi tiết cụ thể Moudud-Ul-Huq và ctg (2020), nghiên cứu ĐDH tác động rủi ro ngân hàng tại 32 ngân hàng Bangladesh và 16 ngân hàng Nam Phi; Abuzayed và ctg (2018), nghiên cứu ĐDH thu nhập, ĐDH tài sản tác động đến ổn định ngân hàng tại ngân hàng của 6 nước Vùng Vịnh; Sissy và ctg (2017), nghiên cứu ĐDH thu nhậ p,
ĐDH đia
lý và rủi ro ngân hàng tại các nước Châu Phi; García-Kuhnert và ctg (2013),
nghiên cứu ĐDH cổ đông, rủi ro và hiệu quả vốn các ngân hàng Châu Âu, giai đoạn 1999–2008; Afzal và Mirza (2012), nghiên cứu ĐDH tín dụng tác động đến rủi ro tại các ngân hàng Pakistan giai đoạn 2004–2009; Pennathur và ctg (2012), nghiên cứu ĐDH thu nhập ngoài lãi và rủi ro ngân hàng tại ngân hàng Ấn Độ; Stiroh (2004), nghiên cứu ĐDH tín dụng, ĐDH thu nhập tác động đến hiệu quả (có điều chỉnh rủi
ro) và rủi ro ngân hàng; Templeton và Severiens (1992), nghiên cứu ĐDH ngân hàng và các rủi ro tổng thể, rủi ro thị trường, rủi ro lãi suất tại các ngân hàng Mỹ.
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đa phần chỉ nghiên cứu tác động một chiều giữa ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng nên kết quả nghiên cứu đo lường tác động các yếu tố còn tồn tại hạn chế, chưa phản ánh được hoạt động thực tế đang diễn ra tại các NHTM, các yếu tố tác động đan xen, đồng thời trong hoạt động ngân hàng. Vì vậy, đây là khe hở nghiên cứu thứ 1 cần xem xét giải quyết. Luận án nghiên cứu không chỉ thực hiện phân tích đánh giá tác động một chiều của ĐDH đến HQHĐKD và tác động một chiều của ĐDH đến rủi ro ngân hàng mà còn thực hiện nghiên cứu đánh giá tác động đồng thời các ĐDH, HQHĐKD và rủi ro tại các NHTM Việt Nam. Như vậy, luận án không chỉ phát hiện được kết quả tác động một chiều của các ĐDH đến HQHĐKD và các ĐDH đến rủi ro ngân hàng mà còn phát hiện kết quả tác động đồng thời các ĐDH, HQHĐKD và rủi ro như thực tế đang diễn ra tại các NHTM Việt Nam. Việc nghiên cứu kết hợp 2 phương pháp tác động 1 chiều và tác động đồng thời sẽ có cơ sở so sánh kết quả nghiên cứu và củng cố kết quả nghiên cứu vững chắc. Sự kết hợp 2 phương pháp nghiên cứu này là công trình nghiên cứu đầu tiên trong ĐDH ngân hàng tại Việt Nam.
Lược khảo các nghiên cứu ở góc độ khác, các nghiên cứu thực nghiệm về ĐDH ngân hàng trong và ngoài nước, tác giả chỉ tìm thấy đa phần nghiên cứu tác động của 1 hoặc 2 loại hình ĐDH. Cụ thể, các nghiên cứu nước ngoài như Al-kayed và Aliani (2020) nghiên cứu ĐDH tín dụng; Ashyari và Rokhim (2020) nghiên cứu ĐDH thu nhập; Shim (2019) nghiên cứu ĐDH tín dụng; Abuzayed và ctg (2018) nghiên cứu 2 ĐDH, đó là ĐDH thu nhập, tài sản; Sissy và ctg (2017) nghiên cứu ĐDH thu nhậ p,
đia lý; Stiroh (2004) nghiên cứu về ĐDH thu nhập phi tín dụng; Pennathur và ctg
(2012), nghiên cứu ĐDH thu nhập; Acharya và ctg (2006) nghiên cứu ĐDH tín dụng cá nhân; Goetz và ctg (2016) nghiên cứu ĐDH địa lý. Tương tự, các nghiên cứu tại Việt Nam, như tác động của ĐDH thu nhập đến khả năng sinh lời tại ngân hàng Việt Nam của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015) hoặc Nguyen và Vo (2015) nghiên cứu về ĐDH thu nhập và rủi ro tại hệ thống ngân hàng VN.
Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm đa phần chỉ nghiên cứu đơn lẻ 1 hoặc 2 loại hình ĐDH nên còn tồn tại, hạn chế, chưa phản ánh đầy đủ, toàn diện các hoạt động chính yếu của NHTM. Lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam, các nghiên cứu chỉ nghiên cứu nhiều về ĐDH thu nhập, tuy nhiên trong hoạt động ngân hàng còn các yếu tố ĐDH khác tác động đến HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Do đó, để phản ánh đánh giá tổng thể, đầy đủ hoạt động NHTM, tác giả nhận định cần thực hiện nghiên cứu đầy đủ hơn các loại hình ĐDH trong hoạt động của NHTM, đây là khe hở nghiên cứu thứ 2. Công trình nghiên cứu đầy đủ 4 loại hình ĐDH cùng lúc, đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về ĐDH ngân hàng tại Việt Nam.
Chính vì vậy, nghiên cứu thực hiện phân tích tác động của 4 loại hình ĐDH, đại diện cho 4 lĩnh vực hoạt động chính của NHTM Việt Nam, đó là ĐDH tiền gửi đại diện lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng, đây là khía cạnh kinh doanh then chốt của ngân hàng vì ngân hàng thực chất là định chế tài chính trung gian, huy động vốn từ các cá nhân/hộ gia đình/tổ chức kinh tế để sử dụng vốn cho vay hoặc cấp tín dụng thu về khoản thu nhập chênh lệch giữa chi phí huy động vốn và thu nhập từ việc cấp tín dụng. Đại diện lĩnh vực kinh doanh quan trọng của ngân hàng là hoạt động cấp tín dụng. Để sử dụng vốn hiệu quả từ hoạt động huy động vốn, hoạt động tín dụng đảm bảo tính hiệu quả và an toàn vốn, do đó, ĐDH tín dụng là lĩnh vực kinh doanh rất quan trọng của ngân hàng. Ngoài ra, cơ cấu tài sản, ĐDH hay tập trung hoá ảnh hưởng đến HQHĐKD cũng như rủi ro nên ĐDH tài sản cũng là khía cạnh quan trọng của ngân hàng cần nghiên cứu. Cuối cùng, với tình hình kinh tế trong và ngoài nước ngày càng nhiều bất ổn tác động tiêu cực đến HQHĐKD ngân hàng cũng như áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, các NHTM Việt Nam cần ĐDH nguồn thu nhập hơn nữa, bên cạnh nguồn thu nhập truyền thống từ hoạt động tín dụng, các NHTM mở rộng và phát triển nguồn thu nhập phi tín dụng. Do đó, nghiên cứu xem xét nghiên cứu ĐDH thu nhập.
Xem xét ở khía cạnh khác, các nghiên cứu thực nghiệm ở nước ngoài và Việt Nam về tác động ĐDH đến HQHĐKD và ĐDH đến rủi ro ngân hàng, tác giả chỉ tìm được các nghiên cứu đa phần đánh giá HQHĐKD, rủi ro ngân hàng bằng các tỷ số tài chính. Cụ thể, các nghiên cứu của Al-kayed và Aliani (2020); Ashyari và Rokhim
(2020) nghiên cứu tập trung tín dụng tác động đến HQHĐKD đo lường bằng ROA; Shim (2019) nghiên cứu ĐDH tín dụng tác động đến rủi ro ngân hàng đo lường bằng Z-score, độ lệch chuẩn ROA; Abuzayed và ctg (2018) nghiên cứu ĐDH thu nhập, ĐDH tài sản tác động đến rủi ro ngân hàng đo lường bằng chỉ số NPL; Petria và ctg (2015) nghiên cứu HQHĐKD tại các ngân hàng đo lường bằng ROA; Meslier và ctg (2013) nghiên cứu ĐDH thu nhập tác động HQHĐKD đo lường bằng ROA, SHROA, tại các ngân hàng Philippines giai đoạn 1999–2005; Trujillo‐ Ponce (2013) nghiên cứu ĐDH thu nhập tác động tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình ROAA tại các NHTM Tây Ban Nha, giai đoạn 1999–2009; Brissimis và ctg (2008) nghiên cứu tỷ số tài chính rủi ro DPTD (loan loss provision) đo lường RRTD, tỷ số vốn chủ sở hữu trên tài sản (equity/asset) đo lường rủi ro vốn chủ sở hữu. Tương tự, nghiên cứu trong nước Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2015), nghiên cứu ĐDH thu nhập đến khả năng sinh lời được đo lường bằng ROE, ROA. Tuy nhiên, tỷ số tài chính, vốn dĩ được rút ra từ các nguồn dữ liệu và báo cáo thứ cấp, các giá trị thông tin của lợi nhuận, HQHĐKD này bị chỉ trích vì yếu tố lạc quan và những hàm ý dự toán một phần của các sự kiện trong tương lai. Vì thật sự, các ngân hàng có thể vì các “lợi ích” chính mình, có hướng đưa thông tin kém chính xác (Kapopoulos và Lazaretou, 2007).
Như vậy, các nghiên cứu trong nước chỉ nghiên cứu tác động ĐDH đến HQHĐKD hoặc ĐDH đến rủi ro bằng tỷ số tài chính, chỉ đánh giá một khía cạnh, không phản ảnh được hệ thống các chỉ số hoạt động trong NHTM. Trong khi đó, phương pháp hàm sản suất kỹ thuật (SFA, DEA) khắc phục hạn chế của phương pháp tỷ số tài chính. Đây là khe hở nghiên cứu thứ 3 cần lấp đầy. Chính vì vậy, tác giả thực hiện nghiên cứu mới trong ngân hàng khẳng định kết quả nghiên cứu về ĐDH tại Việt Nam, kết hợp 2 phương pháp tỷ số tài chính và phương pháp hàm sản xuất kỹ thuật.
Do hạn chế trong các nghiên cứu thực nghiệm đo lường các yếu tố, cụ thể HQHĐKD, rủi ro ngân hàng chỉ đo lường bằng tỷ số tài chính, do đó luận án thực hiện nghiên cứu HQHĐKD được đo lường bằng 2 đại diện, đó là tỷ số tài chính được tính toán từ số liệu báo cáo tài chính (ROA) và kém HQHĐKD được chiết xuất từ hàm sản xuất ước lượng các yếu tố đầu vào và đầu ra của ngân hàng. Tương tự, luận
án thực hiện nghiên cứu rủi ro ngân hàng được đo lường bằng 2 đại diện, đó là rủi ro DPTD được tính toán bằng số liệu báo cáo tài chính và rủi ro KHQOĐ trích xuất từ quá trình hoạt động các yếu tố đầu vào và đầu ra ngân hàng.
Chính vì vậy, luận án thực hiện nghiên cứu để lấp đầy 3 khe hở/khoảng trống nghiên cứu về ĐDH ngân hàng nêu trên. Đây là đóng góp nghiên cứu mới về ĐDH ngân hàng tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu của luận án có vai trò đóng góp mới vào kho tàng học thuật và kết quả nghiên cứu làm tài liệu kham khảo cho các cấp quản trị NHTM, NHNN trong việc hoạch định kinh doanh hay quản lý hệ thống NHTM tại Việt Nam.
Tóm tắt chương 2
Chương 2 của luận án trình bày các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước và trong nước về ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu được hình thành từ cách đặt vấn đề nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, chương này trình bày các khái niệm, phân loại, cách đo lường, các lý thuyết nền tảng, các nghiên cứu thực nghiệm liên quan đến các ĐDH, HQHĐKD, rủi ro trong ngân hàng.
Để có bức tranh tổng thể về tình hình nghiên cứu, luận án đã lược khảo các lý thuyết, các nghiên cứu thực nghiệm ngoài nước và trong nước về các vấn đề nghiên cứu, đó là tác động của ĐDH đến HQHĐKD và ngược lại; tác động của ĐDH đến rủi ro ngân hàng và ngược lại; tác động HQHĐKD đến rủi ro ngân hàng và ngược lại. Sau khi lược khảo cơ sở lý thuyết cũng như các nghiên cứu thực nghiệm trong ngoài nước, luận án đã xác định các khe hở nghiên cứu cần xem xét giải quyết trong bối cảnh các NHTM Việt Nam.
Căn cứ nội dung của chương 2 về cơ sở lý thuyết và lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trong ngoài nước, phát hiện khe hở nghiên cứu, đây là cơ sở xây dựng, lựa chọn mô hình nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và thực hiện các kiểm định cần thiết được trình bày trong chương 3.
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Căn cứ cơ sở lý thuyết chương 2 về đa dạng hóa, hiệu quả hoạt động kinh doanh, rủi ro ngân hàng, chương 3 trình bày sự lựa chọn mô hình, phương pháp nghiên cứu thực hiện các mục tiêu nghiên cứu theo đối tượng và phạm vi nghiên cứu, dữ liệu thu thập từ các NHTM VN trong giai đoạn 2000–2018. Để đo lường tác động ĐDH đến HQHĐKD; tác động ĐDH đến rủi ro; và tác động đồng thời giữa ĐDH, HQHĐKD và rủi ro, luận án kế thừa các nghiên cứu thực nghiệm trước đây và thực tiễn tại VN. Trước tiên, luận án lựa chọn, xây dựng các mô hình ước lượng ở trạng thái tĩnh, ở trạng thái động, mô hình tác động đồng thời giữa các ĐDH, HQHĐKD và rủi ro ngân hàng. Tiếp theo, lựa chọn phương pháp ước lượng các mô hình nghiên cứu và cách thức đo lường các biến trong các mô hình, cụ thể, các ĐDH, HQHĐKD, rủi ro ngân hàng và các biến kiểm soát. Sau cùng, căn cứ các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước đây, luận án xây dựng các giả thuyết nghiên cứu.
3.1. Mô hình nghiên cứu.
3.1.1. Mô hình đa dạng hóa tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh ngân hàng ở trạng thái tĩnh và trạng thái động.
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu thứ 1, luận án sử dụng dữ liệu bảng phân tích đánh giá tác động của ĐDH đến HQHĐKD. Như trình bày lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm tại chương 2, có nhiều phương pháp đánh giá tác động ĐDH đến HQHĐKD, trong đó phương pháp tiếp cận nghiên cứu của Berger và ctg (2010) phù hợp với nghiên cứu của luận án tại các NHTM Việt Nam vì (i) đốí tượng và phương pháp tiếp cận nghiên cứu tương đồng; (ii) bối cảnh phát triển của 2 thị trường tài chính ngân hàng có điểm chung, cụ thể theo Berger và ctg (2010) các NHTM Trung Quốc ít có lựa chọn cho việc ĐDH tín dụng vì cơ quan quản lý nhà nước khuyến cáo cho vay vào một lĩnh vực, đối tượng nhất định như ngân hàng Nông Nghiệp cung cấp tín dụng vào lĩnh vực nông nghiệp ở nông thôn; ngân hàng Công Thương cung cấp tín dụng vào thị trường BĐS & xây dựng; ngân hàng Công Thương cung cấp tín dụng vào lĩnh vực thương mại & sản xuất công nghiệp; ngân hàng Trung Quốc cung cấp tín dụng lĩnh vực ngoại thương. Tuy nhiên, xu hướng này dần được gở bỏ; (iii) ngoài ra, theo Yuan (2006), các ngân hàng Trung Quốc trước đây phát triển dựa vào cho