Các Dấu Hiệu Của Tâm Thần Phân Liệt

vấn đề hiện tại thường có mối quan hệ chặt chẽ với các sự kiện trước đây trong cuôc sống. Ở những tình huống như vậy, điều cần thiết để tham gia vào các vấn đề đầu tiên biểu hiện được các vấn đề, như việc lạm dụng chất gây nghiện trước khi giải quyết các vấn đề liên quan đến PTSD. Ở chỗ các cá nhân là trẻ nhỏ, thì những bậc cha mẹ hay những người chăm sóc đều có thể xác định những biến đổi về hành vi như gián đoạn giấc ngủ hoặc có những hành vi tránh né. Cũng có các nhóm người sử dụng dịch vụ được xem là có khả năng cao các cá nhân phát triển vấn đề PTSD, gồm cả trẻ em bị lạm dụng, những người tai nạn hay định cư. Nghiên cứu của các tác giả và động nghiệp (2008) cũng chỉ ra rằng những người đàn ông mà giai đoạn trẻ thơ bị lạm dụng tình dục thường có tỷ lệ cao về những suy nghĩ liên quan đến tự sát lớn hơn tới 10 lần so với những người không bị lạm dụng (O’leary và Gould 2008).

Các nhân viên xã hội có vai trò đánh giá các cá nhân có PTSD. Họ cũng được xác định vị trí là cần được giới thiệu với các hình thức trợ giúp về trị liệu, các nhóm tự lực hay các nhóm trợ giúp, ở chỗ mà họ nhận thức được các cấp độ cao về nhu cầu trong các khu vực của tổ chức đó, họ có lẽ cũng được định hướng để tạo dựng các nhóm như vậy. Một số người sống sót từ các thảm kịch có thể mô tả những hình thức trợ giúp như những nhân tố quan trọng nhất trên con đường phục hồi. Dĩ nhiên, ở những tình huống PTSD nảy sinh, một cá nhân sống với những vấn đề lạm dụng trong gia đình hoặc một đứa trẻ bị chính người chăm sóc lạm dụng thì chính những tiến trình về pháp lý và tổ chức đó cần được thực hiện theo các vấn đề ưu tiên hàng đầu là bảo vệ cá nhân.

Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có những khác biệt các nhân trong việc phản hồi những sự kiện mang tính thảm hoạ, và PTSD có thể là hệ quả của khoảng 30% của những người rơi vào thảm hoạ đó, do đó một số hình thức thảm kịch như hiếp dâm lại có tỷ lệ cao hơn. Ở đó các nhân viên xã hội đuộc yêu cầu hỗ trợ các cá nhân sau những thảm hoạ như lũ lụt hoặc sau những biến cố như các vụ tấn công khủng bố, hầu hết mọi người đều có những khủng hoảng trong thời gian ngắn và dĩ nhiên cần được những sự trợ giúp về cảm xúc và thực tế phù hợp và có thể chấp nhận được. Đối lập với nhận thức mà mang tính rộng mở giữa những người thực hành, cũng không có bằng chứng thuyết phục nào mà các buổi gặp mặt ngắn gọn sau các cuộc thảm hoạ lại đem lại ích lợi (Rose và cộng sự, 2004). Chỉ có một nhóm người nhỏ có những điều rủi ro trong phát triển PTSD. Những hướng dẫn được dựa trên các bằng chứng nghiên cứu cũng gợi ý rằng phải mất hàng tháng sau sự kiện, các hình thức can thiệp cụ thể về PTSD mới được đảm bảo thực hiện.

Những nền tảng cứ liệu hiện tại cho thấy các hình thức can thiệp tâm lý xã hội hiệu quả nhất cho PTSD chính là CBT tập trung vào các sự cố thảm hoạ (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2005b). Trước khi một tiến trình mang tính cấu trúc về CBT bắt đầu, điều cần thiết cần mất một vài buổi ban đầu để phát triển mối quan hệ tin cậy với các cá nhân do đó họ có thể bắt đầu biểu lộ hoặc mô tả các biến cố mang tính thảm kịch đó. Chúng ta đều quan tâm đến những mô hình cơ bản về CBT được Beck đưa ra về vấn đề trầm cảm. CBT tập trung và thảm kịch sử dụng cùng cách tiếp cận nhưng lại nhấn mạnh đến những cách tư duy bị bóp mép hoặc tự chuốc lấy thất bại mà một cá nhân trải qua tất cả đều gắn liền với các sự cố thảm kịch được xác định (Blanchard và Hickling 2004). Ví dụ, điều này có lẽ bao gồm các cá nhân luôn cảm thấy trách nhiệm về các biến cố mà có tác động đến họ, như việc hiếp dâm hoặc cảm thấy có lỗi vì sống sót mà không cứu được những người khác trong các vụ cháy hoặc các vụ khủng bố. Các cá nhân này có thể đang trải qua những hồi ức về các sự kiện mà trong sự kiểm soát của họ, và có nhiều nỗi sợ hãi bị tích luỹ và không hiện thực mà những vấn đề tai ương như vậy sẽ có thể xảy ra lại. Vai trò của những nhà trị liệu là cần trợ giúp các cá nhân có những tư duy thực tế hơn về các tình huống liên quan đến thảm kịch và những kỳ vọng phù hợp về các rủi ro mà họ thực hiện trong cuộc sống thường nhật.

IV. Tâm thần phân liệt ở người lớn

1. Bản chất của chứng loạn tâm lý

Trong tâm thần học trị liệu, cần phân biệt được thực hiện giữa “loạn thần kinh” và “loạn tâm lý”. Chứng loạn thần kinh chức năng được xem là một chứng rối loạn tâm thần mà không có những vấn đề liên quan về tổ chức hữu cơ nào, ở đó bệnh nhân không mất khả năng tiếp xúc với hiện thực bên ngoài, nói cách khác các cá nhân không có các vấn đề liên quan như sự nhầm lẫn trong sự phân biệt giữa những khả năng tưởng tượng và những niềm tin sai được xem là chủ thể và là sản phẩm của một căn bệnh và mang tính khách quan với cái hiện thực bên ngoài. Sự trầm cảm và lo âu được đánh giá là rối loạn chức năng thần kinh bởi vì cá nhân duy trì cái bên trong mà sự khủng hoảng của họ được tạo ra thông qua vấn đề sức khoẻ tâm thần. Điều này tương phản đến những rối loạn tâm lý được mô tả như là những rối loạn nghiêm trọng hơn, ở đó có sự bất lực về phía cá nhân khi phân biệt giữa cái hiện thực bên ngoài và hiện tượng được xem là tạo dựng về mặt tâm thần như là kết quả của những rối nhiễu tâm thần. Dấu hiệu rối loạn tâm lý phổ biến nhất chính là tâm thần phân liệt, mặc dù còn có những dấu hiệu khác nữa như sự rối nhiễu ảo tưởng dai dẳng, sự rối nhiễu ảo tưởng phát sinh, và những rối nhiễu cảm xúc kỳ cục(schizoaffactive).

Trước đây, có sự phân biệt giữa các hình thức rối loạn tâm lý mà một cá nhân ghi nhận và nó thực sự hữu ích đối với nhân viên xã hội để hiểu những thuật ngữ nền tảng được sử dụng nhằm mô tả các hiện tượng rối nhiễu tâm lý.

Một sự ảo tưởng được xem là niềm tin được xác định và không thể lay chuyển được được nắm giữ mặt dù những bằng cứ được tạo ra về sự tương phản và nó không thể giải thích được theo các vấn đề xã hội của cá nhân, ví dụ đó là vấn đề xuất phát các thuật ngữ liên quan đến các nền tảng văn hoá hoặc tôn giáo của chính các thuật ngữ đó. Đó không phải điều để nói rằng sự ảo tưởng không phản ánh được những mối ưu tư về văn hoá của một ai đó. Ví dụ, ở các quốc gia phát triển mọi người ưa thích khoa học viễn tưởng, bởi vì những niềm tin không thể lay chuyển được về việc một cặp vợ chồng hay đứa trẻ thực sự là một người ngoài hành tinh hay một cỗ máy rôbot.

Ảo giác lại là một quá trình nhận thức về giác quan xuất hiện từ việc thiếu hụt những yếu tố tác động bên ngoài khách quan và được trải nghiệm bởi chính cá nhân với những điều kiện thực sự của họ. Một ảo giác có lẽ có mối quan hệ với nhiều cảm giác do đó nó có thể thuộc về mùi vị (dĩ nhiên các cá nhân tin rằng họ có thể ngửi mùi ga và có thể bị bị tức thở), nó có thể thuộc về vị giác (các vị giác thực phẩm lạ và các cá nhân suy luận là họ đang bị đầu độc), về hình ảnh (thông qua điều này mọi điều nảy sinh trong ngữ cảnh về một loại bệnh mang tính hữu cơ) và trong hầu hết trường hợp đó là về việc nghe được thường là ở các dạng giọng nói.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Như chúng ta có nhìn nhận, điều quan trọng để nắm bắt điều gì có ý nghĩa thông qua những thuật ngữ về các trải nghiệm rối loạn tâm lý để hiểu những gì được bình luận trong mối quan hệ đối với vấn đề tâm thần phân liệt và những điều kiện rối loạn tâm lý khác. Điều quan trọng là cần nhận thức điều gì đang được mô tả là dấu hiệu tâm thần và không được tạo dựng và kiểm soát có ý thức bởi các cá nhân, do đó nói về cách thức bản thân tự giám sát và thể hiện các nhiệm vụ tốt hơn, hoặc hát một bài hát thầm bên trong đầu, điều đó không xuất hiện từ ý nghĩa bên trong của những trải nghiệm rối nhiễu tâm lý, cũng như những trải nghiệm tôn giáo, nói ở đầu lưỡi được xem là để diễn giải trong các cộng đồng tôn giáo mà các cá nhân thuộc vào cộng đồng. Đó chính là điều tại sao đấy là vấn đề quan trọng cho nhân viên xã hội cần mô tả những đặc điểm văn hoá để có thể đánh giá được hành vi trong ngữ cảnh văn hoá mà qua đó những sự trải nghiệm được hình thành.

Ví dụ: Nếu mọi người nói về chúa, mọi người hãy cầu nguyện về điều đó. Nếu chúa nói chuyện với mọi người, mọi người bị chứng tâm thần phân liệt.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 18

2. Các dấu hiệu của tâm thần phân liệt

Gần đây, các nhà trị liệu cũng đánh giá những tiêu chí của họ về việc chẩn đoán các vấn đề tâm thần phân liệt từ các công trình của Schneider (1959), ở đó cái gọi là những hội chứng tầng lớp thứ nhất của Schneider cũng có nhiều ảnh hưởng từ các hoạt động thực hành về sức khoẻ tâm thần ở Anh. Schneider có viết rằng một sự chẩn đoán về tâm thần phân liệt có thể được thự hiện ở chỗ mà những căn bệnh về thể chất bị loại bỏ ra bên ngoài và bất cứ một hình thức trải nghiệm khác thường nào cũng được hiện ra (mặc dù chúng không tiếp diễn trong hiện tại)

Các triệu chứng tầng lớp thứ nhất về tâm thần phân liệt Ảo giác về thính giác

- Thực hiện những bình luận (lắng nghe một giọng nói bên ngoài để bình luận về những điều cá nhân đó đang nói hoặc đang làm thường là theo một ngữ điệu phê phán

- Ảo giác người thứ ba (với những giọng điệu bên ngoài khi bàn luận hoặc tranh luận về một người

- Những tiếng dội về tư duy (những tư duy của con người được thể hiện ngay sau khi nghe được một giọng nói bên ngoài lặp đi lặp lại).

- Ảo tưởng về kiểm soát tư duy

- Việc rút lui cách suy nghĩ (có được sự trải nghiệm mà các cách thức tư duy bị đẩy ra khỏi cái đầu óc trống rỗng

- Việc lồng ghép tư duy (có được sự trải nghiệm mà một ai đó đang chuyển tư duy vào trong bộ não của mình)

- Truyền tải tư duy (những cảm xúc mà những cách thức suy nghĩ riêng tư không thể được chứa đựng nhưng lại truyền tải đến những cá nhân khác).

- Ảo tưởng về sự kiểm soát (các hiện tượng thụ động)

- Sự thụ động somatic (cá nhân trải nghiệm những cảm nhận về cơ thể được kiểm soát bởi một yếu tố bên ngoài)

- Sự thụ động về tác động, thúc đẩy và ý chí (những cảm xúc cá nhân, những ước muốn và hành động được kiểm soát bởi một yếu tố bên ngoài)

- Nhận thức mang tính ảo tưởng (những cảm xúc mà mọi sự kiện bên ngoài đều có những ý nghĩa đặc biệt hoặc tầm quan trọng đặc biệt).


Khi một cá nhân trải nhiệm một hay những biểu hiện triệu chứng như trên, họ bị cho rằng là không khoẻ mạnh. Nhiều người thường được chẩn đoán là bị tâm thần phân liệt mà không có những trải nghiệm như vậy, họ có những dấu hiệu đó theo giai đoạn, kéo dài vài tuần hoặc vài tháng. Mặc dù vậy, khi những cách tư duy này lắng xuống, các cá nhân với

những dấu hiệu được gọi là không tích cực, mất cảm xúc và hôn mê. Các cá nhân này gặp khó khăn trong những tương tác xã hội và có vẻ là buồn chán và thờ ơ trong các mối quan hệ. Điều này cũng được đề cập đến những hội chứng “tiêu cực” hay “thứ cấp”.

Sự bùng phát vấn đề tâm thần phân liệt không diễn ra bất ngờ nhưng xuất hiện trong nhiều tháng hoặc thậm chí vài năm. Nguyên nhân của tâm thần phân liệt vẫn chưa được biết rõ. Mức độ gia tăng sự rủi ro về tâm thần phân liệt giữa các thành viên trong gia đình (được trợ giúp một cách mạnh mẽ bởi các nghiên cứu về anh chị em sinh đôi được nuôi dưỡng tách biệt) cũng chỉ rõ được một thành tố mang tính gen. Những lý thuyết sinh học cũng nhấn mạnh đến các giả thuyết về dopamine mà ở các cá nhân hoặc là tạo được những cấp độ vượt trội về dopamine hoặc bộ phận cảm nhận dopamine của não lại quá nhạy cảm. Khi bằng cứ không mang tính kết luận, một giả thuyết được trợ giúp bởi các bằng cứ và duy trì được một luận điểm xã hội chính là tâm thần phân liệt được xem như một tình trạng rối loạn mà mang tính tâm sinh xã về mặt bản chất (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2003: 10). Các cá nhân dễ bị tổn thương được kế thừa nhưng khi nó phát triển thành rối loạn tâm trí sẽ luôn phụ thuộc vào sự hiện diện của những nhân tố tạo áp lực về xã hội và tâm lý hoặc là những nhân tố thúc đẩy. Tâm thần phân liệt không bị tạo ra bởi những quan hệ gia đình rối loạn chức năng. Mặc dù, sự thay đổi các yếu tố gia đình có thể có những tác động tích cực về khả năng phục hồi.

a) Vai trò của can thiệp ban đầu

Điều quan trọng mà các nhân viên xã hội cố gắng thấm nhuần những quan điểm lạc quan mà qua đó cá nhân được chẩn đoán với các vấn đề tâm thần phân liệt và những nghề nghiệp riêng của họ. Để tránh quan điểm bi quan mà các cá nhân nhớ được cái gọi là nguyên tắc thứ ba: sau một giai đoạn cấp tính về rối loạn tâm lý, có khoảng 1/3 người phục hồi được và quay trở lại giai đoạn trước đó về thực hiện chức năng, và có khoảng 1/3 cải thiện được những sự trải nghiệm với cấp độ tiếp diễn về sự tổn thương, và khoảng 1/3 số người tiếp tục trải nghiệm các vấn đề rối loạn tâm thần và cần hình thức chăm sóc tại bệnh viện định kỳ. Do đó, không có điều gì tránh được một giai đoạn rối nhiễu tâm lý sẽ trở thành vấn đề thảm hoạ cho cá nhân, và khả năng phục hồi được xem là rất có khả năng hiện ra, mặc dù có một nhóm nhỏ rất quan trọng khi có nhu cầu cố gắng học cách sống theo các cách thức mà đoán định và giám sát được các giai đoạn đó.

Những năm gần đây, nghiên cứu về bệnh học cũng cho thấy dấu hiệu rủi ro đáng kể về sự tự sát giữa những người sống với tâm thần phân liệt, các nghiên cứu có ước tính tỷ lệ đó có thể là 10% (Brown 1997). Các nhân tố gắn liền với những rủi ro tự sát đang gia tăng bao gồm: Nhóm người trẻ tuổi, nam giới, giai đoạn đầu của sự rối loạn, có khả năng thông

minh, là người gắn chặt với một tình huống nào đó, sống đơn độc, thiếu trợ giúp xã hội, người mới được ra viện. Hồ sơ về sự rủi ro này cũng chỉ ra được nhu cầu trước đây về can thiệp dựa trên cộng đồng nhằm giúp đỡ các cá nhân với những trải nghiệm và khả năng quản lý liên quan đến tâm thần phân liệt.

Điều này được củng cố bởi hệ thống nghiên cứu đề cập đến việc các cá nhân nhận được những hình thức can thiệp trước đó đạt được những kết quả tốt nhất theo các vấn đề về sự phục hồi. Phát hiện này cũng hỗ trợ thêm quan điểm cho rằng những dịch vụ chuyên biệt mới có thể được phát triển nhằm làm giảm thời gian mà các cá nhân có rối loạn tâm thần vẫn còn chưa được chẩn đoán và điều trị. Hơn nữa, các nhà nghiên cứu này cũng tranh luận rằng những dịch vụ như vậy cũng đề xuất ra các dịch vụ hướng đến những hình thức chuyên biệt hoặc một phần chuyên biệt cho những người sử dụng dịch vụ ở giai đoạn đầu của sự rối nhiễu tâm lý nhằm tối ưu hoá các cơ hội phục hồi. Hành động trong nghiên cứu này, các nhóm can thiệp sớm được thiết lập ở nhiều quốc gia, và cũng có một hình thức cam kết ở Anh trong việc thiết lập những nhóm can thiệp sớm theo một số vấn đề mang tính toàn diện. Cụ thể là, họ chấp nhận những hình thức giới thiệu cho các cá nhân ở độ tuổi 14-35, trong thời gian ba năm đầu của việc được chẩn đoán về tâm thần phân liệt, và một số cũng chấp nhận làm việc với các cá nhân đưa ra được những chỉ báo về sự bùng phát các điều kiện để hy vọng đạt được những kết quả mang tính phòng ngừa hoặc cải thiện được tình trạng trầm trọng về các hình thức tổn thương mà có lẽ đang phát triển ở trên một ai đó. Ý nghĩa chung và vấn đề đạo đức cho sự phát triển các dịch vụ can thiệp là rất mạnh mẽ, do đó các bằng chứng để chứng minh tính hiệu quả là rất yếu (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2003:139); cũng như những tính phức hợp đối với các nhà nghiên cứu về việc chỉ ra được khi nào một sự cải tiến các dịch vụ lại tạo được những biến đổi có thể đo lường được về các kết quả lại rất kinh khủng không chỉ khi các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ và y tế được tái tổ chức một cách liên tục để qua đó có sự so sánh với các cách thức xác dịnh dịch vụ bình thường là rất khó để đánh dấu.

b) Các hình thức điều trị

Được xem là có nhiều triển vọng trong những năm gần đây là sự phát triển của các hình thức trị liệu hành vi nhận thức (CBT) trong việc trợ giúp các cá nhân đối mặt với quá trình quản lý những dấu hiệu liên quan đến tâm thần phân liệt. Gần đây phương pháp này lại được giới thiệu như một cách tiếp cận trong quá trình làm việc với các cá nhân đang trải nghiệm qua hoặc có thiên hướng về rối nhiễu tâm lý. Mặc dù vậy, ban đầu các phương pháp này có xu hướng làm giảm các biểu hiện rối nhiễu tâm lý, nó cũng mở rộng việc đưa vào hàng loạt cách thức suy nghĩ, xúc cảm và hành vi được xem là hữu ích và cần được bổ

sung. Liệu pháp này trong mối quan hệ với tâm thần phân liệt được Pilling và cộng sự định nghĩa (2002) như là một hình thức can thiệp tâm lý học riêng biệt.

Khuyến khích người nhận dịch vụ thiết lập được mối quan hệ giữa tư duy của học, xúc cảm của họ hoặc các hành động tôn trọng những dấu hiệu biểu hiện trong hiện tại hoặc quá khứ.

Cho phép người nhận lượng giá về khả năng nhận thức của họ, những niềm tin và lý do liên quan đến các biểu hiện mang tính mục tiêu.

Bao gồm ít nhất một trong các vấn đề sau: (a) giám sát quá trình nhận thức, cảm xúc hay hành vi riêng của người nhận vè việc tôn trọng các biểu hiện; (b) sự thúc đẩy các cách thức đối mặt với các dấu hiệu mục tiêu; (c) sự suy giảm áp lực.

Cũng có những bằng cứ cho việc sử dụng CBT trong mối quan hệ với tâm thần phân liệt, với những chứng cứ mạnh mẽ cho rằng nó là cách thức hữu ích đối với những hội chứng đã tồn tại lâu dài. Nó có thể giúp mọi người phát triển cách hiểu sâu hơn về các vấn đề và gia tăng những vấn đề hợp tác về điều trị. Một báo cáo mang tính hệ thống về các mô hình thử nghiệm ngẫu nhiên về CBT cũng đề xuất việc can thiện cần kéo dài ít nhất 6 tháng và có thể có nhiều hơn 10 buổi gặp mặt (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2009). Khi CBT tiếp tục hoạt động quá ba tháng, cũng có những dấu hiệu cho thấy tỷ lệ phát bệnh có suy giảm. Như việc một chương trình đào tạo công tác xã hội được dựa trên những bằng cứ nhiều hơn, cũng hy vọng rằng nhiều nhà thực hành sẽ được trang bị để cung cấp thêm CBT và cũng có thêm các cơ hội cho vấn đề hậu đánh giá việc phát triển các hoạt động chuyên môn thông qua các chương trình làm giảm khả năng tiếp cận đến các hoạt động trị liệu tâm lý học.

c) Làm việc cùng các cá nhân có rối loạn nhân cách

Một số nội dung mang tính gắn kết và có thể quản lý được được giới thiệu qua nhóm các hình thức rối loạn nhân cách về DSM - IV được phân thành ba loại nhóm chính, đây được xem là vấn đề hữu ích đối với nhân viên sức khoẻ tâm thần để có được cách hiểu cơ bản về sự khác biệt.

Nhóm A

Rối loạn nhân cách hoang tưởng - có sự không tin tưởng về người khác

Rối loạn nhân cách loạn tinh thần - trở nên tách biệt và tránh xa, có thiên hướng nội tâm/ý nghĩ kỳ quái

Rối loạn nhân cách tâm thần phân liệt - hành vi lập dị và cách tư duy giống với tâm thần phân liệt.

Nhóm B

Rối loạn nhân cách đối lập xã hội - sự lãnh đạm vô tâm đến người khác, sức thúc ép và hung hãn

Rối loạn nhân cách biên - thiếu cảm giác về cái tôi với những sự không ổn định về xúc cảm và tự gây tổn hại

Rối loạn nhân cách đạo đức giả (đóng vai) - tự cho mình là trung tâm, tự gây chú ý, và có vẻ đóng vai hơn là xác định đúng vị trí trong tình huống

Rối loạn nhân cách yêu bản thân quá – tự xem mình là vĩ đại, cao cả, và thiếu sự thấu cảm.

Nhóm C

Rối loạn nhân cách tránh lo âu - cảm nhận được sự lạc lõng về xã hội hoặc sự yếu kém và thường là sự lo âu

Rối loạn nhân cách phụ thuộc - thiếu tự tin và nhu cầu cần quan tâm quá lớn

Rối loạn nhân cách thúc ép ám ảnh - ám ảnh bởi những chi tiết, dịch mục và trật tự, với sự cứng nhắc và không hài hước gì trong các mối quan hệ.

Một trong số những tiểu loại được xác định một cách rộng rãi chính là việc nó được phỏng đoán với những giới hạn nào nằm giữa những điều được xem là bệnh và lập dị. Một tỷ lệ nổi trội về người Anh có vấn đề rối loạn nhân cách chiếm tới 4.4%, trong đó ở khu vực đô thị chiếm tỷ lệ cao hơn (Coid và cộng sự 2006). Khi có một vấn đề phái sinh được đề cập là chiếm tỷ lệ cao, có các câu hỏi được đưa ra về khi nào điều này được xem có ý nghĩa ra sao với tư cách như một thực thế có các bệnh tật, cụ thể là từ quan điểm của một mô hình y học. Điều này có vẻ là phản ánh được những phán xét mang tính chuẩn mực về các hành vi xã hội và là cách phân loại phù hợp những cá nhân có trải nghiệm trong xã hội rộng hơn khi có những vấn đề kỳ quặc hoặc khó khăn. Các nhân viên xã hội làm việc trong các bối cảnh hoà nhập sẽ có cơ hội làm việc với nhiều người sử dụng các dịch vụ khác nhau là người có thể đáp ứng các tiêu chí trị liệu về vấn đề bị rối loạn nhân cách, nhưng họ không có các mối quan hệ với các dịch vụ sức khoẻ tâm thần hoặc được chẩn đoán chính thức: Các nhân viên xã hội thường cung cấp các dịch vụ cho họ theo các nhu cầu xã hội của chính họ.

Như được chỉ ra, với sự chẩn đoán chính thức về rối loạn nhân cách được thực hiện, điều này có thể mang tính hợp lý hóa cho việc loại các cá nhân khỏi các dịch vụ, khi đó họ được nhìn nhận là thực sự có khó khăn và không thể điều trị được. Trong những năm gần đây, có nhiều nỗ lực cố gắng giải quyết hình thức loại trừ xã hội như hình thức này về loại trừ xã

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí