Các Mức Độ Rối Nhiễu Tâm Lý. (Nguồn: Apa – Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ [33], Sức Khỏe Tâm Lý Được Biễu Diễn Là Hàm Số Liên Tục Khác Quan

Một nghiên cứu stress trong việc nuôi con cái của các gia đình có con nhỏ chậm phát triển trí tuệ ở Miền trung Việt Nam: 106 người mẹ và 93 người cha có con được phát hiện chậm phát triển trí tuệ. Bộ câu hỏi phỏng vấn chuẩn ở Việt Nam được đánh giá về tính giá trị của nội dung, được thực hiện với cha mẹ có con tàn tật trong chương trình mẫu giáo ở Huế. Những bà mẹ có con gái, hoặc con có hoạt động tư duy kém hơn có mức độ stress cao hơn. Những bà mẹ có chồng gặp các vấn đề về sức khỏe nhiều hơn những bà mẹ khác. Cả hai bà mẹ và ông bố đều stress khi họ tủi nhục. Có mối tương quan giữa mức độ hoạt động tư duy của trẻ và stress của cha mẹ. Tình trạng kinh tế xã hội có quan hệ tiêu cực đến sự tủi nhục. Cha mẹ càng tủi nhục nhiều thì họ càng bị stress nhiều hơn. Nguồn vốn xã hội là một thuật ngữ thường được dùng để giải thích sự hỗ trợ về mặt xã hội và chất lượng của các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, không có sự thống nhất về cách đo lường.

Có nhiều công cụ đo lường được dùng, De Silva và cộng sự đã tìm kiếm để định giá trị một phiên bản ngắn của SASCAT (công cụ đánh giá nguồn vốn xã hội được điều chỉnh) ở 4 quốc gia Việt Nam, Peru, Ethiopia và Ấn Độ. Công cụ SASCAT hỏi các câu hỏi thuộc về [44]: Mối quan hệ nhóm trong cộng đồng, hỗ trợ từ các nhóm này, hỗ trợ từ các cá nhân, hoạt động của người dân, tác giả sau đó có làm một phân tích so sánh việc sử dụng SASCAT ở 4 nước có thu nhập thấp. SASCAT được thực hiện ở những người chăm sóc ban đầu cho trẻ từ 6-18 tháng tuổi. Ở mỗi quốc gia (theo phương pháp PPS), cỡ mẫu gồm 20 cụm, mỗi cụm gồm 100 hộ dân được chọn ngẫu nhiên. Tập trung vào nguồn vốn xã hội và sức khỏe tâm lý. Những người chăm sóc trẻ ở tất cả 4 quốc gia đã biểu hiện sự khác nhau về mặt địa lý nội tại trong tần suất các rối nhiễu tâm lý thường gặp (CMD). Loại trừ Việt Nam, khoảng 1 phần 3 các bà mẹ hầu như không nhận được sự hỗ trợ về mặt kinh tế, thiết bị hay tình cảm từ những người khác [84]. Việt Nam có mức hỗ trợ cao hơn các nước khác một cách có ý nghĩa. Ở Việt Nam, dưới 4% không nhận được hỗ trợ từ bất cứ nguồn nào và 85% nhận được từ 2 nguồn trở lên. Kết quả chính là nguồn vốn XH theo nhận thức ở cấp độ cá nhân có liên quan hằng định ở 4 quốc gia với một sự chia đều của các tỉ số chênh về CMD. Kết quả này hiện diện ở 4 quốc gia trong các phân tích thô và có điều chỉnh. Quan hệ nhân quả không được suy ra vì thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang. Đối tượng nghiên cứu, những người có cái nhìn bi quan có thể tường thuật nhiều hơn về sức khỏe tâm lý kém và cũng tường thuật nhiều hơn về nguồn vốn XH thấp kém.

Khác biệt về sức khỏe liên quan đến tình trạng kinh tế xã hội (TTKTXH) đã được các nhà nghiên cứu mô tả trong nhiều thập kỷ qua. Những người thuộc vị thế XH cao hơn thường có được đời sống sức khỏe tốt hơn những người thuộc vị thế thấp. Mức chênh này liên quan đến tỉ lệ tử vong do mọi nguyên nhân [32] và gặp ở hầu hết các điều kiện và tình trạng bệnh [66]. Mặc dù có nhiều yếu tố giải thích mối liên quan giữa TTKTXH và sức khỏe, những yếu tố về rối nhiễu cảm xúc-nhận thức (như trầm cảm) đóng một vai trò đặc biệt quan trọng [85], [97]. Những nghiên cứu về mối liên quan giữa TTKTXH và trầm cảm

trên khắp thế giới đã liên tục cho thấy có mối liên quan nghịch giữa vị thế XH và rối nhiễu trầm cảm.

1.2. KHÁI NIỆM RỐI NHIỄU TÂM LÝ.‌

Một rào cản trong học tập đó là rối loạn sức khỏe tâm lý, một nghiên cứu gần đây trong thanh niên Canada cho thấy thanh thiếu niên trở nên chán nản sau mỗi năm. Thậm chí bị rối loạn nhiều loại tâm lý khác nhau, chủ yếu là lo âu, stress, trầm cảm [1], [78].


Triệu chứng nhẹ, thoáng qua: tai nạn; ảnh hưởng trầm cảm; cảm giác lo lắng, mất người thân, người sống sót tội lỗi; tâm thể; khó chịu; ngủ khó khăn, tuyệt vọng; nóng nảy; lo ngại; cảm thấy quan trọng của người khác; tự tử.

Những vấn đề tâm lý, xã hội: tăng hành vi uống rượu, bạo lực, lạm dụng thuốc, thuốc lá, ....


Hội chứng rối nhiễu tâm lý (nặng)

Sức khỏe tâm lý bình thường

Sơ đồ 1.1: Các mức độ rối nhiễu tâm lý. (nguồn: APA – Hiệp hội tâm lý học Hoa kỳ [33], Sức khỏe tâm lý được biễu diễn là hàm số liên tục khác quan niệm cũ là có hay có bệnh)


Sức khỏe được định nghĩa là sự thoải mái giữa thể chất, tâm lý, và xã hội (WHO). Ngày nay nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy mối quan hệ giữa ba mặt trên của sức khỏe con người. Đó cũng là chất lượng cuộc sống. WHO định nghĩa 11 nhóm khác nhau của rối nhiễu tâm lý.

- Rối nhiễu tâm lý thực thể (chẳng hạn sa sút trí tuệ, mê sảng và chấn thương não).

- Rối loạn hành vi và tâm lý do việc sử dụng các chất hướng thần - chủ yếu rượu và các thuốc khác.

- Bệnh tâm lý phân liệt và các rối loạn hoang tưởng có liên quan. Rối nhiễu tính tình- dễ xúc động: điên cuồng, lưỡng cực - trầm cảm vui buồn thất thường.

- Những rối loạn thực thể, về thần kinh và liên quan đến stress -sợ hãi, lo lắng, hoảng loạn, OCD, v.v….

- Những rối nhiễu hành vi liên quan đến các vấn đề về sinh lý và các yếu tố cơ thể - rối loạn ăn uống, giấc ngủ và hoạt động tình dục. Những rối nhiễu về hành vi và nhân cách ở người lớn.

- Những rối nhiễu về phát triển tâm lý. Những rối nhiễu hành vi và cảm xúc khởi phát từ thời thơ ấu/ dậy thì (ADHD, CD).

- Những rối nhiễu tâm lý khác chưa xác định - khác với các thể trên.

Tại Việt Nam, thuật ngữ “Disorder mental health- rối loạn tâm thần”, được Nguyễn Khắc Viện định nghĩa theo một hướng khác, phù hợp với văn hóa Việt Nam về khái niệm này. Ông sử dụng khái niệm “rối nhiễu tâm lý” thay cho “rối loạn tâm thần”. Trong tác phẩm tâm lý lâm sàng trẻ em Việt Nam xuất bản Y học năm 1999, Nguyễn Khắc Viện đã viết “Ở N-T, chúng tôi chủ trương không dùng từ tâm thần nữa mà dùng từ tâm lý để nói chung, như khi nói khám tâm lý, không nói khám tâm thần; nếu ghép vào trong khuôn viên của một bệnh viện tâm thần, sẽ rất ít ai đến, và cũng không mấy bác sĩ, y tá, giáo viên, cán bộ xã hội chịu học tập chuyên khoa này” [26]. Đến nay, thuật ngữ rối nhiễu tâm lý được các nhà tâm lý học, tâm thần học, giáo dục học, công tác xã hội sử dụng trong giảng dạy, nghiên cứu, trị liệu tâm lý, công tác xã hội đối với những cá nhân và cộng đồng dễ bị tổn thương, khủng hoảng tâm lý sử dụng tương đương với thuật ngữ rối loạn tâm thần. Tác giả thừa nhận và sử dụng bảng phân loại rối loạn tâm thần và hành vi của WHO và APA. Rối loạn tâm lý có các tiêu chí chẩn đoán rõ ràng, được thừa nhận, công cụ đã được quốc tế hóa, được các nhà tâm thần học, tâm lý học, công tác xã hội sử dụng nhiều trong nghiên cứu và chẩn đoán, trị liệu rối nhiễu tâm lý ở người lớn cũng như trẻ em.

Như vậy rối nhiễu tâm lý được định nghĩa là một hành vi có ý nghĩa lâm sàng hoặc một hội chứng tâm lý xuất hiện ở một cá nhân gây ra sự đau khổ, bất lực, rối loạn chứng năng, làm gia tăng hành vi nguy cơ tự hủy hoại bản thân, làm cá nhân mất khả năng kiểm soát bản thân. Khái niệm rối nhiễu tâm này được sử dụng nhằm phân biệt rối nhiễu tâm lý với những rối loạn sinh lý do tổn thương thực thể hoặc não bộ gây ra. Robert S.Feldman (2003); Paul Bennett (2003); James E.Maddux và Barbara A.Winstead (2008), Các tác giả này đều cho rằng một kinh nghiệm hay một hành vi, ứng xử của cá nhân được xem là rối nhiễu phải đáp ứng các tiêu chí: lệch chuẩn về mặt thống kê, rối loạn chức năng, rối loạn stress, sai lệch các nguyên tắc xã hội, làm suy giảm hoạt động nghề nghiệp, đời sống gia đình và xã hội, đặt cá nhân vào tình huống nguy hiểm. Những người bị các triệu chứng: lo

âu không rõ lý do kéo dài, buồn rầu, ám sợ đám đông, bị tổn thương tâm lý, khó tập trung trong công việc, chán nản, rối nhiễu hành vi…. ở mức độ nhẹ và do các sự kiện trong cuộc sống gây ra được gọi là những người bị rối nhiễu tâm lý. Chữa trị những rối nhiễu tâm lý cần phải sử dụng các liệu pháp tâm lý.

- Sai lệch thống kê (trung bình là 2%).

- Sự vi phạm chuẩn xã hội. Phá vỡ luật lệ xã hội.

- Hành vi thiếu nhạy cảm khi giao tiếp người khác: thiếu nhạy cảm với bản thân, thiếu nhạy cảm với người khác.

- Tình trạng đau khổ tâm hồn (personal distress).

- Có lệch chuẩn mà không thích ứng được, không có khả năng quên, thích ứng phù hợp với hiện tại.

- Lệch từ lý tưởng: điều gì khi lý tưởng không thực hiện được - phù hợp chuẩn mực xã hội.

- Lệch hành vi do các yếu tố sinh học (y khoa), di truyền, hay nhiễm độc từ các tác nhân lý hóa sinh.

Sự phân biệt rối nhiễu tâm lý như vậy không nhằm đánh giá đúng hay sai, đạo đức hay không đạo đức, là những tiêu chí phân loại mà thôi.

Những vấn đề sức khỏe tâm lý nào đóng góp nhiều nhất vào tỉ lệ bệnh, 10 nguyên nhân tàn tật hàng đầu ở những người 15-44 tuổi, ước lượng toàn cầu: HIV/AIDS tỉ lệ là 13,0%, trầm cảm đơn cực có tỉ lệ 8,6%, tai nạn giao thông có tỉ lệ 4,9%, bệnh Lao có tỉ lệ là 3,9%, rối loạn do rượu có tỉ lệ 3,0%, tai nạn tự thân gây ra tỉ lệ 2,7%, thiếu máu thiếu sắt có tỉ lệ 2,6%, tâm thần phân liệt có tỉ lệ 2,6%, rối loạn lưỡng cực có tỉ lệ 2,5%, bạo lực có tỉ lệ 2,3% (WHO, 2006).

Nội dung và các tiêu chuẩn chẩn đoán của các rối loạn này dựa trên sự đồng thuận về các các ý kiến và các khái niệm hiện nay trong tâm thần học (nhiễu tâm) được mô tả trong Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về các rối loạn tâm lý xuất bản lần thứ 4-Bản sửa chữa (DSM-IV-TR), một hệ thống phân loại được phát minh bởi Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ. DSM-IV-TR tương thích với một hệ thống phân loại tâm thần chính khác, là Phân loại Thống kê Quốc tế về Bệnh và các vấn đề sức khỏe liên quan sửa chữa lần thứ mười (ICD- 10), được phát triển bởi Tổ chức Y tế thế giới và được sử dụng chủ yếu ở châu Âu và các khu vực khác ngoài Mỹ.

DSM-IV-TR bao gồm 15 nhóm chẩn đoán chính, cộng thêm một nhóm gọi là “các tình trạng khác có thể là trọng tâm chú ý lâm sàng”. DSM-IV-TR sử dụng hệ thống đa trục

để mã hoá các tình trạng của người bệnh theo năm trục (một chẩn đoán xác định có thể được thực hiện khi sử dụng chỉ ba trục đầu tiên):

Trục I: Các rối loạn lâm sàng.

Trục II: Các rối loạn nhân cách và chậm phát triển tâm thần. Trục III: Các bệnh đa khoa tổng quát.

Trục IV: Các vấn đề tâm lý xã hội và môi trường.

Trục V: Thang lượng giá chung về hoạt động chức năng (GAF), được định lượng bởi mức độ chức năng tâm lý của mỗi người trong đời sống hàng ngày và các triệu chứng học cảm xúc trên một chuỗi xắp sếp từ 1 (không khả năng duy trì vệ sinh cá nhân tối thiểu, nguy hiểm cho bản thân) đến 100 (hoạt động chức năng nghề nghiệp và xã hội tốt, không có các triệu chứng cảm xúc).


Bảng 1.1. Các rối nhiễu tâm lý


TÌNH TRẠNG

CÁC VÍ DỤ

Sảng, sa sút tâm thần, và các rối loạn quên và các rối loạn nhận thức

khác

Sảng do suy tim sung huyết, sa sút tâm thần Alzheimer

Rối loạn tâm thần do một bệnh thực thể tổng quát không đưọc phân loại

nơi khác

Thay đổi nhân cách do bệnh ban đỏ lupus hệ thống

Các rối loạn liên quan chất

Các rối loạn liên quan rượu, các rối loạn liên quan

chất an thần

Tâm thần phân liệt và các rối loạn

loạn thần khác

Tâm thần phân liệt, các rối loạn dạng phân liệt

Các rối loạn khí sắc

Rối loạn trầm cảm chủ yếu, rối loạn lưỡng cực I

Các rối loạn lo âu

Rối loạn hoảng loạn, ám ảnh sợ chuyên biệt, rối loạn

stress sau chấn thương

Các rối loạn dạng cơ thể

Rối loạn chuyển di, nghi bệnh

Các rối loạn giả bệnh

Rối loạn giả bệnh có triệu chứng hoặc dấu hiệu tâm lý

ưu thế hoặc cơ thể ưu thế

Các rối loạn phân ly

Quên phân ly, rối loạn giải thể nhân cách, du hành

phân ly

Các rối loạn nhận diện tính dục và

giới tính

Rối loạn chức năng cương thứ phát, các rối loạn nhận

diện giới tính

Các rối loạn ăn

Loạn thần kinh chán ăn, loạn thần kinh ăn vô độ

Các rối loạn ngủ

Các rối loạn giấc ngủ tiên phát, các rối loạn giấc ngủ liên quan đến một rối loạn

tâm thần khác

Các rối loạn kiểm soát xung động không được

phân loại nơi khác

Rối loạn bùng nổ từng cơn, chứng ăn cắp, đánh bạc bó buộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Một số rối nhiễu tâm lý của sinh viên Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh - 4

Rối loạn thích ứng có khí sắc trầm cảm, lo âu, khí sắc

lo âu, trầm cảm hỗn hợp, và các rối loạn hành vi

Các rối loạn nhân cách

Rối loạn nhân cách hoang tưởng, rối loạn nhân cách

chống đối xã hội

Các tình trạng khác có thể là trọng

tâm chú ý lâm sàng

Các rối loạn vận động do thuốc, các vấn đề

liên quan đến lạm dụng hoặc bỏ bê, giả bệnh trốn việc

Các rối loạn thích ứng

Nguồn: Sổ tay Chẩn đoán và Thống kê về các rối loạn tâm thần xuất bản lần thứ 4-Bản sửa chữa (DSM-IV-TR).



Rối nhiễu tâm lý và sức khỏe tâm lý.

Gánh nặng tổng thể của các rối nhiễu tâm lý là khó đo lường. Rối nhiễu tâm lý tương tác với nhiều tình trạng sức khỏe. Xem xét tiểu đường hoặc bệnh béo phì, HIV/AIDS và nhiễm trùng siêu vi mạn tính chấn thương, những người sống trong các tình trạng này dễ mắc trầm cảm, lo âu [59]. Rối loạn tâm lý làm tăng rất nhiều lần nguy cơ nhiễm HIV và có thể suy giảm việc tuân thủ điều trị, dẫn đến phát triển AIDS. Trong nhiều bệnh thực thể, những người có sẵn rối nhiễu tâm lý từ trước sẽ làm chậm trễ việc tìm kiếm sự giúp đỡ. Sức khỏe tâm lý là một vấn đề quan trọng cũng như sức khỏe thể chất đối với các cá nhân, cộng đồng và thế giới. Rất khó có thể dự đoán một ai đó có thể phát triển các rối loạn về sức khỏe tâm lý. Khó có thể áp dụng các biện pháp nâng cao sức khỏe một cách có hiệu quả. Đa phần các nghiên cứu được tiến hành ở các nước nói tiếng Anh, và các nước phương Tây [54], [75], [102]. Các vấn đề sức khỏe tâm lý có liên quan đến các biến cố xấu xảy ra trong thời niên thiếu (ACE), đặc biệt là ngược đãi trẻ em, ACE có liên quan đến sức khỏe thể chất lẫn tâm lý ở người lớn và trẻ em và các hành vi nguy cơ có thể dẫn đến bệnh tật. Những sang chấn về mặt tâm lý, cảm xúc cũng không chữa lành được qua thời gian ở phần lớn nạn nhân.

Gánh nặng bị chê dấu và không thể xác định được. Gánh nặng không thể xác định được gợi ý về sức nặng về kinh tế, xã hội đối với gia đình, mặc dù các nhà khoa học cho nó là cao nhưng chưa có đo lường trên quy mô lớn. Gánh nặng chê dấu gợi ý gánh nặng gắn liền với hiện tượng nghĩ không tốt về bệnh tâm lý, và sự xâm phạm tự do và quyền con người. Khoảng 14% gánh nặng bệnh tật toàn cầu đã được quy cho chứng rối loạn tâm thần kinh, chủ yếu là do bản chất kinh niên vô hiệu của trầm cảm và rối nhiễu tâm lý phổ biến khác, uống rượu và sử dụng chất, và rối loạn thần. Ước lượng như vậy đã thu hút được sự chú ý đến tầm quan trọng của rối nhiễu tâm lý cho sức khỏe công cộng. Tuy nhiên, vì họ nhấn mạnh sự đóng góp riêng của rối nhiễu tâm lý và thể chất cho người khuyết tật và tử vong, có thể đã cố nỗ lực chính để cải thiện sức khỏe và giảm nghèo. Gánh nặng của rối nhiễu tâm lý có thể có được đánh giá thấp vì sự đánh giá không đầy đủ của các mối liên hệ giữa các bệnh tâm lý và điều kiện sức khỏe khác. Vì những tương tác này, không thể có sức khỏe mà không có sức khỏe tâm lý. Làm tăng nguy cơ rối nhiễu tâm lý cho bệnh truyền

nhiễm. Hiện nay dịch vụ y tế không được cung cấp một cách công bằng cho những người có rối nhiễu tâm lý, và chất lượng chăm sóc cho cả hai điều kiện sức khỏe tâm lý và thể chất cho những người này có thể cải thiện được [8], [72]. Phát triển và đánh giá các can thiệp tâm lý xã hội có thể được tích hợp vào quản lý các bệnh truyền nhiễm và bệnh không truyền nhiễm.

Hệ thống y tế cần được tăng cường để cải thiện cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm lý, bằng cách tập trung vào chương trình hiện có và các hoạt động, chẳng hạn như công tác phòng chống và điều trị HIV, lao và sốt rét; bạo lực trên cơ sở giới; chăm sóc tiền sản, quản lý tổng hợp bệnh tật ở trẻ em và dinh dưỡng trẻ em; và quản lý bệnh mãn tính. Nhận thức về sức khỏe tâm lý cần phải được tích hợp vào tất cả các khía cạnh của sức khỏe và chính sách xã hội, quy hoạch hệ thống y tế [84].

1.3. STRESS.‌

1.3.1. Khái niệm rối nhiễu stress.‌

Vào những năm 1930 Adolf Meyer [70],[71] đã tán thành cách sử dụng biểu đồ cuộc sống trong chẩn đoán y khoa. Số liệu về ngày sinh, khoảng thời gian có rối loạn các cơ quan khác nhau, các tình huống đời sống đa dạng và phản ứng của bệnh nhân đối với chúng. Năm 1954 bắt đầu một chương trình nghiên cứu những thay đổi của cuộc sống và các khuôn mẫu bệnh tật tại trường đại học Cornell. Những nghiên cứu này cho thấy sự xuất hiện của bệnh tật có liên quan với sự thay đổi cuộc sống trong những khoảng thời gian xác định. Năm 1967, Holmes và Rahe [55] công bố sự chia độ của 43 tình huống cuộc sống theo phương pháp xác định số lượng, các thay đổi cuộc sống tương xứng với số lượng điều chỉnh lại theo đòi hỏi của một người bình thường. Sự chia độ này cho phép số lượng nghiên cứu lớn hơn về sự thay đổi của cuộc sống và bệnh tật, và cung cấp một phương pháp biến đổi then chốt để phá vỡ vòng tròn đo lường sự căng thẳng do các thay đổi của cuộc sống bằng hậu quả bệnh tật, mà hơn nữa là bằng tầm quan trọng vốn có của stressor. Bảng câu hỏi dựa trên sự chia độ này và những sự chia độ tương tự đã thu thập dữ liệu trên vài dân số củathế giới. Nhìn lại các nghiên cứu đã cho thấy mối quan hệ giữa sự thay đổi cuộc sống gần đây và hậu quả bệnh lý trên người bệnh, như chết tim đột ngột, tăng nhồi máu cơ tim, sự cố gãy xương, thai nghén, biến chứng sinh sản, làm trầm trọng thêm bệnh mãn tính, lao, sự xơ cứng thêm phức tạp, tăng bệnh bạch cầu ở trẻ sơ sinh, tăng các rối loạn tâm lý như suy nhược và bệnh tâm thần phân liệt. Các nghiên cứu sắp tới, đặc biệt là sự hướng dẫn này trên hải quân Mỹ khi họ đang dàn quân trên biển, dự đoán bệnh tật tương lai căn cứ trên sự thay đổi thực tế cuộc sống do sự phát triển mang lại và sau đó kiểm tra tính chính xác của các dự đoán này bằng cách xem xét các bảng báo cáo y tế.

Mặc dù đã tìm ra mối quan hệ khắng khít giữa các tình huống căng thẳng của cuộc sống và những khuôn mẫu bệnh tật, điều này không giải thích được tại sao một số người

chịu đựng sự thay đổi đáng kể thì phát bệnh nhưng một số khác chịu đựng sự thay đổi có cường độ lớn như vậy vẫn khoẻ mạnh. Một mối tương quan điển hình giữa sự thay đổi của cuộc sống và bệnh tật đã được báo cáo trong các nghiên cứu mới đây là 0,30, cho phép sự khác biệt không giải thích được là 91%. Sự chú ý gần đây đã tập trung vào cá nhân và các tình huống khác mà nó có thể là mối quan hệ trung gian giữa sự thay đổi của cuộc sống và bệnh tật. Ở giữa các khác biệt về tâm lý thì dường như trung gian của sự đáp ứng stress là nơi điều khiển (bao gồm phạm vi mà cá nhân thích kiểm soát cuộc sống của họ hơn và kiểm soát như thế nào để họ nhận ra các tình huống đặc biệt trong cuộc sống), nhu cầu kích thích, công khai thay đổi, che giấu kích thích, tự thực hiện, sử dụng sự phủ nhận, sự ủng hộ của xã hội, và tự bộc lộ cảm xúc. Trong một nghiên cứu của Illinois Bell thực hiện trong lúc loại bỏ AT&T, những sự loại bỏ này ở những người đã trải qua stress cao vẫn khoẻ mạnh khác với những người bị stress cao và bệnh tật cao trên khía cạnh của “sức chịu đựng”. Điểm đặc biệt của cá nhân này bao gồm sự ràng buộc mạnh mẽ đối với chính bản thân họ, công việc, gia đình và các giá trị quan trọng khác; đó là ý nghĩa điều khiển cuộc sống; khả năng xem sự thay đổi như là thách thức hơn là đe dọa.

Mối tương quan giữa stress tâm lý và bệnh thể chất thì phức tạp và đa nhân tố. Kết quả nghiên cứu stress và bệnh tật theo phạm vi rộng của hành vi phức tạp, xúc cảm, nhận thức, thể chất, y học, chất hormon, hóa sinh, tế bào, môi trường và ngay cả những mối quan hệ gắn liền với tâm lý thì không dễ để hiểu hoặc tóm lược trong cuộc thử nghiệm kiểm tra lâm sàng. Những nghiên cứu trên đã ước đoán rằng có tới 70% các cuộc thăm viếng của các bác sĩ CSBĐ là do những vấn đề liên quan đến stress và kiểu mẫu cuộc sống. Tuy nhiên hầu hết những bác sĩ lâm sàng đã không được đào tạo để mở rộng công việc chẩn đoán của họ và can thiệp điều trị vào lĩnh vực tâm lý của những bệnh này. Việc điều trị và phòng ngừa chưa đầy đủ đòi hỏi những nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu quan tâm tới bệnh nhân của họ và phạm vi các cuộc đấu tranh vì sự sống mà những bệnh nhân này đang chịu đựng. Phối cảnh rộng hơn này cho phép nhà lâm sàng can thiệp tại nhiều điểm dọc theo chuỗi liên tục từ trí não tới các phân tử.

Stress đã được vay mượn từ sinh lý học và tâm lý y học, nói chung nó nói đến một lực hoạt động chống lại sự chịu đựng. Luật Hooke về tính co dãn nói rằng “stress=K> trạng thái căng thẳng”, mà K là một hằng số tùy thuộc vào bản chất của vật chất và kiểu stress thường sản sinh ra trạng thái căng thẳng. Hằng số K được gọi là Young’s Modulus. Trong khoa học vật chất, stress là cái gì từ thế giới bên ngoài tác động vào vật chất; trạng thái căng thẳng là phản ứng của vật chất với stress.

Hans Selye đã đồng ý với việc giới thiệu khái niệm stress thành sinh lý học. tác giả cũng định nghĩa stress một cách sơ lược là “tỉ lệ của sự suy nhược và nước mắt trong cơ thể” và một cách chặc chẽ hơn là “tình trạng biểu hiện triệu chứng đặc trưng và bao gồm cả

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 19/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí