Mô Hình Trung Tâm Chăm Sóc Sức Khỏe Người Cao Tuổi Do Nhà

41


chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi ở vùng nông thôn thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương. Mô hình can thiệp của Dự án được đánh giá là có tính khả thi, bền vững và có khả năng nhân rộng tại các địa phương khác trong huyện.

Mô hình Quản lý, Khám, Chữa bệnh người cao tuổi tại trạm y tế xã (gọi tắt là QKC) được Nguyễn Văn Tập và cộng sự [32] xây dựng và áp dụng với các nội dung hoạt động sau: Xây dựng mạng lưới quản lý sức khỏe người cao tuổi; Xây dựng chỉ số điều hành dựa vào cộng đồng để đánh giá kết quả mô hình can thiệp; Quản lý khám chữa bệnh định kỳ người cao tuổi tại xã; Quản lý theo dõi huyết áp người cao tuổi tại thôn; Truyền thông, tư vấn, tập thể dục dưỡng sinh và một số hoạt động chăm sóc sức khỏe toàn diện khác. Các hoạt động của mô hình đã đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi là được khám chữa bệnh tại địa phương. người cao tuổi ở nông thôn được cung cấp các kiến thức về dự phòng, chăm sóc sức khỏe. Bên cạnh đó, kết quả của mô hình đã góp phần tác động đến chính quyền, địa phương và người dân nhận thức được sự cần thiết kết hợp giữa phát triển kinh tế và chăm sóc sức khỏe thể hiện qua xây dựng "Làng văn hóa" có thêm tiêu chí khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại địa phương.

Mô hình "Quản lý, chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng" tại các xã của huyện Từ Liêm, Hà Nội được Trần Ngọc Tụ [44] xây dựng và thử nghiệm với ba hoạt động chính: (i) Tổ chức quản lý sức khỏe, khám chữa bệnh cho người cao tuổi tại nhà và tại trạm y tế xã; (ii) Tổ chức truyền thông

– giáo dục sức khỏe cho người cao tuổi thông qua truyền thông gián tiếp trên hệ thống loa truyền thành xã, cấp phát tờ rơi, tờ gấp cho người cao tuổi và gia đình người cao tuổi; (iii) Tổ chức luyện tập dưỡng sinh cho người cao tuổi. Các hoạt động của mô hình đã được lồng ghép vào nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu của trạm y tế xã. Mô hình không đơn thuần chỉ có khám chữa bệnh mà còn áp dụng các biện pháp nhiều chiều như động viên tinh thần, tổ chức luyện tập thể dục dưỡng sinh và nâng cao kiến thức phòng bệnh, giữ gìn

42


sức khỏe cho người cao tuổi. Mô hình đã đưa người cao tuổi từ đối tượng thụ động trở thành chủ thể tự chăm sóc mình.

1.6.3. Mô hình trung tâm chăm sóc sức khỏe người cao tuổi do Nhà

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 138 trang tài liệu này.

nước quản lý

Đây là mô hình này được triển khai rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới và ở Việt Nam.

Tại Thụy Điển, mô hình nhà dưỡng lão được xây dựng dành cho người cao tuổi không thể sống độc lập được, cần có sự giúp đỡ của nhân viên y tế và dịch vụ xác hội khác. người cao tuổi có thể mang theo các tiện nghi riêng của mình. Các dịch vụ thăm hỏi, chăm sóc sức khỏe do nhân viên y tế đảm nhận hàng ngày [14]. Tại Thái Lan, Trung tâm cung cấp dịch vụ xã hội cho người cao tuổi được thành lập đầu tiên vào năm 1979 do các cơ quan Chính phủ điều hành. Trung tâm này dành cho người cao tuổi sống ở gần đó muốn tham gia các hoạt động khác nhau trong ngày và là cơ sở tạm thời dành người cao tuổi đang có vấn đề về gia đình. Tại Trung tâm có các dịch vụ như ăn, ở, khám chữa bệnh, các hoạt động xã hội, hỗ trợ gia đình, tư vấn chăm sóc sức khỏe và một đơn vị lưu động [14].

Ở Việt Nam, mô hình Trung tâm chăm sóc sức khỏe được giao cho ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý. Chủ yếu Trung tâm bảo trợ xã hội, các trung tâm, khu dưỡng lão vẫn là một trong những chính sách ưu đãi của xã hội đối với người cao tuổi. Ngoài ra, ở nước ta hiện nay có nhiều mô hình nhà dưỡng lão với quy mô vừa và nhỏ ra đời phục vụ nhu cầu chăm sóc cơ bản và thiết yếu cho người cao tuổi trên địa bàn [1].

Mô hình Trung tâm bảo trợ xã hội phù hợp với các đối tượng người cao tuổi được nhận về nuôi chủ yếu là lang thang, cơ nhỡ, xin ăn, tàn tật. Các trung tâm, khu dưỡng lão phù hợp với đối tượng cách mạng, đối tượng chính sách. Trung tâm dịch vụ chăm sóc sức khỏe người cao tuổi thì được đầu tư khá cơ bản về trang thiết bị, cơ sở vật chất, với đội ngũ y bác sỹ, điều dưỡng viên có trình độ, có phẩm chất trong hoạt động chăm sóc và phục vụ nhiệt

43


tình, chu đáo. Tuy nhiên, trên thực tế do còn nhiều khó khăn về điều kiện kinh tế, cúng như cơ chế quản lý hành chính nhà nước còn nhiều bất cập, nên mô hình chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.

1.6.4. Mô hình câu lạc bộ sức khỏe: Thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, ngoài các trung tâm dưỡng lão do Nhà nước và tư nhân xây dựng, tại các địa bàn dân cư, nhiều chi hội người cao tuổi, cơ quan, xí nghiệp đã thành lập câu lạc bộ sức khỏe, câu lạc bộ văn hóa, thể dục dưỡng sinh, câu lạc bộ thể thao, bóng đá, bóng bàn, cầu lông, cờ tường,... Đây là một trong những mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi theo hướng phòng bệnh hơn chữa bệnh, đã thu hút được sự tham gia đông đảo và nhiệt tình của người cao tuổi [10].

Ở Việt Nam, từ năm 2004, Ủy ban Thể dục Thể thao đã phối hợp với Hội Người cao tuổi Việt Nam đề xuất chương trình "Đẩy mạnh các hoạt động thể dục, thể thao của người cao tuổi giai đoạn từ năm 2004 đến năm 2008". Đến nay, trên toàn quốc đã có 85% số tỉnh, thành phố có câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời và hàng ngàn câu lạc bộ các môn thể thao chuyên biệt khác nhau, hàng trăm giải đấu, hội thi thể thao... dành cho người cao tuổi [6]. Tại cộng đồng còn có các câu lạc bộ khác điển hình của người cao tuổi như câu lạc bộ dưỡng sinh, câu lạc bộ sức khỏe ngoài trời.

1.6.5. Mô hình y tế viễn thông trong chăm sóc sức khỏe người cao tuổi: Mô hình này cho phép ứng dụng những tiến bộ về công nghệ thông tin trong y học để truyền tải các thông tin y học từ khoảng cách xa đến với các đối tượng, từng vùng miền khác nhau nhưng cho kết quả thông tin giống nhau [4]. Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã triển khai và áp dụng mô hình này. Tại Nhật Bản, nhiều trung tâm tư vấn chăm sóc sức khỏe người cao tuổi đã được xây dựng từ xa với sự hỗ trợ của viễn thông trong chăm sóc sức khỏe ban đầu [143]. Ở Việt Nam, do điều kiện về kinh tế còn nhiều khó khăn, đặc biệt tại những khu vực vùng sâu, vùng xa, mô hình này chưa được triển khai rộng rãi tại cộng đồng dân cư.


Qua đánh giá các mô hình trên, mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi ở cộng đồng đã đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi nói chung và người cao tuổi ở khu vực nông thôn nói riêng về thông tin, kỹ năng rèn luyện, giữ gìn sức khỏe theo hướng dự phòng tại cộng đồng không tốn kém, phù hợp với điều kiện và trình độ của người cao tuổi ở khu vực nông thôn; đáp ứng được phương châm xã hội hóa trong công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Kết quả triển khai các mô hình cho thấy để có một mô hình dự phòng chăm sóc sức khỏe khả thi, phù hợp đối với người cao tuổi nói chung, cho người cao tuổi sa sút trí tuệ nói riêng tại cộng đồng, nhất thiết việc xây dựng mô hình phải xuất phát từ thực tế khảo sát, đánh giá thực trạng về các vấn đề liên quan đến người cao tuổi và sa sút trí tuệ tại cộng đồng đó.


Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


2.1. Đối tượng nghiên cứu

Người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên đang sinh sống trên địa bàn của thành phố Hà Nội, được lựa chọn vào nghiên cứu theo các tiêu chuẩn sau:

- Tiêu chuẩn lựa chọn: người cao tuổi từ 60 tuổi trở lên, có hộ khẩu thường trú và đang sinh sống tại khu vực nghiên cứu, không phân biệt giới tính, tự nguyện tham gia và hợp tác nghiên cứu, có trình độ học vấn từ biết đọc - biết viết trở lên.

- Tiêu chuẩn loại trừ: Người dưới 60 tuổi hoặc quá già yếu, khiếm thính, khiếm thị, liệt nửa người, đang mắc bệnh nặng không thể tham gia nghiên cứu, không biết đọc - biết viết, không tự nguyện và không hợp tác nghiên cứu, không có hộ khẩu thường trú và không sinh sống thường xuyên tại khu vực nghiên cứu.

2.2. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được tiến hành tại bốn xã, phường thuộc một quận (quận Đống Đa) và một huyện (huyện Sóc Sơn) của thành phố Hà Nội.

2.2.1. Quận Đống Đa

Là quận có đầy đủ những đặc thù và điển hình về thành thị của Thủ đô Hà Nội, một trong những quận có nền kinh tế phát triển nhất Hà Nội. Quận nằm ở trung tâm Thủ đô: phía Bắc giáp quận Ba Đình, phía Đông-Bắc giáp quận Hoàn Kiếm (ranh giới là phố Lê Duẩn), phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng (ranh giới là phố Lê Duẩn và đường Giải phóng), phía Nam giáp quận Thanh Xuân (ranh giới là đường Trường Chinh và đường Láng), phía Tây giáp quận Cầu Giấy (ranh giới là sông Tô Lịch). Quận có diện tích lớn nhất

(9,96 km2) và đông dân nhất trong các quận Hà Nội (dân số thường trú

352.000 người, theo điều tra dân số 2004) với nhiều tầng lớp dân cư, tôn giáo đang sinh sống tại 21 phường thuộc quận.


Tỷ lệ 1 100 000 Hình 2 1 Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội Phường 1


Tỷ lệ 1: 100.000


Hình 2.1. Bản đồ hành chính thành phố Hà Nội


* Phường Phương Mai và Kim Liên (gọi tắt là hai phường nội thành): Là hai phường trong tổng số 21 phường thuộc quận Đống Đa.

- Phường Kim Liên: nằm gần trung tâm quận Đống Đa, dân số trên

17.000 người với gần 4.000 hộ dân, 52 tổ dân phố. Hiện nay có 1.923 người

cao tuổi đang sinh sống tại phường.

- Phường Phương Mai: nằm ở phía Đông-Nam quận Đống Đa, dân số

20.444 người, có 1.500 người từ 60 tuổi trở lên sinh sống tại phường [11].

2.2.2. Huyện Sóc Sơn

Nằm phía Bắc và ở xa trung tâm Hà Nội, là một trong những huyện có diện tích lớn và đông dân nhất trong các huyện của thành phố Hà Nội. Huyện Sóc Sơn giáp huyện Phổ Yên thuộc tỉnh Thái Nguyên về phía Bắc, huyện Yên Phong thuộc tỉnh Bắc Ninh về phía Đông - Bắc, về phía Tây - Bắc và phía Nam giáp các huyện Mê Linh và Đông Anh của Hà Nội. Huyện Sóc Sơn có thị trấn Sóc Sơn và 25 đơn vị hành chính cấp xã.

* Xã Thanh Xuân và xã Minh Trí (gọi tắt là hai xã ngoại thành): Là hai xã trong tổng số 25 xã thuộc huyện Sóc Sơn.

- Xã Thanh Xuân: Là một trong 25 xã thuộc huyện Sóc Sơn, nằm ở phía Tây - Nam huyện Sóc Sơn có dân số trên 11.000 người. Xã gồm 10 đơn vị hành chính, trong đó có 2 khu hành chính và 8 thôn, có 1.100 người từ 60 tuổi trở lên hiện đang sinh sống tại xã [47].

- Xã Minh Trí: nằm ở phía Tây huyện Sóc Sơn có dân số 14.300 người. Xã có 8 đơn vị hành chính là 8 thôn, có 1.200 người từ trên 60 tuổi, 145 người từ trên 80 tuổi hiện đang sinh sống tại xã.

2.3. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 9 năm 2012.

2.4. Phương pháp nghiên cứu

2.4.1. Thiết kế nghiên cứu

- Giai đoạn 1: Tiến hành nghiên cứu cắt ngang xác định tỷ lệ hiện mắc sa sút trí tuệ ở người cao tuổi tại bốn xã, phường thuộc huyện Sóc Sơn và quận Đống Đa, Hà Nội.


- Giai đoạn 2: Từ kết quả nghiên cứu cắt ngang tiến hành nghiên cứu bệnh-chứng để xác định các yếu tố nguy cơ của sa sút trí tuệ tại hai quận, huyện của thành phố Hà Nội theo sơ đồ sau:



Hoạt động xã hội

Đái tháo đường

Rối loạn lipid máu

Hoạt động giải trí, thể lực

SA SÚT TRÍ TUỆ

Thói quen, tiền sử

Học vấn

Tăng huyết áp

Bệnh mạch não

Các yếu tố nguy cơ tâm lý-xã hội, nếp sống

Các yếu tố nguy cơ tim- mạch và chuyển hoá

Chế độ ăn nghỉ

Chăm sóc trong gia đình

Béo phì


Sơ đồ 2.1. Một số yếu tố nguy cơ sa sút trí tuệ

.....

⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/11/2022