Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 21

chẳng ngạc nhiên khi bản chất của vấn đề bệnh lý học, các cá nhân có VaD thường dễ bị tử vong từ những vấn đề liên quan đến tim mạch. Việc thiếu tập trung đến quá trình tự chăm sóc và ăn kiêng, cùng với việc giảm sự di động cũng làm cho các cá nhân đãng trí dễ mắc bệnh khác. Thụt cân và thiếu dinh dưỡng được xem là các vấn đề phổ biến. Cũng không quá ngạc nhiên khi những khó khăn có mối quan hệ lẫn nhau lại phát triển cho các cá nhân, cũng có nhiều mối liên hệ với các dịch vụ sẽ khoẻ và xã hội. Vượt qua quá trình đó, sự đãng trí có tác động đến các hoạt động hàng ngày, thường theo những vấn đề liên quan đến mua sắm, duy trì các hoạt động nội trợ và tự chăm sóc, nhưng sau đó cũng liên quan đến việc đi lại, đi vệ sinh và giao tiếp thành lời. Những nhân tố này kết hợp việc tạo dựng những thách thức ngày càng gia tăng về sự độc lập và sự phụ thuộc lớn hơn về gia đình, bạn bè và các dịch vụ dựa trên cộng đồng.

Mặc dù đãng trí lại được mô tả nổi bật như là điều kiện tổ chức, không thể đảo ngược trong thập kỳ qua, cũng có những đóng góp mà nhấn mạnh đến sự đãng trí như điều kiện tâm lý xã hội. Điều này không phải là chối từ việc tuổi già có mối quan hệ gắn liền với các điều kiện sinh học về não, nhưng cũng hướng đến cân bằng quan điểm giản luận về sinh học với cách hiểu liên quan đến cách thức các tiến trình sinh lý học được trải nghiệm qua. Ví dụ, Cheston và Bender (1999), cả hai đều là những nhà tâm lý học, cho rằng các yếu tố về xă hội, tâm lý và cơ thể có tương tác biện chứng với nhau để qua đó sự đãng trí không được hiểu một cách đầy đủ như là vấn đề bệnh tật liên quan đến thể chất và hơn nữa đó chỉ có thể nghĩ một cách đơn giản là vấn đề tâm lý hoặc xã hội. Với Cheston và Bender, quan niệm mà có gắn kết những lĩnh vực liên quan đến sinh học, xã hội và tâm lý lại chính là quan niệm về mất vai trò xã hội. Khi các cá nhân dần bị thiếu vai trò có lẽ trở nên khó khăn trong thực hiện chức năng một cách có trách nhiệm, và cuộc sống của họ thường đã được người khác quán xuyến, do đó việc thiếu các vai trò và vị thế đương nhiên xảy ra. Do đó, đấy chính là vai trò xã hội của chúng ta, những cảm nhận của chúng ta về bản thân ta là ai và những đóng góp gì chúng ta có thể thực hiện vì gia đình, cộng đồng và xã hội rộng lớn hơn mà qua đó hành động như là cái đệm chống lại sự tan rã của cá nhân. Những tranh luận Cheston và Bender trong mối quan hệ với kiến tạo xã hội về đãng trí lại có quan hệ gần gũi với Kitwood và những lý thuyết về chăm sóc hướng vào con người và sẽ quay trở lại xem xét ở chương tiếp theo. Với các nhân viên xã hội, những quan điểm này là rất quan trọng bởi vì chúng chỉ ra được các lĩnh vực của thực hiện chức năng mà được xem là rất quan trọng đối với đánh giá ở giai đoạn ban đầu về mối quan hệ với các cá nhân có những vấn đề đãng trí; họ cũng phải đối mặt với những cách tiếp cận lạc quan hơn khi thấy rằng đãng trí là có thể có nhiều sự đối lập. Nếu sự đãng trí được điều phối bởi các nhân tố được

xác định trong môi trường xã hội thì những điều này có thể dễ dàng điều chỉnh cho sự can thiệp và sự cải thiện tốt đẹp hơn.

2. Nhận biết và xử lý vấn đề đãng trí

Một rào cản đối với các hoạt động thực hành với người có các vấn đề đãng trí cũng là cách sử dụng liên tục các vấn đề ngôn ngữ mà mang tính xấu và định hướng sai. Do đó, chúng ta thường nghe được các cá nhân thường xuyên mô tả như là đã suy yếu nhưng điều này cũng chưa có những vị thế trị liệu như là một thuật ngữ mà đang gán nhãn và gây những vấn đề bêu xấu và có lẽ không được sử dụng ở các hoạt động diễn ngôn chuyên môn. “sự yếu đuối về sức khỏe tâm thần của người già” thường không có những vị thế về chẩn đoán và là một thuật ngữ có nguồn gốc từ các công bộc xã hội cũng như là một thuật ngữ uyển ngữ đề cập đến các dịch vụ cho người có bệnh đãng trí. “E.M.J” tiếp tục là một hình thức mô tả được áp dụng cho các hoạt động chăm sóc tại gia đình và các dịch vụ chăm sóc ban ngày nhưng thực sự vẫn có những vấn đề về phân biệt chủng tộc qua việc gắn kết cùng các hoạt động thực hành mang tính thiết chế nghèo nàn.

“Sự nhầm lẫn” nói riêng lại là một thuật ngữ có thể được sử dụng không chặt chẽ và không chính xác bởi chính các cán sự hoặc những nhà chăm sóc khi có sự đồng nghĩa đối với vấn đề đãng trí. Việc sử dụng thuật ngữ này có thể bị hạn chế về sự mê sảng do những vấn đề tâm lý liên quan nếu quá trình điều trị phù hợp lại không thể đảo ngược tình thế được (McKeith và Faibarin 2001). Nếu một ai đó bỗng chốc bắt đều có những dấu hiệu về sự đãng trí như hay quên, nhưng điều này gắn liền với các dấu hiệu như hoang tưởng, lý giải vấn đề sai, sai tuyến giáp, tiểu đường, thiếu vitamin B12, hoặc những tác động phụ do dùng thuốc (người già có thể dễ mắc phải các vấn đề tác động phụ về các thuốc được kê đơn và tương tác của chúng). Mặc dù xem xét các điều kiện này yêu cầu có những đánh giá về y học, nhân viên xã hội có thể tạo được thông tin quan trọng về bối cảnh về việc khi nào trạng thái nhầm lẫn nhanh chóng nảy sinh, và khi nào có những nhân tố liên quan đến đời sống cá nhân có thể chỉ ra được sự dễ mắc bệnh về tình trạng nhầm lẫn như dùng nhiều rượu. Khi sự nhầm lẫn lại mang tính lâu dài và âm ỉ, điều này có lẽ có nhiều mối liên hệ đối với các điều kiện sinh học nghiêm trọng hơn như ung thư, hoạt động của các bộ phận cơ thể như gan, thận không đúng.


Hãy xem xét những thuật ngữ sau và chỉ ra được điều gì không thể chấp nhận khi sử dụng chúng trong các bối cảnh, đặc biệt là các tình huống mà được xem phù hợp khi sử dụng các vấn đề khác

Bị nhầm lẫn

Lão suy

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Yếu đuối về mặt thần kinh về tuổi già

Sống với bệnh đãng trí

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 21

Mê sảng


3. Chăm sóc lấy con người làm trung tâm

Có thể là sự thay đổi dạng thức quan trọng nhất ở những năm gần đây khi làm việc với các cá nhân có vấn đề đãng trí chính là sự phát triển mô hình chăm sóc tập trung vào con người. Mặc dù thuật ngữ này có thể thực hiện được ý nghĩa chung nhất trong bối cảnh liên quan đến chăm sóc bệnh đãng trí, thuật ngữ này được xác định chủ yếu trong nghiên cứu của Tom Kitwood (ví dụ, Kitwood và Benson 1995; Kitwood 1997). Ông và các đồng nghiệp làm việc trong nhóm nghiên cứu về bệnh đãng trí ở Đại học Bradford được hình thành vào năm 1992, nhưng sau đó được biết đến như là nhóm Đãng trí Bradford. Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Kitwood đã được phong chức như một vị tu sĩ giáo phái Anh, và là giảng viên ở Uganda, sau khi khước từ niềm tin tôn giáo, và tiến hành nghiên cứu sinh về tâm lý học và trở thành nhà tâm lý học được thuê và làm việc thực hành như những nhà trị liệu. Nghiên cứu mà ông thực hiện với đồng nghiệp vào những năm 1990 có liên quan đến đánh giá về các dịch vụ đãng trí, phát triển được các công cụ đánh giá và phát triển các nguyên tắc về chăm sóc vấn đề đãng trí, tất cả đều bị cắt giảm sau khi có cú đột tử của ông vào năm 1988., ông để lại hàng loạt công việc mà nó tiếp tục tạo nên những ảnh hưởng về phát triển các dịch vụ.

Nguyên tắc cơ bản của Kitwood và đồng nghiệp của Bradford từ tâm lý học nhân văn của Carl Rogers và những nguyên tắc của ông liên quan đến các vấn đề vô điều kiện của cá nhân. Có những bình luận cho thấy nghiên cứu của Kitwood được xem là được bao bọc bởi những điều còn mơ hồ (Balwin và Capstick 2007:xvii), sự trái ngược nhau rõ ràng theo một số nguyên tắc và tiếp cận mà nghiên cứu của ông cũng hướng đến phát triển, nhưng chẳng có vấn đề gì nghi ngờ với thông điệp chính của bản thân ông là về các dịch vụ cho người có vấn đề đãng trí cần bắt đầu từ những nhu cầu và các luận điểm của các cá

nhân, hướng đến xem xét cá nhân có vấn đề đãng trí, với cách nhìn đơn giản hơn là nó có những tác động rất đáng kể.


Mô hình Kitwood về lý giải sự đãng trí

Kitwood thao tác hoá bệnh đãng trí bằng công thức sau: D=P+B+H+NI+SP

Trong đó D là đãng trí, O chính là nhân cách của cá cá nhân và các nguồn lực cá nhân, B là về tiểu sử, NI là những tổn thương thần kinh và SP chính là vấn đề tâm lý xã hội của môi trường sống. Trong việc đề xuất mô hình này, Kitwood có cân bằng được cách tiếp cận của chúng ta về quá trình làm việc với các cá nhân có vấn đề đãng trí từ cách hiểu cơ bản về mặt tiểu sử những vấn đề tổn thương liên quan, qua đó các vấn đề mang tính đa mặt và tạo được cách đánh giá phù hợp đối với đời sống của các cá nhân, câu chuyện của cá nhân và về môi trường xã hội. Tình huống mà cá nhân được chăm sóc có thể hỗ trợ việc bày tỏ những vấn đề cá nhân riêng của họ và sự tận hưởng các mối quan hệ xã hội hoặc nó có thể trao quyền và thể chế hoá các cá nhân. Kitwood không tạo được vấn đề tâm lý xã hội ác ý về cách tiếp cận sau liên quan đến những thất bại về đạo đức của các nhân viên xã hội đơn lẻ, nhưng cũng nhìn nhận được vấn đề này qua việc duy trì được nền văn hoá nổi trội về chăm sóc bệnh đãng trí mà bỏ qua việc cá nhân muốn điều trị như những bệnh nhân bị mất nhân tính mà chỉ có quan hệ với các vấn đề bệnh tật

Một khía cạnh quan trọng khác về công trình của Nhóm nghiên cứu bệnh đãng trí Bradford cũng là sự phát triển các công cụ đánh giá khi nào sự chăm sóc tạo được những kết quả lợi ích cho các cá nhân, cụ thể là theo các vấn đề liên quan đến giao tiếp thành lời đươc phát triển bởi nhiều cá nhân sống với vấn đề đãng trí. Xuất phát từ cách đánh giá của Kitwood và những cá nhân khác về các dịch vụ trung tâm chăm sóc thường nhật, Nhóm này cũng phát triển các tiếp cận lập sơ đồ chăm sóc bệnh đãng trí. Đây là một công cụ đánh giá bao gồm các chỉ báo như quyết đoán, sự thư giãn cơ thể, sự nhạy cảm về nhu cầu của người khác, sự hài hước, tự diễn đạt sáng tạo, bắt đầu các mối quan hệ xã hội và diễn đạt được những xúc cảm. Các thang đo từ cách tiếp cận này có thể được sử dụng nhằm đánh giá tính hiệu quả của các môi trường chăm sóc và các hình thức can thiệp (Brooker 2001).

4. Các hình thức can thiệp xã hội đối với bệnh đãng trí

Trong gần hai thập kỷ qua, đã có sự thừa thãi các hình thức can thiệp tâm lý xã hội được phát triển để sử dụng trong lĩnh vực đãng trí. Điều đó có thể hiểu được ở các ngữ cảnh

chăm sóc xã hội đôi khi được chấp nhận với những sự hăng hái bởi vì họ nắm giữ được các định hướng lạc quan trong quá trình làm việc cùng người đãng trí nhưng thực sự cũng có những khó khăn để đánh giá một cách khách quan khi nào các hình thức can thiệp như vậy được xem là hiệu quả theo những mối quan tâm về mặt tổ chức này của việc cung cấp một định hướng và một khung các hoạt động. Danh mục các hình thức can thiệp bao gồm trị liệu hồi nhớ, các hình thức trị liệu khác sử dụng âm nhạc, múa, sơn vẽ hoặc điêu khắc, hình thức trị liệu thúc đẩy nhận thức (mà trước đây đề cập đến vấn đề trị liệu định hướng thực tại) và sự thúc đẩy các giác quan. Sự đánh giá mang tính hệ thống về tính hiệu quả của những phương pháp này cũng gây nên những thất vọng trong kết quả của chúng, do đó cũng không quá ngạc nhiên khi đưa ra các hình thức khác nhau để các hoạt động trị liệu được thực hiện và các hình thức phức hợp của quá trình vận hành các phương pháp đo lường kết quả mà có thể phân biệt ra sự thay đổi được thực hiện (Cheston và Bender 1999:24). Ở chỗ mà các phương pháp này được giới thiệu như những sự chọn lựa duy nhất và không có những sự ép buộc mang tính trừng phạt để tham gia vào (mà đôi khi có vẻ như là một đặc trưng của trị liệu định hướng thực tại) sau đó cũng có những giá trị theo các cách tiếp cận này về các cơ hội mang tính thực chất cho các tương tác xã hội thậm chí nếu có những mối quan hệ có thể chứng minh được với cấp độ về sự hiệu quả một cách thực nghiệm.

5. Chăm sóc kết thúc cuộc sống

Hiện tại, các mô hình cơ bản về sự đãng trí lại khó có thể đảo ngược được và với những ai có các điều kiện này sẽ thực sự chất từ hoặc các điều kiện đó, dĩ nhiên với những vấn đề phức tạp về thể chất có thể được gắn cùng với những tình trạng dễ vỡ ngày càng gia tăng. Mặc dù có điều như vậy, và có hàng loạt các vấn đề bị tác động, cũng có một số dịch vụ được thiết kế một cách cụ thể đối với quá trình cung cấp các hình thức chăm sóc xoa dịu đối với những người đang sống với bệnh đãng trí. Đó là một mô hình dịch vụ mà có lẽ bao gồm các vấn đề lập kế hoạch, quản lý triệu chứng (như sự đau, các vấn đề hành vi và căng thẳng), trợ giúp cho người chăm sóc và phối hợp các dịch vụ hỗ trợ của cộng đồng. Một trong những mô hình cho quá trình làm việc này đó là đưa cách tiếp cận xoa dịu vào trong các dịch vụ chăm sóc ban đầu. Một chương trình đánh giá được dịch vụ như vậy mà được các y tá thực hiện trong các nhóm chăm sóc ban đầu lại có thể chứng minh được sự thoả mãn ở cấp độ cao với chất lượng của sự chăm sóc, giảm cơn đau, và kiểm soát được quá trình kết thúc cuộc sống (Shega và cộng sự 2003). Các nhân viên xã hội ngày càng áp dụng nhiều các dịch vụ chăm sóc xoa dịu (Payne và Reith 2009) và đó được xem như một trường hợp mạnh mẽ để đảm bảo rằng các dịch vụ này được thu hút nhằm thúc đẩy việc thiết kế và triển khai các dịch vụ dành cho người có vấn đề đãng trí. Đó cũng chính là một

đề xuất của những hướng dẫn quốc gia NICE-SCIE về hoạt động thực hành chăm sóc đãng trí cho các cá nhân sắp mất tất cả đều có thể tiếp cận đến các dịch vụ chăm sóc liên quan đến sự xoa dịu nỗi đau ngay cả cho người không có vấn đề đãng trí (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2006b: 111).

a) Người chăm sóc

Người chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong mối quan hệ nhằm làm duy trì được sự tự chủ và sự phát triển của các cá nhân đang sống với bệnh đãng trí. Ít ra đó cũng là khả năng phục hồi và khả năng đối mặt vấn đề mà được xem là một nhân tố cho các nhân có vấn đề đãng trí duy trì được trong cuộc sống tại gia đình. Đồng thời, cũng có những bằng cứ cho thấy người chăm sóc có thể đóng chi phí cao theo nghĩa là về phúc lợi riêng của họ và cũng có đề xuất cho rằng nhóm này thực hiện được hàng loạt các vấn đề liên quan đến sức khoẻ và tâm lý học nhiều hơn các nhóm khác (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2006b:280). Hệ quả là, các nhân viên xã hội cần lưu tâm đến việc xác định và trợ giúp các nhu cầu của người chăm sóc các cá nhân có các vấn đề liên quan đến bệnh đãng trí: đó là một trách nhiệm cần được củng cố bởi các yêu cầu pháp lý theo Luật về người chăm sóc và trẻ khuyết tật năm 2000 và Luật tạo các cơ hội bình đẳng của người chăm sóc năm 2004.

Vai trò của người chăm sóc bắt đầu cần được thiết lập ở các giai đoạn đầu của hoạt động chăm sóc khi sự đánh giá và chẩn đoán bắt đầu được thực hiện, do đó, đây cũng là vấn đề mà qua đó các nhu cầu của họ được đánh giá. Nhận thức ban đầu này của những người chăm soc về sự bùng phát bệnh đãng trí trong họ hàng có thể tạo nên một giai đoạn có sự tổn thất được đoán định trước; hàng loạt các vấn đề mất mát bắt đầu cần được đoán định trước, khi mà có sự ra đi của người bạn đời, hoặc có sự khước từ trẻ em về mối quan hệ mà họ đang thực hiện cùng cha mẹ. Với bất cứ mối quan hệ nào, việc tham gia vào vai trò của người chăm sóc lại thực sự là vấn đề tự do rất quan trọng của cá nhân, nó cũng thúc ép các kế hoạch tương lai của người chăm sóc và có thể đoán định trước những vấn đề không an toàn về tài chính hoặc vấn đề việc làm, nếu người chăm sóc vẫn chỉ ở độ tuổi làm việc. Các trách nhiệm chăm sóc cũng có vẻ là cần tham gia vào các cấp độ mới hơn về sự thân mật mang tính cá nhân và sự tham gia vào các nhiệm vụ liên quan đến cuộc sống thường nhật. Một sự thoả thuận về sự phân chia các nhiệm vụ trong gia đình có lẽ cũng được yêu cầu khi người chăm sóc thực hiện những kỹ năng và nhiệm vụ khác, dĩ nhiên là theo việc quản lý các khía cạnh khác nhau về vấn đề tài chính gia đình hoặc duy trì các công việc của gia đình. Nghiên cứu về vấn đề chăm sóc cũng chỉ ra được hàng loạt các phản hồi bao gồm sự khủng hoảng, và sau đó là sự bùng phát những áp lực và sự kiệt quệ

khi mà sự đãng trí phát triển và những trách nhiệm ngày càng gia tăng (Broadaty và cộng sự 2003; Sorensen và cộng sự 2002).

Thông tin về các dịch vụ cần được xây dựng ở thời gian chẩn đoán. Các nhà chuyên môn như nhân viên xã hội có là cần được giảm sự nhạy cảm về các cấp độ hạn chế về tri thức mà các cá nhân cần có về các điều kiện liên quan như về sự đãng trí. Một nghiên cứu về 205 người chăm sóc cho thấy hầu hết người chăm sóc đã đánh giá sai những thay đổi nảy sinh trong hành vi cá nhân có bệnh đãng trí là nguyên nhân nhiều hơn là chính về bệnh đãng trí, và việc đánh giá quá mức trách nhiệm của cá nhân về những thay đổi nhận thức và hành vi. Hơn nữa, một phần lớp những người chăm sóc tin rằng các điều kiện lại có thể đảo chiều và cá nhân có vấn đề đãng trí lại có thể quay lại các cấp độ trước đó về thực hiện chức năng (Parton và cộng sự 2004).

Đồng thời thông tin được người chăm sóc cung cấp có thể được thực hiện từng bước do đó người chăm sóc không thể quá bị băng hoại đạo đức. Ở Anh, cũng có rất nhiều hoạt động cung cấp thông tin và các dịch vụ trợ giúp, chủ yếu được thực hiện bởi các tổ chức tình nguyện, thường là dưới khoản hỗ trợ kinh phí của chính quyền địa phương, như là Hiệp hội Alzheimer. Cũng có một nền tảng các bằng cứ trong mối quan hệ với những vấn đề tạo được lợi ích cho người chăm sóc do đó cũng có nhu cầu cho những nghiên cứu xa hơn để xác định các thành tố của sự trợ giúp được xem là hiệu quả. Báo cáo tổng quan của Sorensen và cộng sự (2002) về các can thiệp chăm sóc cũng cho thấy những hình thức trị liệu tâm lý (như CBT) và giáo dục tâm lý được xem có nhiều kết quả trong mối quan hệ với tỷ lệ trầm cảm ở người chăm sóc. Các hình thức can thiệp đa thành tố, nghĩa là với các hình thức kết hợp được hàng loạt các hoạt động can thiệp như CBT, các nhóm trợ giúp, các khoá đào tạo kỹ năng và giáo dục đều có nhiều tác động đến quá trình đánh giá về gánh nặng và phát triển của người chăm sóc. Sự chú tâm cần được thực hiện đối với sự phát triển các chương trình dành cho người chăm sóc mà được xem là hài hoà đối với những khác biệt về giới trong các cách tiếp cận về chăm sóc, và những nhu cầu văn hoá cụ thể của người chăm sóc từ các nhóm da đen và dân tộc thiểu số (Adamson 2001).

Trợ giúp người chăm sóc đối mặt với những khó khăn và hành vi thách thức SCIE có xác định các vấn đề sau khi hành vi được gắn liền với các giai đoạn sau

này về sự đãng trí mà người chăm sóc cảm thấy khó khăn và đầy thách thức. Cần xem xét việc anh chị có thể đưa ra lời khuyên gì và trợ giúp gì cho người chăm sóc để đối mặt với từng loại hành vi:

Tự khích động: Cá nhân có lẽ bị kích động nhiều vào cuối buổi chiều và đầu

buổi tối. Điều nay đôi khi được biết đến như vấn đề “lúc mặt trời lặn”

Gây hấn: Cá nhân có lẽ phản ứng một cách xông xáo nếu họ cảm thấy có sự đe doạ hoặc không hiểu những gì đang diễn ra xung quanh;

Lặp đi lặp lại: Cá nhân có lẽ tiến lên, lùi xuống, sử dụng các hình thức chuyển động lặp đi lặp lại hoặc phát âm cùng một âm thanh hoặc một từ nào đó;

Ảo giác: Cá nhân có thể nghe, ngửi, nhìn, nếm, cảm nhận được những sự vật/vấn đề không thực sự có

Ảo tưởng: Cá nhân có thể phát triển các ý tưởng sai lầm về những gì đang diễn ra; những điều này thường có mối quan hệ chặt chẽ đến ảo giác;

Hiếu động: Một số cá nhân thường hiếu động và chạy loanh quanh mà chẳng có mục tiêu gì, điều này có hiện ra vì họ muốn có nhiều hành động mang tính thể chất hơn

Nhanh nhẹn: Cá nhân có lẽ thường viết trên tay, trên quần áo, mở các vòi nước, tự động chạm không phù hợp nơi công cộng…

Ức chế: Một số cá nhân bị ức chế, nghĩa là họ mất sự kiểm soát, nghĩa là họ mất kiểm soát xúc cảm, hoặc những mong muốn thể xác, một ví dụ điển hình là hành vi tình dục quá mức

Thụ động: Các giai đoạn thụ động về thể chất mà qua đó cá nhân vấn duy trì cách nhìn rộng mở nhưng chẳng tập trung vào điều gì

(trích từ Viện chăm sóc xã hội sáng suốt 2007a)


b) Trầm cảm và tuổi già

Bởi vì ngày càng có nhiều hoạt động ưu tiên gắn với sự phát triển các dịch vụ về bệnh đãng trí, đôi khi điều đó quá bị xem xét khi mà những vấn đề sức khoẻ tâm thần nổi bật nhất là dành cho người già lại là vấn đề trầm cảm, với một tỷ lệ nổi trội thường gắn cho nhóm trung niên ở tỷ lệ 10 đến 15 % (Viện chăm sóc xã hội sáng suốt 2007b). Biến cố và những rủi ro đối với người già hiện cũng rất cao. Các loại hình khác nhau về tuổi già, như được bình luận trên đây, lại thường mang tính phủ định, điều này góp phần vào thể hiện sự hiện hữu của sự trầm cảm ở người già. Do đó, các lý thuyết về đời người thường xây dựng hình ảnh người già như là một giai đoạn tách biệt hoặc thoái lui trợ giúp cho quá trình lý giải về sự thoái lui xã hội là việc bình thường. Điều này được hình thành qua bản chất khác biệt về việc tìm kiếm hành vi trợ giúp ở người già. Họ có lẽ ít diễn đạt được những tư tưởng tự sát, thậm chí là tỉ lệ tự sát thường lại rất cao, nhất là ở nhóm đàn ông (Godfrey và cộng sự 2005). Người già với sự trầm cảm thường muốn đi thăm bác sĩ gia đình thường

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí