Người Già Và Các Loại Hình Sức Khoẻ Tâm Thần


Bướcc 4: Lập kế hoạch trị liệu

a) Mục đích trị liệu: Giúp thân chủ ổn định tâm lý

- Mục tiêu1: Giúp thân chủ ổn định lịch sinh hoạt hàng ngày theo lịch cụ thể (ăn, ngủ, vui chơi giải trí....)

- Mục tiêu 2: Hướng dẫn TC đến bệnh viện đều đặn hơn – giúp sức khoẻ thân chủ ổn định.

- Mục tiêu 3: Trị liệu giúp thân chủ chấp nhận rằng để giữ hạnh phúc gia đình thì cải vã không phải là một giải pháp tốt.

- Mục tiêu 4: Giúp chồng thân chủ thay đổi suy nghĩ và cùng vun đắp cho hạnh phúc gia đình.

- Mục tiêu 5: Vợ chồng thân chủ có thể nói chuyện để cùng giải quyết vấn đề.

b) Kế hoạch trị liệu


Phiên

Nội dung

Cách thức

thực hiện

Người

phối hợp

Thời

gian

Phiên 1

Gặp mẹ của thân chủ, bàn kế hoạch giúp đỡ thân chủ.

Lắng nghe Đặt câu hỏi

NVCTXH

Mẹ thân chủ

1 ngày

Phiên 2

Gặp thân chủ

- Tìm hiểu một số thông tin về bệnh tật của thân chủ

- Mức độ mâu thuẫn trong gia đình

- Cùng thân chủ nhất trí một số quy tắc trong làm việc

- Đặt câu hỏi

- Thấu cảm

NVCTXH

Thân chủ

1 tuần

Phiên 3

Gặp con trai thân chủ

- Hỏi thăm tình hình gia đình, mức độ mâu thuẩn giữa bố và mẹ

- Tìm hiểu phản ứng của em trước xung

đột của gia đình

- Lắng nghe

- Đặt câu hỏi

NVCTXH

Con trai thân chủ

1 ngày

Phiên 4

Gặp con chồng của thân chủ

- Biết mối quan hệ giữa thân chủ với con chồng.

- Đặt câu hỏi

- Lắng nghe

- VCTXH

- Con chồng của

1 ngày

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 20

- Mối quan hệ giữa con và chồng thân chủ.

- Quan điểm của họ trước việc bố ngoại tình và phản ứng của dì


thân chủ


Phiên 5

Gặp chồng thân chủ

- Tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến mâu thuẫn trong gia đình đến ngoại tình

- Cung cấp một số tài liệu cần thiết về bạo hành gia đình , ngoai tình

- Đặt câu hỏi

- Lắng nghe

- Chồng thân chủ NVCTXH

1 ngày



c) Các hoạt động


Hoạt động

Nội dung

Người phối

hợp thực hiện

Hoạt động 1

- Với mẹ TC

- Giúp mẹ thân chủ thấy rằng con gái bà đang khủng hoảng tâm lý và cần sự giúp đỡ của bà

- Thông qua kế hoạch trị liệu cho thân chủ

- Mẹ TC

- NVCTXH

Hoạt động 2

Với TC

- Cung cấp một số thông tin về bệnh tim và nang thận nước cho thân chủ

- Cung cấp lịch đi khám định kỳ cho thân chủ thông qua lời khuyên của bác sĩ.

- Hướng thân chủ vào hoạt động tạo tâm lý thoải mái cho thân chủ

- Tạo cho thân chủ niềm tin rằng bệnh của thân chủ vẫn có khả năng sống bình thường và hoàn toàn thuyên giảm nếu thân chủ thực hiện đúng lịch đi khám và sống hoà nhập

- Giúp TC ổn định giấc ngủ để hồi phục trí nhớ

- Phân tích gợi ý để thân chủ chọn tốt nhất cho mối quan hệ vợ chồng thay bằng cải vã.

- Thân chủ

- NVCTXH

- Giúp em nhận thức đầy đủ hơn về hiện trạng gia đình em hiện nay

- Phân tích để con thân chủ thấy được vai trò của em trong gia đình từ đó kiên quyết hơn trong việc ngăn cản bố hành hung mẹ

- Con trai thân chủ

- NVCTXH

Hoạt động 3 Với con trai thân chủ


Hoạt động 4

Với con chồng thân chủ

- Nhờ con chồng thân chủ tác động đến bố để hay đổi hành vi

- Con chồng thân chủ

- NVCTXH

Hoạt động 5 Với chồng thân chủ

- Cung cấp cho chồng thân chủ một số tài liệu về bệnh của thân chủ để chồng thân chủ hiểu được rằng: Thân chủ không thể chịu được bạo hành cả thể xác lẫn tinh thần

- Cung cấp tài liệu về bạo hành gia đình và luật phòng chống bạo hành gia đình

- Đã thêm thông tin giúp chồng thân chủ hiểu rằng: Ngoại tình không chỉ là việc làm bị dư luận lên án mà còn vi pham pháp luật

- Giới thiệu cho thân chủ những CLB - nhóm học tập kỹ năng làm chồng.

- Kết nối nguồn lực để thân chủ có việc làm ổn định tại gia đình

- Tạo lập mối quan hệ tốt đẹp giữa chồng thân chủ và gia

đình nhà vợ

- Chồng thân chủ

- NVCTXH

- Các tổ chức xã hội

Bước 5: Thực hiện kế hoạch trị liệu Bước 6: Lượng giá các hoạt động

Trong suốt quá trình trị liệu NVXH (nhân viên xã hội) đã huy động và kết nối hầu hết các nguồn lực để giúp thân chủ. Thân chủ đã có rất nhiều dấu hiệu tốt, các mục tiêu nhỏ lần lượt đạt được.

Bước 7 : Kết thúc hay tiếp tục

Do tình hình có nhiều tiến triển khả quan nên NVXH sẽ tiếp tục trị liệu để thân chủ có thể trở lại trạng thái ổn định .

II. Người già và các loại hình sức khoẻ tâm thần

Tuổi già và người già thường được mô tả bởi hình ảnh không tích cực. Thậm chí, tờ tạp chí công tác xã hội gần đây được thực hiện với cái tiêu đề “quả bom thời gian về đãng trí”. Quan nệm về một quả bom thời gian có vẻ là một lời nói rập khuôn được ưa chuộng trong báo chí và những tay bút muốn đề cập đến việc thay đổi các xu hướng nhóm dân chúng được xem như là vấn đề của xã hội. Phillipson (1982) cũng mô tả điều này như là “sự khủng hoảng của tuổi già”.

Người già được xem là người có vấn đề, là gánh nặng và ít có đóng góp về kinh tế và xã hội. Đôi khi, những hình thức như vậy lại được củng cố bởi chính những lý thuyết Tâm lý học và Xã hội học, học thuật hàm ý được sự suy giảm và mất mát về chứng năng là không tránh khỏi, như các lý thuyết về vòng đời nhấn mạnh đến sự tan rã từ tương tác xã hội ở giai đoạn sau của đời người như là một sự “bình thường” (ví dụ, Cumming và Henry 1961; Erikson 1977). Điều này cũng thật kỳ cục với những đánh giá khách quan về vai trò của người già mà các cá nhân thể hiện vai trò trong cuộc sống. Họ là trụ cột của các tổ chức tình nguyện và về các hoạt động chuyên môn lại cho phép các nhà thực hành tiếp tục làm việc với những nhóm người ở độ tuổi nghỉ hưu. Các dữ liệu đối với những tỷ lệ tham gia của người lớn trong các hoạt động học tập (Mối quan tâm tuổi tác 2007) cũng chỉ cho thấy có nhiều người tiếp tục là người học tích cực ở giai đoạn cuối của cuộc đời. Những thay đổi về mặt nhân khẩu họ ở các quốc gia phát triển, với tuổi thọ dài hơn và có sự giảm tỷ lệ sinh, chính họ lại hướng đến đánh giá lại bản chất của tuổi già với sự linh hoạt mạnh mẽ hơn đối với những cá nhân chủ động ở nơi làm việc cho đến cuối cuộc đời.

Cũng có nhiều trường hợp cho thấy, mặc dù có những hình ảnh trên phương tiện truyền thông, nhiều người vẫn duy trì sự phát triển tâm lý riêng của họ trong toàn bộ cuộc đời. Đồng thời, điều quan trọng đối với các nhân viên xã hội nhận thức được việc độ tuổi gia tăng cũng đem lại nhiều rủi ro khi trải nghiệm nhiều vấn đề liên quan đến sức khoẻ tâm thần. Một số vấn đề này lại có mối quan hệ chặt chẽ đối với những tiến trình tuổi già về

mặt sinh học (nhưng không hoàn toàn đồng nghĩa như vậy) như vấn đề đãng trí. Những điều kiện khác, đáng chú ý là sự trầm cảm và lo âu, lại được xem là vấn đề không phổ biến đối với tuổi già và có lẽ gắn liền với những vấn đề tổn thương mạnh mẽ hơn đối với những áp lực tâm thần nếu tuổi già lại song hành cùng với sự thiếu hụt các mạng lưới xã hội và sự thúc đẩy xã hội. Đồng thời, sống với người già lại không cho thấy sự phát triển các điều kiện về tâm thần phân liệt mà thường sự bùng phát ở người trẻ tuổi hơn. Chúng ta cần định hướng một giai đoạn cân bằng giữa người già bệnh lý khi mà được hình thành bởi chính những áp lực tâm thần mà gắn liền với sự sống lâu. Các nhân viên xã hội cần nhận thức về các chỉ báo quan trọng về sức khoẻ tâm thần mà chúng có thể tạo được ích lợi cho những người sử dụng dịch vụ và những người chăm sóc họ.

1. Các dấu hiệu và hình thức đãng trí

Một báo cáo có thẩm quyền của Hiệp hội Alzheimer năm 2007, Báo cáo về vấn đề đãng trí ở Anh (hiệp hội Alzheimer 2007) có ước lượng rằng có khoảng 683,597 người đang sống với căn bệnh đãng trí ở Anh Quốc. Gia tăng sư sống lâu cũng có nghĩa là sự tác động cũng sẽ gia tăng trừ khi có sự đột phá về điều trị, và con số đó có thể đạt ở mức 940,110 vào năm 2021. Sự đãng trí được ước đoán chiếm 10% số đàn ông chết ở độ tuổi trên 65, và 15% phụ nữ trên 65 tuổi (Hiệp hội Alzheimer 2007), mặc dù có nhiều người sẽ chết vì những nguyên nhân khác khi sống với tình trạng đãng trí. Những chỉ báo này cũng được điều trị khi những con số ước lượng cũng cho thấy có những sự thất bại khi chẩn đoán sự đãng trí cho tới khi sự đãng trí biểu hiện rõ ràng hơn. Nhân tố rủi ro lớn nhất cho sự đãng trí chính là tuổi già, với 12.2% số người đãng trí là trên 82 tuổi (Hiệp hội Alzheimer 2007). Mối quan hệ chặt chẽ qua lại giữa đãng trí và tuổi già có xu hướng tạo thông điệp cho những người ít được hiện hữu mà đang sống với vấn đề đãng trí. Do đó, các cá nhân có những khó khăn trong học tập, cụ thể là với những ai đang sống với các điều kiện có sự phức tạp về tim mạch như hội chứng Down, đều dễ bị rơi vào tình trạng đãng trí. Dĩ nhiên, có những ước đoán có khoảng trên 15,000 người ở Anh dưới 65 tuổi đang sống với bệnh đãng trí (Hiệp hội Alzheimer 2007). Những nhóm người đó, vì có vấn đề sức khoẻ thể chất tốt, lại thường sống lâu hơn với điều kiện đó. Tuổi thọ với vấn đề bệnh đãng trí cũng khác nhau một cách đáng kể, thời gian trung bình giữa sự chẩn đoán và cái chết thường khoảng 11-12 năm, nhưng điều này có thể cũng kéo dài tới 20 năm phụ thuộc vào khi nào sự chẩn đoán đó được thực hiện trước đó và phụ thuộc vào sức khoẻ thể chất của cá nhân.

Những loại hình đãng trí phổ biến

Căn bệnh Alzheimer (AD) chiếm khoảng 60% các ca bệnh, các trường hợp không được biết đến nhiều nhưng lại có mối quan hệ chặt chẽ đến những thay đổi bệnh học về não. Thường có sự tích tụ luỹ tiến và chung về các dấu hiệu nhưng việc mất trí nhớ ở các giai đoạn ban đầu lại giống với những thay đổi cảm xúc sau đó và các vấn đề hành vi. Bắt đầu với những thay đổi dần dần về nhận thức, cụ thể là thiết khả năng nhớ nhanh.

Đãng trí cơ mạch (VaD) chiếm khoảng 10-20% các ca, nếu sự phức hợp giữa AD và VaD được đề cập. Căn bệnh này hiện ra do những căn bệnh đột quỵ hoặc sự lưu thông não. Đối lập với AD, VaD có xu hướng xảy ra bất thình lình và tiến triển theo bậc thang. Các dấu hiệu có xu hướng phụ thuộc nhiều đến vị trí của các vấn đề nhồi máu (sự chết của các mô do thiếu máu cung cấp bất ngờ) ở não nhưng những thay đổi về trạng thái xúc cảm và hành vi lại rất chung.

Đãng trí với các cơ thể Lewy (DLB) là một hình thức mới được phát hiện về đãng trí chiếm khoảng 20% các ca. Những sai lầm trước đây khi đề cập đãng trí do căn bệnh Parkinson và nguyên nhân của DLB hiện vẫn chưa rõ ràng, có thể có hai điều kiện được xem là một phần của cái phổ vấn đề như vậy. Các điều kiện đó được mô tả qua những tổn thương nhận thức luôn thay đổi, những giai đoạn nhầm lẫn và ảo giác hình ảnh. Chúng cũng có thể bị đánh giá sai về căn bệnh Parkinson bởi vì những sự cố nảy sinh thường xuyên về sự cơ cứng, sự đổ vỡ và giảm sự run rẩy.

Cũng có những hình thức và nguyên nhân khác về đãng trí bao gồm sự đãng trí trước thời gian (một hình thức phổ biến nhất về đãng trí ở người trẻ tuổi), những căn bệnh suy thoái như Parkinson, Huntingdon, Creutzfeldt-Jakob, HIV_AIDS, và những rối loại tâm thần khác nhau bao gồm cả sự đãng trí liên quan đến rượu.

Về mặt truyền thống, một sự tách biệt được thực hiện giữa sự đãng trí phát sinh ở người trẻ thường nảy sinh trước khi các cá nhân ở độ tuổi 65 (trước đây gọi là đãng trí tiền lão suy) và đãng trí xảy ra muộn, thường đề cập đến những ai phát triển vấn đề này ở độ tuổi sau 65. Sự phân biệt này tiếp tục được áp dụng ở lĩnh vực tâm thần học như là một đặc trưng và là vấn đề bệnh học của những người có vấn đề đãng trí, khác nhau giữa những người trẻ tuổi và người già, và các cá nhân ở các giai đoạn khác nhau trong cuộc sống có lẽ cần có những hình thức khác nhau về sự trợ giúp. Điều này có lẽ cũng dẫn đến một số lĩnh vực về sự thành lập các dịch vụ đặc biệt ở địa phương dành cho vấn đề đãng trí ở người trẻ tuổi.

Cũng có nhiều điều kiện mà tạo nên những dấu hiệu về đãng trí. Điều kiện mang tính phổ biến nhất chính là căn bệnh Alzheimer (AD), chiếm khoảng 60% các trường hợp đãng trí (Hiệp hội Alzheimer 2007:xiv). Ở giai đoạn đầu AD thể hiện ở khía cạnh mất đi trí nhớ, đặc biệt là việc lưu giữ những thông tin mới (đôi khi cũng được xem là mất đi việc ghi nhớ ngắn). Điều này có mối liên quan đến những lĩnh vực về não (chân hải mã và thuỳ não trung) đó là những khía cạnh chính của sự thay đổi. Khi điều kiện phát triển và các tác động đến các khía cạnh khác của não thì những chức năng khác bắt đầu bị ảnh hưởng như về ngôn ngữ, tập quán, và chức năng thực hiện. Ngược lại, những thay đổi này lại được phản ánh thông qua hàng loạt những phản hồi hành vi bao gồm sự xúc động, sự mất phản xạ có điều kiện (đôi khi là về tình dục), sự ảo tưởng và ảo ảnh, sự lệch hướng, không kiềm chế, phá vỡ các giấc ngủ và thức giấc và thay đổi các thói quen ăn uống. Sự nảy sinh và sự biểu hiện những biến đổi hành vi này được xem là duy nhất với các cá nhân, có lẽ được hiện hữu trong mọi cá nhân và khác biệt theo trật tự biểu hiện ra.

Thường thì có tác động mang tính tích luỹ về những thay đổi hành vi này gây nên những áp lực cho cả cá nhân bị ảnh hưởng và cho những người chăm sóc họ, thường thì thể hiện nhiều hơn đối với quá trình phát triển những vấn đề tổn thương nhận thức. Khi sự tổn thương gia tăng, sự độc lập có xu hướng biến mất cùng các vấn đề về tự chăm sóc liên quan đến việc mặc, ăn và đi vệ sinh. Nghiên cứu cũng cho thấy những hành vi này mà những sự thách thức cũng được xem là những nhân tố quan trọng nhất trong việc quyết định khi nào các cá nhân tiếp tục sống trong cộng đồng hoặc gia nhập và các hình thức chăm sóc vãng gia (Bianchetti và cộng sự., 1995). Đôi khi những thay đổi về hành vi có thể tự thể hiện ra trước đó hơn là giai đoạn tổn thương trí nhớ, nhưng điều này lại không thường xuyên hiện ra và có lẽ chỉ ra được những nguyên nhân khác về sự đãng trí. Các cá nhân có các vấn đề AD có lẽ trải nghiệm một giai đoạn ngắn khi những đều kiện của họ đạt ở mức cao nhưng sự tiến bộ về các điều kiện rõ ràng là diễn ra liên tục.

Căn bệnh thuộc về mạch não lại là nguyên nhân phổ biến của sự đãng trí (được đề cập đến căn bệnh đãng trí mạnh (VaD). Điều này tự nó hiện ra sau khi một cá nhân có những cú đột quỵ (một sự kiện mang tính mạnh mẽ) hoặc nó có thể phát triển một cách thầm lặng như là kết quả của các vấn đề mạnh não tâm thần với sự bùng phát dần các vấn đề về sự tập trung và ra quyết định. Cùng với AD, hành vi mà gây ra những thách thức lại thường xuyên hiện ra và các cá nhân có lẽ bị khủng hoảng và lãnh đạm. VaD lại không diễn ra liên tục và duy trì hơn so với AD trong sự diễn tiến của nó như là các vấn đề liên quan đến mạnh nền tảng mà có lẽ ổn định. Hơn nữa, một sự kiện về mạch não mới hoặc củ đột quỵ có thể tạo nên sự bóp méo bất ngờ về chức năng. Sự khác biệt giữa AD và VaD

đôi khi được thể hiện một cách sinh động với AD được biểu hiện thông qua hướng đi giảm dần liên tục và VaD với hướng đi sắc bén của đỉnh và các khe lớn, mặc dù có xu hướng suy giảm khá lớn.

Một điều kiện được khám phá gần đây chính là đãng trí với các cơ thể Lewy (DLB), nó chiếm khoảng 15-20% các biến cố (McKeih và Fairbairn 2001). Điều này được khám phá bởi một nhóm các nhà tâm thần học ở Newcastle chuyên về người già, những người nhận ra được một tiểu nhóm các bệnh nhân có những dấu hiệu triệu chứng riêng, một số họ trước đây được nghĩ sai đó là bệnh Parkinson. Những cá nhân có DLB thường biểu lộ được những vấn đề đi lại có liên quan đến cơ chế parkinson như là sự run rẩy và cứng cơ bắp (khoảng 25% không phát triển những đặc điểm này) nhưng sự trải nghiệm qua những rối nhiễu nhận thức, ảo giác hình ảnh, sự đổ sụp, mất bình tĩnh nhận thức và rối loạn hành vi ngủ qua sự chuyển động cơ mắt nhanh (McKeith và cộng sự 2005). Quá trình DLB có thể linh hoạt qua thời gian, mặc dù xu hướng chung thì lại là một trong những vấn đề xuống cấp, và là sự kết hợp các vấn đề nhận thức và động cơ tạo nên những vấn đề quan trọng cho cá nhân.

Cũng có điều được nhận ra rằng các cá nhân có nhiều nguyên nhân liên quan đến sự đãng trí của họ mà có thể là một mô hình phức hợp, ví dụ về AD với VaD, và một nghiên cứu dựa trên việc khám nghiệm rất lớn ở Anh cho thấy người già với cái chết bởi sự phức hợp bệnh tật lại là phát hiện phổ biến nhất (Hội đồng nghiên cứu y học 2001).

Với các cá nhân có sự đãng trí nảy sinh lúc trẻ, một nguyên nhân chung chính là sự đãng trí trước thời gian, nhưng những nguyên nhân khác cũng tồn tại bao gồm các căn bệnh suy thoái như Parkinson, Huntingdon, Creutzfeldt - Jakob, HIV_AIDS, và những rối loại tâm thần khác nhau bao gồm cả sự đãng trí liên quan đến rượu. Đãng trí cũng xảy ra trong khoảng 30 - 70% các cá nhân có căn bệnh Parkinson. Với các bác sĩ, sự khác biệt giữa căn bệnh Parkinson và DLB có thể khó đưa ra, và được nhìn nhận dựa trên nền tảng liên quan đến niên biểu xuất hiện các biểu hiện. Nếu đãng trí xảy ra trước khi có các vấn đề liên quan đi lại, hoặc được xem là nảy sinh khoảng 12 tháng, thì DLB được chẩn đoán (McKeith và cộng sự, 2005).

Với các nhân viên xã hội, điều hữu ích để biết được những đặc điểm tách biệt này về các điều kiện làm nền tảng cho các dấu hiệu về đãng trí nhưng nhìn chung tỷ lệ về sự suy giảm nhận thức lại gắn liền với ba nguyên tắc cơ bản về đãng trí, được đo lường với 3- 4 điểm trong năm qua việc sử dụng đánh giá trạng thái tâm thần ở mức độ nhỏ (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2006a:70). Mặc dù, đối với những cá nhân có vấn đề đãng trí, cũng có những rủi ro về sức khoẻ thể chất ngày càng được gia tăng. Cũng

Xem tất cả 180 trang.

Ngày đăng: 22/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí