Hoạt Động Hỗ Trợ Chăm Sóc Sức Khỏe Thể Chất Và Tâm Thần

bố mẹ bắt phải từ bỏ việc chơi game, do em chơi game rất nhiều dẫn đến mất ngủ, lơ là trong học tập. Em có hỏi thầy cô về cách thức để từ bỏ việc chơi game, cô giáo cũng rất nhiệt tình tư vấn, gọi về gia đình, tuy nhiên cô chỉ nói chung chung, bản thân em thấy khó hiểu để thực hiện” (L.T.H, Nam, 14 tuổi, trường THCS Nhơn Bình”.

Biểu đồ 3 8 Hiệu quả hoạt động tư vấn tham vấn Ngu n Kết quả khảo sát 1

Biểu đồ 3.8. Hiệu quả hoạt động tư vấn, tham vấn

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hiệu quả của hoạt động tham vấn, tư vấn, kết quả từ biểu đồ 3.8 cho thấy phía HS nghiện internet đánh giá nội dung “Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần” (ĐTB

= 3,87) và “Tư vấn về pháp luật, các nội quy, quy định liên quan đến sử dụng internet” (ĐTB

= 3,67) hiệu quả cao nhất và các nội dung còn lại đều ít hiệu quả. Phía thầy cô giáo kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá nội dung đạt hiệu quả là “Tư vấn về chăm sóc sức khỏe” (ĐTB = 3,80) và thấp nhất là nội dung “Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần” (ĐTB = 2,19) vì đây là nội dung thường triển khai mang tính chất chung chung cho học sinh toàn trường. Qua đó cho thấy các hoạt động tư vấn, tham vấn đã chú ý đến vấn đề nâng cao nhận thức cũng như sức khỏe cho HS nghiện internet.

3.3.2.2.2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần

Cai nghiện internet là hoạt động vừa kết hợp các liệu pháp hóa dược (thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, an thần kinh, …) và liệu pháp lao động trị liệu, kết hợp với liệu pháp tâm lý. Như vậy để làm được công việc này phải có sự kết hợp của các chuyên gia y tế và nhà tâm lý học cũng như nhân viên CTXH. Hiện nay, trong các trường học hầu như chưa có những hình thức trị liệu nhằm giúp HS cai nghiện internet, mà chủ

yếu là những hỗ trợ về y tế học đường được thực hiện chung cho toàn thể học sinh. Trên thực tế cho thấy việc sử dụng internet quá nhiều khiến HS bị nghiện sa sút về sức khỏe thể chất và tinh thần bị giảm sút do sự sao nhãng trong việc ăn uống, ngủ nghỉ và vận động. Điều này được thể hiện trong kết quả bàn luận trước đó là có đến 43,2% HS bị nghiện internet cho rằng thường xuyên bị các triệu chứng như “Đau lưng, mỏi mắt, nhức đầu, nhức hai vai, mỏi cổ; 28,4% thường xuyên “Dùng bữa qua loa, ăn nhanh, ăn vội; 45,9% HS thường xuyên bị mất tập trung, chú ý khi học tập. Qua đó cho thấy việc NVCTXHTH thực hiện hoạt động hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần là cần thiết.

Bảng 3.11. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần


TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


ĐTB

1

2

3

4

5

1

Khám, điều trị các chứng bệnh như:

mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn

33,9

14,4

28,8

17,9

5,1

2,46

2

Điều trị cắt cơn cai nghiện

28,8

10,1

33,1

26,1

1,9

2,62

3

Khám, theo dõi các triệu chứng lâm

sàng tổng thể

24,1

16,0

31,1

22,2

6,6

2,71

4

Hỗ trợ khám y tế và chăm sóc sức khỏe

định kỳ

0,0

0,0

0,0

91,8

8,2

4,08

5

Thông tin các chương trình cai nghiện

internet, games, chính sách y tế

5,4

8,2

22,6

26,8

37,0

3,82


6

Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động

thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí


9,7


3,1


15,6


29,2


42,4


3,91

7

Điểm TBC


3,23

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3 Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về mức độ triển khai thực hiện: Kết quả khảo sát ở bảng 3.11 cho thấy trong thời gian qua cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học đã thực hiện một số hoạt động để hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, trong đó việc “hỗ trợ khám y tế và chăm sóc sức khỏe định kỳ” được thực hiện ở mức cao

nhất (chiếm 91,8%). Thực ra, việc hỗ trợ khám y tế, chăm sóc sức khỏe định kỳ là hoạt động không phải chỉ thực hiện cho HS nghiện internet mà cả HS không bị nghiện internet theo quy định của Nhà nước. Kết quả đó cho thấy các trường rất chú trọng đảm bảo về quyền và lợi ích của tất cả mọi HS trong nhà trường.

Một nội dung khác cũng được HS nghiện internet cho rằng được cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học thực hiện ở mức cao là “Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí” để hỗ trợ HS bị nghiện internet tăng cường sức khỏe thể chất và tình thần. Trong đó, có 71,6% HS nghiện internet cho là thực hiện ở mức cao, chỉ có 9,7% ý kiến trả lời không có. Đây cũng là nội dung được thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong TH đánh giá việc thực hiện ở mức tương đối cao (ĐTB = 3,97) (Xem phụ lục 5.2). Các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí cho học sinh là rất quan trọng đối với tất cả mọi học sinh, thông qua đó giúp các em nâng cao sức khỏe; giảm bớt hàm lượng thời gian ở trên mạng internet, và đồng thời giúp các em tìm thấy những thú vui trong hoạt động tập thể và các trò chơi mang tính chất lành mạnh trong đời sống hiện thực, … từ đó các em có cái nhìn tích cực hơn về cuộc sống, xóa bỏ sự tự ty không cần thiết và có động lực để thay đổi hành vi sử dụng internet một cách hiệu quả.

Tiếp đến là nội dung liên quan đến Thông tin về các chương trình cai nghiện, chính sách y tế có số điểm đánh giá tương đối cao (ĐTB = 3,82), tương đương việc thực hiện ở mức cao. Trong đó, có 26,8 tỷ lệ HS nghiện internet cho rằng việc thực hiện ở mức cao và 37% trả lời được NVCTXHTH thực ở mức rất cao trong hỗ trợ HS nghiện internet. Đây là nội dung mà thầy cô giáo kiêm nhiệm CTXH trong TH cho rằng việc triển khai ở mức rất cao (ĐTB = 4,47) (Xem phụ lục 5.2). Hiện nay ở nước ta chưa có nhiều trung tâm tư vấn và can thiệp cho người bị nghiện internet ở cộng đồng, đa phần sự can thiệp dựa theo phác đồ y học ở bệnh viện tuyến đầu. Dĩ nhiên, những thông tin này không phải ai cũng am hiểu, đặc biệt với HS ở độ tuổi THCS các em càng thiếu thông tin mặc dù có thể các em có nhu cầu được cai nghiện internet. Theo chia sẻ của một nữ HS: “Em thường xuyên vào mạng internet để chơi game, xem phim, các ngày nghỉ thì hầu như em không rời khỏi màn hình. Việc sử dụng nhiều khiến cơ thể em cũng mệt mỏi, mất ngủ, chán ăn và gần đây giảm cân. Bố mẹ thường xuyên la mắng, bắt em phải từ bỏ việc chơi game nhưng kỳ thực khó quá vì em quá đam mê. Nhiều lần em có hỏi thầy cô, nhân viên CTXHTH và được tư vấn về một số

địa điểm ở bệnh viện để được tư vấn. Em cũng có đến bệnh viện và được bác sỹ tư vấn về thuốc chống trầm cảm, thuốc an thần nhẹ, điều đó giúp em không bị thèm muốn nhiều khi không được lên mạng. Em thấy cô thầy, các nhân viên CTXH thực sự nhiệt tình” (T.M.H, Nữ, 13 tuổi, trường THCS Vân Canh”.

Ngoài những nội dung hỗ trợ y tế và chăm sóc sức khỏe nêu trên, các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định còn trực tiếp tổ chức những hoạt động trị liệu trực tiếp cho học sinh nghiện internet như Khám, theo dõi các triệu chứng lâm sàng tổng thể; Khám, điều trị các chứng bệnh như: mất ngủ, rối loạn tiêu hóa, biếng ăn …; Điều trị cắt cơn nghiện theo phác đ phù hợp. Đây là những nội dung liên quan đến việc trị liệu trực tiếp giúp học sinh cai nghiện internet, tuy vậy số liệu khảo sát cho thấy các trường THCS chưa thực sự quan tâm đến những nội dung này, có chăng hoạt động chỉ diễn ra ở mức độ thỉnh thoảng mới thực hiện.

3.35

3.33

3.3

3.32

3.3

3.27

3.25

3.21

3.2

3.17

3.15


3.1


3.05

THCS THCS THCS

Quang Nhơn Ghềnh Trung Bình Ráng

THCS

Nhơn Hải

THCS THCS

Vân Canh

Ân Nghĩa

ĐTB

So sánh mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần giữa các trường, kết quả từ biểu đồ 3.9 cho thấy việc thực hiện giữa các trường là như nhau và chủ yếu ở mức trung bình. Thực hiện kiểm định ANOVA cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các trường về mức độ thực hiện các hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần cho HS nghiện internet (p = 0,78 > 0,05) (Xem phụ lục 5.4).


Biểu đồ 3.9. Mức độ thực hiện hoạt động hỗ trợ sức khỏe thể chất và tâm thần

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hình thức và chủ thể thực hiện: Để thực hiện hoạt động hỗ trợ HS nghiện internet chăm sóc sức khỏe thể chất và tinh thần, các cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm

CTXH trong trường học đã thực hiện thông qua những hình thức trực tiếp và gián tiếp khác nhau. Về trực tiếp, thực hiện tư vấn trực tiếp cho cá nhân HS bị nghiện internet khi các em có nhu cầu tìm đến sự trợ giúp hoặc trao đổi, cung cấp thông tin thông qua các buổi chào cờ đầu tuần, lồng ghép trong các buổi dạy văn hóa. Hình thức gián tiếp được thực hiện thông qua phát thanh của nhà trường để nói về tác hại của nghiện internet, cung cấpthông tin về chương trình cai nghiện internet ở cộng đồng; một số trường hợp các em có nhu cầu có thể được trả lời qua tin nhắn cá nhân. Tuy nhiên việc thực hiện các hoạt động này là không nhiều, bởi nhu cầu của HS tìm đến để nhờ sự hỗ trợ tương đối ít, và hơn nữa do cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH có lịch dạy văn hóa rất bận rộn. Theo chia sẻ của giáo viên kiêm nhiệm CTXH: “Việc hỗ trợ học sinh nghiện internet về chăm sóc sức khỏe thực tế ở nhà trường lâu lâu mới có trường hợp học sinh có nhu cầu mong muốn được chia sẻ chứ chưa thực hiện nhiều, chủ yếu cung cấp thông tin, tư vấn học sinh tham gia nhiều hơn vào các hoạt động thể dục, thể thao để tránh thời gian lên mạng nhiều. Việc hỗ trợ được chúng tôi thực hiện bằng những hình thức khác nhau, có HS thì xin nhắn tin, có HS thì muốn gặp trực tiếp để được hỗ trợ” (N.M.T, Nam, 35 tuổi).

Về hiệu quả hoạt động, kết quả cho thấy giữa HS nghiện internet và thầy cô kiêm nhiệm CTXH đều cho rằng việc thực hiện nội dung hỗ trợ nhằm “Thúc đẩy việc tham gia các hoạt động thể thao rèn luyện sức khỏe, văn nghệ, vui chơi giải trí” (ĐTB lần lượt là 3,99 và 3,91) và “Thông tin các chương trình cai nghiện internet, games, chính sách y tế” (ĐTB lần lượt là 3,75 và 4,75) đạt hiệu quả ở mức cao. Riêng các nội dung tập trung hướng đến trị liệu về mặt y khoa giúp cai nghiện internet thì đạt hiệu quả thấp. Điều này cũng dễ hiểu bởi lẽ hiện nay việc cai nghiện chủ yếu được can thiệp bởi các bác sỹ lâm sàng.

3.3.2.2.3. Hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan trong hỗ trợ học sinh bị nghiện internet

Kết nối, huy động nguồn lực là một trong những không thể không kể đến của những người làm công tác xã hội. Tại trường, ngoài những hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao kiến thức, kỹ năng phòng ngừa và ứng phó bạo lực học đường, tham vấn trợ giúp HS nghiện internet, nhà trường còn thực hiện hoạt động kết nối nguồn lực. Khi các bên liên quan được kết nối lại với nhau sẽ tạo được một mạng lưới hỗ trợ, để từ đó có những giải pháp đồng bộ trong việc giải quyết vấn đề nghiện

internet trong học đường và trợ giúp cho hiệu quả cho HS nghiện. Nếu chỉ với sức lực, tài năng, lòng nhiệt tình của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXHTH thì sẽ không giải quyết được hoặc là giải quyết không triệt để mang lại hiệu quả tối ưu đối với vấn đề nghiện internet trong HS. Do đó, NVCTXHTH chính là trung gian kết nối các nguồn lực giữa các bên liên quan để giải quyết vấn đề, cụ thể là học sinh với gia đình, nhà trường và xã hội.

Bảng 3.12. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan



TT


Nội dung

Mức độ thực hiện (%)


ĐTB

1

2

3

4

5

1

Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên

và học sinh nghiện internet

0,0

3,1

33,1

61,2

2,5

3,63

2

Gắn kết giữa gia đình và nhà trường

trong hỗ trợ HS

0,0

1,2

25,6

68,1

5,0

3,77

3

Liên kết với các cơ sở y tế để khám và

điều trị cho học sinh

26,9

52,5

10,0

5,0

5,6

2,10


4

Liên kết các trung tâm cai nghiện

internet trên toàn quốc giúp HS cai nghiện internet


89,4


9,4


0,0


0,6


0,6


1,14


5

Giúp học sinh có biểu hiện nghiện

internet tham gia các câu lạc bộ cai nghiện internet bên ngoài cộng động


29,4


48,1


22,5


0,0


0,0


1,93


6

Liên kết với các tổ chức tự nguyện để

hỗ trợ học sinh có biểu hiện nghiện internet


27,5


25,0


47,5


0,0


0,0


2,20


7

Vận động gây quỹ trợ giúp học sinh nghiện internet có hoàn cảnh khó khăn

và gia đình học sinh


20,0


54,4


25,6


0,0


0,0


2,06

8

Điểm TBC


2,32

Chú thích: Rất thấp = 1; Thấp = 2; Trung bình = 3 Cao = 4; Rất cao = 5

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về mức độ thực hiện: Kết quả từ bảng khảo sát 3.12 cho thấy, hoạt động Gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ HS là nội dung có kết quả thực hiện cao nhất. Trong đó, có 68,1% tỷ lệ HS nghiện internet cho rằng được cán bộ, giáo viên

kiêm nhiệm CTXHTH hỗ trợ cao nhất. Ở nội dung này về phía thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học cũng đánh giá việc thực hiện ở mức cao (ĐTB = 3,76) (xem phụ lục 5.2). Sự gắn kết giữa nhà trường và gia đình có ý nghĩa quan trọng, bởi trên thực tế CBTH chỉ hỗ trợ ở một chừng mực nhất định nào đó đối với HS, nhưng ở khâu ra quyết định cuối cùng vẫn thuộc về bản thân HS và đại diện gia đình của các em. Với kết quả trên cho thấy, ở nội dung này NVCTXHTH đã làm rất tốt việc kết nối giữa gia đình HS và nhà trường.

Không chỉ kết nối giữa gia đình với nhà trường, hoạt động CTXH ở các trường THCS còn thực hiện hoạt động Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet. Trong đó, có 61,2% HS nghiện internet đánh giá hoạt động này được thực hiện ở mức cao; 33,1% được cho là thực hiện ở mức trung bình. Đây cũng là nội dung được thầy cô kiêm nhiệm CTXH trong trường học đánh giá việc thực hiện là ở mức cao (ĐTB = 3,59) (xem phụ lục 5.2). Kết nối, thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên với HS rất quan trọng, bởi trên thực tế cho thấy khi mối quan hệ thầy trò lỏng lẻo sẽ tạo ra một khoảng cách nhất định nào đó khiến HS nghiện internet e ngại, không tin tưởng hoặc không dám trình bày những vướng mắc của mình với thầy cô, thậm chí cả việc nói chuyện giao tiếp bình thường. Nhưng một khi có sự tương tác chặt chẽ hơn, giáo viên quan tâm, biết cách tạo niềm tin sẽ giúp HS nghiện cởi bỏ những vướng mắc tâm lý, vượt qua khó khăn để thay đổi theo chiều hướng có lợi cho bản thân các em. Tuy vậy, ở những nội dung còn như kết nối, vận động các nguồn lực để trợ giúp HS nghiện internet được triển khai ở mức độ rất thấp, đa số các ý kiến đánh giá của HS đều thể hiện ở mức điểm trung bình chung thuộc khoảng hiếm khi và không bao giờ. Trong đó đáng chú ý là hầu như các các trường không triển khai các hoạt động liên kết với các trung tâm y tế, trung tâm cai nghiện hay các tổ chức xã hội để trị liệu về mặt y tế cho HS nghiện internet.

So sánh mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan, kết quả từ biểu đồ 3.10 cho thấy trường THCS Vân Canh và THCS Ân Nghĩa có điểm trung bình cao nhất (3,39 và 3,38), thấp nhất là trường THCS Nhơn Bình. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa các trường là không lớn và chủ yếu thực hiện ở mức trung bình so với tiêu chí thang đo.


3.5


3.4

3.39

3.38

3.33

3.3

3.26

3.28

3.2


3.1

3.05

3


2.9


2.8

THCS THCS

Quang Nhơn Bình Trung

THCS

Ghềnh Ráng

THCS

Nhơn Hải

THCS Vân THCS Ân

Canh

Ngĩa

ĐTB

Biểu đồ 3.10. Mức độ thực hiện hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Về hình thức thực hiện và chủ thể tham gia: Việc kết nối gia đình và các bên liên quan được cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trường học thực hiện thông qua những hình thức như trực tiếp đối thoại, trao đổi với HS; cùng HS tham gia các hoạt động tập thể; gọi điện thoại thăm hỏi, báo cáo cho phụ huynh về tình hình sử dụng internet của con em họ hoặc thực hiện vãng gia để nắm bắt thông tin. Tuy vậy, theo tìm hiểu các hình thức thực hiện các hoạt động này chưa thực sự nhiều, gặp những hạn chế nhất định, đó là việc kết nối, liên lạc với gia đình HS chủ yếu để báo cáo về tình hình học tập của HS nói chung, chỉ khi nào HS có vấn đề thực sự như thường xuyên trốn học để sử dụng mạng internet thì thi thoảng mới báo cho phụ huynh. Chia sẻ của một nữ phụ huynh cho biết: “Con tôi nó sử dụng internet rất nhiều, về nhà là tìm cách này cách nọ, bảo là học nhóm, sinh hoạt ngoại khóa để trốn đi chơi game. Tôi thường xuyên nhắc nhở vì điều này làm cho nó học không tốt, lúc nào cũng mệt mỏi, thiếu tập trung. Thế nhưng chả mấy khi thấy giáo viên gọi điện nhắc nhở, hay trong họp phụ huynh cũng chỉ nói qua loa” (T.T.M, Nữ, 44 tuổi, phường Quang Trung).

Đánh giá về hiệu quả hoạt động kết nối gia đình và các bên liên quan trong hỗ trợ HS bị nghiện internet, kết quả từ biểu đồ 3.11 cho thấy phía HS nghiện internet và thầy cô kiêm nhiệm CTXH đều đánh giá việc thực hiện các nội dung hỗ trợ “Gắn kết giữa gia đình và nhà trường trong hỗ trợ HS” (ĐTB lần lượt là 3,87 và 3,75) và “Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet” (ĐTB lần lượt là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022