Áp Lực Trầm Trọng - Khủng Hoảng Tinh Thần Sau Biến Cố (Ptsd)

mang thai được xem là yếu tố rủi ro và sự can thiệp nhằm cung cấp sự trợ giúp có lẽ cũng có những tác động mang tính phòng ngừa, do đó các bằng cứ lại được xem là bỏ lửng.

Nhiều phụ nữ trải nghiệm qua những đau buồn hậu sinh, một hình thức ở cấp độ thấp về sự không hạnh phúc một vài ngày sau khi sinh. Xu hướng này được tự giải quyết và những hướng dẫn dựa trên bằng cứ lại chính là việc can thiệp chuyên môn không được yêu cầu một cách cụ thể, mặc dù vẫn có sự cam đoan đến việc những cảm xúc lại mang tính nhất thời (Demott và cộng sự 2006). Điều này tương phản với một cực khác: một tỷ lệ nhỏ phụ nữ có những rối nhiễu sau sinh lại được xem là trầm trọng với những dấu hiệu về tâm lý, rối loạn tâm lý khi sinh. Điều đó được xem là có những vấn đề liên quan đến nhiễm khuẩn huyết khi sinh (sự lây nhiễm của những vết trên bộ phận sinh dục sau khi sinh). Mặc dù hiện điều này hiếm xảy ra do sử dụng kháng sinh, nhưng điều kiện đó thường cũng rất nghiêm trọng mà một người làm chuyên môn như nhân viên xã hội cần áp dụng đối với người mẹ cần đến bệnh viện, và lý tưởng hơn là ở một nơi mà người mẹ vẫn duy trì tiếp xúc với đứa con nhỏ mới sinh. Những rối loạn tâm lý khi sinh có thể có những rối loạn lưỡng cực, mê sảng, hoặc biểu hiện của sự tâm thần phân liệt. Có quan điểm cho rằng đứa bé mới sinh cần được kết hợp trong cách tư duy ảo tưởng về người mẹ, nhân viên xã hội cần xem xét những rủi ro cho chính đứa trẻ. Cũng có khả năng những rối nhiễu tâm lý khi sinh xảy ra ở những lần sinh sau, do đó phụ nữ có tiền sử về điều kiện này thì các bước đi mang tính tiên phong cần thực hiện nhằm giám sát và hỗ trợ người mẹ và bảo vệ cả con nhỏ của họ.

2. Rối nhiễu lưỡng cực


Đôi khi, sự trầm cảm được xem như là rối loạn xúc cảm lưỡng cực, có là một sự rối nhiễu về trạng thái được thể hiện ở một cực của diễn tiến xúc cảm lại thể hiện ở cấp độ rất thấp về cảm xúc chuyển sang tình trạng rất cao về cảm xúc. Một cực khác của cái phổ này được mô tả như là chứng điên cuồng. Các cá nhân sống trong những trạng thái xúc cảm thấp và cao trong quá khứ được mô tả là những người trải nghiệm qua vấn đề trầm cảm điên cuồng, mặc dù thuật ngữ hiện nay được dùng để chỉ trạng thái đó là rối nhiễu lưỡng cực, đôi khi được đề cập là rối nhiễu cảm xúc lưỡng cực. Rối loạn lưỡng cưc là một hình thức rối loạn theo vòng tròn kéo theo các giai đoạn can thiệp nghiêm trọng về trạng thái và hành vi, nằm rải rác ở các giai đoạn với những vấn đề thực hiện chức năng ổn định và không bị tổn thương. Đặc điểm của rối loạn lưỡng cực chính là các giai đoạn vui quá mức hoặc buồn quá mức, có nghĩa là những tác động cởi mở và lớn lao và hành vi được thức dậy mà nếu không được điều chỉnh sẽ dẫn tới tình trạng kiệt quệ. Cá nhân có thể có giai

đoạn cảm xúc lớn như vậy theo cả hai hình thức phân loại về ICD-10 và DSM-IV đều đòi hỏi việc cá nhân có trải nghiệm qua giai đoạn quá buồn, và không thể thực hiện đơn lẻ qua những giai đoạn trầm cảm.

Với các hình thức rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực là vấn đề có khả năng di truyền nhiều nhất, với 79% tỷ lệ phù hợp giữa những anh em sinh đôi được xác định, so với 19% ở những anh em sinh đôi không xác định (Craddock và Jones 1999l McGuffin và cộng sự 2003). Những tỷ lệ này gia tăng đối với anh em sinh đôi nào bị nuôi dưỡng tách biệt nhau. Mặc dù những bằng cứ về điều này có những nền tảng về sự vui quá độ và rối loạn cảm xúc lưỡng cực, có vẻ là cần có vai trò nhân quả được thực hiện bởi những sự kiện tâm lý xã hội ở giai đoạn đầu của sự khởi phát các vấn đề rối loạn. Nhiều cá nhân trải nghiệm giai đoạn đầu này ở bối cảnh về sự khủng hoảng trầm trọng hoặc biểu hiện sau những sự kiện không tích cực của cuộc sống và về các hình thức nảy sinh lặp đi lặp lại về các giai đoạn mà có thể nảy sinh theo mùa, dĩ nhiên điều đó được quyết định bởi những đợt ghi nhớ lại các sự kiện được định trước như vậy.

Mặc dù có sự phát triển mạnh mẽ và đôi khi về bản chất kỳ quái của sự biểu hiện cá nhân về sự vui quá độ, những rủi ro nghiêm trọng về điều kiện như vậy có thể được đoán định được khi trải nghiệm qua một giai đoạn vui mừng quá độ, các cá nhân có thể bỏ qua những vấn đề phúc lợi riêng để hướng đến giai đoạn khử nước và suy dinh dưỡng; ăn mực không phù hợp hoặc không tương thích với thời tiết, điều đó có thể gây ra chứng giảm nhiệt tình trạng thiếu ngủ; thiếu ngủ trong thời gian dài cũng có thể dẫn tình trạng kiệt sức và thậm chí tử vong. Với những lý do như vậy các cặp đôi có những khó khăn về thu hút các cá nhân có rối loạn xúc cảm để có thể thuyết phục họ về những diễn trình hành động khác, về sự gia nhập bệnh viện để có sự điều trị ban đầu. Một số nhân viên xã hội hành động như những người bị bắt buộc bệnh viện sẽ cần đánh giá về những kết quả có khả năng hiện ra về các giai đoạn vui quá độ không được chữa trị.

Khả năng điều trị duy trì những vấn đề dược học liên quan đến rối loạn xúc cảm lưỡng cực và những giai đoạn vui quá độ mãn tính lại là về thuốc ngừa hưng trấn, thậm chí cả về cơ chế mà thuốc vận hành lại chưa được hiểu một cách tốt nhất (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2006b). Chất ngừa hưng phấn có nhiều tác động phụ bao gồm tăng cân, đầy khí, và những vấn đề liên quan đến da. Nếu liều dùng không chính xác, nghĩa là không tăng dần cho tới khi liều dùng trị liệu đạt được, những tổn thương về thận có thể bị ảnh hưởng, và kiểm tra chức năng thận thời gian 6 tháng là một trong yêu cần cần thực hiện. Mặc dù thuốc ngừa hưng phấn có hiệu quả trong việc làm ổn định trạng thái và

ngăn ngừa những vấn đề liên quan đến vui mừng quá mức hoặc giai đoạn trầm cảm do đó nhiều người dùng thuốc này để điều trị, các lý do được xem là rõ ràng về việc tại sao một số cá nhân thích không dùng huốc và dám chấp nhận những rối loạn cảm xúc riêng của họ. Ở Mỹ, liệu pháp làm ổn định xúc cảm thường xuyên được sử dụng chính là về valproate (thuốc chống động kinh), đây được xem là loại thuốc mạnh hơn thuốc ngừa hưng trấn, mặc dù có hiệu quả hơn trong việc làm ổn định các cá nhân có những rối nhiễu lưỡng cực, nhưng cũng có những tác động phụ nữ ỉa chảy, tăng cân và những chấn động. Valproate được xem là có nguy cơ gây hại khi được kê cho phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai vì nó có thể gây dị dạng thai nhi (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2006b).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 180 trang tài liệu này.

Mặc dù trọng tâm chính về quản lý những rối loạn xúc cảm lưỡng cực và những trạng thái vui quá mức lại thuộc về những hình thức điều trị bằng thuốc, vai trò của can thiệp tâm lý xã hội có thể không được nhìn nhận. Nếu một cá nhân có trẻ em nhưng lại không có được những mạng lưới trợ giúp khi đó họ có thể bị chi phối, cũng có nhu cầu để sắp xếp các hình thức chăm sóc trẻ em. Một giai đoạn vui quá mức có thể kéo dài trong vài tháng nhưng những cá nhân điển hình lại có thể đạt được những vấn đề nhân cách riêng và năng lực riêng không bị tổn thương một khi trạng thái bất thường hiện ra. Sau đó các cá nhân này cần có những hình thức tham vấn trợ giúp nhằm giải quyết với các xúc cảm về sự xấu hổ và sự hối tiếc nếu hành vi của họ không phù hợp về việc gây tổn thương đến người khác. Những vấn đề tài chính của họ cũng bị ảnh hưởng, với các khoản nợ ngày càng bị tích luỹ thông qua các hình thức mua sắm lu bù, và những lời khuyên thực tế về phân chia các mối quan hệ của họ có lẽ cũng được đón chào, dĩ nhiên với những hình thức quy chiếu đối với các tổ chức như Cục khuyên giải công dân. Cùng với những điều này, cũng có một vai trò giáo dục cho cá nhân và các thành viên gia đình có lẽ được khuyến khích để học hỏi cách tránh những sự thúc đẩy như việc làm việc quá mức, lạm dụng việc ngủ, và lạm dụng các chất gây nghiện, và nhận biết được các dấu hiệu về sự bền vững trạng thái xúc cảm, với hy vọng rằng ở chỗ mà cá nhân có đủ khả năng tìm kiếm sự trợ giúp. Việc giới thiệu hoạt động trợ giúp hoặc các nhóm tự lực cũng có thể có nhiều sự trợ giúp.

3. Lo âu và ám ảnh

Công tác xã hội trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần - 17


Giống như sự trầm cảm, lo âu cũng được xem là trạng thái tâm thần mà nhiều người có thể xác định được ở một số cấp độ. Nhiều người, trong việc đoán định trước tình huống thay đổi như tham gia kỳ thi hoặc có buổi biễu diễn trước công chúng, đều cảm nhận được cấp độ rối nhiễu về tâm lý học và sinh học mà qua đó họ gán cho cái nhãn được biết đến như là sự lo âu. Với nhiều trải nghiệm về sự lo lắng, giả định được dưới sự kiểm

soát riêng của họ và theo những giới hạn mà họ có thể chịu đựng, được nhìn nhận như những vấn đề mang tính tích cực khi nó chứng minh được khả năng biểu hiện hoặc “tạo nên các trò chơi của bản thân học”. Với các thuật ngữ về cách mạng, lo âu đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy những phản hồi mà đưa các nhân thoát ra khỏi các tình huống đe doạ hoặc củng cố cách thức giải quyết vấn đề của họ về những sự đe doạ một cách thành công. Lo lắng được xem là sự e sợ về nhận thức được mối đe doạ mặc dù sự đe doạ đó có thể mang tính bề ngoài hoặc tình huống (ví dụ việc đem lại các không gian bị hạn chế hoặc biểu lộ ra sự sợ hãi với một đồ vật gì đó, như sợ nhện) hoặc các vấn đề bên trong (ví dụ các trạng thái lo âu được khái quát hoá, những rối loạn hoảng sợ và những rối loạn ám ảnh)

Lo âu được xem là có vấn đề khi nó được trải nghiệm qua quá nhiều, và việc tránh được xác tình huống cũng làm gia tăng lo âu cũng khởi đầu cho sự thoả hiệp về hàng loạt các hoạt động như việc làm hay thư giãn mà cá nhân đó thực hiện. Lo âu được xem là cách làm giảm khả năng mà có lẽ kéo theo việc trải nghiệm qua hàng loạt những vấn đề không hài lòng về mặt sinh học (run rẩy, nóng rực, khô miệng, căng cơ, ốm, đầy hơi, nhịp đập nhanh), hành vi (chạy chốn hoặc tránh một tình huống nào đó) và về mặt tâm lý (cảm giác sợ, đau khổ và sợ hãi). Một lần nữa, hầu hết mọi người đều nhận biết được các cấp độ về những phản ngữ này về các áp lực thường nhật nhưng với những ai mà cuộc sống bị ảnh hưởng bởi những sự lo âu, mức độ các dấu hiệu về sự lo lắng có thể hoàn toàn quá tải, về nội dung mà họ có cảm nhận như là họ sắp chết. Ở góc độ tâm thần học, các trạng thái lo âu được xem là được quy chiếu đối với những vấn đề thần kinh, mặc dù vấn đề này trở nên có nhiều hàm ý xấu về cách diễn ngôn, và mô tả được một ai đó như là “loạn chức năng thần kinh” lại là cách thức xoá bỏ những vấn đề cá nhân, mà thường không có khả năng hiểu sâu về những vấn đề căng thẳng của họ.

Đôi khi các cá nhân thường đồng thời bị trầm cảm và lo âu, và việc quản lý các vấn đề của họ sẽ phụ thuộc nhiều đến những vấn đề được xem là nổi bật nhất liên quan đến những trạng thái tâm thần của họ. Một số cá nhân có những trạng thái lo âu tổng quá, một sự lo âu tự do diễn ra ở những nơi mà các cá nhân gia tăng những xúc cảm về lo âu trong hầu hết mọi khoảng thời gian, mà không có những yếu tố thúc đẩy có thể được xác định. Nhiều cá nhân với những vấn đề lo âu khái quát sẽ không có được sự quan tâm của các tổ chức trợ giúp nhưng khi họ thực hiện tham vấn sau đó, hoặc các hình thức trị liệu hành vi thì điều đó có lẽ cũng đem lại hữu ích. Một nhà thực hành y học có lẽ kê đơn các loại thuốc như an thần có nhiều vấn đề về sự phụ thuộc trong thời gian ngắn.

4. Lo âu ám ảnh và rối loạn sợ hãi


Đôi khi một cá nhân có thể phát triển những nỗi sợ liên tục và không hợp lý trong mối quan hệ với một sự vật nào đó, hoạt động hay tình huống như vậy có lẽ cũng trải nghiệm qua các cấp độ cao về những lo âu mà có kết quả từ viếc tránh khỏi những điều gì đáng sợ. Khi những nỗi sợ quá mức này và các hành vi tránh né ngày càng mang tính cố thủ mà chúng gây tổn hại đến chất lượng sống của một cá nhân, điều này có thể được quy chiến như là sự rối loạn lo âu ám ảnh. Các lý thuyết phân tâm học cũng hướng đến lý giải sự lo âu theo các vấn đề liên quan đến các hình thức xung đột không được giải quyết, vô thức được diễn tả về mặt biểu tượng. Do đó, một sự ám ảnh lo âu về con nhạn cũng có lẽ xuất phát từ những cách hiểu bị kìm nén liên quan đến tình dục về cha mẹ của một ai đó. Những khó khăn của việc xác định các lý thuyết này về mặt thực nghiệm cũng thiếu các bằng cứ về sự hiệu quả của các hình thức trị liệu phân tâm học về sự lo âu và thuyết hoài nghi hiện đại, tất cả đều có xu hướng có kết quả từ những cách tiếp cận lý thuyết này đang ngày càng bị che lấp. Hiện các lý thuyết học hỏi ngày càng được đánh giá cao với giả thuyết cho rằng những sự phát triển các trạng thái lo âu khi một sự trải nghiệm (được quan sát hay được trải nghiệm trực tiếp) song hành hoặc được thực hiện theo bởi những sự lo sợ. Do đó, cá nhân trong tương lai sẽ tìm cách tránh bỏ những tình huống hoặc các yếu tố thúc đẩy mà được xem là có gắn liền với những sự sợ hãi hoặc sự ám ảnh. Ví dụ, ở trong thang máy bị hỏng có có thể làm tăng cảm xúc về sự sợ hãi mà sự trải nghiệm có thể làm khái quát hoá nỗ sợ hãi về việc đi bằng thang máy. Các nhân viên xã hội tự phá hiện việc bản thân cần nỗ lực trỡ giúp các cá nhân có các vấn đề liên quan đến lo âu ám ảnh. Các hình thức trợ giúp được xem là hiệu quả cần phù hợp với từng hình thức ám ảnh, do đó cũng có những dấu hiệu về tính hiệu quả của các phương pháp hành vi - nhận thức.

Chứng sợ khoảng trống: Điều này kéo theo những nỗi sợ liên tục và phi lý về các khoảng không gian mà qua đó cá nhân thực sự cảm thấy khó khăn để thoát khỏi, sự khó khăn đó có thể về mặt thể chất hoặc về mặt xã hội. Điều này có thể bao gồm các khoảng không gian bị giam hãm như ví dụ nêu trên về cầu thang máy, nó có thể ở các vị trị đông đúc như các khu thể thao hoặc các bữa tiệc lớn hoặc nó có thể chuyển tới ở một địa điểm xa để qua đó các cá nhân có cảm giác là họ không thể quay trở về nhà một cách dễ dàng gì. Sợ về khoảng trống có thể dẫn tới sự gia tăng phụ thuộc vào sự trợ giúp của người khác trong cuộc sống hàng ngày, và các cá nhân có thể ngày càng bị giam hãm trong gia đình để tránh những tình huống làm tăng lo âu. Các nhân viên xã hội cần đưa ra các kỹ năng hành vi nhận thức như các kỹ năng thư giãn và các hình thức biểu lộ dần các tình huống lo âu,

sự biểu lộ dần thế này có thể được thông qua quá trình tự tưởng tượng hay bộc ngay bên trong cơ thể.

Ám ảnh cụ thể: Những hình thức ám ảnh hướng đến các sự vật hay tình huống cụ thể gồm cả những con vật như nhện, hay các sự vật như dao hoặc máu, hoặc các tình huống như trời tối, chiều cao hoặc khi lái xe moto. Thường thì sự ám ảnh này được học hỏi, biết đến thông qua thời kỳ ấu thơ, mặc dù chúng có thể được phát triển ở giai đoạn sau của cuộc sống với bối cảnh có những vấn đề liên quan đến áp lực. Những sự ám ảnh này nếu được điều trị tất cả thì cần được giới thiệu đến nhà tâm lý trị liệu, nhưng một nhân viên xã hội với các kỹ năng hành vi nhận thức có thể giúp các phương pháp thư giãn, biểu lộ dần dần và có thêm những kỹ năng CBT khác nữa.

Một số cá nhân bị buồn phiền bởi những giai đoạn lo âu nghiêm trọng mà có thể kéo dài tới 20 hoặc 50 phút. Những hình thức lo âu này hoặc rối loạn sợ hãi được xem là khác biệt về mặt định tính từ trải nghiệm của những lo âu bình thường, do đó cá nhân thường sợ hãi việc họ đang chết với các cảm giác về nhịp đập của tim chậm dần, những cảm giác khó khăn trong hơi thở và những cảm giác yếu đi của chân tay. Khi một cá nhân trải qua những nỗi lo mà không có sự cảnh báo hay biển báo ở nơi công cộng, điều này có thể cũng dẫn đến việc tránh các tình huống khi mà nỗi lo có thể được trải nghiệm và có thể là nền tảng cho sự phát triển chứng ám ảnh được biết đến như ám ảnh khoảng trống. Một lần nữa, các kỹ thuật nhận thức - hành vi có thể hữu ích. Với việc quan tâm đến mọi rối nhiễu lo âu, các cá nhân thể hiện ra hoặc được giới thiệu tới bác sĩ, hướng chữa trị đầu tiên đó là kê đơn thuốc chống trầm cảm (Mcintosh và cộng sự 2004).

5. Rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD)


Một lĩnh vực khó khăn khác trong đời sống của các cá nhân được gắn liền với các mức độ lo âu gia tăng chính là những hình thức cưỡng chế với các hành vi được lặp đi lặp lại, được xem như là sự xâm phạm ám ảnh về những cách nghĩ lăp đi lặp lại, nó tạo áp lực đến năng lực của họ để hướng cuộc sống của họ như họ mong muốn. Các hình thức được thực hiện bởi những sự cưỡng chế này được xem là rất khác biệt nhưng lại rất quen thuộc đối với những người khác, ví dụ việc rửa tay mang tính cưỡng chế, kiểm tra các thiết bị điện đã tắt chưa, hoặc trở về nhà để đảm bảo rằng các cửa ra vào và cửa sổ đã được khoá. Những hành vi này có thể được lặp đi lặp lại với những nội dung mà học không thể giữ chặt công việc đó bởi vì việc hoàn thành những nghi lễ như vậy mất rất nhiều giờ. Các vấn đề liên quan đến thể chất có lẽ cũng thể hiện ra, ví dụ rửa tay theo nghi lễ có thể dẫn đến

tình trạng thương tổn da. Rất nhiều người trong số chúng ta cảm thông với một mức độ về hành vi cưỡng chế hoặc cách suy nghĩ cưỡng chế bởi vì chúng ta có thể ghi nhớ các giai đoạn chuyển đổi ở thời ấu thơ, là nơi chúng ta có thể không phải bước lên những vết nứt giữa các phiến đá trên vỉa hè hoặc có những sự thúc ép để đo đếm các đồ vật hoặc sắp xếp chúng theo trật tự. Những sự cưỡng ép đó được xem là nổi bật trong đời sống của một ai đó, và chúng thường dễ nhận biết được tính không hợp lý về hành động hay tư duy của họ, trong khi lại không có khả năng bổ sung được hành vi của họ. Tương tự, họ có lẽ có được sự hợp lý hoá các hành vi của mình, ví dụ, việc rửa tay là quan trọng vì nó giảm những nguy cơ truyền bệnh, trong khi nó cũng được biết đến như là nội dung của chính các hành vi không được đảm bảo. Trong hầu hết các trường hợp, các cá nhân đưa ra những sự thúc ép bởi vì họ cảm thấy điều đó sẽ giúp quản lý được những nỗi lo, do vậy, với những vấn đề trầm cảm xẩy ra đồng thời họ cần biết các hành động của họ là không hợp lý. Đôi khi những hình thức ám ảnh có thể có một chức năng về biểu tượng, ví dụ tác giả làm việc với một phụ nữ có những vấn đề về rửa tay cưỡng bức lại có vẻ làm tăng cảm xúc về sự tội lỗi, chị ấy có cảm thấy điều đó sau khi chị ấy tìm được nơi ở cho người chồng - là người bị bệnh Alzheimer. Mặc dù vậy cách lý giải như vậy có vẻ là không mang lại sự trợ giúp gì trong việc hỗ trợ mọi người điều chỉnh hành vi và có thể được xem như môt hình thức đổi lỗi cho cá nhân. Với các vấn đề có liên quan đến lo âu, CBT được xem là rất hữu ích. Nó cũng gia tăng những nghi ngờ khi cho rằng OCD được gắn liền với những vấn đề trầm cảm hiện đang tồn tại, và ở những ví dụ như vậy những hình thức can thiệp tốt nhất lại chính là những vấn đề được xem là đang cải thiện vấn đề trầm cảm (Abromowitz 2004).

6. Áp lực trầm trọng - khủng hoảng tinh thần sau biến cố (PTSD)


Mặc dù rõ ràng là sau một biến cố các cá nhân thường trải nghiệm nhiều những vấn đề phản ứng về tinh thần, gần đây các nhà thực hành trong lĩnh vực sức khoẻ tâm thần đã nhận ra rằng phải mất hàng tháng hoặc hàng năm trước khi các vấn đề được tạo ra bởi các thảm kinh được báo cáo. Về mặt lịch sử, mối quan tâm này đã được nhấn mạnh chủ yếu những người lính trong khu vực chiến tranh đã có những phản ứng nghiêm trọng đến những trải nghiệm của mình và những nố lực tạo nên các hình thức trợ giúp tâm lý đối với những người bị mắc phải những hội chứng hậu chiến tranh như “sốc vì tiếng đại bác”. Hơn nữa, việc phát triển các hình thức điều trị tâm lý cho người lính cũng được xem là vấn đề quan trọng trong sự phát triển các hình thức trị liệu nhóm và các cộng đồng trị liệu (Fouldkes 1983).

Sau đó, mối quan tâm này cũng đã được mở rộng với những thuật ngữ chung về những biến cố, những phản ứng tâm lý diễn ra sau đó. Đây là một vấn đề quan trọng trong công tác xã hội bởi vì những rối loạn tinh thần sau biến có có thể có những hậu quả nghiêm trọng về các vấn đề xã hội xảy ra hàng ngày mà cần có sự can thiệp của các nhân viên xã hội. PTSD có tác động đến cả trẻ em và người lớn, do đó có thể là hệ quả của việc lạm dụng trẻ em, bao gồm cả lạm dụng tình dục, và các tình huống mà ở đó các cá nhân được xem là chủ thể của các vấn đề bạo lực đang bị đe doạ như lạm dụng các vấn đề trong gia đình. PTSD có thể có kết quả từ những sự kiện mà có những mối đe doạ cao hoặc có bản chất mang tính thảm hoạ ghê ghớm mặc dù thường không phải có từ nhiều các sự kiện mang tính đối lập trong cuộc sống như mất việc, bệnh tật hay các mối quan hệ bị đổ vỡ (Trung tâm hợp tác quốc gia về sức khoẻ tâm thần 2005b).

PTSD tự nó được biểu lộ ra theo một số hình thức sau:


Tái trải nghiệm - hồi tưởng, có những cách nghĩ xâm nhập, những cảm giác hoặc những nỗi ám ảnh thường xuyên xảy ra về những biến cố mà qua đó những áp lực xảy ra lặp đi lặp lại. Trẻ em luôn có cảm nhận được những sự thúc ép với các tình huống mà những biến cố xảy ra;

Sự lảng tránh - các cá nhân có những giai đoạn tránh các cá nhân, tình huống hay các nơi có liên quan đến biến cố mang tính thảm kịch;

Kích thích cảm xúc (hyperarousal) - một cấp độ tích luỹ những cảm xúc bị tác động mạnh bởi các sự kiện, những hình thức gián đoạn khi ngủ và cả vấn đề tập trung;

Tê liệt cảm xúc - những cảm xúc không gắn với các sự kiện, thiếu sự hài lòng trong các phản hồi với các hoạt động mà họ ưa thích trước đó, không có khả năng phản hồi một cách có xúc cảm đến các sự kiện như vậy;

Trầm cảm


Lạm dụng rượu và thuốc


Tức giận


Những triệu chứng thể chất không lý giải được


Các cá nhân có PTSD thường được biết đến với các tổ chức bởi vì các vấn đề liên quan như lạm dụng chất gây nghiện hoặc cố gắng tự sát thường không được xác định có liên quan đến PTSD cho tới khi vấn đề bệnh sẽ được hình thành bởi các chỉ báo mà các

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/03/2024