Đặc Điểm, Nguyên Tắc Can Thiệp, Ý Nghĩa Của Can Thiệp Sớm

Thiếu quân bình hóa chất, thiếu sinh tố:

Những chuyên gia y tế chuyên nghiên cứu về trẻ TK đưa ra con số gần 50% người TK cần lượng lớn B6. Khi uống kèm sinh tố B6 với magnesium, cho thấy sự biến chuyển ở hầu hết trẻ TK.

Theo Vò Nguyễn Tinh Vân (Úc, 2002), một cuộc nghiên cứu trên 60 trẻ bị TK và gia đình trẻ thấy rằng, độc chất pertussis trong thuốc tiêm chủng ho gà, bạch hầu, uốn ván có thể gây ra bệnh TK ở trẻ em có khiếm khuyết về di truyền. Chất độc này tách rời loại G alpha protein (guanosine nucleotide-binding proteins) ra khỏi vòng mô và trẻ có nguy cơ bị TK, nhất là trẻ có cha hoặc mẹ bị khiếm khuyết di truyền này. G protein có khả năng khởi động các phản ứng bên trong tế bào sau khi bị kích hoạt, để rồi sau đó sẽ khởi động chuỗi phản ứng bên trong tế bào. Khi được chữa bằng cách cho dùng sinh tố A tự nhiên trong dầu gan cá thu thì có cải thiện đáng khích lệ về ngôn ngữ, thị giác, sức chú ý và khả năng giao tiếp trong một số trẻ.[5]

Đặc tính sinh học nam tính

Do tỷ lệ TTK nam cao gấp 3 đến 4 lần so với nữ, nên có giả thuyết cho rằng, não bộ của trẻ có cấu tạo thiên quá mức về nam tính dễ mắc bệnh TK hơn. Bộ não của nam thiên về tính hệ thống hóa, lý tính và logic.Theo quan điểm này, xét về góc độ di truyền học thì cha mẹ TTK có khả năng thiên về khoa học tự nhiên hơn là khoa học xã hội. Hiện nay giả thuyết này rất ít được quan tâm vì chưa có những lập luận khoa học thuyết phục.[5]

Yếu tố lúc mang thai và sinh đẻ

Ngày nay, người ta thấy một số ca đẻ khó có liên quan tới những dị tật của đứa bé trong bụng mẹ. Có thể đứa bé có tác động nào đó tới quá trình sinh đẻ và những dị tật có từ trong bụng mẹ trong quá trình phát triển có thể gây ra tình trạng đẻ khó (Vò Nguyễn Tinh Vân, 2002). Tỉ lệ khá cao trẻ bị TK có trùng hợp với chuyện sinh đẻ: Mẹ bị vỡ nước ối sớm nhiều giờ trước khi sinh, thiểu ối, nhiễm trùng ối, do sinh kẹp, bị ngạt trong lúc sinh. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Lord, Mulloy, Vendelboe và Schopler (1991), không cho thấy TK liên quan đến những nguyên nhân này.[5]

Di truyền

Giả thuyết cho rằng TK có liên quan đến di truyền: Những nghiên cứu hiện đại đã tìm thấy một số chỉ báo cho thấy những ảnh hưởng của gen đối với TK. Theo

các nhà nghiên cứu thì trong số anh em của các trẻ mắc chứng TK có gần 3% mắc chứng TK và gần 3% khác mắc các chứng rối loạn phát triển lan tỏa.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Ở trẻ sinh đôi khác trứng, tỷ lệ TK là 25%, ở trẻ sinh đôi cùng trứng, tỷ lệ lên đến 90%.Nghiên cứu cho rằng, trong gia đình có trẻ bị TK, các con khác bị rủi ro nhiều hơn về chứng chậm phát triển tâm thần. Có 2-4% anh chị em ruột của trẻ TK cũng mắc chứng TK (tỷ lệ cao gấp 50 lần so với tỷ lệ trong dân số chung). Có thể tới 15% anh chị em của trẻ TK gặp khó khăn trong học tập. Hiện thời, di truyền chỉ là nguyên nhân của khoảng 10% những trường hợp TK. Ngày nay, sự đồng thuận trong những nhà nghiên cứu về nguyên nhân của TK có thể do yếu tố sinh học, những yếu tố môi trường, xã hội, gia đình có thể làm tăng hay làm giảm hội chứng TK tuy nhiên nguyên nhân chính xác vẫn là ẩn số.[5]

Hậu quả của tự kỷ

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 5

TK hiện nay là một vấn đề đang được quan tâm khá nhiều và ở nước ta hiện nay TK đã được công nhận là một dạng khuyết tật và đang trên thềm xây dựng các chính sách cũng như chế độ cho người TK tuy nhiên mọi dự định vẫn đang trên thềm xây dựng mà chưa có một chính sách cụ thể nào cho người TK mà hậu quả của nó để lại cho xã hội và gia đình là vô cùng nặng nề. đối với những đứa trẻ cha mẹ trẻ phải rất vất vả để chăm sóc và tìm địa điểm cũng như các trung tâm để cho con mình đi can thiệp, tìm kiếm các liệu pháp chữa trị hiệu quả cho con. Trong khi đó với khoa học hiện đại cũng chưa tìm ra thuốc hữu hiệu để đặc trị triệu chứng này mà chỉ phụ thuộc chủ yếu vào việc can thiệp giáo dục. Chi phí cho can thiệp giáo dục hiện nay tại Việt Nam cũng khá cao và cha mẹ trẻ là người phải chịu trách nhiệm hoàn toàn cho các chi phí đó. Một mặt khác TK gây ra những khó khăn rất lớn trong quá trình giao tiếp của người TK, nhiều người TK còn không thể nói làm quá trình giao tiếp và tương tác gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân những người TK cũng không có khả năng duy trì giao tiếp và khả năng tương tác nên quá trình học tập và làm việc bị ảnh hưởng rất nhiều. có nhiều TTK còn không thể đi học được ở các trường hòa nhập. Với những hậu quả đó việc cần thiết phải có những biện pháp can thiệp giúp đỡ người TK là hết sức cần thiết để giúp người TK hòa nhập vào cuộc sống.

1.4. Đặc điểm, nguyên tắc can thiệp, ý nghĩa của can thiệp sớm

1.4.1. Đặc điểm của can thiệp sớm

Can thiệp sớm tại gia đình (CTS) là một hệ thống các biện pháp chăm sóc, giáo dục dành cho trẻ có những khó khăn về giao tiếp, ngôn ngữ , hành vi, ứng xử và nhận thức mà chủ yếu là các trẻ có nguy cơ TK, trẻ hiếu động kém chú ý và trẻ chậm khôn. Sở dĩ gọi là Can thiệp sớm là do các hoạt động này được khuyến khích tác động cho trẻ càng sớm càng tốt, dù trên thực tế thì hầu hết các trẻ được phát hiện các khó khăn và rối nhiễu nói trên thường đã trên hai, ba tuổi, thậm chí có em đến 4 tuổi hay hơn. Việc chẩn đoán phát hiện có phần chậm trễ vì sự hiểu biết và đánh giá về các rối nhiễu này chưa đầy đủ và thiếu đồng bộ. Vì thế, sau khi được chẩn đoán một cách rò ràng về tình trạng và mức độ rối nhiễu của trẻ, các bậc CM nên tiến hành các biện pháp can thiệp càng sớm càng tốt cho trẻ ngay tại gia đình của mình, vì chỉ ở gia đình và với sự tích cực của chính CM mới có thể đem lại những biến chuyển tốt nhất cho trẻ. Sau đây là vài đặc điểm quan trọng của chương trình can thiệp sớm và cũng là của phương pháp mà các bậc CM nên nắm bắt để vận dụng:

- Mụcđích của phương pháp là giúp trẻ có được cuộc sống càng bình thường càng tốt. Trẻ đặc biệt càng học được nhiều (Dưới nhiều hình thức, chủ yếu là các hoạt động vui chơi), chúng càng tham gia được nhiều vào đời sống gia đình và các hoạt dộng cộng đồng.

- CTS là một chương trình mang tính giáo dục nhiều hơn là mang tính trị liệu: Nghĩa là CTS dạy cho trẻ những kỹ năng trẻ đã sẵn sàng để học hơn là đưa ra các giải pháp về các nguyên nhân hay điều kiện. Trẻ học các kỹ năng thông qua việc CM áp dụng các nguyên tắc và các bài tập tại nhà cho con em mình vì đó là một tiến trình rất lâu dài và phải diễn ra thường xuyên.

- CTS dạy những kỹ năng phát triển bình thường: Nghĩa là những kỹ năng mà trẻ bình thường học khi chúng phát triển những kỹ năng cơ bản để từ nền tảng này chúng phát triển xa hơn.

- CTS chia việc giảng dạy thànhtừng bước một: Trẻ đặc biệt cũng có thể học cùng một cách như trẻ bình thường, nhưng chúng học chậm hơn và phải nhắc đi

nhắc lại. Một thách thức, có thể là một trở ngại lớn đối với trẻ khuyết tật, nhưng có thể vượt qua được nếu được chia thành các thách thức nho nhỏ.

- CTS dựa trên sự đánh giá cẩn thận: Trẻ đặc biệt học tốt nhất nếu chúng được dạy những bài học phù hợp vào thời điểm phù hợp. Vì vậy, trước khi bắt đầu việc dạy phải dành thời gian để tìm hiểu xem trẻ đã có thể làm được gì, để biết trẻ sẵn sàng học cái gì kế tiếp.

- Hoạt động của trẻ nhằm vào các mục tiêu: Các kỹ năng trẻ học ở những khoảng thời gian nhất định gọi là những mục tiêu. Các mục tiêu cho biết việc trẻ có thể làm được khi trẻ đạt được một kỹ năng. Các mục tiêu này giúp cho CM không bị chệch hướng.

- Mỗi trẻ có một chương trình CTS riêng: Các mục tiêu của trẻ ở một khoảng thời gian nào đó được gọi là chương trình của trẻ. Nội dung của chương trình tuỳ thuộc vào những kỹ năng mà trẻ có thể làm được, vào thời gian và nguồn lực sẵn sàng để dạy trẻ. Chương trình đặt ra để giúp trẻ đạt được sự thành công, có tính thực tiễn và có thể thực hiện ở gia đình.

- Việc giảng dạy được tiến hành một cách đơn giản và không đòi hỏi một kỹ thuật đặc biệt nào: CTS dựa trên những hoạt động thực tiễn tại gia đình (Ăn, ngủ, tắm, chơi đùa..), sự quan tâm của trẻ và khả năng mà trẻ có thể làm được. Thường thường những kỹ thuật này có thể trở thành một phần trong cách ứng xử chung của trẻ, nhiều kỹ năng có thể được dạy như một hoạt động của đời sống hàng ngày này không đòi hỏi phải có thì giờ dành riêng cho chúng.[7].

1.4.2. Những nguyên tắc cơ bản trong can thiệp sớm

Công nhận mọi trẻ đều có khả năng học tập.

Trẻ khiếm thính hay khiếm thị vẫn có trí tuệ bình thường. Không có lý do gì để chúng không học cả. Mục tiêu đặt ra cho chúng cũng giống như cho trẻ bình thường. Công việc của chúng cũng giống như công việc của trẻ bình thường, trừ khi công việc ấy đòi hỏi chúng phải có khả năng nghe bình thường hoặc khả năng nhìn tốt. Ngày nay học tập đã trở thành quyền lợi của mọi trẻ em bình thường cũng như trẻ khuyết tật.

Dạy trẻ khuyết tật các kỹ năng mà trẻ bình thường học và sử dụng.

Trẻ khuyết tật trước hết là một đứa trẻ và nguyên tắc giáo dục là một đứa trẻ có nhu cầu đặc biệt, cần nhìn nhận trước hết là một đứa trẻ, những nhu cầu đặc biệt

và khuyết tật là thứ hai. Sự phát triển của trẻ khuyết tật cũng tuân theo tiến trình quy luật như trẻ bình thường, tuy có chậm hơn những khía cạnh nhất định.Trẻ khuyết tật càng học được nhiều kỹ năng như trẻ bình thường thì chúng càng có khả năng tham gia vào nhiều hoạt động hơn trong gia đình cũng như xã hội. Chúng càng dễ dàng được chấp nhận hơn trong cộng đồng nếu như những hành vi của chúng càng giống trẻ bình thường.Trẻ khuyết tật cần được học các kỹ năng như trẻ bình thường.

Bắt đầu can thiệp càng sớm càng tốt.

Năm năm đầu đời là những năm tháng rất quan trọng, đây là thời gian mà nền tảng cho cuộc sống bình thường được hình thành. Một nền tảng tốt tạo cho một đứa trẻ cơ hội có cuộc sống hạnh phúc và có ý nghĩa, đồng thời để chúng trở thành một thành viên có ích cho xã hội. Những năm tháng này rất quan trọng cho trẻ,và tất nhiên cũng rất quan trọng đối với trẻ khuyết tật.Việc tiến hành can thiệp càng sớm càng tốt là rất cần thiết, bắt đầu diễn ra khi CM trẻ cho rằng trẻ có vấn đề, điều này có thể hạn chế những vấn đề về giáo dục và cư sử sau này trong cuộc sống của trẻ.

Phối hợp chặt chẽ với nhà trường với gia đình, coi CM là người quan trọng nhất đối với sự phát triển của trẻ.

Điều này có nghĩa là với việc CTS, các giáo viên cần phải cung cấp tri thức, hướng dẫn phụ huynh cách chăm sóc, giáo dục trẻ. Phụ huynh không chỉ là người tiếp xúc với trẻ nhiều hơn giáo viên hoặc chuyên gia nhiều hơn giáo viên mà còn là người hiểu trẻ, chăm sóc trẻ bằng cả tình yêu thương ruột thịt của mình. Ở Việt Nam chúng ta cần xem xét vai trò của ông bà CM và các thành viên khác trong gia đình, hiện tại họ đang đóng vai trò quan trọng trong việc giáo dục trẻ.

Tập chung vào nhu cầu và khả năng của từng trẻ và từng gia đình.

Tâm lý học cũng giống như các khoa học khác về con người, đã nghiên cứu để rút ra các quy luật chung của sự phát triển qua từng độ tuổi của con người. Hiểu biết về những quy luật đó có thể giúp cho việc đào tạo nhân cách của trẻ, làm cho trẻ phát triển đúng độ tuổi để trở thành một thành viên của xã hội, biết nhận thức thế giới, biết ứng xử với mọi người. Tuy nhiên đằng sau tất cả những quy luật phát triển chung đó thì mỗi con người lại là duy nhất trong hoàn cảnh cụ thể của nó. Mỗi em bé sẽ trưởng thành theo một con đường riêng và sống một cuộc đời riêng của mình với những đặc điểm mà chỉ riêng mình mới có. Mỗi em bé có điều kiện riêng

về yếu tố thể chất, về hoàn cảnh phát triển, đặc biệt là mối quan hệ của trẻ đối với thế giới bên ngoài mà trong đó các giác quan có một vai trò rất quan trọng. Sự tổn thương về một giác quan nào đó sẽ ảnh hưởng lớn đến con đường phát triển, tốc độ phát triển, định hướng phát triển của mỗi trẻ.

Một đặc trưng cơ bản trong giáo dục đặc biệt là tính cá thể hóa cao. Ngay với đứa trẻ bình thường thì mỗi đứa trẻ lại là con người riêng biệt. Mỗi trẻ có tiền đề phát triển khác nhau, có tốc độ phát triển, có khả năng lĩnh hội, có đặc điểm khí chất khác nhau. Do vậy không thể có cách chăm sóc giáo dục giống nhau cho mọi đứa trẻ, ngay cả độ tuổi với trẻ cùng một nhóm khuyết tật. Mặt khác trình độ hiểu biết của mỗi gia đình khác nhau, do đó chúng ta không thể xây dựng một chương trình CTS cho mọi đối tượng. CTS tập chung vào nhu cầu của trẻ và gia đình trẻ, mỗi trẻ cần có một chương trình cá nhân riêng, chương trình này phải được xây dựng trên cơ sở khả năng nhu cầu của trẻ và phải phù hợp với quan điểm giáo dục của phụ huynh nhu cầu và khả năng của gia đình .

Các chương trình CTS không chỉ chú ý tới những năm tháng từ 0 đến 3 tuổi mà còn chú ý tới những hoạt động lĩnh vực giáo dục mần non. Hỗ trợ trẻ trong suốt thời gian trẻ đến trường mần non và cả khi trẻ học phổ thông cũng là một phần của chương trình và dịch vụ này. CTS được nhìn nhận như một sự hợp tác chặt chẽ giữa các dịch vụ CTS, trường mần non cũng như các trường tiểu học. CTS nên liên hệ với những hoạt động trong trường mẫu giáo. Điều này đòi hỏi sự chuẩn bị về việc đi học sau này càng dễ càng tốt.Trường mần non cần liên hệ với những chương trình CTS để CTS tiếp tục có lợi cho trẻ. Trường giáo dục cũng có trách nhiệm tương tự khi trẻ chuẩn bị bước vào trường tiểu học. Chỉ có sự hợp tác chặt chẽ và tiếp tục can thiệp, chúng ta mới có thể giúp trẻ phát triển tốt đến mức có thể.

1.4.3. Ý nghĩa, vai trò của can thiệp sớm

Những nghiên cứu về hiểu quả của can thiệp sớm đã cho thấy tầm quan trọng của can thiệp sớm đối với trẻ, gia đình và xã hội. Hay nói cách khác can thiệp sớm có ý nghĩa trực tiếp đến đứa trẻ, CM, gia đình và toàn xã hội.

Ý nghĩa đối với trẻ.

Can thiệp sớm có thể ngăn ngừa những nhân tố nguy hiểm tới đứa trẻ hay những nguyên nhân dẫn đến sự chậm phát triển hoặc rối loạn chức năng. Điều này có thể đạt được bằng cách giúp cho trẻ có được sự kích thích và tác động qua lại

một cách đúng đắn với môi trường xung quanh ngay cả giai đoạn đầu của sự phát triển của trẻ. Can thiệp sớm đồng thời để thực hiện chức năng chữa bệnh. Khi đứa trẻ đã bị trì trệ ở mức độ nào đó có thể là cho chúng phát triển kịp mức phát triển thông thường hoặc có thể ngăn cản để mức độ trì trệ không tăng lên.

Can thiệp sớm sẽ làm giảm các ảnh hưởng của những bệnh mãn tính và khuyết tật chức năng lâu dài, có thể ngăn cản việc chậm phát triển của những khuyết tật khác gia tăng. CTS cũng có thể phòng ngừa được là hành vi không cần thiết gây ra bởi chính khuyết tật mà hành vi đó làm cho đứa trẻ khuyết tật trở thành nguyên nhân của những rắc rối nghiêm trọng trong gia đình.

Ý nghĩa đối với CM.

Can thiệp sớm là những phương pháp hiệu quả để giúp CM cư xử với những đứa con khuyết tật của họ. Điều này được thực hiện bằng việc lôi cuốn CM vào chương trình can thiệp cho nên họ có thể tự phát hiện ra khả năng và năng lực của mình. Can thiệp sớm sẽ giúp CM không cần phải căng thẳng về vấn đề tình cảm của mình,và qua đó góp phần quan trọng vào quá trình chấp nhận. Can thiệp sớm giảm bớt hay loại trừ sự bất lực của nhiều CM vào công việc xử lý các vấn đề của trẻ, cải thiện mối quan hệ CM và đứa con, mối quan hệ về tình cảm được cân bằng hơn và tránh được một số việc chăm sóc trẻ không cần thiết.

Ý nghĩa với gia đình.

Can thiệp sớm có thể tránh cho anh chị em trong gia đình khỏi rơi vào tình thế không thuận lợi hoặc bất lợi dẫn đến kết quả là chính sự phát triển của chúng lại bị cản trở và một số vấn đề về hành vi có thể nảy sinh.

Can thiệp sớm có thể đảm bảo rằng hệ thống gia đình hay mạng lưới gia đình (ông bà, chú bác, cô dì) biết cách điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh xử sự khi có một đứa trẻ khuyết tật trong nhà. Làm giảm nhẹ gánh nặng cho gia đình. Một trong những cách đó là tạo ra sự giúp đỡ cho gia đình.

Ý nghĩa với xã hội.

Can thiệp sớm làm cho xã hội nhận biết được thực tế là còn có những đứa trẻ nhỏ bị khuyết tật, chúng cũng là bộ phận của cộng đồng và cần được giúp đỡ.

Can thiệp sớm giúp mở rộng cơ hội cho trẻ vì chúng học được qua môi trường phổ thông một cách có kết quả hơn. Chúng có thể không phải nhờ cậy quá

nhiều vào quỹ công cho khuyết tật hay dựa vào phúc lợi. Khi đứa trẻ lớn dần lên CM không cần hướng dẫn nhiều như trước bởi vì ngay từ đầu họ đã được hướng dẫn cách thức để họ sử lý những vấn đề của trẻ.

1.5. Vài nét về địa bàn nghiên cứu

Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt hiện nay có tiền thân lầ Tổ Tật học thuộc ban Tâm lý, Viện Nghiên cứu Giáo dục Việt Nam được thành lập ngày 16/9/1974. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm có thể chia làm 2 giai đoạn: 1974 -1986 và từ 1986 đến nay. Năm 1974 đến 1986 với tên gọi “ Ban Giáo dục trẻ có tật”, 1986 trung tâm có tên “ trung tâm Nghiên cứu Giáo dục trẻ khuyết tật”, 2003 có tên “Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Chiến lược và phát triển chương trình giáo dục chuyên biệt” và từ 2008 đến nay có tên “Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt

1.5.1. Lịch sử hình thành và phát triển

a. Ban Nghiên cứu Tật học (1974 -1986)

Năm 1974, tổ Tật học được thành lập với 5 cán bộ, đến 1978, trên cơ sở của Tổ Tật học, Ban Giáo dục trẻ có tật được chính thức thành lập. Ban có 15 cán bộ quản lý và nghiên cứu, với 100% đội ngữ cán bộ được đào tạo chính quy ở những trường đại học có uy tín trên thế giới, đúng chuyên ngành và phần lớn có kinh nghiêm từ thực tiễn giáo dục. Những cán bộ này chính là những người đặt nền móng cho sự phát triển của ngành Giáo dục đặc biệt của Việt Nam.

b. Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt (1986 đến nay)

Từ 1986 đến nay, trong giai đoạn này Trung tâm vẫn tiếp tục thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Ban nghiên cứu Giáo dục trẻ có tật trước đây, đồng thời mở rộng quy mô và thiết lập các mối quan hệ trực tiếp với các tổ chức quốc tế, các cơ sở giáo dục trẻ khuyết tật đồng thời triển khai mô hình giáo dục hòa nhật trên toàn quốc.[9, tr.5].

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí