Tần Suất Trao Đổi Thông Tin Giữa Cm Với Giáo Viên Can Thiệp.

còn lại là ở nhà hoặc ở trường mầm non và trong thời gian này có thể có trẻ tiếp tục được can thiệp do cha mẹ trực tiếp hoặc nhờ giáo viên can thiệp tại nhà. Tuy nhiên cũng có trẻ không được can thiệp và luyện tập mà chỉ được luyện tập trong khoảng thời gian 5 giờ kia. Như vậy khoảng thời gian can thiệp như vậy là chưa đủ để trẻ có thể tiến bộ theo kế hoạch can thiệp. Bên cạnh đó một tỉ lệ khá lớn trẻ can thiệp từ 3 giờ đến 5 giờ tại trung tâm 34,4% và tỉ lệ trẻ được can thiệp từ dưới 1 giờ đến dưới 3 giờ trên một tuần đạt 25% điều này có thể giải thích như sau: Một số cha mẹ lựa chọn cho con học từ 3 giờ đến 5 giờ một tuần và ít hơn là do thời gian có hạn cha mẹ hoặc người chăm sóc không thể sắp xếp được thời gian để đưa trẻ đến trung tâm can thiệp đầy đủ các buổi trong tuần nên chỉ có thể cho con đi can thiệp trong khoảng thời gian đó. Một số bộ phận cha mẹ khác thì cho rằng con mình đã tiến bộ liền rút bớt thời gian can thiệp xuống của con từ 5 giờ/ tuần xuống còn 3 giờ/ tuần. Với số thời gian can thiệp như vậy là hoàn toàn không đủ đối với trẻ tự kỉ. Tính thường xuyên và liên tục trong quá trình can thiệp ảnh hưởng rất lớn tới hiệu quả can thiệp vì thế cần phải tăng cường tính liên tục trong quá trình can thiệp để cha mẹ cho con mình đi can thiệp đầy đủ và thường xuyên hơn mới có thể tăng cường hiệu quả can thiệp. Bên cạnh đó một số phụ huynh nhận thức không đúng về khả năng của con mình nên đã rút ngắn thời gian can thiệp của con mà không nghĩ đến hệ quả có thể dẫn đến sau đó. Với bộ phận phụ huynh có nhận thức như vậy trung tâm cũng có những tư vấn nhất định để cha mẹ hiểu hoặc tư vấn để cha mẹ cho con đi học đều đặn hơn xong với những lý do riêng biệt phụ huynh vẫn có thể từ chối và trung tâm chỉ có thể dựa vào nhu cầu của gia đình để tiến hành can thiệp cho con họ. Kết quả can thiệp sau đó cũng bị ảnh hưởng nhiều do tần suất can thiệp mà cha mẹ lựa chọn.

Ngoài việc đánh giá và can thiệp giáo viên đặc biệt còn là người chịu trách nhiệm cả việc hướng dẫn tư vấn phụ huynh tuy nhiên việc hướng dẫn này chỉ mang tính chất tư vấn thông thường chưa mang lại nhiều hiệu quả do chưa tham vấn để cha mẹ thực sự nhận ra những điều cần biết về tự kỷ cũng như về con của họ. Việc tư vấn hầu như chưa có lực lượng chuyên trách cho nên việc tư vấn phụ huynh để giải thích cũng như giúp cho phụ huynh hiểu đang còn gặp nhiều khó khăn chị O cho rằng: “Việt Nam thì một người phải đảm nhiệm vai trò của rất nhiều người cho

nên đôi khi sẽ không được toàn diện và hiệu quả ở mặt này nhưng không hiệu quả ở mặt khác. Theo chị thì nếu có sự kết hợp thì là một điều rất tuyệt vời và chị tin là tương lai ở nước ta cũng sẽ có những mô hình lý tưởng giống như ở nước ngoài bởi vì xã hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về dịch vụ cũng sẽ ngày càng tăng lên và chất lượng dịch vụ cũng cần phải cải thiện để đáp ứng theo nhu cầu của xã hội. bao giờ có một sự chuyên môn hóa nhất định cũng sẽ khiến cho hiệu quả được tăng lên rò rệt”.[Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2]. Việc phải thực hiện cùng một lúc nhiều vai trò khác nhau cũng khiến cho các giáo viên gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình can thiệp và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả can thiệp cho trẻ. Chị O cũng cho rằng: “Chị chủ yếu là chuyên môn để dạy thôi còn việc tư vấn thì không được học nên nhiều khi cũng khó. Có phụ huynh họ hiểu cho mình còn đỡ hoặc có phụ huynh có nhận thức và thông tư tưởng nhanh chóng còn đỡ, nhiều phụ huynh tư vấn mãi không được bọn chị cũng chịu”.[Trích biên bản phỏng vấn sâu số 2]. Việc gặp khó khăn trong tham vấn tư vấn cũng là nguyên nhân khiến nhiều CM không biết về tình trạng của con mình: “Thậm chí có những bậc CM không hề biết con mình bị TK cho đến khi được đi chẩn đoán ở nhi khoa hoặc ở các trung tâm tâm lý.” [Trích biên bản phỏng vấn sâu số 4]. Từ thực trạng trên có thể thấy tại trung tâm hiện nay người giáo viên đặc biệt phải đảm nhiệm quá nhiều vai trò cùng lúc khiến cho quá trình can thiệp sớm bị ảnh hưởng rất nhiều. Hơn thế nữa việc tham vấn và tư vấn khi chưa có bộ phận chuyên trách nên mang lại hiệu quả rất ít hoặc thậm chí là khi mang lại hiệu quả thì đã qua mất giai đoạn can thiệp tốt nhất cho con họ.Vì vậy rất cần có những bộ phận chuyên trách thực hiện việc tham vấn tư vấn gia đình để mỗi phụ huynh của trẻ có thể hiểu được càng sớm càng tốt thì việc can thiệp mới đúng thời điểm và mang lại hiệu quả đối với mọi đứa trẻ. Chị O cho hay “Việc cần có nhân viên xã hội theo mình nghĩ sẽ làm tăng hiệu quả của tham vấn tư vấn cho gia đình nhiều hơn”.[Trích biên bản thảo luận nhóm.]

Về việc trao đổi thông tin giữa giáo viên can thiệp và phụ huynh cũng khá đa dạng phụ huynh và giáo viên dùng nhiều các biện pháp khác nhau để cùng trao đổi thông tin.

Biểu đồ 2 2 Tần suất trao đổi thông tin giữa CM với giáo viên can thiệp Quan 1

Biểu đồ 2.2: Tần suất trao đổi thông tin giữa CM với giáo viên can thiệp.

Quan sát bảng ta có thể nhận thấy hiện tại trung tâm cũng có một bộ phận CM hết sức nhiệt tình với con và sẵn sàng trao đổi với giáo viên can thiệp. 20% phụ huynh rất thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên can thiệp, điều này đang là một tín hiệu đáng mừng bởi tần suất trao đổi thông tin này sẽ có lợi cho quá trình can thiệp cho trẻ.

Hầu hết CM đều thừa nhận mình là người thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên và đạt 50% xong trên thực tế việc trao đổi thông tin giữa CM với các lực lượng can thiệp còn khá sơ sài. Ở một câu hỏi điều tra khác đã cho thấy điều này, CM- người chăm sóc hầu hết chỉ trao đổi về những tiến bộ, điểm mạnh điểm yếu của con trong buổi can thiệp, hầu hết không CM nào chia sẻ thêm về các nội dung khác mà họ trao đổi với giáo viên can thiệp sau giờ can thiệp. Và việc trao đổi thông tin chỉ kéo dài trong khoảng 3 đến 5 phút sau giờ can thiệp thì CM rất khó để nhớ cũng như nắm được những nội dung mà con cần phải luyện tập sau khi rời trung tâm. Bên cạnh đó không phải CM nào cũng coi sự trao đổi thông tin này là chìa khóa quan trọng giúp họ can thiệp được với con khi ở gia đình cũng như ở những nơi khác. Vì vậy cần có các biện pháp để tăng cường hiệu quả trong trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên thì việc trao đổi thông tin mới thật sự có hiệu quả.

30% CM và người chăm sóc không thường xuyên trao đổi thông tin với giáo viên can thiệp điều này cho thấy thời gian trao đổi thông tin đã ít và người chăm sóc cũng như CM lại không thường xuyên trao đổi thông tin với người can thiệp thì rất khó để CM hiểu được con mình đang ở mức độ nào đang được can thiệp ra sao, chính vì sự trao đổi thông tin không thường xuyên này sẽ dẫn

đến nhiều CM có những hiểu nhầm về mục tiêu can thiệp của giáo viên can thiệp, có những phụ huynh lại quá tự tin về con mình và không hiểu biết về tình trạng của con, những phụ huynh như vậy sẽ rất khó để giúp họ đưa con mình tiến bộ bởi vì chính họ còn chưa hiểu được con mình thì sẽ rất khó để giúp đỡ cho con. Cần phải có những biện pháp để tăng cường sự tham gia trao đổi thông tin giữa CM và người can thiệp hơn nữa đặc biệt là đối với những phụ huynh ít trao đổi thông tin với giáo viên can thiệp có như vậy mới góp phần tăng hiệu quả can thiệp hơn nữa bởi việc trao đổi thông tin ảnh hưởng rất nhiều tới quá trình can thiệp và hiệu quả can thiệp cho trẻ tại gia đình.

2.2. Kết quả của việc can thiệp sớm cho trẻ tự kỉ

2.2.1. Kết quả can thiệp sớm theo đánh giá của giáo viên

Theo báo cáo tổng kết hàng năm của trung tâm từ khi thành lập năm 2010 cho đến nay trung tâm đã tiến hành đánh giá cho khoảng hơn 4000 trẻ em có nhu cầu đặc biệt để đánh giá về khả năng phát triển cũng như nhu cầu can thiệp cho trẻ có nhu cầu đặc biệt. Bên cạnh đó trung tâm và cụ thể là phòng thực nghiệm đã và đang tiến hành can thiệp cá nhân, can thiệp nhóm, can thiệp tiền học đường cho 800 trẻ có nhu cầu đặc biệt trong đó có trẻ khiếm thị, trẻ khiếm thính, trẻ đao, chậm phát triển trí tuệ, tăng động giảm chú ý và đặc biệt là một cơ quan can thiệp rất mạnh về trẻ TK. Trong số 800 trẻ được can thiệp có khoảng hơn 300 trẻ là trẻ tự kỉ được can thiệp. Tính đến thời điểm hiện tại trung tâm đã giúp cho hơn 200 trẻ tự kỉ sau khi được can thiệp sớm đã được đi học hòa nhập tại các trường giáo dục hòa nhập. khoảng 80 trẻ được đi học tại các trường chuyên biệt dành cho trẻ TK và những trẻ được đi học giáo dục hòa nhập khi kết thúc năm học ở trường tiểu học đều trở về trung tâm vào dịp hè để tiếp tục được hỗ trợ về tương tác nhóm cũng như kĩ năng học đường cho tới hết hớp 2.

Về hiệu quả can thiệp sớm hiện nay theo đánh giá của các giáo viên cho thấy hầu như các giáo viên chỉ đánh giá hiệu quả can thiệp cho trẻ thông qua việc rà soát lại kế hoạch giáo dục cá nhân sau mỗi tháng bởi sau mỗi tháng can thiệp họ đều ghi lại kết quả mà trẻ đạt được cho từng mục tiêu của tháng đó nếu như mục tiêu đó trẻ đã đạt được thì giáo viên sẽ viết lại trong phần kết quả can thiệp của con là“đạt” và chuyển qua mục tiêu khác còn nếu trẻ chưa đạt được mục tiêu đó thì giáo viên sẽ

tiếp tục ghi chú lại để chuyển mục tiêu đó sang can thiệp ở tháng sau. Chị H giáo viên cho biết: “hàng tháng bọn mình làm kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ theo tháng sau đó thực hiện lượng giá kết quả theo từng mục tiêu cho trẻ vào chính bản kế hoạch đó. Nếu trẻ đạt được thì bọn mình sẽ viết là đạt và chuyển qua mục tiêu mới nếu trẻ chưa đạt mình sẽ có hai hướng một là xem xét lại cách đặt mục tiêu đó cho trẻ đã phù hợp với đứa trẻ hay chưa? Nếu chưa phù hợp thì cần phải thay đổi để lựa chọn mục tiêu khác phù hợp cho đứa trẻ để tháng sau can thiệp”. [Trích phỏng vấn sâu số 1]. Ý kiến này cho thấy việc hiệu quả can thiệp của từng trẻ chỉ được giáo viên đánh giá thông qua kế hoạch hàng tháng rồi gửi lại cho gia đình và chưa có sự liên kết nào với gia đình để đẩy mạnh hiệu quả can thiệp. Tuy nhiên các giáo viên được phỏng vấn đều cho rằng hầu hết TTK sau khi được can thiệp có những tiến bộ nhất định không ở lĩnh vực này thì ở lĩnh vực khác chị P cho hay “ Mình can thiệp cho trẻ ở nhiều lĩnh vực khác nhau gồm nhận thức, vận động tinh, vận động thô, giáo dục thẩm mỹ, tương tác cho nên khi trẻ được can thiệp tại trung tâm dù có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp, sẽ có trẻ tiến bộ nhanh có trẻ tiến bộ chậm nhưng hầu hết trẻ đều có tiến bộ nhất định chỉ có điều cha mẹ có nhận ra sự tiến bộ đấy hay không thôi”. [Trích phỏng vấn sâu số 4]. Ngoài phát triển được nhận thức, ngôn ngữ giáo viên cũng cho thấy nhiều trẻ phát triển được các kĩ năng khác rất rò rệt chị H cho hay “ Nhiều trẻ ở chỗ mình mới đầu vào làm gì biết nói mà chỉ năm hai năm sau là đã biết thể hiện nhu cầu bằng lời nói rồi chủ động giao tiếp nhiều hơn”[trích phỏng vấn sâu số 1]. Về vận động nhiều trẻ cũng có những thay đổi và tiến bộ nhất định nhờ có sự can thiệp sớm “ một số kĩ năng như xâu hạt, tô màu, viết nhiều trẻ đến đây cũng chưa biết làm gì nhưng sau một thời gian can thiệp các kĩ năng này con đều làm được hết nhưng mà cha mẹ nhiều khi thì chỉ quan tâm tới hiệu quả về mặt ngôn ngữ mà quên mất các khía cạnh khác cũng quan trọng thậm chí là quan trọng hơn[Trích phỏng vấn sâu số 8]. Khi được hỏi về đánh giá của phụ huynh về hiệu quả can thiệp của trung tâm thì các giáo viên đều cho thấy những khác biệt ở phụ huynh khi họ có nhận thức khác nhau “ tùy người em ạ có người thì nhận ra sự tiến bộ của con dù chỉ một tí thôi nhưng mà có người thì chỉ mong con mình nói được mà họ không hiểu là con họ cần phải hiểu trước khi biết nói, có phụ huynh giải thích thì hiểu có phụ huynh thì giải thích rồi

mà họ chỉ ừ nhưng mà thực chất thì họ vẫn chỉ mong con họ nói được hơn các mục tiêu khác cho nên với họ con họ can thiệp không hiệu quả là phải còn theo bọn mình thì trẻ có thể không nói được nhưng trẻ hiểu được và phát triển được ở các kĩ năng khác là tốt rồi”[ trích phỏng vấn sâu số 3]. Và bên cạnh những hiệu quả nhất định cũng không thể không thừa nhận có những trường hợp thất bại trong can thiệp “ cũng có những trường hợp mà can thiệp cả gần năm trời nhưng trẻ không phát triển được nhiều kĩ năng cũng như nhận thức hay ngôn ngữ tuy nhiên ở trung tâm mình cho đến thời điểm hiện tại chỉ có một trường hợp rơi vào tình trạng đó và cũng đã phải gửi nhờ sang trung tâm chuyên biệt để họ can thiệp rồi.” [Trích phỏng vấn sâu số 8]. Như vậy có thể thấy theo đánh giá của các giáo viên can thiệp hầu hết trẻ được can thiệp tại trung tâm đều có tiến bộ trong quá trình can thiệp, hiệu quả can thiệp được đánh giá phụ thuộc vào nhiều yếu tố xong trẻ vẫn có sự tiến bộ nhanh hoặc chậm, ở lĩnh vực này hoặc ở lĩnh vực khác. Việc không hiệu quả hoặc gặp khó khăn trong quá trình can thiệp vẫn có nhưng hầu như rất ít và bước đầu đã có sự liên ngành trong quá trình can thiệp để những trường hợp không hiệu quả được gửi đi can thiệp ở những trung tâm chuyên biệt.

2.2.2. Kết quả can thiệp sớm theo đánh giá của cha mẹ trẻ tự kỉ

Đối với gia đình việc can thiệp và đánh giá hiệu quả can thiệp lại có những khác biệt theo đánh giá của phụ huynh. Việc can thiệp của giáo viên chưa giúp gia đình được nhiều trong việc can thiệp ở nhà của cha mẹ. Các giáo viên chưa có những biện pháp cụ thể để hướng dẫn phụ huynh trong việc luyện tập cho trẻ ở nhà, chị H cho biết: “mỗi ngày bọn mình chỉ có một tiếng để can thiệp và trao đổi từng đấy thời gian không thể đủ để làm được mọi việc nếu phụ huynh người nào muốn thực sự biết để về dạy con ở nhà thì họ có thể quan sát giáo viên dạy thông qua khe quan sát ở mỗi phòng.” [Trích phỏng vấn sâu số 1]. Việc chưa có sự hướng dẫn cụ thể bằng các biện pháp khác gây ra rất nhiều khó khăn để CM dạy con ở nhà nhiều CM sẽ không biết cách tương tác hay các dạy như thế nào để con họ có thể tương tác với con ở nhà và luyện tập lại những kiến thức mà giáo viên trao đổi lại với họ. Phụ huynh sẽ chỉ có thể luyện tập cho con mình theo cách của họ tự nghĩ ra với một mục tiêu đó điều này làm cản trở ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp bởi đối với TTK việc cần phải thống nhất từ mục tiêu đến cách thức thực hiện là điều cần thiết thì trẻ

mới có thể hiểu được. Khi không có sự thống nhất về mục tiêu và cách thức thực hiện điều này nhiều khi sẽ dẫn đến mâu thuẫn trong mục tiêu hoặc mâu thuẫn trong suy nghĩ của trẻ đồng thời sẽ khiến trẻ không thể hiểu được phải làm như thế nào cho đúng bởi khi giáo viên làm một cách và phụ huynh lại làm một cách khác thì rất khó để trẻ có thể hiểu được phải làm theo cách nào trong khi suy nghĩ của những đứa TTK đã rất khác so với những đứa trẻ bình thường. Như vậy cần phải có sự thống nhất giữa người can thiệp với CM trẻ, cần phải có sự hướng dẫn cụ thể để CM tương tác với con đúng cách điều này yêu cầu cần phải có những biện pháp rò ràng thì mới có thể thực hiện được bởi thực trạng hiện nay cho thấy CM không được hướng dẫn cụ thể và cũng không có biện pháp rò ràng để hướng dẫn phụ huynh trong suốt quá trình can thiệp làm ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp cho trẻ. Vì vậy rất cần phải có những biện pháp phù hợp giúp phụ huynh để tăng hiệu quả can thiệp hơn nữa.

CTS giáo dục TTK trong mọi lứa tuổi đều không thể thiếu sự tham gia của gia đình. Sự phối kết hợp cũng như sự tham gia của gia đình trong quá trình can thiệp đóng một vai trò to lớn, vai trò mấu chốt để quyết định xem đứa trẻ đó sẽ tiến bộ nhanh hay chậm chính là phụ thuộc vào sự tham gia của gia đình vì vậy nhận thức của CM cũng như sự tham gia của CM, người chăm sóc TTK trong quá trình can thiệp đóng một vai trò hết sức quan trọng để tăng cường sự tham gia cũng như góp phần vào tăng hiệu quả can thiệp cho TTK.

Kết quả trưng cầu ý kiến cho thấy việc trao đổi thông tin giữa gia đình và nhà trị liệu cũng gặp khá nhiều trở ngại vì nhiều lý do khác nhau:

Bảng 2.1: Trở ngại trong việc trao đổi thông tin giữa phụ huynh và giáo viên.


Yếu tố

Không

trở ngại

Trở ngại

một chút

Trở ngại

nhiều

Thiếu những kiến thức đại chúng về hội

chứng TK.

35,0

30,4

34,6

Sự thiếu nhất quán trong tiếp cận chuẩn đoán

67,3

21,1

11,6

Công nghệ(vd,không có internet)

82,1

16,6

1,3

Sự thiếu nhất quán trong các biện pháp giáo

dục can thiệp.

75,7

22,2

2,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

và phụ huynh với các chuyên gia.

40,8

20,2

39,0

Thiếu các đơn vị,tổ chức kết nối phụ huynh

với các chuyên gia.

24,6

33,1

42,3

Thái độ xã hội và gia đình đối với các vấn

đề về khuyết tật phát triển.

59,3

34,4

6,3

Thiếu chuyên gia hướng dẫn trực tiếp cho

phụ huynh.

21,5

37,4

41,1

Ít có cơ hội gặp gỡ,tiếp xúc giữa giáo viên


Quan sát vào bảng số liệu trên có thể thấy một trong những yếu tố trở ngại nhất đối với quá trình can thiệp với TTK hiện nay đó là thiếu kiến thức về hội chứng TK của cha mẹ 34,6%, thiếu các đơn vị kết nối phụ huynh với các chuyên gia và thiếu các chuyên gia hướng dẫn cho phụ huynh cũng như có những tư vấn phù hợp cho phụ huynh trong quá trình can thiệp 41,1%. Và đặc biệt là thiếu các đơn vị tổ chức kết nối phụ huynh với các chuyên gia 42,3%. Lý do của việc thiếu sự kết nối này được lý giải như sau: Hiện nay ở Việt Nam sự kết nối và liên kết giữa các dịch vụ và các lực lượng can thiệp còn rất hạn chế nếu không nói là lỏng lẻo hoặc thậm chí là không có. Hiện nay tại trung tâm cũng chưa có lực lượng chuyên trách để thực hiện tư vấn cũng như kết nối phụ huynh. Bên cạnh đó một lý do khác gây trở ngại cho quá trình trao đổi thông tin là do nhiều cha mẹ hiểu biết rất ít về hội chứng của con mình nhưng lại không chấp nhận về tình trạng của con mình thậm chí còn phủ nhận lại những đánh giá ban đầu về tình trạng của con mình. Tỉ lệ trở ngại trên cho thấy rất cần có những bộ phận cần làm việc tư vấn và kết nối cho CM trước, trong và sau khi can thiệp. Bởi một khi CM còn chưa hiểu thì rất khó để họ sẽ tương tác và dạy con mình ở nhà và điều này là một trở ngại lớn đến hiệu quả can thiệp cho TTK. Như vậy trở ngại về trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên chủ yếu do sự khác biệt do kiến thức và thiếu đơn vị kết nối. Nếu khắc phục được tình trạng này thì việc trao đổi thông tin giữa cha mẹ và giáo viên can thiệp sẽ được cải thiện chất lượng. CM sẽ hiểu và làm việc tốt hơn với con mình ở nhà hoặc ở bất cứ đâu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022