Một Số Đặc Điểm Của Trẻ Tự Kỷ

người bạn mới. Trẻ ít quan tâm và không có nhu cầu chia xẻ hứng thú, nhu cầu và hoạt động với bạn bè và mọi người xung quanh. Ngược lại, khi được chia xẻ, trẻ không biết đáp ứng, thể hiện tình cảm hoặc sự quan tâm với đối tác.[6]

Khiếm khuyết về khả năng ngôn ngữ và giao tiếp:

Nếu chưa biết nói: trẻ có khiếm khuyết trong việc sử dụng các kỹ năng giao tiếp không lời như:

- Không nhìn mặt người đối thoại khi giao tiếp

- Không hiểu và không sử dụng nét mặt, cử chỉ, tư thế cơ thể để giao tiếp

- Các âm thanh lời nói bất thường về cao độ hoặc cường độ.

- Không biết yêu cầu, phản đối hoặc thể hiện các nhu cầu bản thân

- Không hoặc khó học các luật lệ về giao tiếp như: chào hỏi, xin đồ vật hoặc “ạ”, “bai bai”…

Nếu trẻ đã nói được

- Trẻ học nói muộn hơn trẻ bình thường

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

- Mất khả năng nói được từ đơn hoặc cả câu sau khi đã biết nói.

- Trẻ có phát ngôn không phù hợp với mục đích: đáng lẽ trả lời thì trẻ lại nhắc lại câu được hỏi, nói nhại, nói vọng... Phát ngôn hoặc câu của trẻ có ngữ điệu đơn điệu, nghe véo von, thường có âm sắc cao hơn bình thường.

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 4

- Nếu trẻ có ngôn ngữ khá hơn, có thể thấy chậm phát triển ngôn ngữ so với trẻ cùng độ tuổi. Trẻ thường không hiểu câu hỏi, ngôn ngữ của trẻ đơn giản, hiếm những khái niệm so sánh, tưởng tượng.

Các hành vi và các mối quan tâm bất thường.[6]

- Các hành vi hoặc cử động định hình, lặp đi lặp lại: trẻ như bị cuốn hút vào một cử chỉ, một hoạt động hoặc trò chơi nào đó. Ví dụ: xoắn bàn tay, vê vê ngón tay, vò giấy, quay bánh xe ô tô (đồ chơi)…

- Trẻ có thể thích duy nhất một đồ vật, hoặc chỉ chơi với một người nào đó trong gia đình…

- Trẻ có thể chỉ quan tâm và vê, xoay một chi tiết của vật: bánh xe, ống khói..

- Trẻ có thể có những phát ngôn hoặc phát ra âm thanh nào đó một cách định hình: tự phát, không có chủ ý và trong mọi tình huống…

- Trẻ có thể nhạy cảm với một số loại kích thích (khi bị vuốt ve, sờ chạm hoặc có ánh sáng, tiếng động…) [6]

1.3.3. Một số đặc điểm của trẻ tự kỷ

Nhiều TTK trong hai năm đầu đời có mức phát triển giống như trẻ bình thường về nhiều mặt, thậm chí một số trẻ còn tỏ ra khá thông minh về vài lĩnh vực nào đó. Tuy nhiên, sự chậm trễ trong phát triển sẽ bộc lộ dần dần khi trẻ từ 2 đến 3 tuổi và việc có thể nhận ra được các dấu hiệu này hay không thì sự nhận biết của CM là vô cùng quan trọng.

Nghiên cứu Đặc điểm tư duy, tưởng tượng

Đặc điểm tư duy

Tìm hiểu tiềm năng, đặc điểm tư duy của những trẻ em mắc rối loạn phổ TK là một trong những lĩnh vực nghiên cứu vô cùng khó khăn nhưng hết sức thú vị.Sau đây xin đưa ra những nét chính về khía cạnh tâm lý này của trẻ em mắc rối loạn phổ TK.

Mức độ trí tuệ của TTK

Khó khăn về học và TK thường đi kèm với nhau nhưng không phải bất cứ trẻ em TK nào cũng có khó khăn về học. Bởi lẽ không phải bất cứ trẻ em mắc TK nào cũng gặp khó khăn về tư duy.Trẻ em TK có thể có trí tuệ từ mức rất thấp đến mức cao.

Tư duy hình ảnh phát triển ở mức độ cao và trở thành nòng cốt của tư duy

Đặc điểm nổi bật nhất trong tư duy của phần lớn các cá nhân mắc TK đặc biệt là những người có trí tuệ cao chính là tư duy bằng hình ảnh phát triển mạnh. Đặc điểm này đã được nhiều nhà nghiên cứu công nhận và trở thành cơ sở của rất nhiều phương pháp trị liệu và giáo dục cho trẻ em mắc TK( PECS, TEACCH…)

Tuy nhiên, không phải tất cả những người TK đều có khả năng tư duy bằng hình ảnh ở mức độ cao, không phải tất cả đều xử lý thông tin theo cách này. Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các thao tác tư duy mà họ cũng có khả năng nhớ. Nhiều lúc Temple cũng không thể hình ảnh hóa những gì mình đọc vào trong các cuốn video, đó là khi những điều đó không có ý nghĩa cụ thể. Những cuốn sách triết học thường rất khó hiểu và khó có thể hình ảnh hóa với người bị TK.

Tư duy logic thường gặp khó khăn

Tư duy logic với người mắc TK là một khó khăn khá phổ biến. Logic của họ thường không gắn với ngôn ngữ với những thứ khái quát hóa mà thường hết sức cụ thể, đó là thứ logic đơn giản nhất, là mối tương quan đơn thuần giữa hai đối tượng.

Các thao tác tư duy có nhiều hạn chế

Mặc dù có tư duy bằng hình ảnh khá phát triển nhưng các thao tác tư duy bao gồm phân tích và tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa và khái quát hóa lại có nhiều điểm hạn chế. Những cá nhân mắc TK thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc khái quát hóa, những thông tin mà họ thu thập được thường lẻ tẻ, chi tiết. Họ có thể liệt kê các dữ liệu trong khi lại gặp khó khăn trong việc khái quát hóa chúng. Nhiều trẻ em mắc TK có thể không gặp khó khăn trong việc phân loại màu sắc( đặt những vật có màu giống nhau vào một chỗ) nhưng điều đó lại hoàn toàn mang tính cảm giác và trẻ thường không thể khái quát gọi tên vật đó là vật màu gì.

Khả năng trừu tượng hóa thường gặp nhiều khó khăn: Khả năng trừu tượng hóa là một thách thức với phần lớn cá nhân TK. Bằng chứng là họ rất khó hiểu và sử dụng những từ trừu tượng. Họ chỉ có thể hiểu những gì cụ thể, trực quan, những hình ảnh thị giác mà bản thân họ không gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận.Chính vì không có khả năng trừu tượng hóa nên các cá nhân TK có thể lấy cái chi tiết để gọi tên, mô tả khái quát, họ không có khả năng khái quát chúng.

Trẻ em mắc TK gặp khó khăn trong việc hiểu ý nghĩa của các khái niệm.

Khả năng khái quát kém có thể dẫn đến những khó khăn trong nhận thức khác.

TTK thường có khả năng quan sát tốt các chi tiết, những hình ảnh cụ thể. Chúng có thể nhanh chóng phát hiện ra nếu các đồ vật trong môi trường của chúng bị di chuyển, chúng có thể nhìn thấy và nhặt những vật nhỏ xíu trên sàn nhà… Một số trẻ rất thính với các kích thích cảm giác như tiếng quạt, tiếng máy. Với những trẻ có khả năng nhận thức cao cũng thường tập trung vào các nhận thức chi tiết, chúng thường thuộc các mã điện thoại của các vùng, tên thủ đô của các nước…Việc quá quan tâm đến chi tiết khiến trẻ có thể bỏ qua những sự kiện diễn ra xung quanh mình.

Một đặc điểm cũng rất quan trọng trong tư duy của TTK là sự cứng nhắc. Cụ thể: mọi thứ cần phải được sự tính từ trước, tư duy theo kiểu đen- trắng, thích các quy tắc rò ràng, hành vi cứng nhắc…[30]

Đặc điểm tưởng tượng

Các các nhân TK thường gặp khó khăn trong khả năng tưởng tượng.Họ thường khó có thể hiểu được những điều người khác nói nếu điều đó buộc họ phải vận hết nội lực ra để tưởng tượng đó là cái gì. Chính vì lẽ đó, ngay từ khi còn nhỏ,

trẻ em mắc rối TK đã khó có thể tham gia vào các trò chơi đóng vai, khó có thể tưởng tượng việc xếp nhiều khúc gỗ một cách thẳng hàng sẽ cho ta đoàn tàu, búp bê sẽ thay cho em bé trong trò chơi mẹ- con và nếu có bạn nào đó mặc một chiếc áo bác sĩ có nghĩa là họ đang chơi giả vờ và đóng là bác sĩ…Khiếm khuyết về khả năng tưởng tượng là nét nổi bật ở những cá nhân mắc TK kể cả những cá nhân có khả năng cao. Hầu hết TTK khó để tham gia vào các trò chơi xã hội, những trò chơi này yêu cầu trẻ phải tưởng tượng các hành động này tới các hành động khác. Khi học các kĩ năng xã hội trẻ thường không liên hệ được vào các tình huống cụ thể mà chỉ thực hiện máy móc những gì được học.[30].

Nghiên cứu Đặc điểm cảm giác, tri giác

Cảm giác

Trẻ TK thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin qua hệ thống giác quan, đặc biệt là khi cần tới những phản hổi có tổ chức và mục đích. Các cảm giác về vận động và xúc giác của trẻ thường xuyên bị ảnh hưởng. Ngay cả một tiếng vỗ nhẹ vào lưng cũng có thể làm cho trẻ cảm giác như bị ai đó dùng lông chim hay lông gà cù vào người. Tay và chân là các vùng đặc biệt nhạy cảm đối với nhiều trẻ TK. Do vậy, trẻ TK gặp rất nhiều khó khăn trong việc hiểu những kích thích đối với chúng từ môi trường xung quanh (ví dụ như những gì trẻ nghe thấy, nhìn thấy hoặc nếm ngửi thấy).[31]

Việc tiếp nhận các kích thích cảm giác của trẻ thường quá nhanh hoặc quá chậm thường là nhanh với những kích thích mà trẻ hứng thú và nhạy cảm còn đại đa số là châm chạp. Do vậy, trẻ cần có thời gian để phản ứng với kích thích đó.

Trẻ TK thường có ngưỡng cảm giác bất thường.

Những khó khăn do vấn đề cảm giác mang lại trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình tri giác của trẻ. Do vậy, với nhiều trẻ một chương trình trị liệu cảm giác là hết sức cần thiết.[31]

Tri giác

Trẻ TK thường gặp những khó khăn trong việc xử lý các thông tin đến từ các giác quan và do vậy, quá trình tri giác của trẻ cũng gặp rất nhiều khó khăn.

Đặc điểm nổi bật nhất trong tri giác của trẻ em TK là tri giác theo kiểu bộ phận, điều này đã được lý giải trong thuyết xử lý trung tâm. Cụ thể:

Trẻ thường quan tâm đến các chi tiết mà không để ý đến cái tổng thế, gặp khó khăn trong việc tri giác toàn bộ sự vật. Khi gặp một ai đó, trẻ có thể không quan tâm đến các đặc điểm mang tính tổng thể của họ như hình dáng, phong cách ăn mặc…mà chỉ quan tâm đến một chi tiết trên trang phục hoặc hình dáng của họ như cái vòng họ đeo, đôi giầy của họ. Hay, khi giáo viên cho trẻ xem một bức tranh sau đó và hỏi trẻ xem nội dung bức tranh là gì, khi đó trẻ có thể gọi tên một chi tiết nào đó trên bức tranh thay vì nói nội dung tranh.

Trẻ thường đưa ra sự liên hệ dựa trên các chi tiết. Khi mẹ nhắc đến một người quen hay tới nhà chơi, trẻ thường liên hệ tới người đó dựa trên một chi tiết nào đó như: một hành động đã làm cùng trẻ, một chi tiết trên trang phục của họ…Khi được hỏi về một câu chuyện, trẻ liên hệ đến một chi tiết cụ thể mà trẻ thích thú. Hoặc, khi được xem bức tranh về con gà và phải trả lời câu hỏi “con gì đây?” trẻ có thể trả lời: ò ó o…, tình cờ nhìn thấy bức tranh con gà trẻ cũng có thể nói: ò ó o….[31]

Ngoài ra, do những đặc điểm về cảm giác nêu trên, trẻ TK cũng có xu hướng tri giác lệch lạc, ảnh hưởng đến việc chính xác hóa các thông tin mà trẻ tiếp nhận. Điều này trực tiếp tác động đến việc nhận thức và nhiều khi là những vấn đề hành vi của trẻ.

Nghiên cứu Đặc điểm ngôn ngữ

TTK thường không khao khát giao tiếp và không sẵn sàng để học những điều mà trẻ bình thường có thể học một cách tự nhiên. Gần một nửa TTK thường không có ngôn ngữ hoặc không thể sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp một cách thông thường.kể cả TTK chức năng cao cũng thường bị chậm nói và hầu hết cũng phải 3-4 tuổi mới có thể bắt đầu nói.Chúng ta sẽ tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của trẻ em mắc TK trên các khía cạnh sau:

Ngôn ngữ tiếp nhận

Mức độ phát triển ngôn ngữ hiểu ở trẻ em mắc rối loạn phổ TK cũng rất đa dạng. Một số cá nhân gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ. Những cá nhân này có thể hiểu hơn khi thực sự làm và nhìn vì họ sử dụng mắt để tiệp nhận nội dung của tình huống. Quá trình xử lý thông tin thường chậm chạp, thường có một khoảng thời gian bị trì hoãn giữa lúc thông tin được đưa ra và lúc trẻ phản ứng lại. Trẻ gặp khó khăn khi ai đó nói quá nhanh, quá chậm hoặc dùng quá nhiều từ nhất là dùng những từ lạ, phức tạp. Vốn từ của trẻ thường nghèo nàn, cấu trúc ngữ pháp thường

bị sai là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc gặp khó khăn khi hiểu những câu nói phức tạp, chứa đựng nhiều thông tin. Trẻ thường hiểu hơn nếu những gì được nói có kèm theo hình ảnh minh họa hoặc trẻ có thể liên tưởng tới một hình ảnh quen thuộc nào đó.[31]

Ngôn ngữ diễn đạt

Sự khiếm khuyết trong việc sử dụng ngôn ngữ thì rất phổ biến và được xem là một đặc điểm nhận dạng của những trẻ em mắc TK. Cứ 4 hoặc 5 trẻ thì có 1 trẻ không bao giờ nói. Một số trẻ chỉ có thể bắt chước tiếng kêu của con vật hoặc phát ra những âm thanh vô nghĩa...[31]

Những trẻ còn lại có thể phát triển ngôn ngữ nhưng thường chậm chạp hơn bình thường. Chúng thường bắt đầu bằng việc lặp lại những từ người khác nói, đặc biệt là 1 hoặc vài từ cuối của câu.Thậm chí, chúng bắt chước cả giọng điệu của người nói. Việc lặp lại ngôn ngữ hay còn gọi là “nhại lời” có thể có một số ý nghĩa với trẻ. Những điều mà chúng lặp lại có thể phù hợp với những tình huống nhất định và giúp trẻ đạt được mục đích giao tiếp (giáo viên yêu cầu trẻ nói “con muốn uống nước” trước khi cho trẻ uống nước, cứ mỗi lần trẻ muốn một điều gì đó nó sẽ tự động lặp lại câu “con muốn uống nước” và nếu đó là tình huống mà trẻ muốn uống nước thật thì nghĩa là nó đã đạt được mục đích giao tiếp…). Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp chúng sử dụng một các phù hợp, ví dụ: nhiều lần chúng nghe thấy câu hỏi “con có muốn ăn bánh không?” và khi muốn hỏi xin “bánh” cũng cũng lặp lại câu hỏi tương tự.

Một số trẻ không bao giờ vượt qua được giai đoạn nhại lời, số khác có thể chuyển sang giai đoạn tiếp theo, chúng bắt đầu nói một số từ và cụm từ mà chúng nghĩ ra. Trước hết, trẻ sẽ nói về những thứ mà trẻ muốn. Sau đó, có thể là vài tháng hoặc vài năm, chúng có thể phát triển thành những cụm từ ngẫu nhiên mặc dù có thể có lỗi về ngữ pháp và ngữ nghĩa.

Ở một số trường hợp, sự phát triển ngôn ngữ có thể bị thoái lui, ban đầu có nói nhưng sau đó giảm dần và có thể mất hẳn. Một số trường hợp lại khá đặc biệt, đột nhiên đứa trẻ vốn chưa từng nói gì lại nói một từ, cụm từ thậm chí nói một câu hết sức rò ràng, nhưng sau đó không bao giờ lặp lại nữa.

Nghiên cứu Đặc điểm về giao tiếp

Khó khăn về giao tiếp là một trong những khiếm khuyết điển hình nhất thường gặp phải ở những trẻ em và cả những người lớn mắc rối loạn phổ TK, cả những người có ngôn ngữ và những người không có ngôn ngữ

Trẻ em mắc TK thường ít và không duy trì được động lực giao tiếp. Chúng không hiểu và ý thức được rằng mình có thể đạt được cái mình muốn bằng cách cười, nói, sử dụng những cử chỉ giao tiếp khác… Nếu có được động lực giao tiếp thì chúng thường không biết phải diễn tả như thế nào hoặc không thể duy trì được động lực đó vì chúng không kiên nhẫn chờ đợi nếu những điều chúng muốn không được đáp ứng một cách nhanh chóng.

Trẻ em mắc TK thường ít hoặc gần như không có nhu cầu về giao tiếp với những người khác một cách thường xuyên. Khi chúng muốn giao tiếp chúng lại gặp hàng loạt những vấn đề về kỹ năng giao tiếp.

Khó khăn trong việc hiểu và sử dụng công cụ giao tiếp, cả công cụ giao tiếp có lời và công cụ giao tiếp không lời ( cử chỉ, nét mặt, ngôn ngữ cơ thể…).

Khó khăn trong việc hiểu mục đích của giao tiếp cũng như những nguyên tắc trong giao tiếp. Chúng không hiểu sự luân phiên trong giao tiếp và càng không hiểu được những “ngôn ngữ thầm” của giao tiếp.

Trẻ thường giao tiếp với người khác một cách kì cục vì chúng không hiểu được những nguyên tắc tương tác xã hội thường được dùng trong khi giao tiếp với người khác. Chúng có thể ôm ghì lấy người khác khi muốn xin một cái gì đó thay vì nói hoặc chỉ, những thanh niên TK có thể bị đánh giá là giao tiếp “thiếu lịch sự”…Giao tiếp là một vấn để lớn ở phần lớn trẻ em và những người lớn TK ngay cả những người có trí tuệ và ngôn ngữ phát triển tốt.

1.3.4. Nguyên nhân, hậu quả của tự kỷ

Không có một nguyên nhân đơn lẻ nào gây ra TK, song nhìn chung người ta chấp nhận rằng TK gây nên bởi bất thường về chức năng của cấu trúc não hoặc bất thường về chức năng của não. Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy một số bất thường về hình dáng, cấu trúc của não TTK so với trẻ bình thường. Bên cạnh đó xuất hiện một số giả thuyết về nguyên nhân TK như sau:

Nguyên nhân tâm lý

Những trẻ TK có cha mẹ là người trình độ trí tuệ cao, thông minh nhưng lại kém quan tâm và sống lạnh lùng với con cái. Cùng chung quan điểm này, những nhà tâm lý theo trường phái phân lý giải hội chứng TK do căn nguyên tâm lý là rối nhiễu chức năng tâm trí nguyên thủy của đứa trẻ và rối loạn sự phát triển của “cái bản ngã”. Mối quan hệ sớm mẹ – con không tốt là những thiếu hụt đầu tiên dẫn đến các cơ chế tự vệ đặc biệt này. Như vậy, theo các nhà phân tâm học, trẻ TK có thể do trục trặc về mối quan hệ mẹ – con trong những năm đầu đời vì một lý do nào đó hay do tính cách của các cha mẹ đã lạnh lùng, lãnh đạm, đối xử thờ ơ với con cái, ít quan tâm đến đời sống xúc cảm- tình cảm. Thường các bà mẹ gặp khó khăn về tâm lý trong cuộc sống lúc mang thai, sinh đẻ và bị trầm cảm sau sinh.[5]

Bất thường của não

Bauman và Kemper (Mỹ) đã tiến hành khám nghiệm não bộ của các tử thi mắc hội chứng TK và phát hiện ra hai vùng thuộc hệ limbic phát triển dưới mức bình thường, đó là vùng hạnh nhân và vùng hải mã.Đây là hai vùng đảm nhiệm các chức năng cảm giác, tình cảm và học tập.Hai ông cũng phát hiện ra sự thiếu hụt tế bào Purkinje trong tiểu não.Cuộc thí nghiệm bằng phương pháp chụp cộng hưởng từ của Courchesne phát hiện thấy hai vùng thuộc tiểu não của người TK là thùy vermal VI và VII nhỏ hơn một cách bất thường so với người bình thường.Việc tiểu não không phát triển bình thường có thể được dùng cho lý giải một vài triệu chứng TK. Ngày nay, khi khoa học sinh học và y học phát triển, người ta đã từng bước chứng minh được căn nguyên sinh học của TK.[5]

Nhiễm độc thủy ngân

Những năm gần đây, nhiều ý kiến cho rằng, hàm lượng thủy ngân cao trong máu của trẻ liên quan đến vắc xin tiêm chủng cúm và vắc xin đa liều có thể khiến trẻ bị TK. Chất thủy ngân có thể là nguyên nhân chính của bệnh TK sau khi biết lượng thủy ngân dùng làm chất trữ trong vắc xin tiêm chủng cúm va vắc xin đa liều cao hơn nhiều lần tiêu chuẩn cho phép. Sự tích tụ chất thủy ngân trong não làm giảm khả năng nhận thức (Fudenberg, 1998). Tuy nhiên, nhiễm độc thủy ngân cho đến nay vẫn gọi là giả thuyết, vì nó chỉ được khẳng định trong một số nhóm bác sĩ Mỹ, chưa được kiểm chứng khoa học nghiêm túc và phổ cập.[5]

Xem tất cả 148 trang.

Ngày đăng: 24/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí