hành vi lẫn lời nói. hầu hết nếu CM nào giành nhiều thời gian can thiệp và tác động với con ở nhà nhiều thì con đều tiến bộ nhanh hơn là chỉ cho đi can thiệp ở trung tâm NVCTXH: cảm ơn bà rất nhiều. vậy mong bà cho biết thêm ở Mỹ có những bộ phận nào tham gia can thiệp với TTK? Có sự tham gia của các nhân viên CTXH hay không?
Bà Laurence Fabre-Welmond: Ở mỹ có rất nhiều chuyên gia tham gia can thiệp gồm chuyên gia CTXH, giáo dục đặc biệt, tâm lý học, các chuyên gia về tâm vận động, ngôn ngữ… Nhân viên CTXH sẽ tập trung vào các lĩnh vực về cảm xúc xã hội và họ cũng tập trung vào việc giải quyết các vấn đề gia đình nếu có. Ở mỹ nếu con họ có vấn đề họ sẽ tìm đến nhân viên CTXH đầu tiên sau đó họ sẽ là người kết nối và cha mẹ sẽ tìm đến để nghe nhân viên xã hội nói để tư vấn để cha mẹ đưa con đến những địa chỉ phù hợp. sự can thiệp sẽ được tiến hành sau khi trẻ được nhân viên xã hội đánh giá sàng lọc và kết quả là con có vấn đề từ khoảng 25% trở lên. Vai trò của nhân viên xã hội có thể đến tận nhà để đánh giá với trẻ.nhân viên xã hội sẽ làm việc với gia đình xem bé có bị bỏ rơi ở chính gia đình của mình hay không. Bởi vì ở Mỹ sẽ có một bộ phận riêng về bảo vệ trẻ em để bảo vệ quyền lợi cho trẻ em. Nhân viên xã hội sẽ định hướng phụ huynh về các trường hợp của con họ. NVTCXH sẽ thực hiện giúp cha mẹ tiếp cận theo lối mô hình hóa tức là giúp cha mẹ ngồi xuống và chơi với con mình và nói với cha mẹ trẻ để họ hiểu chỉ họ mới là những chuyên gia tốt nhất cho con họ.việc xây dựng mối quan hệ tiền giảng dạy là điều quan trọng để phụ huynh nhận thấy vai trò quan trọng của chính họ trong can thiệp và cha mẹ cũng cần phải được hỗ trợ để họ sẵn sàng hơn.
Ngoài ra ở Mỹ sẽ có một nhóm chuyên tiếp cận gia đình. Hoặc nhóm chuyên về tận dụng sức mạnh để giúp đỡ can thiệp. và sẽ được điều hành từ trung tâm gia đình và phụ thuộc vào nhu cầu của gia đình xem gia đình đó, đứa trẻ đó cần sự hỗ trợ của những bộ phận nào thì sẽ có những bộ phận đó tham gia như CTXH hoặc tâm lý học.có thể giới thiệu đến những dịch vụ có sẵn nếu gia đình đó không có điều kiện. ví dụ như khi làm việc với bà mẹ đơn thân. Nên có sự ghé thăm nhà của bé để định hướng tốt hơn cha mẹ trẻ. Đã có nhiều nghiên cứu thể hiện nếu không có sự tham gia của gia đình ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. “ sự căng thẳng giống như một liều thuốc độc làm hại đến trẻ”.
NVTCXH: vâng thưa bà vậy để đẩy mạnh sự tham gia của gia đình trong việc can thiệp sớm với TTK xin bà hãy cho biết một số gợi ý để tăng cường sự tham gia của cha mẹ trong can thiệp sớm với TTK?
Bà Laurence Fabre-Welmond: Chúng ta có những liên lạc trực tiếp hằng tuần ở nhà với cha mẹ, thể hiện sự tích cực về mặt cảm xúc của con, sự khen ngợi con khi có những tiến bộ để động viên cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ. Cha mẹ với là người chăm sóc trẻ trong thời gian dài và cần phải tìm hiểu để hỗ trợ cha mẹ nhiều hơn. Có thể bày tỏ sự quan tâm với gia đình về người xung quanh bé như anh chị em xem có cần hỗ trợ gì thêm không và kêu gọi sự hỗ trợ của cả gia đình để hỗ trợ bé. Có nhiều cha mẹ có niềm tin sai lệch cho nên cần phải có sự hỗ trợ giúp phụ huynh có những cái nhìn đúng đắn hơn và phải giúp cha mẹ hiểu họ là một phần của xã hội không thể tách biệt với con họ.
NVCTXH: Vậy theo bà thì người nhân viên CTXH có thể tham gia can thiệp trực tiếp với TTK hay không?
Bà Laurence Fabre-Welmond: Nhân viên CTXH cũng có thể thực hiện can thiệp trực tiếp với trẻ cùng với giáo viên. Bởi vì can thiệp với trẻ không phải chỉ cần một chuyên gia mà cần rất nhiều chuyên gia với sự tham gia của nhiều bộ phận và nhân viên CTXH cũng là một chuyên gia nằm trong hệ thống đó nên họ có thể can thiệp sau đó nhóm đó sẽ cùng họp lại với nhau để trao đổi về trường hợp của bé. Ví dụ một trẻ khó nuốt thì có sự tham gia của chuyên gia ngôn ngữ và nhân viên xã hội. nhân viên xã hội sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị về tâm lý còn chuyên gia về ngôn ngữ sẽ giúp đứa trẻ cần phải làm như thế nào để điều chỉnh họng về mặt cơ học. có rất nhiều trẻ gặp các vấn đề khác nhau khi ra viện và nhóm làm việc của tôi sẽ tham gia phù hợp với từng chuyên môn của mình để can thiệp với đứa trẻ.
NVCTXH: Vậy với kinh nghiệm làm việc ở Việt Nam trong thời gian vừa qua mong bà hãy cho một vài ý kiến của bản thân về vai trò của nhân viên xã hội trong can thiệp sớm với TTK để phù hợp với ở Việt Nam.
Bà Laurence Fabre-Welmond: NVCTXH sẽ làm việc với giáo viên như là một nhóm để cùng với giáo viên để hướng dẫn gia đình. Nhân viên xã hội sẽ là người trao quyền cho gia đình đứa trẻ để gia đình có thể làm việc với trẻ. Các ông bà, cha mẹ rất quan tâm cho nên cần phải tận dụng những lợi thế đó để can thiệp với trẻ.
Tốt nhất là nên có nhân viên xã hội được đào tạo một cách cụ thể về can thiệp sớm cho trẻ. Một điều lưu ý là những gợi ý của tôi chỉ như một sự tham khảo vì hệ thống giáo dục ở Việt Nam rất khác ở Mĩ nên không thể kì vọng có thể thực hiện giống nhau. Có rất nhiều hệ thống tân tiến nhưng cũng cần phải lựa chọn để phù hợp với Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 14
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 15
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 16
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
NVCTXH: Rất cảm ơn bà đã tham gia trả lời các câu hỏi trong nghiên cứu của tôi, những ý kiến của bà sẽ vô cùng quan trọng cho nghiên cứu này, xin cảm ơn.
BIÊN BẢN PHỎNG VẨN SÂU 6
NVCTXH: Chào chị chị có thể giúp e một vài câu hỏi được không ạ? Chị có thể cho em biết hiện chị đang làm gì không ạ?
Chị L: Ừ e ngồi đi có gì cứ nói thoải mái. Chị là giáo viên tiểu học em ạ, thế e muốn hỏi chị cái gì nào?
NVCTXH: con nhà mình can thiệp ở đây đến giờ là được 5 tháng rồi chị nhỉ? Thế chị đưa con đi học thế này có thấy gặp khó khăn gì không?
Chị L: Có chứ. gặp nhiều là khác sáng ra bình thường chị cho con đến mầm non rồi đi làm nhưng mà từ ngày con đi học đến giờ chị phải nghỉ tiết một rất nhiều. người giúp việc họ đưa đi được nhưng mà thi thoảng mình cũng phải đến xem con học hành can thiệp thế nào rồi đóng học cho con nữa chứ.
NVCTXH: Thế dạo mới vào đây học con chị thường có những đặc điểm gì mà chị lại nhận ra và cho con đến đây đánh giá để học.
Chị L: Ui nhiều đặc điểm lăm nhưng mà chị cũng không biết đặc điểm đấy là của TTK đâu chị cứ nghĩ là nó nghịch bình thường thôi cơ nên là nhiều khi chị cũng không để ý. Ngày thì đi làm tối về chỉ chơi với nó tí buổi tối thôi còn đâu là người giúp việc trông và cho con ăn, ban ngày thì nó đi học mầm non nên chị cũng không biết, mãi lúc các cô giáo mầm non bảo con chị có nhiều đặc điểm khác các bạn quá và khuyên chị cho con đi khám thì chị mới cho con đi đấy chứ mà lúc đi chị vẫn không nghĩ là con mình TK đâu. Chị bực mình lắm vì bình thường chị thấy ở nhà chơi với chị nó cũng không đến nỗi nào. Nó có tính dập khuôn và không thích bất cứ sự thay đổi nào về môi trường sống, thói quen hàng ngày. Hay có cách chơi riêng, hay chơi một mình, không thích tham gia các trò chơi tập thể nhất là lúc đông người thì nó quậy lắm. thi thoảng không thích cái gì là nó cứ hét ầm lên có khi đêm đang ngủ nó cũng tỉnh dậy hét xong lại ngủ tiếp. nhiều khi chị phát mệt với nó cho nó ngồi chơi một tí mà cũng đến mệt với anh đấy.
NVCTXH: Xin chị cho biết về một số phương pháp can thiệp với trẻ TK mà chị biết? chị hiện đang sử dụng chủ yếu những phương pháp nào?
Chị L: Hiện nay chị sử dụng chủ yếu là ABA( Phân tích hành vi ứng dụng) TEACH(Điều chỉnh và giáo dục trẻ em TK và khuyết tật về mặt giao tiếp), PECS(Hệ thống giao tiếp trao đổi bằng tranh), FLOORTIME( Dạy học dưới sàn),
Trị liệu hành vi tăng cường. Chị sử dụng phương pháp TEACH, kết hợp các biện pháp giáo dục: Xây dựng kế hoạch cá nhân, kích thích, khen thưởng, trách phạt, làm mẫu kĩ năng, dùng lời, trực quan. Ngoài ra chị cũng thực hiện kết hợp các phương pháp và lựa chọn mục tiêu từ các phương pháp khác nhau để lựa chọn được mục tiêu tốt nhất dạy cho đứa trẻ của mình.
NVCTXH: Thế bình thường ở nhà buổi tối chị có dạy con không chị?
Chị L: bọn chị còn phải lo kinh tế, lo đi làm và lấy tiền đó giúp con can thiệp đã vất vả lắm rồi làm gì còn thời gian để mà dạy con hằng ngày nữa. ở nhà chơi với người giúp việc với mẹ được ít nào thì được còn đâu chủ yếu vẫn là các nhà trị liệu trực tiếp, các cô giáo dạy với cả bác giúp việc ở nhà chơi với nó nhiều chứ chị có chơi với nó nhiều đâu, cả ngày chỉ gặp được nó có tí buổi tối có hôm về nó ăn cơm xong sớm bác giúp việc đã cho nó ngủ rồi.
NVCTXH: thế lúc can thiệp con mình được mấy tuổi rồi hả chị? Chị L: Nó được gần 3 tuổi mà đến giờ là hơn ba tuổi rồi.
NVCTXH: ngoài can thiệp ở trung tâm gia đình mình có được hưởng dịch vụ nào khác ở trung tâm không chị?
Chị L: Ở đây làm gì có dịch vụ nào khác đâu em. Ở đây không có giáo viên về nhà dạy phải không em. Con chị được chẩn đoán là TK và can thiệp ở trung tâm được hơn một năm nay nhưng cả việc muốn có thêm một cô giáo về nhà dạy để hướng dẫn CM trung tâm cũng không có dịch vụ này, vì thế muốn dạy được con lại phải ngày nào cũng đứng bên ngoài nhìn qua cửa xem cô tương tác với con rồi về làm lại mà nhiều khi còn không được đúng giống như các cô làm trong giờ trị liệu, đây là một điều thiếu thốn đáng tiếc cho các bậc phụ huynh. Bình thường chị cũng không có thời gian dạy con mấy nên rất muốn có giáo viên về nhà dạy thêm cho con mình vừa cho học ở trung tâm vừa cho con học thêm ở nhà như thế dù bọn chị không dạy được mẫy nhưng mà con vẫn được học nhiều hơn.
NVCTXH: Vậy chị đánh giá như thế nào về việc cha mẹ có thể tiếp cận và hiểu về những phương pháp mà chị đang thực hiện can thiệp với TTK hiện nay?
Chị L: Theo chị thì nên khuyến khích các cha mẹ tiếp cận và tìm hiểu các phương pháp can thiệp sớm cho trẻ TK vì nó rất tốt để cha mẹ dạy được con mình ở nhà. Hơn thế nữa việc hiểu biết về các phương pháp trợ giúp can thiệp với TTK còn giúp
cha mẹ tránh được những rủi do nhất định cho con trong việc lựa chọn biện pháp can thiệp vì như chị thấy có rất nhiều bố mẹ không có nhiều hiểu biết thật sự nhưng lại hay đi nghe người này người kia nói rồi mang con mình đi chưa đủ kiểu vừa tốn tiền lại tốn thời gian. Có nhiều biện pháp can thiệp chưa được kiểm chứng khoa học như tế bào gốc hoặc cấy chỉ…. Những biện pháp đó chưa hề được kiểm chứng là mang lại hiệu quả mà mỗi ca thực hiện lại rất tốn tiền, nhiều bố mẹ không biết lại co con mình đi làm vừa nguy hiểm vừa ảnh hưởng tới sức khỏe của con thậm chí còn tiêu tốn tiền bạc và công sức mà không hề hay biết. học sinh của chị ở đây cũng có mấy người như vậy. cũng may họ còn hỏi mình trước khi cho con mình đi thực hiện những biện pháp đó cho nên mình cũng tư vấn kịp thời bảo họ dừng lại nếu không thì chắc cũng có mấy nhà đi thực hiện mấy phương pháp đó vừa tốn tiền vừa chưa chứng minh được là có hiệu quả hay không. Cho nên cần phải nâng cao hiểu biết của cha mẹ hơn và giúp cha mẹ tránh được những thông tin không chính xác tránh để cha mẹ làm những việc không hiệu quả thậm chí ảnh hưởng tới sức khỏe của con. Bọn chị ở đây biết được những thông tin này là do bọn chị có hỏi được một số người đi trước, một số đồng nghiệp hàng xóm có con như vậy họ cũng giới thiệu cho những địa chỉ tin cậy để can thiệp chứ không nhiều khi là chị cũng không biết. NVCTXH: Buổi tối bình thường chị về chơi với con chị thường dạy con những cái gì? Chị L: Ui chị cứ tiện cái gì thì dạy cái đấy, hôm nó thích chơi cái này, hôm nó thích chơi cái kia nhiều khi bắt nó học cũng không được. bắt nó ngồi vào bàn nó có ngồi đâu. Với lại nhiều khi chị thấy các cô trao đổi với người giúp việc hơi lạ nên chị phải lên theo dòi lại. Nhiều khi bọn chị vẫn cố gắng để dạy con thêm ở nhà nhưng mà nhiều cái chị thấy rò ràng ở nhà nó làm được mà lên đây thấy các cô lại nói là con không làm được nhưng về nhà chị thử lại thì còn vẫn làm được mà.
NVCTXH: Chị thử ví dụ e xem nào?
Chị L: chị thấy cảm giác như là nó tương tác với các cô không được tốt làm khi chơi với chị. ở nhà vì ở nhà ví dụ chị thấy ở nhà chị nói “ cốc” nó vẫn nói theo chị chỉ là nó nói hơi nhỏ với cả lúc nào không thích thì nó không nói thôi nhưng mà ở lớp thấy các cô nói nó ít khi nói theo lắm. hay là nó không thích cố thì không biết. Với cả Chị thấy con chị nhiều cái nó hiểu nhưng mà nó không nói mà có những cái nó lại còn giỏi là đằng khác mỗi tội là nó hay máy móc quá, giờ các em làm sao giúp
chị cho nó hết cái máy móc đấy đi thì tốt. vì nhiều khi là hôm nay như thế này thì ngày mai cũng phải y như thế này thì nó mới chịu không thì nó cứ hét ầm lên mà chả hiểu vì sao mãi sau mới hiểu à hóa ra là nó muốn phải giống như hôm trước.(cười)
NVCTXH: Thế buổi tối chị chơi với con được nhiều không chị?
Chị L: ban ngày bọn chị phải đi lo làm ăn chứ làm gì có thời gian để đưa con đi học, có người giúp việc hoặc ông bà đưa đi là tốt nhưng đi lại rồi phí can thiệp tính ra còn tốn hơn cả việc thuê một người về nhà dạy vừa có thể dạy con mà cha mẹ vẫn có thể quan sát và nghe cô hướng dẫn để những ngày cô không đến thì có thể chơi với con được.hiện tại thì cũng thi thoảng chị mới dạy được con vì nhiều khi đi làm về cho nó ngồi tí mà nó khóc nó chán là chị cũng mệt. Đi làm về mệt ơi là mệt rồi lại còn dạy anh đấy nữa chắc chết mệt mất.
NVCTXH: Vậy ý kiến của chị về vai trò của cha mẹ trong việc can thiệp sớm với TTK thì sao mong chị cho biết dựa trên quan điểm của mình.
Chị L: Theo chị thì cha mẹ là người quan trọng nhất trong thời gian can thiệp sớm cho trẻ TK. Họ hiểu con và có lòng yêu thương con, dám đầu tư nhiều thời gian và sức lực để phát triển tương lai của con mình. Họ sẽ không tiếc bất cứ thứ gì với con chỉ cần con có tiến bộ vì thế họ sẽ làm mọi điều để tốt cho con mình trừ khi là những việc ngoài tầm kiểm soát của họ. Chị thấy có nhiều phụ huynh cũng rất đầu tư cho con học hành nhưng lại không biết cách tự dạy con trong đó chị là một ví dụ. chị cũng biết về một số phương pháp dạy TTK vì thi thoảng chị cũng hay đi dự hội thảo hoặc được giới thiệu từ một số người khác cũng có con giống con mình. Nhưng mà tìm hiểu nhiều khi cứ thấy mông lung vì mình không có cái gốc về TK tìm hiểu dở dở ương ương nhiều khi nó chả ra làm sao nên là về chị cũng chả áp dụng được mấy. xong lại ít thời gian dạy nên là chủ yếu vẫn là các cô can thiệp ở trung tâm là chính biết là mình có vai trò quan trọng nhưng mà cũng không có thời gian mà giành cho con.
NVCTXH: Nơi chị làm việc có nhân viên CTXH chuyên dụng để thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh trong việc tiếp cận phương pháp để can thiệp với trẻ hay không? Chị nghĩ sao về vấn đề nên có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa gia đình và các bộ phận can thiệp khác để tăng hiệu quả can thiệp sớm cho TTK?
Chị L: Nơi con chị can thiệp không có sự tham gia của nhân viên CTXH, chỉ có giáo viên chuyên biệt thôi mà giáo viên chuyên biệt là người thực hiện mọi thứ, vừa làm chức năng can thiệp, vừa làm chức năng tư vấn phụ huynh luôn. Chị thấy con
chị lúc đầu vào cũng được đánh giá cẩn thận lắm sau đó cũng có người tư vấn để hướng dẫn khi bước đầu cho con vào học nhưng mà từ lúc vào học xong đến giờ là chả có tư vấn hướng dẫn gì nữa hết. và lại chị cũng ít đến chủ yếu là người giúp việc đưa đi nên là chị cũng không rò lắm nhưng mà nếu có gì mới thì về nhà người giúp việc đã trao đổi lại với chị rồi. bây giờ chỉ mong là ở trung tâm có dịch vụ đưa giáo viên về nhà hay có người hướng dẫn cụ thể cho phụ huynh thì tốt chứ để bọn chị tự mày mò cũng chả biết thế nào mà đôi khi làm cũng không đúng theo yêu cầu của mỗi phương pháp đấy.
NVCTXH: Chị có thường xuyên trao đổi với giáo viên về phương pháp để có thể thực hiện can thiệp với trẻ tại gia đình hay không? Theo chị việc hướng dẫn cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?
Chị L: Chị thấy các cô thương hướng dẫn phụ huynh sau giờ can thiệp vì sau mỗi buổi can thiệp chị đến thì thấy có giáo viên dạy con thường hay bỏ ra khoảng 5-7 phút để nói chuyện với chị về những tiến bộ của con trong buổi học và một số yêu cầu mà họ đặt ra để về nhà chị luyện tập thêm cho con. Việc hướng dẫn cho cha mẹ là rất quan trọng, vì cha mẹ và gia đình luôn là những người bạn luôn đồng hành cùng con. Cha mẹ hiểu và nhạy cảm với những biểu hiện thay đổi của con. Cha mẹ có lòng yêu thương con , đầu tư nhiều thời gian và sức lực cho con. Cha mẹ cần học các kỹ thuật để quản lý được hành vi và cách dạy con hàng ngày. Và khi cha mẹ dạy trẻ, tạo cho trẻ có cảm giác an toàn. Cha mẹ tham gia CTS cho con, cần thường xuyên liên lạc với giáo viên, bác sĩ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục con ở nhà một cách khoa học. Đồng thời họ sẽ theo dòi được sự phát triển của con từ đó có kế hoạch định hướng phát triển tương lai cho con. Tuy nhiên để thực hiện được việc này chị nghĩ trung tâm cần có một vài thay đổi, cần có thêm thời gian có thêm hướng dẫn của giáo viên đối với phụ huynh chứ theo chị mỗi ngày chỉ có một vài phút cuối giờ như này thì chưa đủ được. nhiều khi các cô nói xong về nhà chị chả nhớ gì luôn. Hoặc có dạy cũng chả nhớ phải dạy như thế nào. Trong khi anh đấy thì hay chán được tí không làm được là chị cũng nản luôn.
NVCTXH: Vậy theo chị thì có cần thiết hay không có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà? Theo chị cần có những biện pháp nào?
Chị L: Theo chị thì rất cần thiết có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà.Các biện pháp có thể kể đến như sau: