Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 16

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU 1


NVCTXH: Chị H trống ca hả chị chị giúp em một chút nhé hai chị em mình sẽ trò chuyện một lúc thông tin của chị sẽ giúp cho quá trình nghiên cứu của em. Nhé chị? Chị H: OK đi vào phòng đi em tí nữa chị vào.

NVCTXH: Vâng chị vào luôn đấy nhé. Chị H: Biết rồi, hâm.

NVCTXH: Chị đang là giáo viên can thiệp cho TTK, xin chị cho biết về chuyên ngành đào tạo của mình và một số đặc điểm nổi bật của TTK mà theo chị là phổ biến ở TTK hiện nay?

Chị H: Mình từng học chuyên ngành đào tạo là giáo dục đặc biệt của đại học sư phạm Hà Nội chuyên về giáo dục trẻ khiếm thị nhưng hiện tại đang can thiệp sớm với TTK là chủ yếu. Theo mình một số đặc điểm nổi bật của TTK mà mình biết đó là :

+ Hành vi rập khuôn

+ Khó bộc lộ cảm xúc hay kìm hãm cảm xúc

+ Một số trẻ chậm nói

+ Khó khăn về kĩ năng xã hội.kĩ năng giao tiếp

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

+ Chú ý nhiều đến chi tiết hơn là tổng thể.

NVTCXH: Cảm ơn chị vậy theo chị một số phương pháp can thiệp với trẻ TK mà chị biết hiện nay là gì? chị hiện đang sử dụng chủ yếu những phương pháp nào trong can thiệp sớm với TTK?

Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 16

Chị H: Một số phương pháp mà mình biết hiện nay đó là : ABA, PESC, DIR, tri liệu bằng động vật, tích hợp phản xạ…Một số phương pháp đang sử dụng thường xuyên hiện nay là : ABA, TEACH. Theo mình thì TTK mỗi trẻ có một đặc điểm riêng cho nên sẽ không nên chỉ sử dụng một vài phương pháp riêng biệt nào. Đối với mình thì mình hay có sự kết hợp giữa TEACH và ABA ngoài ra thi thoảng mình cũng sử dụng PECS cho một số trẻ chậm nói kèm TK. những phương pháp này hầu hết mình đều sử dụng kết hợp với nhau chứ không chỉ tách biệt một phương pháp nào ra cả. và lại cũng nên có sự chọn lựa, mình chỉ nên chọn những mục tiêu mà mình cảm thấy phù hợp cho đứa trẻ của mình để dạy và kết hợp với những phương

pháp khác chứ mình không dập khuôn theo nguyên một chương trình cụ thể. Chỉ có chương trình giáo dục mầm non của bộ giáo dục đào tạo là khung chương mình cần phải dóng theo hàng tháng để xem xét về khả năng phát triển của đứa trẻ đó đã tương đương hay chưa và còn thiểu ở những phần nào thì mình bổ xung thêm ở đó. NVCTXH: Cảm ơn chị vậy chị đánh giá như thế nào về việc cha mẹ có thể tiếp cận và hiểu về những phương pháp mà chị đang thực hiện can thiệp với TTK hiện nay mà chị đang sử dụng?

Chị H: Việc cha mẹ có thể tiếp cận và hiểu phương pháp mà gv đang thực hiện là rất quan trọng.để có thể kết hợp cùng giáo viên trong việc can thiệp cho trẻ. Tuy nhiên theo mình thấy có rất ít cha mẹ hiểu biết thật sự về chứng TK này đồng thời tự tìm cách học hỏi để dạy cho con nhưng nhiều cha mẹ hiểu biết thì họ dạy con họ còn tốt hơn cả những giáo viên như bọn mình. Như mình hiện nay thì hầu hết các TTK của mình đang can thiệp tại trung tâm thì rất ít phụ huynh có những hiểu biết nhật định về TK và rất ít hiểu biết về cũng như những phương pháp, có nhiều gia đình thì bận rộn nên việc trao đổi với cha mẹ cũng gặp khó khăn. Nhiều khi có trao đổi mà họ cũng không hiểu được hoặc nhiều mục tiêu mình dạy một đằng phụ huynh lại hiểu dang điều khác mà họ không biết cứ nghĩ mình dạy đúng cho tới khi mình hỏi lại thì mới biết là họ đã hiểu sai mục tiêu của mình. Thế nên các gia đình mà có thời gian giành cho con là điều rất quan trọng trong quá trình can thiệp.

NVC TXH: Tôi cũng đồng ý với ý kiến của chị nhưng ý kiến của chị như thế nào về vai trò của cha mẹ trong việc can thiệp sớm với TTK?

Chị H: theo mình thì cha mẹ có vai trò quan trong trong việc can thiệp sớm cho TTK rất nhiều vì có nhiều lý do mình cho điều đó là đúng vì:

- Thời gian tương tác với trẻ nhiều hơn

- Trẻ có tình cảm gắn bó với những người thân trong gia đình nhiều hơn là các nhà can thiệp.

- Trẻ sẽ được lặp lại những kí năng, bài học đã được học trên lớp, được thực hành trải nghiệm thêm về cuộc sống và tình huống hiện tại. có tình huống hiện tại mới cho trẻ được luyện tập những điều trẻ học được.

NVCTXH: Nơi chị làm việc có nhân viên CTXH để thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh trong việc tiếp cận phương pháp để can thiệp với trẻ hay

không? Chị nghĩ sao về vấn đề nên có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa gia đình và các bộ phận can thiệp khác để tăng hiệu quả can thiệp sớm cho TTK?

Chị H: Nơi mình làm việc không có NVCTXH chuyên thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh. Tuy nhiên theo mình thì nên có sự kết nối chặt chẽ giữa gia đình và GV can thiệp,cơ sở can thiệp để có thể cùng đưa ra những mục tiêu giáo dục phù hợp với khả năng nhu cầu của trẻ,gia đình cũng như cơ sở can thiệp. việc cần có nhân viên xã hội theo mình nghĩ sẽ làm tăng hiệu quả của tham vấn tư vấn cho gia đình nhiều hơn bởi vì bên mình việc tham vấn tư vấn cho phụ huynh gần như còn rất tự phát chưa có lực lượng chuyên trách. Người tham vấn tư vấn cũng là giáo viên dạy trẻ luôn nên nhiều khi gặp phải những phụ huynh họ không hiểu thì rất khó để thay đổi cách suy nghĩ của họ về con mình. Bên cạnh đó việc trao đổi thường xuyên sẽ giúp cho việc tao đổi thông tin cũng như hướng dẫn các phương pháp can thiệp, biện pháp hướng dẫn hay đơn gian là những bài tập được thực hiện một cách thống nhất ở cả gia đình và cơ sở can thiệp. sự kết hợp này đóng vai trò quan trọng giúp tiến trình can thiệp cho trẻ mang lại hiệu quả hơn.

NVCTXH: Chị có thường xuyên trao đổi, hướng dẫn cho cha mẹ trẻ về phương pháp để cha mẹ có thể thực hiện can thiệp với trẻ tại gia đình hay không? Theo chị việc hướng dẫn cha mẹ trẻ có vai trò quan trọng như thế nào?

Chị H: ở chỗ mình việc cần trao đổi với cha mẹ vào cuối giờ là nguyên tắc làm việc để cha mẹ trẻ nắm được hôm nay con học gì và con đạt được gì trong buổi học vì vậy mình luôn có trao đổi thường xuyên với cha mẹ trẻ ở cuối giờ học. Việc hướng dẫn cha mẹ trẻ là rất quan trọng để CM có thể cùng GV hay kết hợp cùng GV hướng dẫn con một cách tốt nhất. Và CM là người có nhiều thời gian gắn bó với trẻ, bên trẻ hơn, vì thế nếu CM được hướng dẫn và trao đổi về phương pháp, cách hướng dẫn… hiệu quả can thiệp sẽ cao hơn.

NVCTXH: Vậy sau mỗi tháng can thiệp các giáo viên thường đánh giá mức độ hiệu quả can thiệp bằng cách nào hả chị?

Chị H: hàng tháng bọn mình làm kế hoạch giáo dục cá nhân cho trẻ theo tháng sau đó thực hiện lượng giá kết quả theo từng mục tiêu cho trẻ vào chính bản kế hoạch đó. Nếu trẻ đạt được thì bọn mình sẽ viết là đạt và chuyển qua mục tiêu mới nếu trẻ chưa đạt mình sẽ có hai hướng một là xem xét lại cách đặt mục tiêu đó cho trẻ đã

phù hợp với đứa trẻ hay chưa? Nếu chưa phù hợp thì cần phải thay đổi để lựa chọn mục tiêu khác phù hợp cho đứa trẻ để tháng sau can thiệp. còn nếu không phải vì lý do mục tiêu chưa phù hợp thì cần phải xem xét lại cách truyền đạt và cách dạy của mình cũng như xem xét xem tại gia đình trẻ có được luyện tập hay không? Thường thì những đứa trẻ được luyện tập thường xuyên và bố mẹ dạy nhiều hơn ở nhà thì sẽ nhanh chóng đạt được hơn là những đứa trẻ chỉ có bọn mình can thiệp mà không được luyện tập thêm ở nhà. đánh giá sự tiến bộ của trẻ là việc bắt buộc giáo viên phải thực hiện hàng tháng và gửi cho gia đình. Việc thực hiện thường xuyên giúp giáo viên xác định được hoạt động can thiệp cho trẻ sau đó.

NVCTXH: vậy như thế làm sao để cha mẹ biết được mức độ hiệu quả can thiệp của con mình hả chị?

Chị H: Khi in kế hoạch bọn mình thường có hai bản một bản để giáo viên giữ trong hồ sơ và bản còn lại gửi cho phụ huynh vào đầu mỗi tháng để phụ huynh tiện theo dòi những mục tiêu của con mình. Đến cuối tháng phụ huynh sẽ gửi lại kế hoạch đó cho bọn mình để bọn mình ghi chú những mục tiêu con đã đạt và không đạt vào bản kế hoạch đó rồi lại đưa lại cho phụ huynh mang về nhà để phụ huynh cũng có một hồ sơ theo dòi tiến độ của con hàng tháng.

NVCTXH: thế các chị có những biện pháp gì để kêu gọi phụ huynh tham gia trong quá trình can thiệp để luyện tập thêm cho con tại gia đình chưa hay là hướng dẫn phụ huynh bằng cách nào?

Chị H: Bọn mình chỉ trao đổi với phụ huynh sau mỗi giờ can thiệp về nội dung can thiệp của con trong buổi hôm đó. Những cái gì con đạt được và cái gì con chưa đạt được cần phải củng cố thêm còn cụ thể cách làm như thế nào các bước tiến hành ra sao thì bọn mình không thể hướng dẫn phụ huynh được vì mỗi ngày bọn mình chỉ có một tiếng để can thiệp và trao đổi từng đấy thời gian không thể đủ để làm được mọi việc nếu phụ huynh người nào muốn thực sự biết để về dạy con ở nhà thì họ có thể quan sát giáo viên dạy thông qua khe quan sát ở mỗi phòng. Các phụ huynh sẽ đứng bên ngoài phòng để quan sát cách tương tác và cách dạy của giáo viên sau đó về nhà thực hành với con mình như thế nào là do họ.

NVCTXH: Thế sao mình không để phụ huynh có mặt ở hẳn trong phòng can thiệp để quan sát như vậy thì có được không chị?

Chị H: Cái đó thì tùy vào từng trẻ. Có những trẻ cha mẹ có thể vào được bên trong do trẻ quen và không bị phân tán khi có sự có mặt của người thứ ba nhưng có những trẻ nếu có người thứ ba thì trẻ rất khó để tập trung và tương tác được với cô. Đặc biệt hơn nữa lại là cha mẹ trẻ. Có những trẻ cứ thấy cha mẹ là không học hành được gì mà chỉ chăm chú để nhờ mẹ giúp rồi chạy lại mẹ…. thế nên có vào được trong phòng hay không còn phải tùy thuộc vào từng đứa trẻ.

NVCTXH: Thế mình có thể tạo lập thành thói quen để quen với việc đấy cho trẻ được không hả chị? mình có thể giải thích để cha mẹ chấp nhận việc con họ sẽ mất tập trung khi có sự có mặt của họ nhưng việc này cần được luyện tập thì dần dần trẻ sẽ quen và chấp nhận sự có mặt của cha mẹ họ cũng giống như sự có mặt của người can thiệp?

Chị H: việc này mình chưa thử làm nhiều nhưng theo mình nghĩ nếu cha mẹ có sự kiên trì với con thì mình có thể làm như vậy cũng được. mình có thể luyện tập để tạo thành một thói quen khi trẻ mất tập trung khi có cha mẹ thì có thể luyện tập dần dần trẻ sẽ quen dần với điều đó để không còn bị mất tập trung khi có cha mẹ ở trong phòng như thế thì cha mẹ sẽ quan sát cũng như tương tác được với trẻ nhiều hơn khi có mình hướng dẫn thêm.

NVCTXH: Vậy theo chị thì có cần thiết hay không có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà? Theo chị cần có những biện pháp nào?

Chị H: theo ý kiến của mình thì cha mẹ cần biết đến các biện pháp can thiệp và các kĩ năng chơi với con là điều rất cần thiết vì cha mẹ là những người sẽ chơi với con nhiều hơn trong mọi tình huống và mọi thời gian. Một số những biện pháp mà cha mẹ có thể học tập để thực hiện với con mình đó là: Quan sát thực tế, Tham gia các khóa học, Cùng hợp tác trong giờ can thiệp… mình chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc này nên mình chỉ có thể đưa ra được một vài gợi ý mà mình đã và vẫn đang thực hiện. bạn có thể tham khảo thêm từ một vài giáo viên và chuyên gia khác để có thêm những gợi ý sát với thực tế hơn.

NVCTXH: Cảm ơn chị nhiều, xin phép được hỏi chị một câu nữa đó là theo chị nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình can thiệp và hiệu quả can thiệp cho TTK? hãy cho ví dụ về sự khác biệt giữa nhận thức của các bậc cha mẹ ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp với TTK?

Chị H:Nhận thức của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả can thiệp cho trẻ. Thậm chí là ảnh hưởng một cách trực tiếp. một điều dễ thấy nhất mình có thể đưa ra ví dụ như sau: N.V.H. Là một tre TK trung b nh. Mẹ của con là người rất nhiệt tình và tâm huyết trong việc tìm hiểu tài liệu cũng như đăng ký tham gia các buổi hội thảo, khóa tập huấn cho tẻ TK để có thể giúp con,học cùng con.. Khi cho con đi đánh giá và biết con có RLPTK chị đã tìm hiểu và cho con can thiệp cá nhân và kết hợp với tham gia học tại lớp mầm non hòa nhập. Cùng với sự kiên trì và học hỏi, kết hợp với nhà trường, con đang học ở một trường tiểu học và tham gia khá hòa đồng với các bạn. Còn một phụ huynh: L. N.L Con không hợp tác với bố mẹ và bố mẹ chỉ muốn con nói, phải bật ra tiếng nói mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác. Con trở nên lo sợ, thu mình và hầu như cũng chỉ đặt kì vọng vào sự can thiệp của giáo viên cha mà cha mẹ không có sự cố gắng hay can thiệp nào khác cho con ở nhà ngoài việc cho con ăn ngủ và đi học. vì vậy hiệu quả can thiệp cho con rất chậm. hai ví dụ đó để cho thấy sự khác biệt của hiệu quả can thiệp khi có và không có sự tham gia của cha mẹ trong can thiệp đồng thời khẳng định được vai trò của cha mẹ trong quá trình can thiệp sớm với trẻ.

NVCTXH: Cảm ơn chị đã tham gia trả lời giúp em các câu hỏi này nhé cảm ơn chị rất nhiều.

Chị H: Mày nhớ trả công chị là được. NVCTXH: Nhớ rồi để lần sau nhé( cười).

BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SÂU SỐ 5


NVCTXH: Mong bà giúp đỡ trả lời một vài câu hỏi liên quan đến TTK để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của tôi. Sự giúp đỡ của bà sẽ giúp đỡ rất nhiều cho nghiên cứu của tôi.

Bà Laurence Fabre-Welmond: Không có gì bạn cứ hỏi những gì trong khả năng tôi sẽ cố gắng.

NVCTXH: Ý em là em đang muốn vai trò của công tác trong quá trình can thiệp sớm cho TTK vì ở Việt Nam chưa có quá trình tham gia của nhân viên CTXH trong quá trình can thiệp và nếu có thì rất ít.Theo em thì cần phải tham gia của nhân viên CTXH đặc biệt là vai trò tác động đến gia đình là rất quan trọng.

Bà Laurence Fabre-Welmond: Ở nước ngoài khi phụ huynh có sự băn khoăn như con tôi có các triệu chứng như thế này họ sẽ tìm đến người nhân viên CTXH sau đó sẽ có một sự sắp xếp và cũng là sự phân định xem nhân viên xã hội nào sẽ là người làm việc trực tiếp với bé. Sau đó sẽ có buổi làm việc giữa cha mẹ với phía trung tâm rồi mới có cái gọi là đánh giá cho trẻ. Việc can thiệp sẽ được thực hiện sau khi có đánh giá và đánh giá đó chỉ ra rằng đứa trẻ này đang bị chậm hơn so với những đứa trẻ khác. Vai trò của người nhân viên xã hội lúc này có thể là họ sẽ đến tận nhà đứa trẻ để xem xét xem đứa trẻ đó đang ở tình trạng như thế nào có bị bắt nạt không kể cả ở nhà hoặc ở trường học xem bé có bị bỏ rơi hay không vì ở Mỹ có lực lượng bảo vệ trẻ em. Tôi thấy ở Việt Nam chưa có lực lượng này mà đúng ra thì khi trẻ bị vấn đề gì đó thì người nhân viên xã hội sẽ là người làm việc đầu tiên với trẻ. NVCTXH sẽ làm nhiệm vụ định hướng phụ huynh về các trường hợp của con họ đồng thời thực hiện tiếp cận mô hình hóa tức là không phải đưa ra cách giải quyết mà họ sẽ ngồi xuống và chơi với đứa trẻ sau đó hướng dẫn phụ huynh cách dạy con như thế nào tức là hướng dẫn phụ huynh. Nói với phụ huynh là chúng tôi chỉ là chuyên gia trong lĩnh vực của chúng tôi thôi còn chính quý vị mới là chuyên gia của con quý vị và là người chuyên gia tốt nhất của con quý vị.

NVCTXH: Vậy xin bà cho biết về tầm quan trọng của cha mẹ trong việc can thiệp sớm với TTK?

Bà Laurence Fabre-Welmond: Sự tham gia của cha mẹ là rất quan trọng. ở mỹ khi can thiệp với TTK thường có sự tham gia của cha mẹ từ đầu đến cuối, sau khi kết

thúc buối học họ sẽ có những danh sách bài tập cụ thể để cha mẹ cần phải thực hiện và viết một cách cụ thể để cha mẹ dễ theo dòi. Đồng thời trực tiếp sẽ có các nhà chuyên trực tiếp đến nhà để hướng dẫn cha mẹ và cha mẹ sẽ là những chuyên gia đầu tiên của bé và gắn bó với bé suốt cuộc đời, tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ cho gia đình thì họ sẽ sẵn sàng hơn.Nhiều đứa TTK thì CM không dám cho đi học ở trường mầm non hòa nhập mà phải để ở nhà cho CM hoặc người giúp việc trông coi cả ngày, nhiều đứa trẻ khác thì được cho đi học hòa nhập hoặc đi học chuyên biệt tại các trường chuyên biệt nhưng cho dù là đi học ở trường mầm non hay ở nhà thì CM chính là người giành nhiều thời gian của con của mình nhất hoặc nếu không sẽ là người chăm sóc trẻ thay CM. CM trẻ có thể bận thì người chăm sóc trẻ trực tiếp hằng ngày sẽ là người có vai trò quan trọng để trẻ có thể được học và nhận biết ngay từ người gần nhất của mình. Chỉ cần người chăm sóc đó biết cách hướng dẫn trẻ và có các kĩ năng, kĩ thuật nhất định. việc cần phải hướng dẫn trực tiếp để phụ huynh tham gia trực tiếp trong việc can thiệp với con là một điều hết sức cần thiết trong quá trình can thiệp. song để làm được việc này cần phải có tính chuyên nghiệp của đội ngũ cán bộ hướng dẫn và quan trọng hơn thế là loại hình dịch vụ của trung tâm đó.

Làm việc với phụ huynh cần được coi trọng giống như làm việc với đứa trẻ. Việc dạy một đứa trẻ thì song song với đó phải la sự cộng tác với phụ huynh. Những vẫn đề mới mà con họ gặp phải cũng cần được truyền tải để cha mẹ nhắm được. và sự cập nhật này càng hằng ngày càng tốt. cha mẹ cũng cần được hiểu rằng con họ không giống như những đứa trẻ khác để cha mẹ có thể sẵn sàng hơn.

Nếu cha mẹ không có sự tham gia hỗ trợ với con trong quá trình can thiệp thì chúng ta cần phải tìm hiểu tại sao gia đình hay phụ huynh lại như vậy. ta cần phải hiểu được họ và tâm tư của họ vì có rất nhiều gia đình buồn hoặc có tâm lý không chấp nhận sự thật hoặc có nhiều gia đình thất vọng và không muốn cố gắng. vì vậy việc can thiệp với phụ huynh đôi khi còn quan trọng hơn cả việc cần phải can thiệp với trẻ. Chúng ta là người nắm được kĩ thuật dạy trẻ nhưng phụ huynh mới là người sẽ gắn bó với trẻ cả cuộc đời và cần phải vận động phụ huynh hoặc có thể là ông bà hoặc người chăm sóc trực tiếp cho trẻ tham gia trong quá trình can thiệp. Bên cạnh các yếu tố đó thì chương trình can thiệp phù hợp là tiền đề để trẻ tiến bộ cả trong

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/07/2022