của cha mẹ từ đầu đến cuối, sau khi kết thúc buối học họ sẽ có những danh sách bài tập cụ thể để cha mẹ cần phải thực hiện và viết một cách cụ thể để cha mẹ dễ theo dòi. Đồng thời trực tiếp sẽ có các nhà chuyên trực tiếp đến nhà để hướng dẫn cha mẹ và cha mẹ sẽ là những chuyên gia đầu tiên của bé và gắn bó với bé suốt cuộc đời, tuy nhiên cần phải có sự hỗ trợ cho gia đình thì họ sẽ sẵn sàng hơn.
Chị T: Chị cũng đồng ý với ý kiến của bà chuyên gia và cô N vì cha mẹ bao giờ với đứa con cũng là tình máu mủ ruột liền ruột nó vẫn khác người dưng chả có gì bằng cha mẹ, gia đình nên là dù con có được chăm sóc tốt cỡ nào đi nữa cũng chả bằng có bố mẹ ở bên cạnh. Máu mủ ruột già bao giờ nó cũng khác. Nên là con chị dù nó bị như thế nhưng mà chị lúc nào cũng lạc quan dần thành quen cứ coi nó như một phần cuộc sống của mình dần nó sẽ quen thôi mà.
NVCTXH: Thế theo các chị ở trung tâm mình bây giờ cần thiết phải bổ xung những gì để tăng cường sự tham gia của cha mẹ vào quá trình can thiệp?
Chị P: Cái này theo chị tùy thuộc vào gia đình và nhu cầu của họ giả sử mình bảo mình hướng dẫn tư vấn các thứ để họ dạy con nhưng họ bảo họ không cần thì sao? Có nhà họ đâu có cần dạy con gần như họ giao cho người chăm sóc hết mà. Mà người chăm sóc thì liệu có đủ nhiệt tình giống như mẹ với con không để mà làm?
Chị L: Theo chị thì chị nghĩ cũng tùy thuộc từng gia đình và ý thức của bố mẹ. Ở Việt Nam mình chứ có phải ở ngước ngoài đâu, nhiều nhà họ cũng không muốn như vậy cũng muốn ở nhà dạy con nhưng mà dạy con thì ai lo các loại chi phí gia đình cho họ mà họ chả phải nhờ đến người giúp việc với ông bà. Rồi đôi khi đi làm về mệt muốn chơi với con nhưng mệt quá rồi xong vào cho con học con lại chả làm được cái gì mãi họ cũng chán thì họ chả muốn dạy dần dần là thôi họ để cho con học thế nào thì học thôi.
Chị H: Theo chị thì nên có người phải làm sao giúp đả thông tư tưởng cho bố mẹ là không nên trông chờ vào người trị liệu, con có tiến bộ nhiều hay không là do họ chứ không phải do nhà trị liệu, nhiều gia đình họ không nhiệt tình là vì họ không hiểu được điều đấy giờ mình có người tư vấn có người bảo rồi họ hiểu rồi mà họ vẫn lựa chọn để người can thiệp làm sao thì làm còn họ cứ tiếp tục làm kinh tế thì họ phải chịu, cái đấy hoàn toàn do họ lựa chọn mình không ép buộc họ là à anh chị phải
nghỉ việc phải dạy con nhưng mình phải làm cho họ hiểu bản chất can thiệp thành công ở mức độ nào là phụ thuộc nhiều ở phía họ.
Chị T: Chị cũng đồng ý với ý kiến của chị H vì thực ra mình cũng không ép buộc được họ, mình chỉ có thể làm cho họ hiểu rồi việc can thiệp như thế nào thì cho họ được lựa chọn còn trách nhiệm ở mình bây giờ giáo viên chỉ là người can thiệp thôi chứ tư vấn giúp làm sao cho họ hiểu được tầm quan trọng của họ thì mình chưa thể làm mình chỉ có thể nói là họ quan trọng và họ nên tham gia còn tư vấn cụ thể thì mình lại chưa có hoặc là có những trường hợp mà họ ít tham gia quá thì những trường hợp này chỉ cô T tư vấn được thôi.
Bà lorence: Cha mẹ bao giờ cũng là người thầy quan trọng nhất vì thế cần phải tư vấn để họ hiểu được vai trò của họ và tầm quan trọng của họ, Nên cần có những bộ phận tư vấn chuyên nghiệp để hướng dẫn và tư vấn cho phụ huynh để họ hiểu ra điều này. Giáo viên phải giữ quá nhiều vai trò cũng một lúc sẽ không thể làm hết được và cũng sẽ không thể tốt bằng việc có người chuyên môn hóa giữ vai trò đó. Ở Mỹ bao giờ họ cũng có bộ phận tư vấn cho gia đình riêng, lực lượng can thiệp riêng cho nên việc can thiệp sẽ rất nhanh gọn.
NVCTXH: Thế nếu trung tâm mình có nhân viên CTXH thì chắc là họ sẽ giữ vai trò này là chủ yếu chứ không phải can thiệp là chủ yếu chứ các chị nhỉ?
Có thể bạn quan tâm!
- Sử Dụng Lời Khen, Thưởng Và Trách Phạt Rò Ràng
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 13
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 14
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 16
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 17
- Công tác xã hội trong can thiệp sớm với trẻ tự kỉ Nghiên cứu tại Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Đặc biệt, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam - 18
Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.
Chị P: Không đơn giản đâu em ạ, muốn tư vấn trước hết phải hiểu biết về chứng TK phải biết làm trước đã thì mới dạy mới tư vấn được chứ, CTXH chung chung như thế muốn tư vấn được thì phải học về TK phải tìm hiểu và phải dạy được TTK, hiểu chắc về TK sau đó mới tham vấn tư vấn gia đình được chứ tự nhiên vào tư vấn phải phụ huynh hiểu biết họ vặn cho không có được mà về.
Chị H1: Chị cũng nghĩ như thế. CTXH muốn tư vấn được trước hết phải học, phải hiểu về cái đó thì mới tư vấn tham vấn được thậm chí là muốn kết nối cũng phải hiểu thì mới kết nối đúng chỗ được.
Chị N: Theo mình cũng thế tuy nhiên là nếu CTXH mà hiểu rồi thì họ có thể làm được bởi vì họ nắm được rồi thì họ sẽ tư vấn được tốt hơn.
NVCTXH: Nhưng mà đang nói về việc tư vấn để tăng cường sự tham gia của gia đình mà các chị?
Chị C: Tăng cường thì cũng thế thôi chứ muốn tăng cường họ tham gia trước hết mình phải tham gia tốt đã chứ, muốn hướng dẫn họ muốn họ tham gia thì mình phải làm tốt trước để làm gương cho họ nhìn đã chứ. sau đó mới đánh vào tâm lý họ như thế họ mới phục họ mới tham gia chứ.
NVCTXH: mình có thể lấy minh chứng cho họ thấy sự khác nhau giữa những gia đình tăng cường tham gia nhiều và những gia đình ít tham gia để xem hiệu quả can thiệp giữa những đứa trẻ đó khác nhau như thế nào từ đó họ mới hiểu để tham gia các chị nhỉ?
Chị H: đúng rồi bây giờ mình phải làm như thế để họ nhìn thấy đã tận mắt thấy sự khác biệt đó rồi mới lôi kéo họ tham gia được nhưng mà điều quan trọng là họ phải có quá trình để nhìn nhận
NVCTXH: thì mình sẽ tổ chức tập huấn cho phụ huynh theo kiểu như mỗi tháng mấy lần đấy rồi để cho họ thấy trực trạng can thiệp của hai đứa trẻ đó trong cùng một thời điểm theo theo thời gian dần dần một đứa được cha mẹ dạy thêm ở nhà và một đứa không. Như thế chắc chắn chỉ cần sau một tháng là đã nhìn thấy sự khác biệt rồi.
Chị P: Em nói đúng nhưng mà trong quá trình lựa chọn trẻ làm mẫu mình phải chọn trẻ có mức độ tương đương nhau thì mới thấy được sự khác nhau đó nếu không thì sẽ rất khó vì biết đâu đứa mà cha mẹ tham gia nhiều hơn lại là đứa nặng hơn chậm hơn thì làm sao so với một đứa nhẹ hơn và nhanh hơn được.
NVCTXH: Chị nói đúng luôn mình phải lựa chọn như thế thì mới thấy được sự khác biệt chứ nếu không làm sao thấy được.
Chị C: Nhưng dù sao thì CTXH cũng vẫn phải học phải học thì mới làm được xong mới tư vấn được chứ không thì khó lắm.
NVCTXH: thì đương nhiên là nhân viên xã hội họ phải học về cái này sau đó mới làm được chứ chị tự nhiên phi vào tư vấn họ lại bụp cho. Biết gì mà đòi tư với vấn. kể cả trong quá trình tư vấn để tăng cường sự tham gia của họ thì cũng phải thực hiện cả vai trò can thiệp và vai trò tư vấn như thế họ mới tin mình chứ.
Chị T: Nhưng mà theo chị nếu có được nhân viên xã hội thì tốt quá sẽ có người làm việc với phụ huynh nhiều hơn có khi phải làm thế nhiều phụ huynh mới tỉnh ngộ mới làm việc với con mình chứ nếu không họ cứ trông chờ vào nhà trị liệu rồi lại bảo sao con mình lâu tiến bộ thế?
NVCTXH: Trung tâm mình hiện chưa có NVCTXH để thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh trong việc tiếp cận phương pháp để can thiệp với trẻ hay tư vấn các chị nghĩ sao về vấn đề nên có sự kết nối chặt chẽ hơn giữa gia đình và các bộ phận can thiệp khác để tăng hiệu quả can thiệp sớm cho TTK khi có NVCTXH? Chị H1: Hiện tại trung tâm mình thì không có nhân viên CTXH chuyên dụng để thực hiện vai trò kết nối và hướng dẫn phụ huynh tiếp cận phương pháp với trẻ. Nhưng thay vào đó thì mỗi giáo viên can thiệp sớm như mình đều phần nào đảm đương hoạt động đó thông qua việc trao đổi trực tiếp sau mỗi buổi học với phụ huynh của trẻ đó dựa trên kế hoạch giáo dục cá nhân hàng tháng. Thông qua đó cũng cung cấp và trao đổi với phụ huynh về một số phương pháp và bài tập trị liệu phù hợp với khả năng và nhu cầu của trẻ đó.
Chị H: Theo chị thì giáo viên trao đổi sau giờ học chỉ có một tí thời gian sao mà đủ được nếu mà có được nhân viên xã hội thì sẽ tốt hơn nhiều chứ vừa giảm gánh nặng cho giáo viên dạy vừa tiến bộ cho học sinh vì khi tư vấn thành công thì cha mẹ trẻ sẽ tham gia nhiều hơn mà tham gia nhiều hơn thì các con sẽ tiến bộ nhanh hơn như thế chẳng phải giảm nhiều gánh nặng cho giáo viên mà chỉ có điều là có kinh phí và có sự cho phép của các lãnh đạo không thôi?
Chị L: Chị cũng nghĩ như chị H, như thế không chỉ bọn chị mà nhiều phụ huynh khác sẽ được tư vấn được hướng dẫn cụ thể hơn một phần khác mà chị nghĩ cần thiết là nhiều người sẽ được tỉnh ngộ không còn mơ màng về TK và mơ màng về tình trạng của con mình, một khi họ hiểu ra thì họ mới thực sự nhiệt tình vì con cái nhiều hơn chứ như bây giờ chị thấy nhiều cha mẹ còn hời hợt với con cái lắm phụ thuộc quá nhiều vào cô giáo mà không nhận ra vai trò của mình xong lại không được giải thích tư vấn rò ràng nên lúc nào cũng mơ mơ ảo áo lúc nhận ra vai trò của mình thì hết giai đoạn can thiệp tốt nhất cho con mất rồi là lại muộn mất.
NVCTXH: Thế theo các chị thì sự kết hợp liên ngành ví dụ như CTXH và giáo dục đặc biệt sẽ có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình can thiệp sớm cho TTK và hiệu quả của nó?
Chị N: Theo mình thì sự kết hợp giữa các bộ phận can thiệp với gia đình sẽ mang lại hiệu quả không nhỏ đến sự phát triển của trẻ TK.
Bà Lorence: Sự kết hợp giữa các bộ phận can thiệp là điều cần thiết cho sự can thiệp của TTK. Ở Việt Nam việc kết hợp này nếu được thực hiện sẽ giảm tải cho giáo viên rất nhiều. nó sẽ làm cho mỗi bộ phận làm việc được chuyên môn hóa hơn và mỗi người sẽ đỡ vất vả hơn vì không cần phải cùng một lúc thực hiện quá nhiều vai trò. Ở Mỹ làm việc luôn là sự chuyên môn hóa về mỗi lĩnh vực và mỗi người chỉ chịu trách nhiệm một lĩnh vực thuộc chuyên ngành của mình. Nếu Việt Nam có những sự kết hợp được thì sẽ là một điều tuyệt vời.
Chị P: Bọn chị cũng đồng ý với ý kiến của bà Lorence là nếu có sự kết hợp và có sự tham gia của các lực lượng có sự phối hợp thì mọi người sẽ đỡ vất vả hơn và hiệu quả sẽ nhiều hơn.
Chị C: Việc hướng dẫn, tư vấn cha mẹ có vai trò đặc biệt quan trọng để tăng hiệu quả can thiệp cho trẻ. Cha mẹ sẽ nắm bắt được khả năng và nhu cầu của chính con mình và sẽ kết hợp với GV can thiệp sớm hỗ trợ trẻ những thiếu hụt về các lĩnh vực trong tất cả thời gian có thể để đẩy nhanh sự tiến bộ của trẻ TK nên nếu cha mẹ tham gia tích cực được thì rất tốt và nếu có sự tư vấn để đẩy mạnh sự tham gia của cha mẹ kết hợp các lực lượng để tăng cường sự tham gia thì hiệu quả can thiệp sẽ tăng rất nhiều.
NVCTXH: Thế theo các chị có cần thiết hay không có những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà hay không và nếu có thì xin các chị cho gợi ý cần có những biện pháp nào?
Chị O: Nên thay đổi những biện pháp khác nhau để hướng dẫn cha mẹ biết cách can thiệp với con ở nhà: sử dụng tranh ảnh , lô tô, biểu tượng. Hoặc sử dụng tất cả những vật dụng gần gũi trong các hoạt động để hướng dẫn trẻ về các nội dung nhận thức hoặc ngôn ngữ… Đọc truyện hay thay đổi môi trường ở nhà bằng môi trường rộng hơn như: công viên, nhà trẻ.
Chị H: theo ý kiến của mình thì cha mẹ cần biết đến các biện pháp can thiệp và các kĩ năng chơi với con là điều rất cần thiết vì cha mẹ là những người sẽ chơi với con nhiều hơn trong mọi tình huống và mọi thời gian. Một số những biện pháp mà cha mẹ có thể học tập để thực hiện với con mình đó là: Quan sát thực tế, Tham gia các khóa học, Cùng hợp tác trong giờ can thiệp…
Chị H1: Chị thấy rất cần thiết để hướng dẫn cha mẹ các phương pháp để can thiệp trẻ ở nhà. Để thực hiện được điều này chị nghĩ cần có các biện pháp sau theo quan điểm của chị nhé: Để cha mẹ tham gia vào các buổi trị liệu của trẻ, học phương pháp của giáo viên khi làm việc với trẻ. Khi tham gia cha mẹ là người dạy trẻ, giáo viên là người hướng dẫn cha mẹ. Nâng cao vai trò và khả năng của cha mẹ khi tương tác và dạy con. Luôn khuyến khích động viên cha mẹ kiên nhẫn và nhìn ra các khả năng của con nếu cha mẹ biết cách tác động phù hợp mà có làm được các việc này hay không chị nghĩ là nếu có nhân viên xă hội sẽ làm được tốt hơn.
Chị P: Theo chị thì việc cần có những biện pháp là điều rất cần thiết. 1 số biện pháp như: tập huấn chia sẻ, trao đổi hàng ngày với phụ huynh, gửi tài liệu cho phụ huynh đọc và hồi đáp nếu phụ huynh cần hỏi thêm, buổi trao đổi để các phụ huynh chia sẻ cùng nhau, phát tờ rơi về các biện pháp can thiệp.ngoài ra cũng cần thay đổi nhận thức cho phụ huynh để phụ huynh hiểu rò về bệnh của con mình mà có những cách giáo dục đúng mực và hiệu quả cho con mình.
Chị O: Chị thì chị đồng ý với ý kiến của các chị kia.
NVCTXH: Theo các chị nhận thức của cha mẹ có ảnh hưởng như thế nào tới quá trình can thiệp và hiệu quả can thiệp cho TTK? các chị giúp em cho ví dụ về sự khác biệt giữa nhận thức của các bậc cha mẹ ảnh hưởng tới hiệu quả can thiệp với TTK luôn nhé?
Chị N: Nhận thức của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn tới quá trình can thiệp và hiệu quả cho trẻ TK. Nếu những bậc phụ huynh đều nắm bắt được khả năng và nhu cầu của con mình hiện tại và gì, môi trường và hình thức giáo dục nào là phù hợp nhất cho con mình là như thế nào thì sẽ mang lại hiệu quả cho sự phát triển của trẻ.
Ví dụ như: Trẻ A được phát hiện là TK nhẹ lúc 2 tuổi. Nếu cha mẹ trẻ lựa chọn hình thức can thiệp sớm phù hợp cho con mình tại các trung tâm chuyên về can thiệp sớm. Và ngoài giờ can thiệp sớm đó thì cho con hòa nhập với các bạn cùng độ tuổi ở trường mầm non, sau đó hỗ trợ thêm hằng ngày ở nhà. Thì sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn là hạn chế môi trường học tập của con.
Chị H: Nhận thức của cha mẹ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả can thiệp cho trẻ. Thậm chí là ảnh hưởng một cách trực tiếp. một điều dễ thấy nhất mình có thể đưa ra ví dụ như sau: N.V.H. Là một tre TK trung bình. Mẹ của con là người rất nhiệt tình
và tâm huyết trong việc tìm hiểu tài liệu cũng như đăng ký tham gia các buổi hội thảo, khóa tập huấn cho tẻ TK để có thể giúp con,học cùng con.. Khi cho con đi đánh giá và biết con có RLPTK chị đã tìm hiểu và cho con can thiệp cá nhân và kết hợp với tham gia học tại lớp mầm non hòa nhập. Cùng với sự kiên trì và học hỏi, kết hợp với nhà trường, con đang học ở một trường tiểu học và tham gia khá hòa đồng với các bạn. Còn một phụ huynh: L. N.L Con không hợp tác với bố mẹ và bố mẹ chỉ muốn con nói, phải bật ra tiếng nói mà không cần quan tâm đến những vấn đề khác. Con trở nên lo sợ, thu mình và hầu như cũng chỉ đặt kì vọng vào sự can thiệp của giáo viên cha mà cha mẹ không có sự cố gắng hay can thiệp nào khác cho con ở nhà ngoài việc cho con ăn ngủ và đi học. vì vậy hiệu quả can thiệp cho con rất chậm. hai ví dụ đó để cho thấy sự khác biệt của hiệu quả can thiệp khi có và không có sự tham gia của cha mẹ trong can thiệp đồng thời khẳng định được vai trò của cha mẹ trong quá trình can thiệp sớm với trẻ.
Chị C: Theo chị thì ảnh hưởng trực tiếp theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy thuộc vào nhận thức của cha mẹ đối với những người có nhận thức gây ảnh hưởng tiêu tực thì cần nhân viên xã hội như các em. Ví dụ của chị rất đơn giản là: cha mẹ không làm gương/mẫu: giáo viên đang dạy cách đi vệ sinh vào bô. Nhưng cha mẹ ở nhà lại cho trẻ đi vệ sinh ở các nơi khác nhau. => không hình thành được thói quen đi vệ sinh vào bô và nếu như vậy thì can thiệp sẽ không thể mang lại hiệu quả được vì đứa trẻ không biết phải làm như thế nào vì mỗi nơi nó được dạy một cách khác nhau. Thế nên theo chị là phải thống nhất phải thay đổi phụ huynh nhất là những phụ huynh có nhận thức sai về khả năng của con phải để họ hiểu vai trò của họ và phát huy vai trò của họ thì can thiệp mới nhanh và hiệu quả được. đối với những phụ huynh như thế mới thật sự là cần đến nhân viên xã hội như bọn em.
NVCTXH: Còn chị nào có ý kiến nữa không ạ?
Chị C: Chị đồng ý với ý kiến của các chị thế là được rồi còn gì nữa? NVCTXH: Chị L chị có ý kiến gì không?
Chị L: Đây là các biện pháp của các cô thảo luận để làm việc với phụ huynh sao lại hỏi chị. nhưng mà theo chị thì chị cũng đồng ý với ý kiến của các cô đã nêu mình càng có nhiều biện pháp thì càng tăng cường sự tham gia của phụ huynh như thế thì càng tốt cho việc can thiệp thôi bọn chị thì bọn chị càng mong có nhiều biện pháp cho học sinh để các con tiến bộ càng nhanh càng tốt.
NVCTXH: Thế còn chị T thì sao ạ?
Chị T: Chị cũng không có ý kiến chỉ mong sao các cô càng có nhều biện pháp để tăng hiệu quả can thiệp lên thì càng tốt bọn chị cũng chỉ mong thế. Chị rất mong là các biện pháp mà các cô nêu ở trên có thể được thực hiện càng sớm càng tốt như vậy mong là sẽ tăng thêm hiệu quả can thiệp cho con chị cũng là cho con của các phụ huynh khác.
Bà Lorence: Sự tham gia của gia đình là vô cùng quan trọng. nếu có thể thực hiện được các biện pháp này thì có thể hiệu quả sẽ tăng lên rất nhiều nên các cha mẹ có thể yên tâm. Khi có sự phối hợp và chuyên môn hóa từ các lực lượng can thiệp thì mọi việc sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
NVCTXH: Cảm ơn bà Lorence và các chị đã gợi ý cho em các biện pháp rất hay em cũng mong là với các biện pháp này trung tâm mình sẽ nhanh chóng được áp dụng vào quá trình can thiệp để tăng hiệu quả can thiệp cho trẻ. Cảm ơn các chị rất nhiều. Chị P: Không có gì em ơi đi mua ít hoa quả về đây là được(cười)
NVCTXH: Chắc chắn sẽ có nhưng mà sau hôm nay cảm ơn các chị nhé. Chị O: ok thế giải tán được chưa em?
NVCTXH: dạ được rồi ạ em cảm ơn mọi người nhé. Chị O: Cảm ơn gì đi mua hoa quả đi.
NVCTXH: vâng rồi em biết rồi giờ đi luôn( cười).