Biên Bản Gỡ Băng Phỏng Vấn Sâu Số 2 Người Phỏng Vấn: Trần Chí Nhân

HV: anh thấy tình hình HS bỏ học và có nguy cơ bỏ học hiện nay thế nào?

Học sinh có nguy cơ bỏ học thì nó có mấy lý do: thứ nhất là cha mẹ thiếu quan tâm, thì cũng ít thôi, thứ hai là em nó nghiện game, rồi cái thứ ba là nó em nó học yếu, lưu ban đó, ở lại lớp thì nó sẽ rơi vào trường hợp bỏ học nhiều. Thì nó chủ yếu rơi vào lớp 6 lớp 7 bỏ học nhiều, còn lớp 9 thì nó có căn bản rổi. Cái chuyến rồi là, đầu năm mới này anh tổ chức đi vận động mười mấy đứa lớp 6 nó bỏ học luôn, có đưa nó lưu ban 2 năm, cũng như là ở lại đó, 2 năm, 1 năm, có đứa 3 năm, mười mấy trường hợp mà cuối cùng nó trở lại học có mấy trường hợp hà, nó mắc cỡ, ở lại hoài mắc cỡ, rơi vào lớp 6 lớp 7 nhiều, lớp 9 thì ít thôi. Đầu năm lên danh sách đi vận động thì có em là học dỡ, học ở lại rồi mẹ nó bắt đi Bình Dương luôn, đi lên trển nấu cơm nấu nước, rồi còn một số thì nó ở lại rất ít. HV: khi các em chuẩn bị nghỉ học thì mình có biết trước hay không?

Tới đầu năm học thì mình thông báo, huy động mà nó không đến thì mình mới đến gia đình, mà trước đó thì mình thông báo trên đài, bắt đầu là mình thông báo là trước cả tháng vậy đó, ngày nào mình cũng cho đọc hết. Nhưng mà gia đình người ta cũng biết là nó không học luôn chứ không phải là không. Nói chung là nó không học luôn, nó nói là học không nổi luôn, nó trả lời thẳng gia đình luôn. Trong Bình Tấn này thì còn 4 trường hợp, có đứa ở lại hai năm rồi. Còn đối tượng vận động thì theo danh sách, khi mà thông báo rồi, ví dụ là cái lớp này phải huy động 100 (em), nhưng hiện nay đến lớp 95 thì còn 5 em này mà chưa đến là phải lên danh sách, phối hợp với trường, giáo viên, các ngành đoàn thể, đến nhà luôn để vận động rồi yêu cầu nó nói lí do không đi học, thiếu cái gì. Giờ có vỡ chưa, nó nói có, có sách chưa? Nó nói có, vậy còn thiếu gì nữa hông? HV: đặc điểm của 4 gia đình có học sinh nghỉ học này thì sao anh?

Nói chung thì, có một hộ hơi khó khăn là hộ cận nghèo cũ, thoát rồi bây giờ mới xét lại cận nghèo mới. Các hộ kia thì nói chung gia đình cũng sống được, cũng tương đối, gia đình cũng lo mần ăn mà, bốn hộ này ở ấp 2, ấp 4, ấp 3.

HV: số lượng học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa thì rơi vào ấp nào nhiều nhất?

Nói chung là ấp 3 nhiều nhất, tại ở cụm tuyến dân cư, không có ruộng đó.

HV: những em đã học xong lớp 9 thì vào học lớp 10 có đủ không anh?

Hông đủ, 80% học nghề với học tiếp tục lớp 10, còn 20% thì đi theo cha mẹ làm ăn, có đứa không đủ tuổi thì chờ nó về nhà nấu cơm, chờ đến đủ 15 tuổi là bắt đầu nó vọt rồi, làm công nhân, có khi không theo cha mẹ thì theo anh em.

HV: anh thấy đời sống kinh tế của những hộ đi làm ăn xa này như thế nào?

Anh thấy đi làm về đa phần là thấy về khá, người ta xây nhà, sửa chữa nhà, cất (nhà) ngon hơn mình ở đây nữa. Còn nếu mà gia đình lên trển mà ăn chơi là thua nghe, lên trển mà cố chí làm ăn hé, là ở đây nè, về cất nhà tường nhiều lắm, ở tuyến này nè. Sữa chữa nhà, cất ngon lành, (nhà) mấy trăm triệu không, còn lại một số thì cũng đủ ăn đủ sài, về trả (tiền) nền cũng được, cũng có dư, Nói chung là đi mần ở trển mà đừng dính vào tệ nạn xã hộ là có dư đó, dư nhiều luôn. Thì 1 người mần tương đương khoảng 6 triệu là ít, mà gia đình có chừng 3 người mần là có dư rồi, còn lên trên mà tham gia tệ nạn thua.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 189 trang tài liệu này.

HV: những hộ vào cụm tuyến dân cư thì mua nhà thế nào vậy anh?

Họ vào cụm (dân cư) thì năm 2004, tuyến thì 2006, tính là tính bố trí dân đó nghen. Nền cụm thì rẻ hơn, có 2 cụm, cụm giai đoạn 1 thì khoảng 15 triệu gồm nhà với nền luôn, còn cụm 2 thì nhà luôn là 40 triệu (nền 20 nhà 20 triệu), tuyến (dân cư) thì 17 triệu gồm nền với khung, (chỉ có) nền không thì 10 triệu.

Công tác xã hội nhóm với học sinh sống xa cha mẹ tại trường Trung học cơ sở Bình Tấn, huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp - 15

HV: Vậy thì những hộ vào cụm, tuyến này ở thì đến nay còn nợ nhiều không?

Hiện nay thì nợ chắc khoảng 50%.

HV: Học tập của các em sống xa cha mẹ , theo anh nhận định là như thế nào?

Thấy cũng được, cha mẹ đi làm có việc làm nên các em cũng có điều kiện học.

HV: những chương trình hỗ trợ cho học sinh ở đây hiện nay như thế nào?

Hàng năm, chuẩn bị khai giảng năm học thì tổ chức đi vận động rồi, bởi vì tháng 9 là tháng khuyến học mà, vận động tập, sách, vỡ, quần áo rồi là tiền. Chuyến rồi thì vận động không là trên 3000 cuốn vỡ, tiền thì khoảng 12-13 triệu, cộng với tiền cũ tường đương 20 triệu, những đứa ko vỡ có vỡ lo, thiếu sách thì mình lo. Học sinh nghèo, cận nghèo mà nói là không có quần áo héng, thì đây có lao động, xuất từ quỹ trẻ em ra mua cho nó 01 bộ đồ, nếu hông có đó nhe. Nếu gia đình nó thiếu, ừ bây giờ con tui nó muốn đi học quá mà bây giờ nó hông có đồ mặc, quá nghèo đi, xuất quỹ trẻ em mua cho nó, ít nhất cũng phải 2 bộ để có

thay đổi. Năm 2016 có xuất mấy trăm ngàn mua cho nó 01 bộ đồ, còn mấy hộ ấy là hổng có cho đồ nữa, mà cho sách vỡ. Nói chung thì mấy đứa ở Bình Tấn này thì đừng có nói mà hổng có vỡ học, bây giờ là vỡ còn dư mấy ngàn (quyển) nữa nè, để sẳn vậy đó, xe đạp nè. Năm ngoái là (có) trên dưới đâu khoảng mấy chục chiếc đó, từ nguồn vận động doanh nghiệp này, doanh nghiệp kia vậy đó, đa số là doanh nghiệp ngoài xã.

HV: vậy thì tiêu chí để hỗ trợ là như thế nào?

Ví dụ như xe đạp thì đưa ra cái, như hộ nghèo mà không có xe thì mình cũng xét, còn ví dụ như nó hông phải nghèo hoặc cận nghèo mà học học giỏi nhưng khó khăn thì cũng xét luôn. Năm nay không có (tặng), năm rồi tặng trên dưới (khoảng) 40 chiếc đó, bây giờ đâu còn nữa, đâu còn em nào khó khăn đâu.

HV: Ngoài những hỗ trợ trên, mình còn có thêm hỗ trợ nào nữa không anh? Em nào có hoàn cảnh khó khăn có nguy cơ bỏ học thì đến vận động, thăm hỏi. HV: anh thấy nếu như em nghiên cứu về những em học sinh sống xa cha mẹ tại địa phương mình thì em nên tìm hiểu thêm những thông tin nào khác nữa? Anh thấy trước mắt như vậy được rồi, từ từ tìm hiểu thêm, mà để anh nói chị O… in cho em cái báo cáo trẻ em vừa rồi để nghiên cứu, rồi gặp ấp 2, ấp 3 hỏi thêm HV: cảm ơn anh đã dành thời gian cho cuộc nói chuyên hôm nay, trong thời gian tới, nếu cần thêm một số thông tin nữa, rất mong anh sẵn sàng giúp đỡ.

Sẵn sàng thôi, việc chăm lo cho các em là một nhiệm vụ của địa phương mà.


3.2. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 2 Người phỏng vấn: Trần Chí Nhân

Đối tượng được phỏng vấn: Cán bộ ấp 4, xã Bình Tấn

Ngày phỏng vấn: 07/9/2018

Tên file ghi âm: PMT-CB–02-07092018

Người gỡ băng: Trần Chí Nhân

Số lượng từ: 2169 từ

Học viên (HV): Như đã hẹn trước với anh, hôm nay em xin phép gặp anh để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến vấn đề học sinh sống xa cha mẹ. Nội dung cuộc nói chuyện sẽ có ba phần chính là tìm hiểu về bản thân anh và tình hình đời sống của người dân ở nơi đây, nhất là những hộ đi làm ăn xa, và cuối cùng là sự hiểu biết của anh về vấn đề học sinh sống xa cha mẹ tại ấp mình. Trước tiên em cũng xin cảm ơn anh đã giành thời gian cho cuộc nói chuyện, bây giờ anh có thể giới thiệu sơ về bản thân cũng như công việc hiện tại của mình ạ!

Anh tên Phạm Minh T…, sinh năm 1984, công an viên – phụ trách ấp 4, có 8 năm công tác tại địa phương, kiêm phó ấp (cơ cấu ấp gồm Bí thư ấp – kiêm trưởng ấp,2 công an viên, trong đó có một người kiêm phó ban ấp).

- Diện tích tự nhiên ấp 4 là 693 ha, trong đó diện tích nông nghiệp là 525 ha, cây trồng, hoa màu là 10 ha, còn lại đất thổ không sản xuất. Dân số trong ấp có 259 hộ, 1118 nhân khẩu. Đời sống chủ yếu của người dân là sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thì nó cũng hổng lớn, nuôi thì cũng theo mùa vụ.

- Còn về vấn đề lao động thì, hiện bây giờ trong độ tuổi lao động là có khoảng cỡ 734 lao động, nhưng mà bây giờ lao động đang còn ở lại xã thì chỉ được có là một phần hai thôi, còn một phần hai kia thì chủ yếu làm ở các khu công nghiệp, cụm công nghiệp ở xa hết rồi chớ hông có ở địa phương nhiều.

HV: lý do nào khiến học chọn cách đi xa như vậy?

Tại vì đối với ở xa thì thứ nhất là cái tiền lương nó cao, cũng đảm bảo được chất lượng cuộc sống, thì hai nữa là nó có một cái giờ giấc rỏ ràng, tại vì ở xa người ta làm đó là chỉ đúng 40 tiếng đối với một tuần hà, còn ở địa phương của mình là làm nó xuyên suốt, làm tới 72 tiếng đối với một tuần lễ thì nó quá cao, mà tiền lương lại thấp so với ở xa mà việc thì nó nhiều nên họ đi xa làm.

HV: đặc điểm của những người đi xa này như thế nào?

Về kinh tế thì nói chung họ cũng khó khăn, bởi vậy họ chọn cách đi xa để mà làm lụng để mà phát triển kinh tế. Có nhiều hộ là đi hết cả nhà luôn, nhưng mà trong vòng 2 năm là họ về, xây cất nhà cấp 4 kiểu của mình là ngon lành.

HV: sau khi họ về cất nhà thì họ có tiếp tục đi làm nữa không, hay là thế nào?

Có về định cư nhưng mà chỉ là những người như cha mẹ đặng mà ở đặng làm lụng nhưng mà con cái thì vẫn tiếp tục làm.

HV: như vậy, vấn đề học hành của con họ như thế nào?

Con cái học hành thì chủ yếu giao lại cho cha mẹ, như ông bà nội ngoại, chứ trên địa bàn của ấp thì cũng chưa gửi lại cho họ hàng, chú bác gì (cả), chưa thấy. Cuộc sống của mấy cháu bây giờ thì do cái vấn đề là làm ở công ty thì do thu nhập nó cũng cao, nếu mà tăng ca luôn thì cũng khoảng 8 - 12 triệu, bởi vậy cuộc sống đối với mấy trẻ ở nhà cũng được đảm bảo, ăn học cũng là rất thuận lợi. HV: như ấp mình hiện nay thì hộ nghèo và cận nghèo như thế nào?

Hiện bây giờ thì có 29 hộ nghèo và 31 hộ cận nghèo. Có khoảng 9 hộ là già, không có lao động bỏi vậy nó ảnh hướng tới vấn đề nghèo còn số hộ còn lại trong độ tuổi thì trong tuổi lao động nhưng mà do con đông còn nhỏ, dưới tuổi lao động), đây cũng là vấn đề khó xử cho địa phương.

HV: như vậy, những hộ nghèo này, vấn đề học hành của con họ như thế nào?

Có (một) số là đi học, có số là qua tuổi đi học, cũng có số là nghỉ học để đi phụ tiếp gia đình. Hiện ấp có 2 hộ là có con là bỏ học để đi phụ tiếp gia đình, nằm trong hoàn cảnh là nghèo và cận nghèo.

HV: những em này phụ giúp gia đình là tại nhà hay đâu?

Đi lên tới ở trên Bình Dương trển đó, lớp 6 có, lớp 7 có

HV: những hộ nghèo, cận nghèo này họ có đi làm ăn xa ở đâu hông anh?

Sáu mươi hộ đó là có khoảng 40 hộ đã đi làm, chỉ có con ở nhà học thôi, chứ còn nhiêu là đi làm hết, có gia đình là đi hết trơn luôn, hổng có một người nào ở nhà hết. Số mà đi hết gia đình luôn là cở khoảng hơn 10 hộ.

HV: đối với tình hình học sinh bỏ học và có nguy cơ bỏ học ở địa phương mình thì anh nhận định như thế nào?

Gia đình có hoàn cảnh khó khăn, bởi vậy ảnh hưởng tới vấn đề kinh tế, bởi vậy con nó cũng đi làm phụ luôn, tại vì nó không có người trông nom, gia đình thấy cũng không an tâm để mà để nó ở nhà, nhiều khi để ở nhà rồi nó hư. Do mặc cảm, gia đình không quan tâm nhiều, làm ảnh hưởng tới học nó dở cái bắt đầu nó ở lại lớp cái nó mặc cảm rồi bắt đầu nó xin nghỉ luôn.

HV: có trường hợp nào các em nghỉ học do vấn đề sức khỏe không anh?

Trên địa bàn này thì hông có trường hợp đó xảy ra

HV: trong những gia đình nghèo, cận nghèo đi làm ăn xa này thì đầy đủ cha mẹ không hay là có trường hợp li hôn, li thân không anh?

Nói chung là hiện bây giờ là chưa có trường hợp li hôn để mà (đến mức) con bỏ học. Những hộ đi làm thì nhiều khi thấy là có chết chồng, 2-3 hộ gì chết chồng rồi cái mẹ con đi làm một lượt luôn vậy đó.

HV: anh thấy vấn đề học tập của các em có cha mẹ đi làm ăn xa như thế nào?

Nói chung là nó học thì nó cũng có học nhưng mà hình như nó hông giỏi bằng những em ở cùng cha mẹ, tại vì cha mẹ người ta (sẽ) quản lý trực tiếp hơn. Bởi vậy là, nói về sức học nếu mà nó là tất cả các đứa có cha mẹ đi làm ăn ở xa là hình như nó chỉ là học loại khá với trung bình thôi chớ không được giỏi, còn những mà có cha mẹ quản lý trực tiếp đồ này kia là học sinh khá giỏi trở lên.

HV: vấn đề học sinh bỏ học được phát hiện như thế nào vậy anh?

Mình cũng có thấy, rồi nhà trường đã thông báo về cho địa phương, cũng như là em có nghỉ học đi, rồi mình cũng đi vận động nhưng mà do cái hoàn cảnh gia đình của người ta là khó khăn, đơn chiếc, hông người trong coi, bởi vậy họ buột lòng phải đem đi luôn, thành ra nó xảy ra vấn đề con nó bỏ học là do cái vấn đề đó, chứ ngoài ra nữa thì nó không có vấn đề khác.

HV: giai đoạn nào là các em nghỉ học nhiều nhất?

Giai đoạn là từ lớp 6 đến lớp 9, đặc biệt là mấy đứa lớp 7-8 là bỏ học nhiều

HV: có lý do gì đặc biệt không mà tại sao rơi vào các em này nhiều?

Tại vì lúc đó lứa tuổi nó lớn đó, mà hiện bây giờ, đối với những công ty ở trên Bình Dương đó, khoảng 15 tuổi là nó có thể là đưa vô để làm việc rồi, tại vì trong tuổi lao động. Bởi vậy là từ lý do đó là nó cũng có suy nghĩ là nó học tới đó đặng mà đi làm gia đình được rồi, nó đã biết chữ rồi.

HV: những em sống xa cha mẹ này, mấy em có làm công việc gì không?

Nó ở lại với ông bà nội ngoại, chỉ là ở laị đi học vậy thôi chứ hông có làm ăn, buôn bán gì hết, còn nó nghỉ thì cũng đi lên với ba với mẹ nó, đi làm xa hết.

HV: có trường hợp nào các em tự sống với nhau không anh?

Cha mẹ đi hết thì nó cũng ở nhà với ông bà, chứ còn nếu mà ở nhà một mình thì cha mẹ nó cũng lôi nó theo luôn rồi. Hiện bây giờ cũng có một số em cũng chuyển đi, có số thì đi học tiếp có số thì cũng nghỉ để đi làm, nhưng mà theo tui điều tra thì làm ở những công ty nhưng mà nó không có hợp đồng lao động, làm là chỉ nhận tháng lương vậy thôi chứ không có hợp đồng lao động, cũng không có chế độ gì hết, tại vì tui có hỏi một số hộ.

HV: có trường hợp nào mà các em bị vấn đề gì về sức khỏe khi đi làm không?

Theo mình nắm thì chưa có thấy trường hợp bị TNLĐ, nhưng mà có trường hợp là nhỏ tuổi quá, làm rồi bị bóc lột sức lao động. Kiểu như đối với công ty thì người ta làm ngày một tăng lương còn nó thì vô làm thì chỉ là giữ 1 mức lương cố định vậy thôi chứ không lên lương. Bởi vậy là từ lí do đó rồi nó đi làm riếc rồi nó chán rồi cũng có đứa nghỉ luôn.

HV: những hỗ trợ đối với học sinh nói chung và học sinh sống xa cha mẹ của địa phương mình hiện nay như thế nào vậy anh?

Các em mà hộ nghèo, hộ cận nghèo và các em có hoàn cảnh khó khăn đều được địa phương hỗ trợ tập vỡ rồi sách, cặp. Còn những em mà hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo mà học giỏi là được thưởng học bổng cũng như là vấn đề hỗ trợ cho các em để mà giúp đỡ đễ mà nó học ngày càng phát triển hơn, tăng thêm nguồn lực để cho các em có động lực để nó học tốt hơn.

HV: anh có thể nói rõ hơn về học bổng này?

Học bổng thì 1 lần trong năm, cũng thay đổi, giả dụ như năm nào mà được nhiều thì mình tăng suất học bổng lên, còn nếu mà năm đó mình hơi khó khăn, vận động hơi ít thì mình đưa cái học bổng nó xuống, chủ yếu là khích lệ tinh thần mấy đứa em để cho nó đi học vậy thôi chứ không có năm nào giống năm nào.

HV: nếu mà em muốn biết về số lượng học sinh có cha mẹ đi làm ăn xa thì anh nghĩ số lượng khoảng bao nhiêu?

Đối với vấn đề mà trẻ có cha mẹ đi làm ăn xa thì mức độ khoảng chừng cỡ 30% số hộ đi làm ăn xa, khoảng 60 hộ, nhưng mà không biết bao nhiêu em. Bây giờ nói chung là Bình Dương là số một, đa số là dân đi làm chọn toàn là Bình

Dương không hà, tại vì công ty ở trển nó nhiều, rồi nó mới cạnh tranh nhau, cái tiền lương nó cao, bởi vậy nó thu hút được nguồn lao động.

HV: Anh nghĩ, để nghiên cứu tốt hơn về vấn đề của các em học sinh sống xa cha mẹ này thì em cần tìm hiểu thêm những thông tin nào nữa không?

Trước mắt là vậy đi, nếu mà có vấn đề gì khó khăn mà ngắn thì điện qua điện thoại, còn nếu mà dài thì gặp trực tiếp để trao đổi cho cụ thể hơn.

HV: dạ, xin cảm ơn anh đã giành thời gian cho cuộc nói chuyện, sau này có ai đó hỏi thì anh xác nhận là hôm nay em có gặp anh để phỏng vấn anh nhé

Rồi đồng ý, có gì thì hỗ trợ thêm.

HV: dạ em xin cảm ơn và chúc anh sức khỏe cũng như là công tác tốt


3.3. BIÊN BẢN GỠ BĂNG PHỎNG VẤN SÂU SỐ 3 Người phỏng vấn: Trần Chí Nhân

Đối tượng được phỏng vấn: Cán bộ ấp 3, xã Bình Tấn

Ngày phỏng vấn: 07/9/2018

Tên file ghi âm: NTD-CB–03-07092018

Người gỡ băng: Trần Chí Nhân

Số lượng từ: 1653 từ


Học viên (HV): Như anh T bên ủy ban xã có nói với chị, hôm nay em xin phép gặp chị để tìm hiểu về những thông tin liên quan đến vấn đề học sinh sống xa cha mẹ ở trên địa bàn của ấp mình. Trước tiên em xin nói sơ qua về nội dung cuộc nói chuyện sẽ có ba phần là tìm hiểu về thông tin cá nhân chị bao gồm tên họ, việc làm…. Kế đến và tình hình đời sống của người dân ở nơi đây, nhất là những hộ đi làm ăn xa và cuối cùng là sự hiểu biết của chị về vấn đề học sinh sống xa cha mẹ tại ấp mình. Em cũng xin cảm ơn chị đã giành thời gian cho cuộc nói chuyện, bây giờ chị sẳn sàng để mình bắt đầu chưa ạ?

Chị tên đầy đủ là Nguyễn Thị D.., năm sinh 1979, công tác ở ấp 3 từ 2015 đến nay, chị làm chức vụ hiện tại này thì được 3 năm rồi. Về đặc điểm dân cư của ấp thì đa số là dân từ các nơi khác chuyển về theo diện vào cụm tuyến dân

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023