Thời Gian Sử Dụng Internet Của Q Trước Và Sau Can Thiệp

Bên cạnh những thay đổi về mức độ nghiện internet, kết quả khảo sát cho thấy thời gian sử dụng internet của Q cũng thay đổi theo chiều hướng tích cực từ chổ trước thời điểm trắc nghiệm T0 là 3h đến 5h, thì sau can thiệp T6 chỉ còn dưới 1h (Biểu đồ 4.2).

Biểu đồ 4 2 Thời gian sử dụng internet của Q trước và sau can thiệp Về các 1

Biểu đồ 4.2: Thời gian sử dụng internet của Q trước và sau can thiệp

Về các hậu quả của nghiện internet đối với sức khỏe, tâm lý, học tập và hành vi của Q cũng có những thay đổi hết sức tích cực, từ chỗ những hậu quả ở mức thường xuyên xuất hiện trước thời điểm can thiệp, thì sau khi can thiệp những hậu quả đó hiếm khi xuất hiện đối với thân chủ (Biểu đồ 4.3).

Biểu đồ 4 3 Những ảnh hưởng của nghiện internet của Q trước và sau CT Kết 2

Biểu đồ 4.3: Những ảnh hưởng của nghiện internet của Q trước và sau CT

Kết quả cho thấy, trước khi can thiệp những ảnh hưởng của nghiện internet gây ra những khó khăn về sức khỏe (ĐTB = 4,45), tâm lý (ĐTB = 4,25), vấn đề học tập và sinh hoạt (ĐTB = 3,13) và hậu quả đối với hành vi (ĐTB = 2,67) của Q đều ở mức cao. Tuy vậy sau khi được trợ giúp từ NVXH, những ảnh hưởng đó không thật sự nghiêm trọng đối với Q, em có thể tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, tạo lập các mối quan hệ xã hội bình thường.

4.1.4. Bài học kinh nghiệm

Các kỹ năng sử dụng trong can thiệp: Trong hoạt động thu thập thông tin và thực hiện tiến trình can thiệp giúp thân chủ giảm thiểu hành vi sử dụng internet, luận án sử dụng một số kỹ năng như sau: (1) Kỹ năng quan sát: Đây là kỹ năng đòi hỏi NVCTXH quan sát một cách tỉ mỹ, chu đáo về các biểu hiện bên ngoài như lời nói, các biểu hiện phi ngôn ngữ, cách ăn mặc, … để xem xét việc cung cấp thông tin có xác thực hay không?; mức độ sẵn sàng hợp tác của thân chủ như thế nào?. Đồng thời kỹ năng này giúp điều tra viên quan sát về sinh hoạt trong gia đình, sự tương tác, mối liên hệ giữa thân chủ với gia đình được thể hiện chặt chẽ hay lỏng lẻo. (2) Kỹ năng vấn đàm và lắng nghe: Đây là kỹ năng đòi hỏi điều tra viên phải biết cách đặt câu hỏi làm sao cho phù hợp với nhận thức, sự hiểu biết, đặc điểm văn hóa của người dân tộc thiểu số. Bên cạnh đó, kỹ năng lắng nghe đòi hỏi phải tập trung cao độ, biết lắng nghe một cách tích cực để thu thập những thông tin về lịch sử gia đình, các nguyên nhân, hậu quả của việc thân chủ bị nghiện internet. (3) Kỹ năng thấu cảm và hỗ trợ xử lý khủng hoảng: Việc thấu cảm là cách để NVCTXH thiết lập được mối quan hệ bền vững với thân chủ trong việc cung cấp thông tin, sự hợp tác trong quá trình cai nghiện internet. Trong những tình huống cấp thiết chẳng hạn thân chủ bị sốc, lo lắng NVCTXH vận dụng kỹ năng xử lý khủng hoảng để trấn án, nâng đỡ và động viên thân chủ vượt qua mọi khó khăn nhằm hạn chế việc sử dụng internet không hiệu quả.

Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình can thiệp: (1) Về thuận lợi, trong quá trình can thiệp NVCTXH nhận được sự hợp tác từ phía thân chủ, gia đình thân chủ, đặc biệt sự hỗ trợ rất nhiệt tình từ phía anh trai của thân chủ là người có trình độ nhận thức, sự hiểu biết.(2) Về khó khăn gặp phải: Đây là lần đầu tiên NVCTXH thực hiện can thiệp với đối tượng nghiện internet, do vậy rất khó khăn trong việc vận dụng các liệu pháp, kỹ thuật và các kỹ năng để hỗ trợ thân chủ. Thân chủ là người dân tộc thiểu số nên việc truyền đạt kiến thức, kỹ năng gặp nhiều khó khăn phải cần rất nhiều thời gian để thực hiện các phiên can thiệp.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet

4.2.1. Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội học đường

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, xã hội của đất nước, vai trò và nhiệm vụ của nghề CTXH trở nên quan trọng trong việc trợ giúp các nhóm đối tượng

yếu thế giải quyết các vấn đề khó khăn để vươn lên hòa nhập với cộng đồng và phát triển, bên cạnh đó CTXH cũng góp phần giải quyết các vấn đề xã hội, thúc đẩy sự phát triển bền vững của đất nước. So với nhiều quốc gia trên thế giới, CTXH nói chung và CTXH trong lĩnh vực học đường ở Việt Nam còn khá mới cả về chương trình đào tạo, các mô hình dịch vụ, đội ngũ nhân viên và tính pháp lý của nghề, điều đó gây ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả một số hoạt động được triển khai bởi nhân viên XH. Từ thực tiễn hoạt động CTXH đối với HS THCS nghiện internet tại tỉnh Bình Định, luận án cho rằng cần hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội học đường với một số nội dung biện pháp như sau:

Thứ nhất: Mặc dù hiện nay CTXH đã được công nhận là một nghề dựa trên Quyết định số 32/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (Đề án 32)[45], song khuôn khổ pháp lý phát triển nghề công tác xã hội chưa được quy định rõ ràng, hoàn chỉnh. Đặc biệt hiện nay chúng ta chưa có Luật về nghề CTXH, do vậy cũng chưa có những quy định thật sự rõ ràng về vai trò, nhiệm vụ của công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội; hay các điều kiện cụ thể để cấp chứng chỉ hành nghề; cấp, thu hồi, điều chỉnh giấy phép hoạt động của các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và điều kiện thành lập, hoạt động và điều kiện giải thể các cơ sở cung cấp DV CTXH; quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ CTXH, …nhìn chung nhiều văn bản pháp luật quy định về công tác xã hội có giá trị pháp lý tương đối thấp, chủ yếu là nghị định và thông tư hướng dẫn của các Bộ, ngành liên quan. Chính vì vậy, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cần phối hợp với các cấp có thẩm quyền tiến hành nghiên cứu, hoàn thiện nhằm ban hành Luật nghề CTXH để nâng cao tính pháp lý của nghề CTXH. Trong luật nghề CTXH, ở lĩnh vực trường học cần quy định cụ thể về điều kiện cơ sở vật chất, nguồn nhân lực, vị trí làm việc của nhân viên XH; các quy định về sự phối hợp giữa cơ quan có chức năng có thẩm quyền với NVXH trường học trong các hoạt động trợ giúp HS có hoàn cảnh khó khăn nói chung và HS nghiện internet nói riêng.

Thứ hai: Hiện nay chúng ta đã có một số văn bản pháp lý quy định chẳng hạn Nghị định 27/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 72/2013/NĐ- CP ngày 15/7/2013 của Chính phủ về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet [50]; Thông tư liên tịch số 34/2009/TTLT-BGDĐT- BCA ngày 20/11/2009

hướng dẫn phối hợp thực hiện công tác bảo đảm an ninh, trật tự tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân [8]; Thông tư liên tịch Số: 60/2006/ TTLT- BVHTT- BBCVT - BCA Về quản lý trò chơi trực tuyến của Bộ Văn hoá - Thông tin Bộ Bưu chính, viễn thông Bộ Công an, … về quản lý và sử dụng mạng internet [2]. Tuy nhiên, vì những lý do khác nhau mà việc quản lý các cơ sở kinh doanh mạng internet vẫn còn lỏng lẻo, tình trạng các loại Game online mang tính chất bạo lực, không phù hợp lứa tuổi vẫn không được kiểm soát; việc kinh doanh chưa tuân thủ về quy định giờ giấc khiến nhiều HS sử dụng mạng vượt quá thời gian cho phép dẫn đến nguy cơ bị nghiện. Vì vậy, về mặt pháp lý cần phát huy chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các trường hợp kinh doanh mạng internet không đúng quy định và xây dựng quy trình phối hợp các lực lượng trong xã hội để phát hiện, tố giác kịp thời các cá nhân không tuân thủ quy định hiện hành. Bên cạnh đó, các bộ ngành cũng cần phối hợp phát triển công tác truyền thông tại cộng đồng về tác hại của nghiện internet và các trò chơi games online có nội dung không lành mạnh đối với HS.

Thứ ba: Thời gian gần đây Bộ GD & ĐT đã có Quyết định 327/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch phát triển nghề công tác xã hội trong ngành Giáo dục giai đoạn 2017-2020 nhằm từng bước hình thành và phát triển hệ thống dịch vụ CTXH chuyên nghiệp trong tất cả các Nhà trường trên toàn quốc nhằm góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT; cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng cho các ngành sử dụng nhân viên CTXH chuyên nghiệp. Vì vậy trên cơ sở văn bản quy định, Bộ GD & ĐT cần có quy định thống nhất về công tác sử dụng NVXH tại các trường học trong cả nước, chặng hạn số lượng mỗi trường bao nhiêu NVXH? Vị trí, chức năng như thế nào? và chế độ trợ cấp đối với nghề?. Bên cạnh đó Bộ GD & ĐT nên phối với với các cơ quan chức năng như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ tài chính, Bộ Y tế, … để xây dựng các loại hình dịch vụ chuyên biệt cho từng nhóm đối tượng HS tại trường học, chẳng hạn, trong lĩnh vực HS nghiện cần sự dịch vụ điều trị về thuốc men, trị liệu vật lý hay các dịch vụ cai nghiện như thế nào? lấy từ đâu?

4.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội

Nhân viên CTXH không chỉ trực tiếp can thiệp, phòng ngừa đối với HS nghiện internet, mà họ còn là cầu nối quan trọng liên kết với gia đình, nhà trường và cộng đồng xã hội trong trợ giúp HS. Xuất phát từ thực tiễn về chất lượng chuyên môn của đội ngũ làm công tác xã hội ở các trường cần có những biện pháp sau:

Thứ nhất: Về mặt kiến thức, kỹ năng, nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội đang kiêm nhiệm tại trường học cần được tăng cường đào tạo, tập huấn nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng về CTXH nói chung và lĩnh vực nghiện internet nói riêng. Để thực hiện điều này, các trường cần cử cán bộ trường học tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn, tham gia các hội thảo, chương trình tập huấn hoặc nhà trường trực tiếp tổ chức các chương trình và mời các chuyên gia CTXH về tập huấn cho cán bộ nhân viên tại trường của mình. Việc đào tạo, tập huấn là một quá trình, dựa trên kế hoạch cụ thể, do đó trước mắt để có kiến thức, kỹ năng làm việc với HS nghiện internet cán bộ trường học cần nâng cao tính tự học, tự nghiên cứu thông qua các văn bản, giáo trình, tài liệu chuyên khảo để tích lũy cho mình những nền tảng tri thức cần thiết trước khi được đào tạo chuyên sâu hơn.

Thứ hai: Về thái độ nghề nghiệp, bên cạnh việc nâng cao chuyên môn nghề nghiệp, cán bộ trường học không ngừng rèn luyện cho mình thái độ, động cơ nghề nghiệp đúng đắn để trợ giúp HS nghiện internet, gia đình của HS có hiệu quả. Trong quá trình làm việc với HS nghiện internet, cán bộ trường học cần có thái độ tôn trọng HS, không phân biệt đặc điểm cá nhân; hoàn cảnh gia đình, xuất xứ cá nhân, … miễn là các em có vấn đề về nghiện internet và cần sự giúp đỡ từ phía nhân viên XH. Bên cạnh đó, trong hoạt động can thiệp, hỗ trợ nhân viên XH cần chú trọng đảm bảo sự công bằng trong cung ứng dịch vụ xã hội cho tất cả các học sinh. Ngoài ra, trong hoạt động nghề nghiệp của mình, cho dù là ở vị trí kiêm nhiệm, hoặc bắt buộc, nhân viên XH cũng luôn phát huy tính nghiêm túc trong công việc, không nên làm việc đối phó, làm cho có hoặc tránh tư tưởng lạm quyền, cắt bớt các dịch vụ xã hội dành cho HS.

Thứ ba: Về thực hiện các nhiệm vụ, ngoài việc trị liệu trực tiếp cho HS có hành vi nghiện internet, nhân viên CTXH còn tăng cường hoạt động tuyên truyền về tác hại của nghiện internet đối với tất cả các HS trong toàn trường để các em biết cách phòng tránh không rơi vào tình trạng nghiện internet, game online. Ngoài đối tượng HS, nhân viên XH trường học cần tuyên truyền để các cán bộ, giáo viên trong nhà trường hiểu biết về tầm quan trọng của nghề CTXH trong trường học; vai trò cụ thể của nhân viên CTXH trong hệ thống hoạt động của nhà trường. Đối với phụ huynh có con em bị nghiện internet, nhân viên XH cần cung cấp thông tin, kiến thức về nghiện internet; tham vấn hỗ trợ về tâm lý, các kỹ năng cần thiết để cải thiện mối quan hệ giữa phụ huynh và học sinh. Qua đó để phụ huynh nhận thấy được trách nhiệm của mình trong

việc phối hợp với nhân viên XH, nhà trường để hỗ trợ con em của họ cai nghiện có hiệu quả. Bên cạnh đó nhân viên XH tại trường học cũng thực hiện việc truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò của CTXH và tầm quan trọng của việc phòng ngừa tình trạng nghiện internet ở giới trẻ nói chung và HS nói riêng.

4.2.3. Nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới cơ chế, chính sách trong nhà trường

Ngày nay trong môi trường học đường đang có những biến đổi hết sức phức tạp, tình trạng bạo lực học đường; xâm hại tình dục; sống thử; nạo phá thai hay tình trạng nghiện internet, game online trong HS đang có chiều hướng ngày một tăng cao. Chính vì vậy, bên cạnh nhiệm vụ giảng dạy, nghiên cứu khoa học, các trường THCS cần tăng cường các hoạt động tham vấn, truyền thông, hòa giải, kết nối nguồn lực gúp HS tháo gỡ những khó khăn để được học tập tốt hơn. Để làm tốt công tác này, nhà trường cần có đội ngũ nhân viên CTXH hay các cán bộ chuyên trách để thực hiện có hiệu quả các hoạt động này. Từ thực tiễn nghiên cứu, luận án đưa ra một số giải pháp với nhà nhà như sau:

Thứ nhất: Để giảm thiểu tình trạng HS nghiện internet, trước mắt các trường THCS tại Bình Định cần chú trọng đến công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tác hại của nghiện internet đến toàn thể HS, cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường. Việc giáo dục cần được cụ thể hóa thông qua các cuộc thi văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao; kết hợp với các diễn đàn, hội thảo có chủ đề liên quan đến nghiện internet và tác hại của trò chơi trực tuyến không lành mạnh nhằm thu hút sự tham gia của HS trong toàn trường. Các tổ chức đoàn thanh niên ở các trường nên thường xuyên tổ chức các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, các hoạt động ngoại khóa theo hình thức tổ, đội, nhóm nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa HS trong trường và đặc biệt cho HS thấy được giá trị của bản thân mà không phải phụ thuộc vào các trò chơi có trong mạng. Với HS Trung học cơ sở, bên cạnh phương thức giáo dục mang tính khuyến khích, cần có những biện pháp giáo dục mang tính bắt buộc HS phải thực hiện, chẳng hạn khi phát hiện HS chơi game trong trường sẽ hạ hành kiểm cá nhân; trừ điểm thi đua lớp; báo tin về gia đình; phân công lao động.v.v.

Thứ hai: Lãnh đạo các trường cần truyền thông để HS, giáo viên, nhân viên trong nhà trường hiểu được vị trí, vai trò của nhân viên CTXH trong hoạt động trợ giúp HS có hoàn cảnh nói chung và nghiện internet nói riêng. Chỉ khi nhận thấy được tầm quan trọng của NVXH thì HS mới chịu hợp tác, chia sẽ những khó khăn và có sự thay đổi

dưới sự tham vấn, tư vấn họ. Đối với các giáo viên làm công tác xã hội đang kiêm nhiệm tại các trường học, lãnh đạo các trường THCS cần tạo điều kiện để các nhân viên được tham gia các lớp đào tạo, tập huấn; tham gia các hội thảo, chuyên đề về CTXH để họ được nâng cao chuyên môn. Về lâu dài, các trường cần thực hiện các chính sách về tuyển dụng nhân viên CTXH và sử dụng một cách công minh, công bằng, đúng người, đúng việc, đúng vị trí, chức năng và cần có những chính sách ưu đãi phù hợp cho các nhân viên CTXH khi làm việc tại các trường.

Thứ ba: Các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định cần triển khai, xây dựng các mô hình tư vấn, tham vấn học đường. Các mô hình này được rất nhiều trường trong cả nước áp dụng để chia sẽ, tháo gỡ những khó khăn về tâm lý, tình bạn, tình yêu, vấn đề sức khỏe sinh sản hay những áp lực trong thi cử, học tập. Bên cạnh đó, các trường cần lắp đặt các hộp thư “Điều em muốn nói” để HS nghiện internet cũng như những HS khác chia sẽ những khó khăn với nhân viên CTXH, nhân viên tư vấn học đường.

4.2.4. Nâng cao nhận thức của học sinh về hiệu quả sử dụng internet và hậu quả của nghiện internet

Trước hết, nhân viên CTXH, cán bộ, giáo viên trong các trường cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nhằm cung cấp thông tin về nguyên nhân, hậu quả, cách phòng tránh nghiện internet; các chủ trương, quan điểm, chính sách, luật pháp của Đảng và Nhà nước ta về công tác quản lý và sử dụng internet trong học sinh. Biện pháp này có thể thực hiện dưới nhiều hình thức trực tiếp và gián tiếp khác nhau như qua phát thanh của Nhà trường, thực hiện lồng ghép trong các buổi chào cờ đầu tuần, tổ chức các chuyên đề, hội thi, các buổi tọa đàm, … Để việc giáo dục có hiệu quả, ngoài tổ chức các hoạt động chung cho toàn thể HS, các trườngnên có những buổi sinh hoạt riêng cho những HS đang bị nghiện internet. Việc này có thể mất nhiều thời gian song giúp nhân viên CTXH dễ truyền đạt các thông tin, thông điệp, hơn nữa HS có điều kiện trao đổi, tương tác với nhau.

Song song với giáo dục nâng cao nhận thức cho HS nghiện internet, nhân viên CTXH trường học tiến hành trợ giúp HS phát triển các kỹ năng phòng tránh nghiện internet. Chẳng hạn, kỹ năng nhận biết dấu hiệu nghiện internet; kỹ năng thiết lập các mục tiêu cá nhân; hướng dẫn hình thành kỹ năng cài đặt chế độ hẹn giờ trên điện thoại thông minh hoặc máy tính tự tắt khi trong khoảng thời gian cho phép; kỹ năng ứng

phó cảm xúc tiêu cực, kỹ năng giao tiếp. Bên cạnh đó, cần khuyến khích HS nghiện nhẹ, nghiện vừa và nghiện internet nặng tham gia một số hoạt động thể thao như tham gia CLB bóng bàn, bóng rổ, các loại nhạc cụ, các hoạt động thiện nguyện của trường,

… để hạn chế thời gian lên mạng của HS.

Cùng với việc hình thành các kỹ năng, nhân viên CTXH trường học cần phối hợp với Nhà trường, phụ huynh để dành những khoảng thời gian nhất định thực hiện các hoạt động tham vấn tâm lý cho HS nghiện internet để xóa bỏ các cảm xúc tiêu cực, nâng cao lòng tự trọng, trách nhiệm của bản thân học sinh với bản thân và gia đình. Để hoạt động tham vấn có hiệu quả, NVCTXH cần phối hợp một số liệu pháp nhận thức – hành vi; thực hành đối nghịch, trị liệu nhóm, gia đình. Bên cạnh đó, đối với những HS thuộc nghiện internet nặng cần phối hợp với gia đình để thực hiện trị liệu song hành các liệu pháp y dược.

4.2.5.Phát huy vai trò của phụ huynh học sinh trong giáo dục quản lý học sinh

Thứ nhất: Nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội tại trường học cần tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bậc phụ huynh về hậu quả khi con em họ bị nghiện internet. Bởi thực tế có nhiều phụ huynh không nắm được thông tin này, chính điều đó họ không những không biết con em mình bị nghiện và cũng không có biện pháp giáo dục nên HS cứ thế sử dụng internet một cách vô tội vạ. Bên cạnh đó, nhà trường cũng tích cực truyền thông để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của nhân viên CTXH trong trợ giúp hoạt động trị liệu, giảm thiểu hành vi nghiện internet cho HS nghiện internet. Từ đó giúp phụ huynh hình thành thái độ tích cực để hợp tác với nhân viên XH, giáo viên trong nhà trường trong việc trợ giúp con em họ thoát khỏi tình trạng nghiện internet. Việc tuyên truyền với phụ huynh HS nghiện internet cần thực hiện một cách thường xuyên thông qua các buổi họp phụ huynh, liên lạc qua điện thoại, cung cấp tài liệu tham khảo và cũng được thực hiện thông qua các buổi vãng gia khi cần thiết.

Thứ hai: Dành nhiều thời gian quan tâm đến học sinh và hướng học sinh tham gia các hoạt động giải trí khác

Rất nhiều phụ huynh vì công việc làm ăn không có thời gian dành cho học sinh và thậm chí cũng có những gia đình có thời gian nhưng không quan tâm, bỏ mặc để học sinh tự quyết định việc học hành cũng như lựa chọn các nhu cầu giải trí theo sở thích của các em. Điều này thực sự không tốt đối với lứa tuổi vị thành niên, lứa tuổi thích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022