Một Số Lý Thuyết Công Tác Xã Hội Ứng Dụng Trong Nghiên Cứu

kiện của địa phương. Công tác giảm nghèo và chăm lo đời sống cho các đối tượng chính sách, xã hội được quan tâm thường xuyên. Công tác khám chữa bệnh, phòng chống dịch bệnh và các chương trình mục tiêu y tế quốc gia được duy trì thường xuyên. Công tác xã hội hóa trên lĩnh vực giáo dục, y tế được thực hiện có hiệu quả đáp ứng nhu cầu học tập và khám chữa bệnh của nhân dân. Cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị y tế và các thiết chế văn hóa thể thao tiếp tục được đầu tư xây dựng phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi giải trí ngày càng tăng của nhân dân. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững. [5]

Vì là một thị xã có nền công nghiệp phát triển nên số lượng dân nhập cư từ các tỉnh, thành khác trong cả nước đến đây sinh sống và làm việc rất lớn. Cho nên các khu nhà trọ cũng mọc lên nhanh chóng. Cho nên tình hình bạo lực gia đình cũng diễn ra hết sức phức tạp. Vì lẽ đó tôi chọn đề tài “Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương”. Với hy vọng qua nghiên cứu sẽ đem những ánh sáng của lý thuyết công tác xã hội và kỹ năng thực hành của nó vào những công việc cụ thể của địa phương và cũng từ những kinh nghiệm thực tế nghiên cứu đề tài sẽ đóng góp những kinh nghiệm của thị xã Thuận An vào trong lý thuyết và kỹ năng công tác xã hội của cả nước. [5]

2. Mục tiêu nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về công tác xã hội, nạn nhân bị bạo lực gia đình, đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình, trên cơ sở đó đưa ra một số biện pháp nhằm thực hiện tốt hơn công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Thực trạng bạo lực gia đình và vai trò của công tác xã hội với nạn nhân bị bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương

4. Giả thuyết nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Trong xã hội hiện đại bạo lực gia đình ngày càng gia tăng về mức độ, biểu hiện ở nhiều hình thức khác nhau và để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng, nếu làm tốt công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình như đánh giá thực trạng, nguyên nhân, hậu quả để có biện pháp can thiệp kịp thời trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương thì sẽ có ý nghĩa rất lớn cả về lý luận và thực tiễn đem lại quyền bình đẳng cho tất cả mọi người.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình trên địa bàn Thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương - 3

Từ các mục tiêu nghiên cứu tổng quát trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận văn bao gồm:

- Khái quát hóa một số lý luận về CTXH và các khái niệm công cụ có liên quan đến bạo lực gia đình.

- Đánh giá thực trạng bạo lực gia đình và sự trợ giúp của nhân viên công tác xã hội trong giúp đỡ nạn nhân bị bạo lực gia đình.

- Đề xuất một số biện pháp, kiến nghị nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

6. Câu hỏi nghiên cứu

- Bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương đang ở mức độ nào?

- Những nguyên nhân nào dẫn đến bạo lực gia đình?

- Bạo lực gia đình để lại hậu quả, tác hại như thế nào đối với gia đình và xã hội?

- Có những biện pháp, mô hình hỗ trợ nào của nhân viên công tác xã hội nhằm trợ giúp nạn nhân bị bạo lực gia đình?

7. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung sau: vai trò của công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình; nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình; các biện pháp hay mô hình can thiệp, trợ giúp của công tác xã hội đối với nạn nhân bị bạo lực gia đình.

- Về không gian nghiên cứu: Đề tài được triển khai nghiên cứu trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương. Cụ thể ở: - Xã An Sơn; - Phường Bình Nhâm; - Phường Hưng Định, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

- Về khách thể nghiên cứu: Khảo sát Cán bộ phường, xã và người dân về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình.

8. Phương pháp nghiên cứu

8.1. Phương pháp luận

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên cách tiếp cận duy vật biện chứng. Nghiên cứu vấn đề trong hệ thống, trong mối quan hệ tổng thể và được xem xét từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau.

8.2. Các phương pháp thu thập thông tin

- Phương pháp phân tích tài liệu: Tổng hợp, phân tích thông tin có sẵn từ các tài liệu nghiên cứu, bài viết, báo cáo liên quan tới đề tài.

- Phương pháp điều tra bảng hỏi: Tiến hành điều tra bằng bảng hỏi với 217 người; trong đó Cán bộ phường xã 57 người; người dân 160 người.

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Tiến hành phỏng vấn sâu 6 khách thể nghiên cứu trong đó gồm: 3 cán bộ phường, xã; 3 người dân.

- Phương pháp quan sát: Quan sát các hoạt động thực tiễn của NKT, cán bộ quản lý và nhân viên tại các cơ sở cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT.

8.3. Phương pháp xử lý thông tin

Mục đích chính của phương pháp này là xử lý thông tin thu được một cách chính xác, khoa học để đưa ra những kết luận cụ thể về đối tượng nghiên cứu. Các công thức trong thống kê toán học để xử lý các thông tin thu được như:


- Số trung bình cộng

X x1i

N



Trong đó: + X : Số trung bình cộng


+ x1i : Tổng điểm đạt được của khách thể khảo sát

+ N : Số khách thể khảo sát


Trong đó: +

rs là hệ số tương quan thứ hạng


+ d là hiệu số thứ bậc các cặp so sánh


+ n là số cặp so sánh


Các dữ liệu định lượng thu thập được từ điều tra được xử lý thống kê bằng phần mềm SPSS (Statistical Package for the Social Sciences), phiên bản 16.0 để đánh giá thực trạng bạo lực gia đình ở thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

9. Ý nghĩa nghiên cứu

9.1. Ý nghĩa lý luận

Những thông tin thu thập từ Luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực chuyên ngành.

9.2. Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng bạo lực gia đình, nguyên nhân, hậu quả của bạo lực gia đình. Những thông tin này là

cơ sở để các nhà quản lý, chính quyền địa phương, nhân viên công tác xã hội hoạch định hoàn thiện các biện pháp, cải tiến hệ thống tiếp cận luật và thể chế nhằm đem lại bình an, hạnh phúc, trật tự cho người dân trên địa bàn.

10. Cấu trúc của luận văn

Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia

đình.

Chương 2: Thực trạng bạo lực gia đình và công tác xã hội với bạo

lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Chương 3: Một số biện pháp nhằm giảm thiểu bạo lực gia đình trên địa bàn thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dương.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NẠN NHÂN BẠO LỰC GIA ĐÌNH


1.1. Một số lý thuyết công tác xã hội ứng dụng trong nghiên cứu

Các lý thuyết trong công tác xã hội thì rất nhiều mỗi lý thuyết sẽ phù hợp và có ý nghĩa nhất định với cách tiếp cận khác nhau ở những lĩnh vực nghiên cứu. Trong nghiên cứu công tác xã hội với nạn nhân bạo lực gia đình chúng tôi vận dụng các lý thuyết sau:

1.1.1. Lý thuyết về gia đình

Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và quan hệ giáo dục. Gia đình có lịch sử từ rất sớm và đã trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Thực tế, gia đình có những ảnh hưởng và những tác động mạnh mẽ đến xã hội.

Đối với xã hội học, gia đình thuộc về phạm trù cộng đồng xã hội. Vì vậy, có thể xem xét gia đình như một nhóm xã hội nhỏ, đồng thời như một thiết chế xã hội mà có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình xã hội hóa con người. Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một nhóm xã hội nhỏ mà các thành viên của nó gắn bó với nhau bởi quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ con nuôi, bởi tính cộng đồng về sinh hoạt, trách nhiệm đạo đức với nhau nhằm đáp ứng những nhu cầu riêng của mỗi thành viên cũng như để thực hiện tính tất yếu của xã hội về tái sản xuất con người.

1.1.2. Lý thuyết hệ thống sinh thái

Lý thuyết hệ thống được khởi xướng bởi nhà sinh học người Áo là Ludving Von Bertalanffy (1901-1972), ông đưa ra tư tưởng Lý thuyết hệ thống cơ thể năm 1930, chính thức viết lý thuyết hệ thống năm 1949, xuất bản lý thuyết hệ thống tổng thể năm 1968.

W.R Ashby (1917-1999) là nhà tâm lý học người Anh. Ông viết nhập môn điều khiển học năm 1956 với những ý tưởng từ lý thuyết hệ thống của Bertalanffy và Wiener. Ông được xem là cha đẻ của lý thuyết hệ thống và điều khiển học. [17]

Novert Wiener là nhà triết học toán người Nga, gốc do Thái, nhập cư ở Mỹ. Ông là tác giả của “Điều khiển học hay sự điều khiển và giao tiếp trên loài và máy móc” (1948).

Claude Elwood Shannon là nhà toán học người Mỹ, ông sáng lập lý thuyết thông tin hiện đại. Với triết lý “thông tin không phải vật chất hoặc ý thức, thông tin là thông tin”. Ông có ước vọng trình bày lý thuyết hệ thống dưới dạng phi toán học. [17]

T. Parson là nhà xã hội học người Mỹ. Tác phẩm tiêu biểu là Ấn phẩm “hệ thống xã hội”. Ông nhìn hệ thống xã hội ở 4 khía cạnh: thích ứng, đạt mục tiêu, hội nhập và duy trì hệ thống.

Thuyết hệ thống được sử dụng trong công tác xã hội như một công cụ trợ giúp nhân viên xã hội khi học phải sắp xếp, tổ chức những lượng thông tin lớn thu thập được để xác định mức độ nghiêm trọng của vấn đề và tìm cách can thiệp. Ví dụ như khi nhân viên xã hội với cá nhân/nhóm/cộng đồng với rất nhiều những tác động phức tạp giữa đối tượng và những sự kiện xảy ra. Việc tổ chức thông tin thành hệ thống sẽ giúp nhân viên xã hội nhìn nhận vấn đề sáng tỏ hơn. Mỗi thành viên trong hệ thống gia đình đều có sự tương tác lẫn nhau và mỗi hệ thống gia đình lại tương tác với môi trường xã hội mà nó đang sống. [17]

Thuyết hệ thống sinh thái là một lý thuyết rất quan trọng trong nền tảng triết lý của ngành Công tác xã hội nó nói lên sự liên hệ giữa các hệ thống (các tổ chức nhóm) và vai trò của cá nhân trong môi trường sống. Lý thuyết này dựa trên giả thiết rằng, mỗi cá nhân đều trực thuộc vào môi trường và hoàn cảnh sống. Cả cá nhân và môi trường đều được coi là một sự thống nhất, mà trong đó các yếu tố liên hệ và trực thuộc lẫn nhau rất chặt chẽ (Compton, 1989). [17]

Trong mỗi môi trường sinh thái, các hệ thống hoạt động vừa có tính chất riêng biệt và phức tạp, vừa có sự trao đổi liên kết chặt chẽ giữa chúng. Để hiểu biết về một yếu tố nào đó trong môi trường (ví dụ như một cá nhân), chúng ta phải nghiên cứu để hiểu cả hệ thống môi trường xung quanh của nó. Vì vậy, trong công tác xã hội bất cứ một việc can thiệp hoặc giúp đỡ một cá nhân của một tổ chức nào đó đều có liên quan và ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống đó.

Trong lý thuyết này, tất cả các vấn đề của con người phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối quan hệ với các yếu tố khác, chứ không chỉ nhìn nhận và tác động một cách đơn lẻ. Mọi người trong hoàn cảnh sống đều có những hành động và phản ứng ảnh hưởng lẫn nhau, và một hoạt động can thiệp hoặc giúp đỡ với một người sẽ có ảnh hưởng đến

những yếu tố xung quanh. Vì thế, trong các hoạt động công tác xã hội, chúng ta phải nhìn vấn đề cần thay đổi trên nhiều phương diện và ở nhiều mức độ khác nhau, trên lĩnh vực cá nhân, gia đình, cộng đồng, xã hội và thế giới. [17]

Môi trường bao gồm ba cấp độ:

Cấp độ vi mô là các quan hệ trực tiếp của từng cá nhân, hay nói cách khác, nó chính là cuộc sống của cá nhân mỗi con người. Ví dụ gia đình là nơi cá nhân sinh ra và lớn lên có ảnh hưởng trực tiếp; lớp học là nơi cá nhân tham gia hàng ngày để thu thập kiến thức kỹ năng; cơ quan là nơi cá nhân cống hiến sức lao động và sự sáng tạo để khẳng định mình. [17]

Cấp độ trung mô bao gồm hai loại: Cấp trung mô nội sinh và cấp trung mô ngoại sinh. Cấp trung mô nội sinh: ví dụ mối liên lạc giữa gia đình và nhà trường, gây nên sự ảnh hưởng trực tiếp tới học sinh. Cấp trung mô ngoại sinh: Ví dụ nơi làm việc của người cha, nhưng sự kiện xảy ra tại nơi làm việc của cha như bị sa thải, hoặc tăng lương có thể ảnh hưởng đến thái độ của anh ta với con mình khi anh ta trở về nhà từ đó ảnh hưởng đến đứa trẻ. [17]

Cấp độ vĩ mô: Là những yếu tố là bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó. Như chính sách, văn hóa, tôn giáo, kinh tế, chính trị đã tác động tới cuộc sống các thành viên. [17]

Tăng cường khả năng xây dựng và giải quyết các vấn đề cho thân chủ. Nhân viên công tác xã hội cần thể hiện vai trò: khả năng giúp đỡ; giảng giải giúp thân chủ học các kỹ năng giải quyết vấn đề, phân loại nhận thức, đưa ra những thông tin phù hợp thiết lập mô hình hành vi; tạo điều kiện thuận lợi cho thân chủ bằng việc duy trì sự tự do của thân chủ về hành động từ những áp lực không phù hợp, xác định những nhiệm vụ huy động sự trợ giúp của môi trường; làm trung gian hòa giải; biện hộ; tổ chức như

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/03/2023