Những thông tin thu thập từ luận văn sẽ góp phần làm phong phú thêm hệ thống lý luận về DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT cũng như là nguồn tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu sau này về lĩnh vực việc làm đối với NKT.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn cung cấp những thông tin cụ thể về thực trạng đời sống, nhu cầu việc làm của NKT, DVCTXH trong hỗ trợ việc làm với NKT và các yếu tố ảnh hưởng đến DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT tại quận Thủ Đức. Những thông tin này là cơ sở để các nhà quản lý, hoạch định hoàn thiện các giải pháp, cải tiến hệ thống cung cấp DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT cũng như giúp các cơ quan quản lý hoạch định những chính sách hiệu quả nhằm giải quyết vấn đề việc làm cho NKT tại quận Thủ Đức nói riêng và TPHCM cũng như các địa bàn khác trong cả nước nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài các phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo thì luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT. Chương 2: Thực trạng DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT tại Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Một số giải pháp phát triển DVCTXH trong hỗ trợ việc làm đối với NKT.
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỊCH VỤ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG HỖ TRỢ VIỆC LÀM ĐỐI VỚI NGƯỜI KHUYẾT TẬT
1.1. Tổng quan các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Cho đến nay đã có các nghiên cứu thực hiện dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau về vấn đề việc làm của NKT trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu luận văn này, tác giả lựa chọn và phân tích một số công trình nghiên cứu, tạp chí, bài viết tiêu biểu trong và ngoài nước liên quan đến vấn đề việc làm, các hoạt động hỗ trợ việc làm, trong đó có DVCTXH với việc làm cho NKT như sau:
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 1
- Dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ việc làm đối với người khuyết tật từ thực tiễn Quận Thủ Đức Thành phố Hồ Chí Minh - 2
- Một Số Đặc Điểm Tâm Lý Của Người Khuyết Tật
- Vai Trò Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Trong Hỗ Trợ Việc Làm Với Người Khuyết Tật
- Cơ Sở Pháp Lý Về Dịch Vụ Công Tác Xã Hội Hỗ Trợ Người Khuyết Tật Tiếp Cận Việc Làm
Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Trong cuốn tài liệu “Những dịch vụ xã hội” viết cho sinh viên chuyên ngành CTXH. Tác giả Tony Byrne và Colin F. Padfield (1990) đã trình bày quá trình hình thành và sự ra đời của các dịch vụ xã hội tại nước Anh, trong đó có dịch vụ xã hội cho NKT. Riêng về dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, tác giả đã phân loại các loại hình dịch vụ tương ứng với từng dạng tật, trong đó có các dịch vụ trợ giúp về giáo dục, sinh kế, nhà ở, hỗ trợ kỹ năng và tìm kiếm việc làm. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến những vấn đề mà NKT thường gặp phải khi tiếp cận dịch vụ, đó là sự tự kỷ của bản thân, sự lạc lõng giữa xã hội vì bị bỏ rơi, sự kỳ thị của gia đình và cộng đồng cũng như những rào cản khác mà NKT phải đối mặt [33].
Nghiên cứu “Rào cản việc làm trải nghiệm của những người khuyết tật” của nhóm tác giả Shier, Michael, Graham, John R. Jones, Marion E. (2005 - 2006) chỉ ra những trải nghiệm của NKT trong quá trình làm việc, đặc biệt là những yếu tố ảnh hưởng đến khả năng duy trì và sự an toàn trong công việc của họ. Nghiên cứu này nêu lên khó khăn lớn nhất của NKT chính là sự kỳ thị của chủ doanh nghiệp khi họ bị gán nhãn khuyết tật, bị đánh giá thấp khiến họ khó thành công khi làm việc, cũng như không được ủng hộ và trợ giúp để phát triển, thăng tiến công việc của họ. Vấn đề thu nhập cũng là một trong những khó khăn
mà họ phải đối mặt khi mà thu nhập của họ thấp hơn so với người bình thường dù cho năng lực làm việc là như nhau. Thêm nữa, việc duy trì công việc và không bị đào thải là thách thức với NKT, vì họ thường bị từ chối bởi chủ lao động cũng như không được đánh giá cao để tiếp tục công việc dài lâu. Giới hạn của nghiên cứu là chỉ tìm hiểu những khó khăn từ cảm nhận của NKT mà không tìm hiểu quan điểm từ phía nhà tuyển dụng hoặc quản lý doanh nghiệp [32].
Tác giả Myriad Consultants (2005) thực hiện “Nghiên cứu trường hợp với những người làm công là những NKT”. Mục đích của nghiên cứu nhắm đến những thách thức và lợi ích mà NKT mang lại khi làm việc. Nghiên cứu này cho thấy có những thế mạnh trong đóng góp cho tổ chức như những luồng tư tưởng, hướng giải quyết vấn đề mới, sự lan truyền nhận thức về giá trị của NKT cũng như sự khích lệ cho những NKT đang làm việc. Bên cạnh đó, NKT đưa ra những khó khăn, trở ngại họ gặp phải như sự thích ứng với thiết kế văn phòng, các thiết bị kỹ thuật, tương quan với đồng nghiệp, phải qua đào tạo, huấn luyện lại để theo kịp công việc. Khảo sát cũng cho thấy các nhà quản lý đã đánh giá cao năng lực, sự cố gắng trong công việc của NKT. Ngoài ra, nhà quản lý còn đề nghị NKT có những đóng góp trong việc xây dựng giá trị văn hóa của doanh nghiệp nhiều hơn nhằm cải thiện mối quan hệ đồng nghiệp giữa NKT và người không khuyết tật. Trong nghiên cứu này, sự ủng hộ từ nhà quản lý chỉ mang tính cá nhân hơn là sự định hướng rõ ràng trong khi NKT cần đến sự hỗ trợ cụ thể bằng các chính sách của tổ chức [31].
Nghiên cứu “Khuyết tật và công việc - Những rào cản trong việc tuyển dụng” của tác giả Kjell Stian Sellevoll (2016) hướng tới việc tìm hiểu những trải nghiệm, những khó khăn mà NKT gặp phải khi tiếp cận việc làm. Kết quả nghiên cứu đưa ra một số rào cản mà NKT thường gặp là: NKT không được nhà tuyển dụng thông cảm, không được ưu tiên trong tuyển dụng, cũng như không được hưởng quyền lợi nhiều hơn so với người bình thường khi trúng tuyển. Hơn nữa, việc nhà tuyển dụng biết trước thông tin của NKT trong hồ sơ cũng ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa của họ, vì nhà tuyển dụng không muốn nhân sự của
mình bị khuyết tật, năng suất làm việc không cao. Điều này được xem như là rào cản lớn khiến nhà tuyển dụng từ chối chọn NKT vào làm việc ở công ty [30].
Nghiên cứu “Quan điểm của những nhà tuyển dụng và việc tuyển dụng đối với những NKT” bởi tác giả Barbara Ann Rosemond (2018) đã chỉ ra điểm tích cực trong cung cấp dịch vụ việc làm (DVVL) cho NKT của nhà tuyển dụng như sau: Thứ nhất, nhà tuyển dụng không có sự miễn cưỡng, ngần ngại trong việc tuyển dụng những nhân viên có tình trạng khiếm khuyết. Họ sẵn sàng điều chỉnh môi trường để NKT được hỗ trợ tốt nhất khi làm việc. Thứ hai, nhà tuyển dụng thực sự cần những hỗ trợ về mặt kỹ thuật, chuyên môn từ nhà tư vấn việc làm cho những nhân viên là NKT. Thứ ba, những thái độ tích cực khi làm việc, những giá trị mà NKT đem lại cho việc kinh doanh sẽ là động lực để nhà tuyển dụng quyết định tuyển dụng những NKT khác vào làm việc. Như vậy, tác giả đã chỉ ra những điểm tích cực từ quan điểm của nhà tuyển dụng đối với những sinh viên khuyết tật tốt nghiệp đại học được tuyển dụng. Tuy nhiên, đây chỉ là nghiên cứu trường hợp trên địa bàn rất nhỏ nên khó có thể áp dụng và đại diện cho số đông [28].
Những nghiên cứu kể trên tập trung khai thác những khó khăn và rào cản mà NKT gặp phải trong quá trình tiếp cận việc làm, cũng như những thách thức đối với cơ sở trong quá trình cung cấp DVVL hỗ trợ NKT. Ngoài ra, nhà tuyển dụng cũng là một trong những yếu tố có tác động trong việc tạo điều kiện cho NKT tìm kiếm, tiếp cận và duy trì công việc của họ.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Tổ chức Lao động Quốc tế (2011) đã thực hiện một cuộc khảo sát tại Việt Nam về đào tạo nghề, tạo việc làm cho NKT trên cơ sở phân tích theo giới tính. Kết quả cho thấy: NKT tại Việt Nam rất ít được đào tạo nghề, hướng dẫn về việc làm và hỗ trợ phát triển doanh nghiệp của NKT. Báo cáo còn nêu ra hạn chế của chính phủ là không nêu rõ các hoạt động chủ đạo này trong pháp luật về đào tạo nghề và việc làm cho NKT [23].
Hội thảo “Việc làm của NKT - Cơ hội và thách thức khi Việt Nam gia nhập WTO” tổ chức ngày 22 tháng 4 năm 2007 của Trung tâm Hỗ trợ và Phát
triển DRD. Kết quả buổi hội thảo như sau: Gia nhập WTO có nghĩa là cạnh tranh gay gắt hơn, nhưng sẽ thêm nhiều cơ hội việc làm cho NKT. Một số công việc phù hợp với NKT như hành chính văn phòng, quản lý nhân sự, kế toán, thiết kế, biên phiên dịch... tuy nhiên những ngành nghề này đòi hỏi kiến thức rộng và kỹ năng chuyên nghiệp. Vì thế, NKT nên chọn công việc phù hợp với khả năng, trau dồi thêm các kỹ năng xã hội, phải xác định mình cần tìm việc bằng năng lực chứ không bằng sự thương hại của cộng đồng [21].
Bài viết “Thực trạng và đề xuất giải pháp cơ bản đảm bảo sinh kế bền vững đối với NKT” của tác giả Lê Thị Nhung (2017) đã chỉ ra rằng: Mô hình sinh kế bền vững dựa vào cộng đồng là yếu tố quan trọng quyết định sự hòa nhập xã hội của NKT. Mô hình hướng đến việc nâng cao kiến thức, thái độ, kỹ năng cần thiết giúp NKT có thể tự tạo việc làm hoặc làm công ăn lương, từ đó NKT có được sinh kế ổn định, có thể tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội hiện có trong cộng đồng [15].
Trong cuốn tài liệu “Tạo việc làm bền vững cho lao động là đối tượng yếu thế” của Bộ LĐTBXH (2013) đã đề cập đến một số yếu tố như những rào cản, nhu cầu, đặc thù trong đào tạo nghề và việc làm cho một số nhóm đối tượng yếu thế trong thị trường lao động là NKT, nông dân nghèo các vùng đặc biệt khó khăn, người dân tộc thiểu số và lao động nữ. Hạn chế của nghiên cứu này là chỉ nêu được một số giải pháp chung về dạy nghề và tạo việc làm cho NKT mà chưa nêu cụ thể các giải pháp cho từng nhóm đối tượng yếu thế [1].
Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (2013) thực hiện một cuộc khảo sát tại 8 tỉnh ở Việt Nam với chủ đề “Chi phí kinh tế cuộc sống với khuyết tật và kỳ thị ở Việt Nam”. Kết quả phân tích cho thấy khoảng 20% NKT trong độ tuổi lao động không làm việc. Lý do chính khiến họ không làm việc là do sức khỏe yếu. NKT thường làm việc trong khu vực nông nghiệp hay kinh tế gia đình nhiều hơn người bình thường. NKT cũng nhận mức lương thấp hơn người bình thường khi làm cùng một công việc trong các cơ sở lao động [25].
Tác giả Đoàn Thị Cẩm Vân (2015) về “Một số giải pháp giải quyết việc làm cho NKT tại TPHCM”. Kết quả nghiên cứu cho thấy để NKT có cơ hội tiếp
cận việc làm, ngoài việc thực thi các chính sách dành cho NKT, một số yếu tố khác cần được quan tâm giải quyết như cách nhìn của nhà tuyển dụng, của cộng đồng đối với khả năng làm việc của NKT, cần cải thiện kênh thông tin hỗ trợ NKT tiếp cận việc làm. Hạn chế của nghiên cứu là tác giả chưa đề cập đến các hoạt động cụ thể giải quyết việc làm cho NKT như tư vấn việc làm, giới thiệu việc làm, đào tạo nghề và hỗ trợ tự tạo việc làm [24].
Tác giả Phạm Thái Đài (2016) về “Hỗ trợ việc làm đối với NKT từ thực tiễn thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa”. Kết quả nghiên cứu cho thấy NKT trong độ tuổi lao động có nhu cầu làm việc, có khả năng lao động nhưng không tìm được việc làm vì các yếu tố như trình độ học vấn thấp, thiếu chuyên môn, thiếu thông tin về thị trường lao động. Hơn nữa, sự tiếp cận các hoạt động hỗ trợ việc làm của NKT còn chưa cao, cũng như yếu tố năng lực của nhân viên CTXH hỗ trợ việc làm còn hạn chế. Giới hạn của nghiên cứu là tác giả chưa đi sâu đánh giá hệ thống các cơ quan cung cấp DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT [8].
Với đề tài “Phát triển dịch vụ xã hội ở nước ta tới 2020 - Một số lý luận và thực tiễn” tác giả Trần Hậu và Đoàn Minh Huấn (2012) đã chỉ ra rằng: Dịch vụ xã hội là những dịch vụ đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, cá nhân nhằm phát triển xã hội, có vai trò đảm bảo hạnh phúc, phúc lợi, công bằng xã hội. Những hoạt động này đề cao tính nhân văn vì con người, mang bản chất kinh tế - xã hội do nhà nước, xã hội dân sự và thị trường cung ứng. Giới hạn của nghiên cứu là tác giả chưa đánh giá mạng lưới dịch vụ trong hệ thống theo từng góc độ tính chất khác nhau khi phát triển dịch vụ và ứng dụng nó vào thực tiễn [11].
Nghiên cứu hợp tác giữa Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, Bộ Giáo dục và Đào tạo với VNAH (2012) nhằm mục đích đánh giá các chính sách, hệ thống dịch vụ xã hội hiện có ở Việt Nam dành cho NKT, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra những điểm mạnh và hạn chế trong chính sách, đặc biệt là sự thiếu hụt các loại hình dịch vụ xã hội dành riêng cho NKT để giúp họ có cuộc sống hòa nhập bền vững [3].
Bài viết của tác giả Bùi Thị Xuân Mai (2014) với chủ đề “Thực trạng mạng lưới dịch vụ xã hội ở Việt Nam - Những khuyến nghị giải pháp” đã cho rằng: Mạng lưới dịch vụ xã hội chính là tập hợp các dịch vụ trong hệ thống xét
theo góc độ tính chất bao gồm DVVL, đào tạo nghề, tư vấn, tham vấn tâm lý, sức khỏe, pháp lý, cung cấp thông tin chính sách, hỗ trợ kết nối dịch vụ, biện hộ các vấn đề xã hội... nhằm hỗ trợ các đối tượng yếu thế tái hòa nhập vào gia đình, cộng đồng và xã hội. Còn nếu xét ở góc độ quản lý, mạng lưới dịch vụ xã hội bao gồm dịch vụ công lập, ngoài công lập, của tư nhân, tôn giáo và các tổ chức dân sự xã hội khác. Cuối cùng, nếu xét theo đối tượng hưởng lợi thì mạng lưới cung cấp dịch vụ dành cho trẻ em, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người có HIV/AIDS, NKT, phụ nữ bị bạo hành... [13].
Nguyễn Thị Thái Lan và nhóm cộng sự (2016) với bài viết “Chuyên nghiệp hóa các DVCTXH ở Việt Nam: Thực trạng và nhu cầu” đã chỉ ra rằng: DVCTXH là những dịch vụ hỗ trợ, can thiệp với các cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội nhằm giúp các đối tượng giải quyết những vấn đề của mình để đảm bảo cuộc sống và tạo ra môi trường sống phù hợp. Ngoài ra, nhóm tác giả cũng nêu lên nhu cầu cần chuyên nghiệp hóa DVCTXH nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của Việt Nam nhưng đảm bảo chất lượng khi cung cấp dịch vụ [12].
Những nghiên cứu của các tác giả tại Việt Nam tập trung vào những rào cản mà NKT gặp phải trong quá trình tìm kiếm việc làm. Họ cũng chỉ ra những nguyên nhân, hệ quả của việc thất nghiệp đối với nhóm yếu thế này. Một số nghiên cứu cũng đưa ra những cơ sở lý luận về DVCTXH hỗ trợ NKT trong vấn đề việc làm.
Như vậy, nhiều nghiên cứu, tài liệu trong và ngoài nước nói về vấn đề việc làm của NKT. Đa số các nghiên cứu trước đây tập trung tìm hiểu cơ chế, chính sách hỗ trợ việc làm cho NKT là chủ yếu. Gần đây có một vài nghiên cứu về thực trạng hoạt động việc làm của NKT nhưng chưa đi sâu tìm hiểu DVCTXH trong hỗ trợ việc làm cho NKT bao gồm các dịch vụ như: Truyền thông về việc làm; tham vấn, tư vấn việc làm; học văn hóa, đào tạo nghề; giới thiệu việc làm, kết nối nguồn lực; quản lý trường hợp (QLTH); hỗ trợ sinh kế; hỗ trợ chính sách, pháp lý. Đây là những nội dung mà đề tài nghiên cứu sẽ đi sâu phân tích cùng những yếu tố ảnh hưởng đến cung cấp DVVL cho NKT để làm sáng tỏ trong chương 2 luận văn.
1.2. Một số lý thuyết công tác xã hội ứng dụng trong nghiên cứu
1.2.1. Lý thuyết hệ thống sinh thái
Thuyết hệ thống sinh thái nhấn mạnh đến sự tương tác giữa con người với môi trường sinh thái của mình. Theo thuyết này cuộc sống của mỗi con người phụ thuộc vào môi trường xã hội mà họ sinh sống, trong đó có những mối quan hệ tương tác lẫn nhau giữa các hệ thống. Khi can thiệp vào bất cứ điểm nào trong hệ thống thì cũng sẽ tạo ra sự thay đổi trong toàn hệ thống. Môi trường sinh thái bao gồm: (1) Cấp vi mô: Là các quan hệ trực tiếp tác động đến cá nhân của mỗi người; (2) Cấp trung mô: Là sự tương tác giữa các hệ thống ở cấp vi mô ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân hoặc môi trường ảnh hưởng đến cá nhân nhưng họ không nằm trong đó; (3) Cấp vĩ mô: Là những yếu tố bản chất hay quy định của xã hội, cộng đồng có ảnh hưởng đến cá nhân nằm trong đó.
Vận dụng lý thuyết này, chúng ta có thể hiểu rằng, vấn đề việc làm của NKT phải được nhìn nhận một cách tổng thể trong mối tương quan với các yếu tố khác như gia đình, cơ sở đào tạo nghề, doanh nghiệp, cơ sở cung cấp dịch vụ, cộng đồng… Cụ thể, khi NKT không có việc làm, điều này sẽ ảnh hưởng đến kinh tế gia đình vì sự phụ thuộc của họ, bản thân NKT cảm thấy mình vô dụng và không muốn giao tiếp với mọi người xung quanh, cộng đồng phải chi phí nhiều để hỗ trợ NKT. Ngược lại, nếu chúng ta hỗ trợ NKT có được việc làm, điều này sẽ tác động đến những yếu tố xung quanh cách tích cực hơn, NKT không còn phụ thuộc vào kinh tế gia đình, bản thân cảm thấy tự tin, cởi mở hơn với mọi người xung quanh, cộng đồng giảm bớt chi phí để hỗ trợ NKT cũng như có cái nhìn tích cực hơn về họ. Vì thế, khi cung cấp dịch vụ hỗ trợ việc làm cho NKT, NVCTXH phải nhìn vấn đề ở nhiều phương diện, nhiều mức độ khác nhau trong môi trường mà họ đang sinh sống, học tập và làm việc. Thêm nữa, lý thuyết này còn giúp NVCTXH phát hiện ra những vấn đề chính yếu của DVCTXH hỗ trợ việc làm cho NKT như nội dung của từng dịch vụ đã được cung cấp cho NKT chưa, họ có hài lòng với nội dung được cung cấp hay không, họ có đề xuất gì cho mỗi dịch vụ mà họ nhận được cũng như thấy được mối tương quan giữa những yếu tố ảnh hưởng đến việc cung cấp DVVL hỗ trợ NKT.