Thực Trạng Chung Về Kỹ Năng Công Tác Xã Hội Cá Nhân Với Trẻ Em Mồ Côi Của Cán Bộ Xã Hội


3.2.2.5. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình

a. Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu kỹ hơn những kết quả tác động của các phương pháp đã áp dụng và tác động thêm về nhận thức và cách làm công tác xã hội cá nhân với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội qua tập huấn.

b. Nội dung nghiên cứu: Mô tả, phân tích đặc điểm cá nhân của 3 cán bộ xã hội đang làm việc tại các Trung tâm bảo trợ xã hội với các đặc điểm về thâm niên công tác, chuyên môn đào tạo khác nhau; Phân tích biểu hiện, nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng đến những biểu hiện kỹ năng công tác xã hội cá nhân (gồm các kỹ năng thiết lập mối quan hệ, chia sẻ cảm xúc, biện hộ và hướng dẫn trẻ tái hòa nhập cộng đồng) với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội và bước đầu tác động thêm những kiến thức công tác xã hội cá nhân với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội và cách làm cụ thể về công tác này cho họ trong tập huấn.

c. Cách thức tiến hành: Xem xét các kết quả phỏng vấn, bảng hỏi, biên bản quan sát, bảng kiểm tra trước và sau tác động. Mô tả quá trình nhận thức của cán bộ xã hội đối với kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi trước và sau tác động.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu thu được sau khảo sát thực tiễn, chúng tôi s dụng chương trình SPSS dùng trong môi trường Window phiên bản 21.0 để x lý và phân tích thống kê nhằm đánh giá về mặt định lượng và định tính, đảm bảo độ tin cậy của các kết quả thu được. Các thông số và phép toán thống kê được s dụng trong nghiên cứu này là phân tích thống kê mô tả và phân tích thống kê suy luận.

3.2.3.1. Phân tích thống kê mô tả

Các chỉ số được dùng trong phân tích thống kê mô tả gồm:

- Điểm trung bình cộng (Mean) được dùng để tính điểm đạt được của từng mệnh đề, từng nội dung của mỗi kỹ năng và toàn bộ nhóm kỹ năng.

- Độ lệch chuẩn (Standardizied Deviation) được dùng để mô tả mức độ phân tán hay tập trung của các câu trả lời được lựa chọn.


- Tần suất, chỉ số phần trăm phương án trả lời cau hỏi đóng, mở

3.2.3.2. Phân tích thống kê suy luận

Các phép thống kê suy luận được s dụng gồm:

- Phân tích so sánh: chủ yếu phép so sánh giá trị trung bình (compare means). Các giá trị trung bình được coi là khác nhau có ý nghĩa về mặt thống kế khi xác suất p<0,05. Để so sánh hai nhóm, chúng tôi s dụng phép kiểm định T về độc lập giữa hai mẫu (T-Test). Để so sánh 3 nhóm trở lên, s dụng phép phân tích phương sai một yếu tố (ANOVA). Bên cạnh đó, còn s dụng phương pháp so sánh chéo (Crosstabs). Các giá trị có ý nghĩa về mặt thống kế khi xác suất p<0,05.

- Phân tích tương quan nhị biến: trong nghiên cứu này đề tài s dụng phép phân tích tương quan để xác định mức độ liên hệ giữa các kỹ năng. Mục đích là tìm hiểu mức độ (hay độ mạnh) liên kết giữa hai biến. Mức độ này được đo bởi hệ số tương quan Person hoặc Pspearman (r) có giá trị từ (-1) đến (+1). Giá trị này cho biết độ mạnh và hướng của mối liên hệ: nếu giá trị (+), (r>0) có nghĩa là giữa chúng có mối liên hệ thuận; nếu giá trị (-), (r<0) là thể hiện mối liên hệ nghịch. Còn r=0 thì hai biến số đó không có mối liên hệ.

Mức độ ý nghĩa của mối liên hệ dựa vào quan hệ xác suất (p). Nếu p<0,05 thì giá trị của r có ý nghĩa cho phân tích mối quan hệ giữa hai biến.

- Phân tích hồi quy tuyến tính: nghiên cứu s dụng phép hồi quy để dự đoán mức độ thay đổi của các nhóm kỹ năng (là biến phụ thuộc) khi có tác động của các yếu tố: khả năng giao tiếp, định hướng giá trị nghề nghiệp, kiến thức nền, động cơ nghề nghiệp, chương trình đào tạo, điều kiện thực hành- thực tập (là biến độc lập). Phép tính này cho phép dự đoán thay đổi của biến phụ thuộc khi có sự ảnh hưởng của một hay nhiều biến độc lập trên cơ sở nghiên cứu các thông số R,F- test cùng với các giá trị p (nếu p<0,05 thì được coi là có ý nghĩa thống kê).


Tiểu kết chương 3

Nghiên cứu những biểu hiện, mức độ thực hiện kỹ năng CTXHCN với trẻ em mồ côi của CBXH là một đề tài mới và khó, vì vậy để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu theo một quy trình tổ chức chặt chẽ, khoa học và giải quyết các nhiệm vụ đặt ra một cách khách quan đạt được mục đích nghiên cứu của đề tài cần phải s dụng phối kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu như: phương pháp nghiên cứu lý luận, phương pháp chuyên gia, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp điều tra viết, phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động, phương pháp thống kê toán học, phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, đặc biệt phương pháp quan sát được lựa chọn là phương pháp chính s dụng nghiên cứu trên khách thể là cán bộ xã hội ở các trung tâm bảo trợ xã hội. Các số liệu thu về được x lý theo phương pháp định tính và định lượng đưa ra những kết quả và kết luận đạt độ tin cậy và có giá trị về mặt khoa học.


CHƯƠNG 4

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG KỸ NĂNG CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VỚI TRẺ EM MỒ CÔI CỦA CÁN BỘ XÃ HỘI


Trên cơ sở mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài trong chương này chúng tôi tập trung làm rõ một số nội dung chính sau đây:

- Thực trạng kỹ năng CTXHCN với trẻ em mồ côi của CBXH ở các Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (Làng trẻ em SOS Hà Nội; Làng trẻ em SOS Việt Trì và Làng trẻ em Birla Hà Nội).

- Thực trạng mức độ thực hiện các kỹ năng thành phần của kỹ năng CTXHCN: kỹ năng thiết lập mối quan hệ; kỹ năng chia sẻ cảm xúc; kỹ năng biện hộ và kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội.

- Các yếu tố (nhận thức; thái độ; kiến thức; động cơ; quá trình đào tạo và điều kiện thực hành) ảnh hưởng đến thực trạng kỹ năng CTXHCN với trẻ em mồ côi của CBXH.

- Phân tích một số chân dung tâm lý về cán bộ xã hội thực hiện kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi ở Trung tâm bảo trợ xã hội chăm sóc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi (Làng trẻ em SOS Hà Nội; Làng trẻ em SOS Việt Trì và Làng trẻ em Birla Hà Nội) để minh hoạ cho kết quả nghiên cứu thực trạng.

4.1. Thực trạng chung về kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội

Tổng hợp kết quả khảo sát cho thấy, kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội đạt ở mức trung bình (ĐTB = 3,84). Tỉ lệ cán bộ xã hội có kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ mồ côi đạt mức trung bình là 69,1%; ở mức yếu và kém là 14,9 % và chỉ có 16% cán bộ xã hội đạt mức tốt và rất tốt (xem đồ thị 4.1)




Biểu đồ 4.1. Thực trạng chung về kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội

Kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội được đánh giá thông qua 4 kỹ năng thành phần (Kỹ năng thiết lập mối quan hệ; Kỹ năng chia sẻ cảm xúc; Kỹ năng biện hộ; Kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng).

Số liệu ở bảng 4.1 cho thấy, cán bộ công tác xã hội ở các trung tâm bảo trợ xã hội có các kỹ năng thành phần của kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi đều đạt ở mức trung bình, với điểm số dao động từ 3,75 đến 3,87. Trong 4 kỹ năng thành phần của kỹ năng công tác xã hội, cán bộ xã hội thực hiện kỹ năng thiết lập mối quan hệ ở mức cao nhất (ĐTB là 3,87). Đa số cán bộ xã hội đã vận dụng những tri thức, kinh nghiệm, phẩm chất nghề nghiệp làm cho trẻ cảm thấy tin tưởng, muốn hợp tác và đón nhận sự trợ giúp của cán bộ xã hội trong việc giải quyết vấn đề của trẻ.

Tiếp đến là “kỹ năng chia sẻ cảm xúc” và “kỹ năng hướng dẫn tái hoà nhập cộng đồng” (ĐTB = 3,82). Kỹ năng biện hộ được cán bộ xã hội đánh giá thực hiện ở mức độ thấp nhất (ĐTB = 3,75).


Bảng 4.1: Thực trạng chung về mức độ kỹ năng CTXH cá nhân thành phần với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội (N=94)

TT


Loại kỹ năng

Điểm trung

bình

Độ lệch

chuẩn


Mức độ

1

Kỹ năng thiết lập mối quan

hệ


3.87


0.46


TB

2

Kỹ năng chia sẻ cảm xúc

3.82

0.48

TB

3

Kỹ năng biện hộ

3.75

0.53

TB

4

Kỹ năng hướng dẫn tái hoà

nhập cộng đồng


3.82


0.48

TB

Kỹ năng CTXH cá nhân

3.81

0.45

TB

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.

(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)

4.2. Thực trạng mức độ từng kỹ năng cụ thể của kỹ năng công tác xã hội cá nhân với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội

4.2.1. Thực trạng mức độ kỹ năng thiết lập mối quan hệ với TEMC của cán bộ xã hội

Thiết lập quan hệ được xem như một trong những yếu tố tiền đề cho quá trình tương tác giữa cán bộ xã hội với trẻ mồ côi. Hoạt động hợp tác sẽ không diễn ra khi mối quan hệ thân thiện chưa được thiết lập, chưa có sự s n sàng hợp tác của trẻ. Chỉ khi CBXH tạo được lòng tin ở trẻ, trẻ mới s n sàng chia sẻ thông tin, cũng chỉ khi cán bộ xã hội tạo dựng được niềm tin thì trẻ mới có được cảm giác an toàn, tin cậy, tự tin trong việc ra quyết định và thực hiện các quyết định của mình.


Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ cán bộ xã hội có kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ mồ côi đạt mức trung bình là 66,0%; ở mức kém là 18,1

% và chỉ có 15,9% cán bộ xã hội đạt mức tốt và rất tốt (xem đồ thị 4.2)


Biểu đồ 4.2. Thực trạng mức độ kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ mồ côi của cán bộ xã hội

Số liệu điều tra nghiên cứu ở bảng 4.2 cho thấy, tự đánh giá của cán bộ xã hội và kết quả quan sát về nhóm kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ em mồ côi ở cả 3 tiêu chí tính đầy đủ (ĐTB=3,96), tính thuần thục (ĐTB=3,82) và tính linh hoạt ( ĐTB = 3,90), đều đạt ở mức trung bình.

Bảng 4.2: Thực trạng mức độ kỹ năng thiết lập quan hệ với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội (N=94)

TT

Kỹ năng thiết lập quan hệ

ĐTB

ĐLC

Mức độ

1

Tính đầy đủ

3.96

0.41

TB

2

Tính thuần thục

3.82

0.43

TB

3

Tính linh hoạt

3.90

0.43

TB

(Điểm cao nhất là 5 và điểm thấp nhất là 1)


Thực trạng mức độ đầy đủ của kỹ năng thiết lập quan hệ với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội

Mức độ thực hiện đầy đủ của kỹ năng thiết lập quan hệ với trẻ em mồ côi ở cán bộ xã hội là tốt nhất. Cán bộ xã hội thường xuyên có những biểu hiện “ghi nhớ tên và gọi được tên của trẻ” tiếp đến là “thân thiện, gần gũi từ lần gặp đầu tiên” và “mặc trang phục phù hợp với hoàn cảnh” (ĐTB=4,66; 4,16 và 3,99) khi thiết lập mối quan hệ với trẻ em mồ côi. Tiếp đến là những biểu hiện “biết động viên, hỏi thăm kịp thời nếu trẻ mang nét mặt buồn và thiếu sự tập trung” (ĐTB = 3,96); “tôn trọng sự lựa chọn về cách thức giải quyết vấn đề của trẻ” và “lắng nghe trẻ nói và phân tích ý thật nhẹ nhàng, khéo léo” được đánh giá ở mức độ thấp hơn (ĐTB = 3,93 và 3,89). Chị Ng.T.N. Làng trẻ em SOS Việt Trì chia sẻ khi được hỏi hiểu biết của chị về kỹ năng này: “trẻ khi vào làng thường có tâm lý e ngại, ít cởi mở do vậy để thiết lập được quan hệ với trẻ thì mình phải thực sự cởi mở, lắng nghe và tôn trọng các em thì tự nhiên các em sẽ tin tưởng mình và tự nguyện chia sẻ, hợp tác với mình để giải quyết khó khăn, vướng mắc”

Tuy nhiên, những biểu hiện như: “Bỏ qua thói quen xấu của trẻ” và “biết thừa nhận sự tự khẳng định của trẻ”; “Thể hiện nét mặt tươi tắn, hồ hởi trong suốt quá trình làm việc” ở cán bộ xã hội thể hiện chưa được thường xuyên và đầy đủ (ĐTB = 3,69; 3,72 và 3,79) (bảng 4.3).

Bảng 4.3: Thực trạng mức độ tính đầy đủ của kỹ năng thiết lập mối quan hệ với trẻ em mồ côi của cán bộ xã hội (N=94)

TT

Biểu hiện

ĐTB

ĐLC

Thứ bậc

1

Biết mặc trang phục phù hợp hoàn cảnh

3.99

0.64

3

2

Biết thân thiện, gần gũi từ lần gặp đầu tiên

4.16

0.73

2

3

Biết thể hiện nét mặt tươi tắn, hồ hởi trong

suốt quá trình làm việc.

3.79

0.76

8

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022