4.1.3. Hoạt động can thiệp Bước 1: Tiếp cận thân chủ
Chúng tôi tiếp cận Q sau khi thực hiện khảo sát về thực trạng nghiện internet ở HS tại trường THCS nơi Q học. Dựa trên bảng Test mức độ nghiện internet gồm 20 câu hỏi của Young, kết quả cho thấy số điểm của Q là 87 điểm, tương ứng với mức độ nghiện internet nặng. Dựa trên thông tin có được từ bảng khảo sát, chúng tôi tiếp cận nói chuyện với Q. Ban đầu Q có vẻ ngập ngừng, ngại tiếp xúc với người lớn tuổi. Nhưng sau đó em đã cởi mở hơn và sẵn sàng hợp tác với.
Bước 2: Nhận diện vấn đề ban đầu
Tình hình sử dụng internet: Theo lời kể của Q và đặc biệt là anh trai của Q thì em biết sử dụng internet khoảng giữa những năm học lớp 6. Từ năm lớp 8 trở đi, em thường sử dụng internet vào các buổi trưa, tối và đặc biệt là các ngày nghỉ em sử dụng nguyên cả buổi sáng, chiều hoặc buổi tối. Em rất ít khi tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao tại trường và ở nhà.
Tình hình sức khỏe: Q không cao to, người hao gầy. Theo Q mỗi khi sử dụng internet nhiều em cảm thấy mệt mỏi, đau nhức hai bả vai và ăn cơm ít, không muốn làm việc nhà và biếng đi học.
Tình hình học tập: Theo lời kể của giáo viên chủ nhiệm thì Q thi thoảng bỏ học, nhưng mỗi khi lên lớp có dấu hiệu uể oải, học không tập trung và hay ngái ngủ. Trong khi theo anh trai của Q cho rằng em về tới nhà là không chịu học bài, tìm mọi cách ra tiệm internet để chơi game.
Về hành vi: Theo gia đình kể lại thì Q rất ngoan hiền, ít khi gây gỗ với bạn bè và những người khác. Tuy vậy, theo người thân gia đình thì hay nói dối để xin tiền chơi game.
Về tham gia các hoạt động: Theo lời kể của anh trai và người người thân trong gia đình thì Q rất ít khi tham gia các hoạt động văn hóa – văn nghệ, thể thao và các hoạt động ngoại khóa.
Bước 3: Thu thập thông tin
Thứ nhất: Thông tin cá nhân Q: Như phần mô tả ban đầu, hiện nay Q 14 tuổi và em đang theo học lớp 9 tại trường THCS. Ở trường, Q là một người hiền lành, có các
mối quan hệ tốt với bạn bè. Về nhà, nhiều khi tính nết bướng bỉnh một chút nhưng không đến nổi làm gia đình phải buồn bực, lo lắng.
Thứ hai: Thông tin về hoàn cảnh gia đình:
Q sinh ra trong một gia đình làm nông nghiệp. Bố của Q năm nay 44 tuổi, mẹ 41 tuổi. Anh trai của Q là một người học rất giỏi, hiện nay đang học Đại học năm thứ hai, trong khi em trai út của Q đang học lớp 4 – là một học sinh ngoan. Tình trạng kinh tế gia đình của Q thuộc diện trung bình, chính vì vậy bố mẹ chỉ mong con cái học tập thật tốt để sau này có nghề nghiệp ổn định. Theo Q, những khi bực mình là bố mẹ có nhiều khi lấy anh trai ra để so sánh, bắt em phải bằng như anh trai, nên em có chút khó chịu nhất định.
Thứ ba: Thông tin về các mối quan hệ bạn bè: Theo Q, hiện nay bạn bè của em đa số đều chơi game, trong đó chủ yếu là các bạn nam. Những bạn này chủ yếu ở trong làng. Nhưng các em không có sự mâu thuẩn nào, mà chơi với nhau rất thân thiết.
Thứ tư: Nguyên nhân dẫn đến nghiện internet: Theo Q, em tìm đến internet ban đầu chỉ là sự tò mò, thích khám phá. Ban đầu chỉ vào trang web google.com.vn để khám phá hình ảnh, các trò chơi giải trí bình thường. Nhưng sau đó thấy các bạn rủ chơi game và trở thành đam mê không thể bỏ được. Theo em khoảng lớp 6 là em đã sử dụng mạng internet ở các tiệm kinh doanh dịch vụ internet, đến lớp cuối lớp 7 đầu năm lớp 8 trở đi là em bắt đầu sử dụng mạng nhiều hơn. Em chủ yếu cùng bạn bè chơi ở tiệm kinh doanh, vì nhà em ở thị trấn nên có rất nhiều điểm kinh doanh internet.
Bước 4: Chẩn đoán vấn đề, phân tích nguyên nhân và xác định vấn đề ưu tiên
Thông qua trắc nghiệm sàng lọc về mức độ nghiện internet và vấn đàm, vấn đề của HS Q đang gặp phải đó là: (1) Q đang bị nghiện internet ở mức nghiện nặng theo tiêu chí thang đo được áp dụng, điều đó ảnh hưởng ít nhiều đến hoạt động học tập và sinh hoạt hằng ngày (lười vận động, tập thể dục – thể thao, làm công việc nhà, …), nên Q cần thực hiện trị liệu để giảm thiểu hành vi sử dụng internet, đồng thời giúp em ổn định tâm lý; có cái nhìn tích cực để cải thiện việc học tập được tốt hơn; (2) K có biểu hiện sa sút về sức khỏe, đau nhức bả vai, uể oai, biếng ăn; (3) K có biểu hiện lười biếng trong học tập, khi về nhà thường dành nhiều thời gian để sử dụng mạng internet thay vì làm bài tập về nhà.
Để xác tiến đến việc xây dựng kế hoạch trợ giúp Q, luận án sử dụng một số công cụ đặc thù trong công tác xã hội cá nhân được sở đồ hóa để có cái nhìn rõ hơn về thân chủ và các hệ thống tác động đến thân chủ dưới đây:
Ông nội
Hình 4.1. Biểu đồ thế hệ gia đình Q
Bà
ngoại
Cô
Cô
Dì
Dì
Mẹ
Chú
Chú
Cậu
Kí hiệu:
Bố
Anh trai
Q 14
tuổi
Em trai
Đã qua đời
Cưới nhau
Li thân
Sống chung không hôn thú
Li dị
Nam Nữ
Quan hệ thân thiết
Quan hệ mâu thuẫn
Quan hệ xa cách
Hình 4.2. Biểu đồ sinh thái (Môi trường sống hiện tại của Q và gia đình
Bệnh viện, y tế
Gia đình hạt nhân
Chính quyền, thôn bản
Vui chơi giải trí
Gia đình mở
Cá nhân (Em Q)
Các tổ chức xã hội
Trường học, GVCN
Bạn bè
Hành xóm, thôn bản
Đoàn TN, CLB
Ký hiệu: Đường: thiết Đường :
Mối quan hệ hai chiều thân
Mối quan hệ một chiều
Ảnh hưởng tâm lý – xã hội
Q bị nghiện internet
Tò mò, thích khám phá
Không thích học tập
Bản thân Q
Gia đình
Hình 4.3. Cây vấn đề của em Q
Ảnh hưởng sức khỏe
Ảnh hưởng sức khỏe
Ảnh hưởng đến học tập và sinh hoạt, các MQH
Bạn bè
Môi trường sống
Ít giám | Thiếu sự | Gần các | Thiếu | |
Bạn bè | sát, | định | tiệm | sân |
rủ rê | quản lý | hướng | internet | chơi, địa điểm |
giải trí |
Có thể bạn quan tâm!
- Hiệu Quả Hoạt Động Kết Nối Gđ Và Các Bên Có Liên Quan
- Ảnh Hưởng Của Hệ Thống Chính Sách, Luật Pháp Qua Đánh Giá Của Nvctxhth
- So Sánh Kết Quả Khảo Sát Giữa Nvctxhth Và Hs Nghiện Internet
- Hoạt Động Thứ Nhất: Giúp Tc Và Gia Đình Của Em Biết Được Tình Trạng Nghiện Internet Của Q, Cùng Trao Đổi Để Thống Nhất Kế Hoạch
- Thời Gian Sử Dụng Internet Của Q Trước Và Sau Can Thiệp
- Đổi Mới Nội Dung Và Các Phương Thức Thực Hiện Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Hs Nghiện Internet
Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.
Nguyên nhân dẫn đến nghiện internet:
- Bản thân Q: Q không thích học tập. Bản thân em thích sử dụng internet để thỏa mãn sự đam mê.
- Gia đình: Gia đình bận rộn công việc làm nương rẫy, nên không có thời gian giám sát, quản lý Q và không có sự định hướng cụ thể về việc học tập.
- Bạn bè: Bạn thân đều là sử dụng mạng internet, hay rủ rê Q tham gia chơi Game online.
- Về môi trường sống: Gia đình Q sống gần các tiệm kinh doanh internet/game online. Nơi sinh sống rất ít các địa điểm vui chơi giải trí cho thanh thiếu niên, học sinh.
Những điểm mạnh và điểm hạn chế của Q:
Điểm yếu (Hạn chế) | |
- Q được học tập, nên có sự hiểu biết; - Có ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống; - Q có sức khỏe, sự nhanh nhẹn; - Yêu thương bố mẹ, người thân trong gia đình | - Thiếu kiến thức xã hội, thông tin,dễ bị bạn bè rủ rê; - Tâm lý không ổn định, dễ bị tổn thương do trong giai đoạn tuổi dậy thì; - Thỉnh thoảng nói dối để xin tiền sử dụng mạng internet; - Lười biếng học tập và ít tham gia các hoạt động thể dục – thể thao, các hoạt động ngoại khóa |
Nguồn lực hỗ trợ và rào cản
Rào cản | |
- Q luôn nhận được sự yêu thương, chăm sóc từ bố mẹ; - Có sự quan tâm từ phía giáo viên trường học; - Có nhiều người bạn thân luôn quan tâm chia sẻ. | - Bố mẹ không có thời gian ở nhà nhiều để quản lý việc sử dụng internet của Q; thiếu sự định hướng cho Q. - Bạn bè rủ rê sử dụng internet, chơi game online |
Sắp xếp thứ tự ưu tiên các vấn đề: Qua những thông tin thu thập về Q, có thể nhận thấy em đang gặp những vấn đề nhất định cần được trợ giúp theo thứ tự ưu tiên như sau: (1) Q đang bị nghiện internet ở mức độ nghiện nặng nên đã ảnh hưởng đến hoạt động học tập và sinh hoạt hằng ngày, do đó NVCTXH giúp Q ổn định về tâm lý, xóa bỏ ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực và thiết lập các hành vi mới để giảm thiểu việc sử dụng internet không mong muốn; (2) Do sử dụng internet nhiều nên Q gặp một số tổn thương nhẹ về sức khỏe như đau mỏi cơ vai, cổ, lưng, biếng ăn, vì vậy NVCTXH tư vấn giúp Q ổn định về sức khỏe; (3) Giúp Q tích cực trong học tập, cải thiện sự tương tác với các thành viên trong gia đình.
Bước 5: Kế hoạch can thiệp
Trên cơ sở các thông tin được thu thập, vấn đề được xác định, chúng tôi cùng thân chủ đi đến sự thống nhất về kế hoạch can thiệp giúp thân chủ giảm thiểu mức độ nghiện internet. Kế hoạc được triển khai bao gồm 28 tuần, mỗi tuần 1 buổi, chúng tôi bắt đầu từ tháng 10 năm 2017 đến tháng 7 năm 2018 (10 tháng) cụ thể như sau:
Bảng 4.1: Bảng kế hoạch hoạt động hỗ trợ
Mục tiêu | Hoạt động | Thời gian | Người thực hiện | Kết quả mong đợi | |
1 | Giúp Q và gia đình của em biết được tình trạng nghiện internet của Q | - Liên lạc, gặp gỡ trực tiếp với gia đình; - Tư vấn, cung cấp kiến thức về nghiện internet; - Trao đỏi mong muốn của NVXHTH với gia đình | 3 tuần | NVXH – Thân chủ - Gia đình | Gia đình nắm bắt được thông tin về hậu quả nghiện internet; hợp tác với NVXH để hỗ trợ Q cai nghiện internet |
2 | Giúp thân chủ ổn định sức khỏe | Phối hợp phòng y tế học đường để kiểm tra tình trạng sức khỏe cho Q | 1 tuần | Nhân viên CTXH; TC; NV Y tế; GĐ thân chủ | Q được khám bệnh, theo dõi điều trị thuốc men theo phác đồ phù hợp; tình hình sức khỏe được cải thiện. |
3 | Giúp Q có được sự thay đổi tích cực về tâm lý, nhận thức như xóa bỏ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; thay đổi thái độ, hành vi để nhận thức đúng đắn về vấn đề sử dụng internet và | - Cung cấp thông tin về hậu quả của nghiện internet đối với sức khỏe, tâm lý, vấn đề học tập, hành vi, … - Trảo đổi về những khó khăn mà thân chủ đang gặp phải: nguyên nhân và giải | 6 tuần | Nhân viên CTXH, gia đình Q và bản thân Q | - Q nhận thức được những hậu quả tiêu cực do sử dụng internet nhiều đối với bản thân - Q xóa bỏ được một số suy nghĩ tiêu |
thiết lập các hành vi mới | pháp - Thảo luận về cách thức thay thế hành vi sử dụng internet bằng các hoạt động khác | cực - Q sẵn sàng cùng nhân viên XH thiết lập các hành vi đối nghịch để giảm thiểu hành vi nghiện internet | |||
4 | Giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng cho gia đình để trợ giúp Q giảm thiểu hành vi sử dụng internet | - Cung cấp kiến thức, kỹ năng về sử dụng internet và biện pháp giảm thiểu hành vi nghiện internet; - Hướng dẫn bố mẹ thiết lập các mục tiêu, kế hoạch, giao công việc cho Q để hạn chế thời gian lên mạng | 3 tuần | NVCTXH – TC – Gia đình | Gia đình nắm bắt được thông tin về hậu quả nghiện internet; hợp tác hỗ trợ Q |
5 | Giúp Q tạo lập thời gian biểu và thực hành một sốkỹ năng giảm thiểu hành vi sử dụng internet | Nhân viên XH sử dụng các liệu pháp tâm lý, liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT), liệu pháp gia đình (family therapy) nhằm can thiệp giúp Q cai nghiện internet có hiệu quả: | 8 tuần | NVCTXH, TC, GĐ, GV | Q có các kỹ năng, giải pháp; thay đổi mức độ sử dụng internet |
Giúp Q tham gia hỗ trợ bố mẹ các công việc trong gia đình; Tham gia các hoạt động TDTT, hoạt động ngoại khóa | - Tác động đến gia đình để giao nhiệm vụ công việc cho Q; - Khuến khích anh trai và em trai cùng tham gia các hoạt động TDTT đối với Q hằng ngày | 2 tuần | NVCTXH, TC, GĐ, GV | Q tham gia một số công việc nhà, nương rẫy cùng bố mẹ; Cùng tham gia các hoạt động TDTT cùng anh và em trai. | |
7 | Kết nối gia đình và các nguồn lực | - Tư vấn để bố, mẹ và các thành viên trong gia đình động viên, chia sẻ và nói chuyện nhiều hơn với Q; - Nói chuyện để giáo viên chủ nhiệm quan tâm, động viên Q giảm thiểu việc sử dụng internet; - Kết nối với Đoàn TN, các câu lạc bộ để Q tham gia các phong trào thanh niên | 5 tuần | NVCTXH – TC – GĐ – Các tổ chức | - Gia đình quan tâm, chia sẻ với Q; - Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến việc học tập của Q; - Q tham gia nhiều hơn vào các hoạt động đoàn thể |