Hoạt Động Thứ Nhất: Giúp Tc Và Gia Đình Của Em Biết Được Tình Trạng Nghiện Internet Của Q, Cùng Trao Đổi Để Thống Nhất Kế Hoạch


Bước 6: Thực hiện kế hoạch can thiệp, hỗ trợ

1. Hoạt động thứ nhất: Giúp TC và gia đình của em biết được tình trạng nghiện internet của Q, cùng trao đổi để thống nhất kế hoạch

Ngày 05/10/2017, sau khi tiến hành khảo sát tại trường THCS nơi Q học, dựa vào số điểm NVXH phát hiện trường hợp em Q đủ tiêu chuẩn nghiện internet. Dựa trên thông tin trong phiếu khảo sát, NVXH chủ động liên lạc, tìm gặp Q tại trường. Sau

khi trao đổi với Q, NVXH tiếp tục sử dụng bảng trắc nghiệm cho thấy số điểm đạt được là 87 điểm, tương đương mức độ nghiện internet nặng.

Từ ngày 5 đến 19 tháng 10 năm 2017, sau khi trao đổi với Q, được sự giới thiệu của em chúng tôi liên hệ với anh trai của Q là L - đang tại Trường ĐHQN. Sau khi trao đổi với Q và anh trai, NVXH tìm đến nhà Q. Bố mẹ của Q rất niềm nở, đón tiếp nhiệt tình và lắng nghe chia sẻ của NVXH. Cả gia đình rất mong muốn NVXH trợ giúp để Q không còn nghiện internet.

NVXH và Q thống nhất gặp nhau mỗi tuần ít nhất 2 buổi, địa điểm hẹn gặp có thể được thay đổi có lúc ở trường hoặc ở nhà hay quán nước hoặc cà phê.

2. Hoạt động thứ hai: Giúp Q cải thiện sức khỏe thể chất, tinh thần

NVXH làm việc với Q, sau khi tìm hiểu cho thấy việc sử dụng internet nhiều khiến Q bị đau ở xương bả vai. Theo Q, mỗi khi ngồi vào bàn học em cảm thấy bị đau ở xương bả vai do đó ngồi học không được lâu. Bên cạnh đó, Q cũng có cảm giác bị buốt ở các đầu ngón tay do gõ bàn phím nhiều mỗi khi chơi game. Đây là hậu quả của việc nghiện internet mà hầu như người nghiện phải trải qua. Do đó, NVCTXH tiến hành tư vấn cho Q không ngồi máy tính nhiều, tham gia các hoạt động thể thao như đi bộ, đá bóng.

3. Hoạt động thứ ba: Giúp Q có được sự thay đổi tích cực về tâm lý, nhận thức như xóa bỏ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; thay đổi thái độ, hành vi để nhận thức đúng đắn về vấn đề sử dụng internet và thiết lập các hành vi mới

Bước 1: Xóa bỏ ý nghĩ sai lầm, cảm xúc tiêu cực

- Những cảm xúc, ý nghĩ tiêu cực của thân chủ: Quá trình làm việc với thân chủ, NVXH phát hiện một số cảm xúc và ý nghĩ tiêu cực của thân chủ như: “Bạn bè của em cũng sử dụng mạng internet có sao đâu”; “Sử dụng mạng internet mỗi ngày giúp em thoải mái, tự tin”; “Nếu không vào mạng chơi Game nữa, em sẽ bị những người bạn chơi cùng cười chê”; “Chơi Game nhưng em vẫn nghe lời ba mẹ mà”.

- Hành động của NVXH:

+ NVXH tích cực trò chuyện thân tình, tạo bầu không khí vui vẻ, cảm thông với những mong muốn, ý nghĩ của Q khi sử dụng internet.

+ Một số câu hỏi tham vấn thay đổi suy nghĩ thân chủ: Hỏi: Hồi còn bé, em thường thường thích làm gì?

Đáp: Em thích chơi với các bạn trong xóm: đánh quay, đá vòng, mèo đuổi chuột.v.v.

Hỏi: Sau này em thích làm gì? Em có nghĩ gì về tương lai của của mình không?

Em có mong muốn gì cho bản thân? Cho người thân của em?

Đáp: Em muốn được học Đại học như anh trai, sau này có một nghề nghiệp ổn định để phụ giúp bố mẹ, bố mẹ làm nông vất vả lắm.

NVXH: Anh nghĩ rằng sở thích của em cũng gần giống với anh hồi nhỏ rất thích chơi với bạn bè trong xóm làng. Bây giờ bọn em có mạng internet để chơi, chứ trước đây làm gì có và bọn anh vẫn chơi với nhau rất vui, có rất nhiều kỷ niệm đẹp cho đến bây giờ. Việc sử dụng biết sử dụng internet là điều tốt, em có thể vào mạng để đọc tin tức, tìm kiếm tài liệu học tập, để giải trí những lúc căng thẳng, nhưng trong mạng có nhiều thông tin không chính thống, chưa được kiểm duyệt, thậm chí xuyên tạc, … có thể ảnh hưởng đến bản thân. Thêm vào đó, nếu em sử dụng nhiều sẽ ảnh hưởng đến việc học tập, thậm chí ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe bản thân. Vì vậy, anh nghĩ rằng em có mong muốn rất tốt đẹp là được học Đại học như anh trai của mình, vì thế anh nghĩ em nên hạn chế việc sử dụng mạng để dành thời gian cho việc học; Em có thể không chơi game như trước đây nhưng vẫn rất vui khi cùng các bạn của mình tham gia đá bóng, chơi các trò chơi dân gian, các hoạt động thể thao khác.

- Kết quả đạt được: Q thừa nhận rằng những suy nghĩ trên luôn chi phối bản thân em trong thời gian vừa qua. Trước mắt em sẽ giảm thời gian vào mạng internet bằng cách dành thời gian để phụ giúp việc nhà cùng ba mẹ và học bài.

Bước 2: Tăng cường nhận thức, khám phá vấn đề: (1) NVXH cung cấp cho Q một số tài liệu về tác động tiêu cực của nghiện internet đối với người sử dụng; những nguyên nhân dẫn đến việc một cá nhân bị nghiện internet để thân chủ đối chiếu với bản thân mình. (2) NVXH cùng Q thảo luận, chia sẽ và tìm hiểu nguyên nhân nào khiến Q thường xuyên sử dụng mạng internet. (3) Thảo luận một số hoạt động để thân chủ thực hiện nhằm thay đổi hành vi, suy nghĩ không phù hợp.

- Kết quả đạt được: (1) Q nói rằng em đã đọc các tài liệu của anh, em thấy rất có ích vì trong đó nói lên rất nhiều hậu quả mà nghiện internet để lại cho bản thân em như: làm cho em khó tập trung học tập; mất ngủ, cảm thấy đau vai, mỏi mắt, ăn không ngon – ăn vội vàng. (2) Khi nói về nguyên nhân dẫn đến sử dụng internet nhiều, Q cho rằng “Đúng là bản thân em nhận thức không đúng hậu quả của nghiện internet; em cũng a dua theo mấy đưa học trong lớp nên chơi theo”.

Bước 3: Liệt kê một số hành động để thay đổi hành vi thường xuyên sử dụng mạng internet

NVXH cùng thảo luận, gợi mở một số hành động thay thế hành vi cũ: Q tham gia đá bóng, một số hoạt động thể thao khác; tham gia hoạt động tình nguyện do đoàn thanh niên xã phát động; nấu cơm, phụ giúp việc nhà; đi làm rẫy vào các ngày nghĩ; xuống phố thăm anh trai; chỉ cho em học bài, …

Hoạt động thứ 4: Làm việc với gia đình, thảo luận thiết lập mục tiêu, kế hoạch cá nhân

Bước 1: Thảo luận cùng gia đình

- Hành động của NVXH: (1) NVXH cung cấp một số tài liệu giúp gia đình tham khảo về những ảnh hưởng của nghiện internet, các nguyên nhân và một số biện pháp giúp thân chủ hạn chế tình trạng nghiện internet. (2) NVXH trao đổi với gia đình cần quan tâm nói chuyện, chia sẽ cùng thân chủ. Đặc biệt gia đình khuyến khích thân chủ cùng xem tivi, đi làm chung vào những ngày nghĩ. (3) NVXH thảo luận với thân chủ, gia đình quan tâm đến việc thiết lập mục tiêu, thời gian biểu và thẻ nhắc nhở để thân chủ không quên nhiệm vụ.

- Kết quả đạt được:

Gia đình thân chủ cho biết đọc qua các tài liệu, cùng với những tham vấn của NVXH họ đã nắm được nhiều thông tin về ảnh hưởng của nghiện internet. Đối chiếu tình hình hiện tại của Q, bố mẹ thân chủ nhận thấy rất cần sự hỗ trợ từ phía nhân viên XH để Q giảm thiểu mức độ nghiện internet.

Bước 2: Thiết lập các mục tiêu, kế hoạch cá nhân cho thân chủ

Nhân viên XH sử dụng các liệu pháp tâm lý, liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT), liệu pháp gia đình (family therapy) nhằm can thiệp giúp Q cai nghiện internet có hiệu quả:

(1) Xây dựng kế hoạch cá nhân (bảng liệt kê công việc phải làm): Bảng liệt kê công việc phải làm trong một tuần mà cá nhân phải làm. Chẳng hạn, buổi sáng đi học, buổi chiều tham gia chơi thể thao tại làng, buổi tối giúp bố mẹ việc nhà và học tập; trong tuần đầu tiên phải tham gia ít nhất một hoạt động thể thao vào các buổi chiều rảnh rỗi; Ít nhất sau bữa ăn buổi tối phải cùng gia đình xem chương trình thời sự trên VTV, … Bảng liệt kê này đề nghị thân chủ dán lên bàn học, tivi, máy tính hoặc đầu giường ngủ.

(2) Thiết lập mục tiêu cho cá nhân: Thảo luận cùng thân chủ đưa ra mục tiêu và thống nhất với nhau: mỗi tuần được chơi bao nhiêu lần và mỗi lần là bao nhiêu thời gian? Hãy dán bảng ghi chú trước máy tính hoặc nơi thuận tiện để thân chủ luôn nhớ “bản hợp đồng” đã được kí kết cùng với nhân viên XH và bố mẹ.

(3) Xây dựng thẻ nhắc nhở: Thân chủ ghi lên một mẫu giấy màu (thẻ) những tác hại của việc sử dụng internet nhiều như: tốn thời gian cho việc học tập, trò chuyện với người thân và bạn bè; đau nhức cơ thể, mệt mỏi do thức khuya, … Mẫu giấy yêu cầu nhỏ gọn đủ để bỏ trong ví/bóp, cặp hoặc nơi nào mà thân chủ có thể luôn mang theo bên mình và dễ dàng mang ra đọc khi cơn thèm nhớ xuất hiện.

(4) Cài đặt chương trình tự ngắt và thiết lập giới hạn thời gian: hướng dẫn thân chủ cài phần mềm tự ngắt trên điện thoại hoặc máy tính. Bên cạnh đó có thể sử dụng đồng hồ báo thức để thiết lập giới hạn về thời gian

- Kết quả đạt được: (1) Thân chủ thực hiện khá tốt các kế hoạch cá nhân. Nêu trước đây đi học về muộn thì dường như mức độ đã giảm dần. Q đã tham gia các hoạt động thể thao như chơi cầu lông cùng bạn bè, anh trai. (2) Em luôn mang thẻ nhắc nhở trong người mỗi khi được nhân viên XH kiểm tra. (3) Thời gian sử dụng internet của Q đã giảm rõ rệt theo như nhận định của bố mẹ và anh trai của Q. (4) Bố mẹ của Q, đặc biệt anh trai Q luôn giám sát chặt chẽ việc thực hiện của Q và luôn động viên em giảm thiểu việc sử dụng internet không mong muốn. (5) Theo giáo viên của Q, hiện nay em đi học khá đều đặn và không còn ngáp ngủ như trước đây. Em tham gia nhiệt tình việc học và công việc tập thể.

Hoạt động thứ 5: Giúp thân chủ thực hành một số kỹ năng nhằm đối phó cảm xúc tiêu cực và cắt cơn cai nghiện

Nhân viên CTXH cùng thân chủ thực hiện một số bài tập liên quan đến kỹ năng sau: (1) Kỹ năng từ chối. VD: khi bạn bè rủ rê sử dụng internet thân chủ cần nói: “Để lúc khác”, “Bây giờ mình đang bận việc”, “không, cảm ơn”, “Không, mình không bao giờ sử dụng internet cho dù có thú vị đến cỡ nào”. (2) Kỹ thuật đối phó cơn thèm nhớ game online. Ví dụ khi thèm nhớ việc sử dụng mạng internet hoặc game online, thân chủ có thể sử dụng một số biện pháp như: viết nhật ký về sự kiện xảy ra trong đời; trì hoãn (cố gắng trì hoãn sự thèm nhớ); phân tán (Là cách cắt ngang luồng suy nghĩ, não chúng ta chỉ có thể tập trung vào một việc nào đó). (3) Độc thoại tích cực: Là cách thân chủ tự nói chuyện với bản thân mình, những câu nói tích cực, tiếp thêm sức

mạnh, ý chí để vượt qua cơn thèm nhớ. VD: “Tôi sẽ không chết nếu tôi không sử dụng internet”, “Tôi sẽ vượt qua, tôi sẽ vượt qua”, “Cơn thèm nhớ rồi sẽ tan nhanh thôi mà, ai sử dụng game đều có thể gặp phải, mình sẽ không sao đâu”, “Vì kết quả mình đã đạt được bấy lâu, vì bố mẹ, thầy cô và tương lai tôi tiếp tục nỗ lực vượt qua cơn thèm nhớ này”,… (4) Thư giãn và tưởng tượng: Phân tán suy nghĩ là cách rất hiệu quả để vượt qua cơn thèm nhớ. Thay vì nghĩ về internet, thân chủ tưởng tượng đến những điều thú vị, những khung cảnh lãng mạn, tìm kiếm sự vui vẻ để gạt bỏ những ham muốn lấn át trong nhận thức của mình (VD: Tưởng tượng ra bãi biển vui nhộn, một hồ nước mát, một cánh rừng, hình ảnh vui nhộn cùng bạn bè khi đá bóng…). Bài tập hít thở là một cách thư giãn phổ biến, có thể hướng dẫn cho thân chủ theo các bước sau đây: Đặt cả hai chân xuống sàn, ngồi thẳng lưng, dựa vào ghế, nhắm mắt lại; Hít vào qua đường mũi, thở ra bằng miệng; Hít thở sâu, giữ lại một lúc rồi từ từ thở ra; Làm lại như vậy để cảm nhận phổi chứa đầy không khí rồi mới thở ra; Thở với nhịp chậm và đều. (5) Biện pháp, kỹ thuật đối phó với căng thẳng: Dùng hai ngón tay cái ấn mạnh vào điểm giữa lòng bàn chân. Giữ trong lòng bàn chân rồi thả ra. Tiếp tục như vậy sẽ thấy toàn thân được thư giãn (tham vấn viên cùng thực hành với thân chủ); Hãy nhấm nháp một ít thức ăn vặt. Có thể là một thanh kẹo, một chiếc bánh nhỏ... chúng sẽ kích thích não tiết ra hoocmon tạo sự hưng phấn; Hãy đọc to một câu chuyện cười • Nghe nhạc; Massage đầu: Dùng ngón trỏ ấn xung quanh vùng đầu, nhẹ nhàng và chà xát, massage đầu thật đều, tập trung vào phần đỉnh đầu, sau hai tai, gần cổ... Hát một mình: hát một bài nào đó mà tham vấn viên hoặc thân chủ yêu thích hoặc hát vu vơ một vài câu nào đó, có thể là huýt sáo... Cầu nguyện, ngồi thiền hoặc đi chơi...

- Kết quả đạt được:

Q thực hiện khá tốt một số kỹ thuật theo sự hướng dẫn của nhân viên XH để đối phó với sự thèm muốn sử dụng internet. Theo Q lúc này em không còn thèm nhớ việc sử dụng internet như trước đây

Hoạt động thứ 6: Giúp Q tham gia hỗ trợ bố mẹ các công việc trong gia đình; Tham gia các hoạt động TDTT, hoạt động ngoại khóa:

Q đã tham gia hỗ trợ bố mẹ làm các công việc nhà khi có thời gian rảnh như: nấu cơm, giặt đồ, dọn dẹp nhà cữa; em cũng tham gia làm rẫy cùng bố mẹ vào những ngày cuối tuần. Ngoài ra, vào các buổi chiều Q đã tham gia đá bóng cùng thanh niên trong làng, cùng các bạn học trên trường.

Hoạt động thứ 7: Liên kết ngu n lực

+ Liên hệ với ĐTN thôn để huy động em tham gia các hoạt động đoàn vào các hoạt động tình nguyện; các hoạt động VHVN, TDTT ở địa phương.

+ Nhóm bạn của Q sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ Q trong học tập và đặc biệt tham gia học một số kỹ năng giảm thiểu hành vi nghiện internet do nhân viên XH tổ chức tại nhà của thân chủ.

Bước 7:Lượng giá

Lượng giá về mục tiêu, mục đích:

Bảng 4.2: Lượng giá kết quả hoạt động trợ giúp


TT

Mục tiêu

Kết

quả

Miêu tả cụ thể


1

Giúp gia đình biết

được tình trạng nghiện internet của Q

Đạt

Gia đình nắm bắt được thông tin về hậu quả

nghiện internet; hợp tác với NVXH để hỗ trợ Q cai nghiện internet


2

Giúp thân chủ ổn định sức khỏe

Đạt

Sau khi được tư vấn của NVXH, Q tham gia các hoạt động thể thao nhiều hơn nên tình hình sức khỏe của Q đã ổn định; không còn

đau ở lưng, bả vai, các đầu ngón tay.


3

Giúp TC xóa bỏ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; nhận thức đúng đắn về vấn đề và thiết lập các hành vi mới

Đạt

- Q nhận ra hậu quả của nghiện internet đối với bản thân.

- Những ý nghĩa, cảm xúc tiêu cực được thay thế bằng những niềm tin tích cực.

- Q thực hiện việc thay đổi thời gian, mức độ

sử dụng mạng internet bằng những hành vi mới có lợi cho sức khỏe, học tập.


4

Giúp tăng cường kiến thức, kỹ năng cho gia đình để trợ giúp Q giảm thiểu hành vi sử

dụng internet

Đạt mức trung bình

Bố mẹ sẵn sàng lắng nghe, tiếp thu những chia sẻ từ phía NVCTXH. Tuy nhiên, do trình độ học vấn có hạn chế nên khả năng hiểu biết về kiến thức nghiện internet chưa thực sự tốt.

5

Giúp thân chủ thực

hành một số kỹ năng

Đạt

Q có các kỹ năng, giải pháp; thay đổi mức độ

sử dụng internet

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

cai nghiện internet




6

Giúp Q tham gia hỗ trợ bố mẹ các công việc trong gia đình; Tham gia các hoạt động TDTT, hoạt động ngoại

khóa

Đạt

Ngoài thời gian học tập ở trường, Q đã tham gia làm các công việc trong nhà để hỗ trợ bố mẹ như nấu cơm, dọn nhà và làm nương rẫy cùng bố mẹ vào thời gian rảnh rổi; Em tham gia nhiều hơn vào các hoạt động TDTT như đá

cầu lông, tập thể dục


7

Kết nối gia đình và các nguồn lực

Mức trung bình

- Bố mẹ quan tâm, thường xuyên nhắc nhở, theo dõi việc sử dụng internet của Q. Giáo viên chủ nhiệm quan tâm đến việc học và luôn nhắc nhở về việc sử dụng internet đối với Q.

- Đoàn TN địa phương vẫn chưa tổ chức nhiều hoạt động để Q cũng như nhiều học sinh khác

tham gia các hoạt động phù hợp lứa tuổi.


Lượng giá về tình hình nghiện internet:

Với 22 tuần can thiệp, hỗ trợ Q, kết quả cho thấy mức độ nghiện internet của thân chủ được giảm dần qua mỗi phiên can thiệp, điều này được thể hiện qua biểu đồ dưới đây:

Biểu đồ 4 1 Điểm trắc nghiệm Young trước và sau can thiệp của Q Biểu đồ 1

Biểu đồ 4.1. Điểm trắc nghiệm Young trước và sau can thiệp của Q

Biểu đồ 4.1 cho thấy, tại thời điểm trắc nghiệm T0 mức điểm của Q là 87 điểm, tương đương mức độ nghiện internet nặng. Nhưng qua các phiên can thiệp, mức điểm nghiện giảm dần từ thời điểm T1 đến T6 còn 26 điểm, tương đương mức độ sử dụng internet bình thường (không còn nghiện). Qua đó cho thấy các phương pháp can thiệp vừa tác động vào nhận thức, hành vi và kết hợp các kỹ năng được sử dụng trong luận án đối với thân chủ là rất phù hợp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022