So Sánh Kết Quả Khảo Sát Giữa Nvctxhth Và Hs Nghiện Internet

quản lý về cơ sở kinh doanh mạng internet, cơ sở kinh doanh game online, thỉnh thoảng có tuyền truyền về tác hại của nghiện internet, game qua truyền thanh. Nhưng trên thực tế rất nhiều phụ huynh không thực sự quản lý chặt chẽ về con em của họ, nên rất nhiều HS trốn gia đình đến các quán chơi game vào các ngày trong tuần là tương đối nhiều” (T.T.L, Nữ, 36 tuổi, Cán bộ làm văn hóa xã hội ở phường Nhơn Bình).

Bên cạnh sự quan tâm, phối hợp trong cộng đồng, khía cạnh liên quan đến Nhận thức của cộng đ ng xã hội về nghề CTXH nói chung và CTXH trong học đường cũng có những ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả các hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet. Điểm trung bình theo ý kiến đánh giá của NVCTXHTH ở nội dung này là 3,23 (mức ảnh hưởng trung bình), trong đó có 41% ý kiến cho rằng ảnh hưởng mức nhiều; 23% mức trung bình, có 18% lựa chọn mức ảnh hưởng ít và 9% đánh giá không bao giờ ảnh hưởng. Công tác xã hội ở Việt Nam là một nghề còn mới, do đó nhận thức của các cấp chính quyền và người dân vai trò, chức năng của nghề này còn có những hạn chế nhất định.

Một khía cạnh khác xuất phát từ cộng đồng có ảnh hưởng đến hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet là yếu tố liên quan đến Công tác truyền thông giáo dục, phòng ngừa nghiện internet. Điểm trung bình của yếu tố này tương đối thấp, ĐTB = 3,20, tương đương mức ảnh hưởng trung bình: có 47% đánh giá mức ảnh hưởng nhiều; 25% cán bộ đánh giá mức trung bình; 25% mức độ ít ảnh hưởng. Truyền thông chính là quá trình truyền tải các thông tin, thông điệp liên quan đến nguyên nhân, hậu quả, biện pháp phòng ngừa học sinh nghiện internet đến mọi người dân trong cộng đồng xã hội. Tuy vậy, thực tế cho thấy hiện nay công tác này vẫn triển khai còn ít, thậm chí một số nơi chưa thực hiện, vì thế mà hiện nay tình trạng nghiện internet, game online ở lứa tuổi thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên diễn ra rất nhiều. Tình trạng trộm cắp tài sản, vi phạm pháp luật trong thời gian qua ở nhiều tỉnh thành, trong đó có tỉnh Bình Định diễn ra có nguyên nhân bắt nguồn từ nghiện Games online. Điều đó cho thấy cần tăng cường công tác truyền thông để nâng cao nhận thức cho giới trẻ, cũng như các bậc phụ huynh về tác hại của nghiện internet, Games online.

Như vậy có 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet, so sánh việc đánh giá giữa hai nhóm khách thể cho thấy phía NVCTXH trường học đánh giá các yếu tố được tổng hợp dưới bảng 3.19 có ảnh hưởng nhiều đến hoạt động CTXH với ĐTBC là 3,50. Trong khi kết quả khảo sát của

nhóm HS nghiện internet cho thấy sự ảnh hưởng ở mức trung bình tương đối cao, ĐTB là 3,37, tiệm cận mức ảnh hưởng. Điểm tương đồng là cả hai nhóm đều cho thấy các yếu tố yếu tố như “Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet(ĐTB lần lượt là 3,63 và 3,52); “Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học”; “Sự quan tâm, phối hợp của gia đình” đều có sự ảnh hưởng nhiều đến hoạt động CTXH, và yếu tố ảnh hưởng ít nhất là “Nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng” (mức ảnh hưởng trung bình). Điều đó cho thấy thông tin thu thập mang tính khách quan tương đối.

Bảng 3.19. So sánh kết quả khảo sát giữa NVCTXHTH và HS nghiện internet


TT

Yếu tố

NVCTXHTH

HS nghiện

internet

1

Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh

nghiện internet

3,63

3,52

2

Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ,

giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học

3,52

3,48

3

Hệ thống chính sách, pháp luật của nhà nước

3,48

3,25

4

Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của

nhà trường

3,49

3,37

5

Sự quan tâm, phối hợp của gia đình

3,65

3,40

6

Nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng

3,24

3,18

Điểm trung bình chung

3,50

3,37

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Phân tích các yếu tố cụ thể ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội theo mô hình hồi quy: Kết quả hồi quy đơn biến (Bảng 3.20) cho thấy trong 6 yếu tố được khảo sát thì có 5 yếu tố liên quan đến Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet; Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học (NVCTXHTH); Cơ sở vật chất, nguồn lực và sự quan tâm của nhà trường; Sự quan tâm, phối hợp của gia đình; Nhận thức, sự quan tâm của cộng đồngcó ảnh hưởng đến hoạt động CTXH.

Bảng 3.20. Tổng hợp các tham số hồi quy tuyến tính đơn



TT


Các yếu tố

R

(Hệ số tương quan)

β

(Hệ số h i quy được chuẩn

hóa)

R2

Hiệu chỉnh

P

(Mức ý nghĩa)

1

Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh

của học sinh nghiện internet

0,408

0,459

0,250

0,000

2

Sự quan tâm, phối hợp của

0,396

0,258

0,157

0,000

3

Cơ sở vật chất, nguồn lực và

sự quan tâm của NT

0,227

0,227

0,051

0,023

4

Nhận thức, sự quan tâm của

0,308

0,207

0,094

0,002

5

Trình độ, năng lực và kinh

nghiệm của NVCTXHTH

0,309

0,309

0,095

0,002

6

Hệ thống chính sách, pháp

luật của nhà nước

0,050

-0,043

0,003

0,620

(Ngu n: Kết quả khảo sát năm 2017 – 2020)

Trong số các yếu tố theo kết quả hồi quy đơn biến cho thấy, yếu tố thuộc Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet có ảnh hưởng lớn nhất đến hoạt động CTXH (R2 = 0,250). Điều này có nghĩa là yếu tố liên quan đến bản thân HS nghiện internet giải thích được 25% sự biến đổi hiệu quả các hoạt động công tác xã hội. Hay nói cách khác nếu HS nghiện internet có nhận thức được hậu quả của việc nghiện internet, có suy nghĩ tích cực và thái độ hợp tác theo định hướng trợ giúp của NVCTXHTH thì việc cai nghiện internet của các em sẽ dần được tốt hơn. Yếu tố ảnh hưởng mạnh tiếp theo là Sự quan tâm, phối hợp của gia đình với R2 = 0,157, tức là nó giải thích được 15,7% sự biến đổi các hoạt động CTXH trong trợ giúp HS nghiện internet nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi tiêu cực. Điều này nói lên rằng nếu phụ huynh có con em bị nghiện internet được nâng cao sự hiểu biết về nghiện internet; có thái độ quan tâm đến con em mình và tích cực hợp tác với NVCTXHTH trong quá trình trợ giúp HS thì hiệu hiệu quả các hoạt động CTXH sẽ mang lại hiệu quả tích cực. Một số yếu tố khác giải thích được sự thay đổi của hoạt động CTXH thấp hơn như: Trình độ, năng lực và kinh nghiệm của cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác xã hội trong trường học là 9,5% và yếu tố Nhận thức, sự quan tâm của cộng đồng

giải thích được 9,4% sự thay đổi, riêng yếu tố nguồn lực của nhà trường có mức giải thích thấp nhất (5,1%).

Tiểu kết chương 3

Qua việc sử dụng các phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Anket, phỏng vấn sâu, quan sát, phân tích tài liệu thứ cấp, luận án đã có kết quả khảo sát toàn diện về mức độ học sinh THCS nghiện internet, các nguyên nhân và hậu quả của nghiện internet. Về các thực trạng các hoạt động công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, kết quả khảo sát cho thấy tùy vào điều kiện thực tế ở mỗi trường mà các hoạt động CTXH trong hỗ trợ học sinh nghiện internet tại các trường THCS ở tỉnh Bình Định đã được triển khai áp dụng dưới nhiều mức độ khác nhau. Bước đầu cho thấy đa số các hoạt động được triển khai đóng góp quan trọng trong việc hỗ trợ HS nghiện internet xóa bỏ những rào cản về mặt tâm lý, ổn định về đời sống tinh thần để thực hiện tốt các chức năng của bản thân trong việc thực hiện tốt các nhiệm vụ học tập, sinh hoạt và cải thiện các mối quan hệ với bạn bè, gia đình và thầy cô giáo. Trong đó, hoạt động Truyền thông giáo dục nâng cao nhận thức, kỹ năng cho học sinh nghiện internet và Giáo dục kỹ năng tâm lý

– xã hội cho HS nghiện internet và Giáo dục kỹ năng tâm lý - xã hội được thực hiện ở mức cao nhất, trong khi những hoạt động can thiệp chỉ triển khai thực hiện ở mức trung bình.

Chương 4

KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM CÔNG TÁC XÃ HỘI CÁ NHÂN VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐỐI VỚI HỌC SINH NGHIỆN INTERNET TỪ THỰC TIỄN TỈNH BÌNH ĐỊNH

4.1. Kết quả thực nghiệm công tác xã hội cá nhân để giảm thiểu hành vi nghiện internet cho học sinh

4.1.1. Cơ sở ứng dụng phương pháp công tác xã hội với cá nhân

Luận án lựa chọn phương pháp CTXH với cá nhân để thực nghiệm tác động nhằm giảm thiểu hành vi nghiện internet cho HS bị nghiện internet dựa trên một số cơ sở về pháp lý và thực tiễn như sau:

Thứ nhất, về mặt pháp lý, CTXHTH nói chung và CTXH làm việc với cá nhân HS bị nghiện internet được thể hiện ở Nghị định của Chính phủ (Số: 56/2017NĐ-CP) Quy định chi tiết một số điều của Luật Trẻ em năm 2017. Cụ thể ở chương IV của Nghị định có quy định về “Trách nhiệm bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng” với những nội dung cần được áp dụng trong CTXH với HS nói chung và HS bị nghiện internet ở trường học như: (1) Cần đảm bảo thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em trên môi trường mạng; (2) Truyền thông, giáo dục, nâng cao năng lực về bảo vệ TE trên môi trường mạng: nâng cao năng lực, phổ biến kỹ năng cho cha, mẹ, người chăm sóc TE, giáo viên, trẻ em, các cơ quan tổ chức có liên quan về lời ích; tác động tiêu cực của môi trường mạng đối với TE; phòng ngừa, ngăn chặn hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng theo quy định của pháp luật, …; cha mẹ, giáo viên có trách nhiệm giáo dục kiến thức, hướng dẫn kỹ năng an toàn cho TE, rèn luyện kỹ năng tự bảo vệ mình khi tham gia môi trường mạng; tổ chức, các doanh nghiệp cung cấp DV trên môi trường mạng phải hướng dẫn việc sử dụng dịch vụ để bảo vệ TE trên môi trường mạng; (3) Các biện pháp hỗ trợ, can thiệp TE bị xâm hại trên môi trường mạng: các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức doanh nghiệp hoạt động, cung cấp dịch vụ trên môi trường mạng có trách nhiệm tiếp nhận thông tin, đánh giá, phân loại mức độ an toàn; công bố thông tin về các mạng, dịch vụ, sản phẩm trực tuyến bảo đảm an toàn cho trẻ em; loại bỏ những hình ảnh, tài liệu, thông tin không phù hợp với trẻ em [48].

Dưới góc độ nghề CTXH, Thông tư số 33 năm 2018 của Bộ GD&ĐT “Hướng dẫn công tác xã hội trong trường học” được xem là cơ sở quan trọng để thực hiện

các hoạt động CTXH trong TH nói chung và CTXH trong làm việc với HS bị nghiện internet. Cụ thể, Thông tư quy định về mục đích của CTXH trong TH là nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng để người học tự giải quyết các khó khăn, khủng hoảng gặp phải; bảo vệ người học trước nguy cơ bị xâm hại, bạo lực, phòng tránh các tệ nạn xã hội, hạn chế vi phạm pháp luật, bỏ học. Thông tư này cũng quy định rất rõ về các nội dung liên quan đến CTXH trường học như: phát hiện nguy cơ, toorc hức các hoạt động phòng ngừa; thực hiện các quy trình can thiệp; thực hiện phối hợp cung cấp các dịch vụ CTXH tổ chức hoạt động hỗ trợ phục hồi và phát triển cho trường hợp học sinh có vấn đề khó khăn nói chung, trong đó có HS bị nghiện internet [60].Mới đây nhất là Quyết định của Thủ tướng Chính phủ đã Ban hành chương trình phát triển nghề CTXH giai đoạn 2021- 2030, đây cũng được xem là cơ sở quan trọng để các trường học có cơ hội phát triển, huy động sự cung cấp các dịch vụ CTXH trong trường học để trợ giúp học sinh có vấn đề khó khăn nói chung, cụ thể: phấn đấu đến năm 2029 đạt 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội; Đạt 90% số cơ quan, tổ chức, cơ sở trợ giúp xã hội, cơ sở cai nghiện ma túy, trại giam, trường giáo dưỡng, các cơ quan tư pháp, trường học, bệnh viện, xã, phường, thị trấn và đơn vị liên quan thực hiện phân công, bố trí nhân sự làm công tác xã hội, trong đó, có ít nhất từ 01 đến 02 cán bộ, công chức, viên chức, nhân viên công tác xã hội thuộc chức danh chuyên trách, không chuyên trách hoặc cộng tác viên công tác xã hội [51].

Thứ hai, về mặt thực tiễn, hiện nay ở các trường THCS trên địa bàn tỉnh Bình Định đã triển khai nhiều hoạt động mang màu sắc của nghề CTXH để can thiệp, phòng ngừa, tổ chức phát triển cho những học sinh có khó khăn trong học tập, gặp vấn đề về tâm lý xã hội, sức khỏe, hành vi, do vấn nạn bạo lực, bắt nạn học đường, xâm hại tình dục; sự bất bình đẳng; các hiện tượng nghiện chất gây nghiện, internet, games online gây ra, …Tuy vậy, việc áp dụng các biện pháp thực hiện can thiệp, trị liệu, phòng ngừa vẫn chưa thực sự hiệu quả; các biện pháp còn đơn điệu, chưa có bước giải quyết phù hợp với từng vấn đề nảy sinh trong học sinh. Đặc biệt, với vấn

đề nghiện internet trong học sinh, đây là hiện tượng khá phổ biến nhưng vô cùng phức tạp và nhạy cảm không thực sự dễ dàng trong việc giải quyết một cách đơn lẻ giữa giáo viên với học sinh mà rất cần sự phối hợp giữa các chuyên gia về CTXH học đường với gia đình – nhà trường và xã hội. Thế nhưng, thực tiễn nghiên cứu cho thấy ở các trường học hiện nay đang thiếu đội ngũ nhân viên CTXH trường học được đào tạo chuyên nghiệp, việc hỗ trợ can thiệp, phòng ngừa vấn đề nghiện internet cho HS chủ yếu được thực hiện bởi cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm CTXH trong trường học; các biện pháp áp dụng chủ yếu thực hiện gián tiếp để phòng ngừa mà chưa hướng đến việc trị liệu để cai nghiện cho học sinh bị nghiện internet; các phòng tham tham vấn tâm lý học đường chỉ mang tính đặc trưng, chưa phát huy tính hiệu quả trong hỗ trợ học sinh gặp vấn đề nói chung. Chính điều đó, việc thực hiện các hoạt động CTXH trong trường học là rất thiết thực trong bối cảnh ở các trường học đang xuất hiện nhiều vấn đề như nghiện internet, games online, bạo lực, bắt nạt học đường, … làm ảnh hưởng đến sứ mệnh trồng người theo sự phân công của xã hội. Sự xuất hiện của CTXH trong trường học không chỉ thực hiện các hoạt động tư vấn tâm lý đơn thuận mà còn can thiệp, trị liệu, thực hiện các hoạt động phòng ngừa, cung cấp các dịch vụ xã hội, kết nối gia đình và các nguồn lực xã hội để định hướng, hỗ trợ giúp HS nghiện internet giảm thiểu tác động tiêu cực do internet gây nên.

Thứ ba, CTXH cá nhân là một phương pháp đặc thù trong ngành CTXH nói chung và CTXH trong trường học ở các quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Luận án lựa chọn phương pháp này để thực nghiệm tác động giúp HS giảm thiểu hành vi nghiện internet, bởi một mặt, nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố liên quan đến cá nhân học sinh có vai trò quan trọng đối với việc nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH (Nhận thức, thái độ, kỹ năng của HS). Mặt khác, việc sử dụng phương pháp này giúp nhà nghiên cứu dễ dàng nắm bắt các nhu cầu tâm sinh lý của HS, hoàn cảnh gia đình, môi trường sống và sinh hoạt của các em, … đây là những thông tin quan trọng để hiểu cặn kẽ hơn về cội nguồn gây nên hành vi nghiện internet ở HS. Hơn nữa, việc vận dụng phương pháp cá nhân – làm việc trực tiếp giữa nhân viên CTXH với một HS nghiện, còn giúp nhân viên xã hội khai thác triệt để các điểm

mạnh của HS và huy động những nguồn tài nguyên sẵn có (từ gia đình, người thân, cộng đồng …) nhằm giúp HS nghiện giảm thiểu mức độ sử dụng internet.

4.1.2. Mô tả thân chủ nghiện internet

Em Đ.L.N.Q, Giới tính Nam, sinh năm 2004 (14 tuổi). Hiện nay Q đang là học sinh lớp 9 tại một trường THCS thuộc huyện VC, tỉnh Bình Định. Gia đình Q thuộc dân tộc Chăm, hiện đang sinh sống huyện VC, tỉnh Bình Định. Gia đình Q gồm có 5 người, ngoài bố mẹ, còn có một anh trai đang theo học Đại học năm thứ hai; em trai của Q hiện đang học lớp 4. Nghề nghiệp chính của bố mẹ Q là làm nông nghiệp và làm nương rẫy. Tình hình kinh tế gia đình em thuộc diện trung bình. Theo lời kể của Q thì em biết sử dụng internet từ năm học lớp 4, mục đích sử dụng mạng là để chơi Game online. Loại Game mà Q thường xuyên sử dụng nhất là Đột kích. Trừ những buổi đi học, hầu như ngày nào em cũng sử dụng mạng internet từ 3 đến 4 tiếng đồng hồ, thậm chí theo Q ngày nghỉ là hầu như từ sáng đến tối. Theo anh trai của Q, thì đi học về là Q trốn nhà đi chơi Game suốt cả buổi chiều. Cũng theo lời anh trai của Q, thì Q rất biếng học và hay trốn học để chơi Game. Theo Q, bố mẹ em biết chuyện em thường xuyên sử dụng internet, nhưng ông bà ít khi ngăn cấm, lâu lâu bực mình thì chửi vài câu cho qua chuyện.

Nhưng ông bà ít khi ngăn cấm lâu lâu bực mình thì chửi vài câu cho qua chuyện 1

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022