Đổi Mới Nội Dung Và Các Phương Thức Thực Hiện Các Hoạt Động Công Tác Xã Hội Đối Với Hs Nghiện Internet

khám phá, mạo hiểm, muốn tự khẳng định bản thân, trong khi nhận thức và tư duy của các em còn có nhiều hạn chế. Vì vậy, để học sinh không rơi vào tình cảnh nghiện internet, game online hay vướng vào các tệ nạn xã hội khác, phụ huynh cần dành thời gian cùng học sinh tham gia một số hoạt động giải trí nào đó để giúp con tránh xa việc tiếp xúc nhiều với internet và các trò chơi game online có nội dung không lành mạnh. Chẳng hạn, cùng con tham gia một buổi picnic hay đơn giản là chỉ ghé qua lớp kĩ năng sống, lớp học võ, lớp khiêu vũ sẽ thể hiện sự ân cần và quan tâm của chính các bậc cha mẹ dành cho con cái trong cuộc sống.

Bên cạnh việc tham gia các hoạt động giải trí cùng con mình, phụ huynh cũng thường xuyên tâm tình, nói chuyện và lắng nghe những tâm tư và hiểu ra những khó khăn mà con gặp phải. Những cuộc nói chuyện dù ngắn ngủi nhưng học sinh cảm thấy các em được yêu thương, quan tâm từ cha mẹ. Không những vậy, thông qua những cuộc trò chuyện, phụ huynh tìm hiểu xem vì sao con mình thích sử dụng internet? mục đích để làm gì? và các thể loại/loại hình internet đang sử dụng là gì?, … từ đó hướng dẫn con mình sử dụng mạng internet một cách phù hợp. Đặc biệt thông qua những cuộc trò chuyện, phụ huynh truyền đạt cho con những ảnh hưởng của việc nghiện internet, game online, để từ đó cùng khuyến khích con em hướng đến những hoạt động giải trí lành mạnh hơn.

Thứ ba: Thường xuyên phối hợp với nhà trường và tìm kiếm sự giúp đỡ từ các chuyên gia

Ngoài thời gian dành cho con ở nhà, phụ huynh cần thường xuyên liên lạc với nhà trường để nắm bắt thông tin về tình hình học tập, các mối quan hệ của con em mình từ đó có những định hướng đúng đắn phù hợp trong cách thức quản lí và giáo dục. Bên cạnh đó, gia đình cũng thẳng thắn chia sẻ với giáo viên chủ nhiệm về tình hình sử dụng internet của con mình; những khó khăn của gia đình và những mong muốn, đề xuất để giáo viên có sự quan tâm hỗ trợ kịp thời cho học sinh.

Một khi nhận thấy con mình có những dấu hiệu bất thường về hành vi, sức khỏe, tâm lý, tình hình học tập, … nếu việc sử dụng các biện pháp ngăn ngừa không mang lại hiệu quả, phụ huynh cần tìm đến sự tư vấn của các chuyên gia, các nhà tư vấn chuyên nghiệp để để được chia sẽ những biện pháp hữu hiệu và hướng can thiệp kịp thời để con không quá sa đà và vướng vào con đường nghiện internet. Hiện nay, ở nhiều địa bàn trên cả nước đã có các chuyên gia chuyên cai nghiện internet, game

online. Đến với các trung tâm cai nghiện, phụ huynh không chỉ được hướng dẫn cách thức trợ giúp con mình thay đổi hành vi sử dụng internet mà còn được điều trị theo phác đồ khoa học.

4.2.6. Đổi mới nội dung và các phương thức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với HS nghiện internet

Về hoạt động hoạt động kết nối gia đình và các bên liên quan: NVXH cần vận động các tổ chức Đoàn thanh niên, các câu lạc bộ, tổ, đội, nhóm trong và ngoài Nhà trường để họ quan tâm, chia sẻ, vận động HS nghiện internet tham gia các hoạt động có ích nhằm nâng cao nhận thức và dần thay đổi hành vi nghiện internet. Tiếp tục vận động người thân, gia đình mà trực tiếp là phụ huynh của HS nghiện internet không ngừng tương tác, chia sẽ những khó khăn về tâm lý, khích lệ động viên tinh thần để các em có cái nhìn tích cực về cuộc sống, thay đổi suy nghĩ tiêu cực không phụ thuộc vào mạng internet. NVXH tìm hiểu, đánh giá nhu cầu, đặc điểm hoàn cảnh của HS nghiện internet để kết nối các em đến với các dịch vụ xã hội để phát triển. Chẳng hạn, với những HS nghiện internet có hoàn cảnh nghèo cần kết nối các em với các quỹ học bổng nhằm khuyến khích các em vươn lên trong học tập cũng như an tâm để cai nghiện hiệu quả. NVXH tiếp tục tìm hiểu các mô hình cai nghiện internet trong cộng động để kết nối HS cũng như gia đình các em đến với các cơ sở này để cai nghiện, một khi các phương thức trợ giúp không có hiệu quả và phải cần đến dịch vụ chuyển gửi thân chủ. Bên cạnh đó, vận động cộng đồng cùng chia sẽ, động viên với gia đình HS để họ có ý chí, nghị lực trong quá trình chăm sóc, trị liệu cho con em bị nghiện internet.

Về hoạt động tư vấn, tham vấn: Tiếp tục tham vấn hỗ trợ tâm lý cho HS nghiện internet, giúp HS nghiện xóa bỏ những áp lực, rào cản tâm lý, tăng tính tự tin để HS tích cực tham gia vào các hoạt động cai nghiện có hiệu quả. Trong tham vấn, NVXH cần chú trọng vận dụng nhiều phương pháp như cá nhân và áp dụng cho cả nhóm HS có biểu hiện nghiện internet. Việc tham vấn không chỉ thực hiện bằng hình thức trực tiếp mà NVXH trường học cần tư vấn gián tiếp đối với trường hợp một số HS nghiện internet ngại tiếp xúc trực tiếp với NVXH, chặng hạn tham vấn qua điện thoại, viết thư tín, hoặc có thể vãng gia. Bên cạnh đó, NVCTXHTH cần tăng cường tư vấn thường xuyên về chăm sóc sức khỏe; cải thiện mối quan hệ cho HS và điều quan trọng nữa với những trường hợp nghiện nặng các em cần được tư vấn, giới thiếu đến các trung tâm cai nghiện để được điều trị tốt hơn.

Về hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần: NVCTXHTH tăng cường phối hợp với nhân viên y tế trường học để tiến hành các hoạt động sàng lọc nhằm phát hiện HS có biểu hiện nghiện internet. Khi phát hiện HS bị nghiện internet có thể thực hiện việc tham vấn để học sinh biết cách tự điều chỉnh hành vi, điều chỉnh cảm xúc tiêu cực, khuyến khích HS nghiện internet tham gia các hoạt động TDTT, VHVN, các lớp giáo dục kỹ năng sống nhằm nâng cao sức khỏe thể chất và thâm thần. Đối với trường hợp HS nghiện internet ở mức nghiện nặng, nghiện vừa có thể tư vấn để các em đến các trung tâm cai nghiện hoặc bệnh viện để được chuyên gia, đội ngũ y – bác sỹ trực tiếp trị liệu theo phác đồ y học.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 238 trang tài liệu này.

Về hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng mạng internet và hậu quả của nghiện internet cho HS nghiện internet và các bên liên quan: Đây là hoạt động quan trọng nhằm tác động đến nhiều bên liên quan, tuy nhiên hoạt động này chưa đem lại hiệu quả cao và còn mang tính hình thức, chưa có trọng tâm. Chính vì vậy, NVCTXHTH cần tham mưu với nhà trường để xây dựng các hoạt động này theo chủ đề cụ thể với khung thời gian phù hợp trong năm học. Ngoài việc truyền thông qua hình thức nói chuyện trực tiếp, NVCTXHTH cần tăng cường hình thức truyền thông qua các hình ảnh trực quan thông qua hình ảnh như áp phích, tờ rơi nhằm thu hút sự quan tâm của HS trong Nhà trường. Đối với đối tượng được truyền thông, ngoài HS, cán bộ, giáo viên trong trường, NVCTXH cần chủ động tập hợp nhiều hơn nữa sự tham gia của phụ huynh học sinh trong các buổi nói chuyện chuyên đề, tổ chức cuộc thi hay tranh thủ trong các buổi họp phụ huynh nhằm nâng cao nhận thức cho gia đình và qua đó tăng cường sự quan tâm, hợp tác trong việc hỗ trợ thực hiện các hoạt động CTXH trong can thiệp đối với HS nghiện internet.

Hiện nay, hầu như hoạt động quản lý ca đối với HS nghiện internet ở các trường học chưa được định hình rõ nét, thậm chí là chưa được quan tâm thực hiện. Đây là hoạt động quan trọng nhằm đánh giá nhu cầu, lên kế hoạch trị liệu, từ đó kết nối và điều phối các dịch vụ nhằm giúp HS bị nghiện internet đáp ứng nhu cầu được bảo vệ hay chăm sóc lâu dài. Do đó, NVCTXHTH cần tham vấn với nhà trường và với phụ huynh HS để tăng cường hoạt động này nhằm hỗ trợ những HS nghiện internet ở mức nghiện nặng nhằm giúp HS tiếp cận được các nguồn lực, dịch vụ can thiệp có hiệu quả trong quá trình cai nghiện internet và phòng ngừa việc tái nghiện internet có hiệu quả.

Công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet từ thực tiễn tỉnh Bình Định - 21

Tiểu kết chương 4

Thông qua việc phát hiện các trường hợp HS đủ tiêu chuẩn nghiện internet, nghiên cứu sử dụng phương pháp CTXH cá nhân nhằm thực nghiệm tính hiệu quả của phương pháp đó với một trường hợp nghiện internet nặng. Sau khi thực hiện tiến trình can thiệp, kết quả cho thấy thân chủ đã xóa bỏ những ý nghĩ, cảm xúc tiêu cực và thiết lập các hành vi mới; hình thành các kỹ năng, kết quả cho thấy các ảnh hưởng do nghiện internet gây ra với thân chủ như khó khăn về sức khỏe, tâm lý, vấn đề học tập và sinh hoạt, hậu quả đối với hành vi có sự thuyên giảm tích cực; Q có thể tham gia các hoạt động học tập, sinh hoạt, tạo lập các mối quan hệ xã hội bình thường. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet như: Hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách về công tác xã hội học đường; Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên, giáo viên làm công tác xã hội; Nâng cao vai trò, trách nhiệm, đổi mới cơ chế, chính sách trong nhà trường; Nâng cao nhận thức của học sinh; phát huy vai trò của phụ huynh; đổi mới nội dung và các phương thức thực hiện các hoạt động công tác xã hội đối với HS nghiện internet.

KẾT LUẬN

1. Kết luận

Từ nghiên cứu về lý luận và thực tiễn, luận án rút ra một số kết luận như sau:

Trên cơ sở khái niệm nghiện internet và công tác xã hội, chúng tôi quan niệm CTXH với học sinh nghiện internet là tập hợp các hoạt động được thực hiện bởi nhân viên XH nhằm hướng đến hỗ trợ HS nghiện nâng cao kiến thức, năng lực bản thân để giảm thiểu hành vi nghiện internet, từ đó giúp các em thực hiện tốt các chức năng xã hội và phát triển lành mạnh như những học sinh bình thường khác trong trường học.

Từ khái niệm nghiên cứu, kết hợp việc tham khảo một số nghiên cứu trước đó, luận án xác định, hoạt động CTXH đối với học sinh nghiện internet bao gồm những hoạt động chính là: hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet; Hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần; Hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan trong hỗ trợ học sinh bị nghiện internet; Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và kỹ năng sống cho học sinh nghiện internet; Truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng mạng internet và hậu quả của nghiện internet cho HS nghiện internet và các bên liên quan.

Về kết quả thực tiễn việc thực hiện các hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet, trong thời gian qua các hoạt động CTXH trong hỗ trợ HS nghiện internet ở các trường THCS tại Bình Định luôn được lãnh đạo, giáo viên và đội ngũ nhân viên CTXH trường học ở các trường chú trọng quan tâm. Các hoạt động CTXH bước đầu cho thấy những kết quả nhất định. Trong đó: (1) với hoạt động truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức cho thấy các nội dung được thực hiện ở mức khá cao, đặc biệt với nội dung “Tuyên truyền, giáo dục về tác động tiêu cực của internet và những tác hại của việc nghiện internet, game online đến học sinh” được đánh giá thực hiện cao nhất; (2) với hoạt động giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội, nội dung được thực hiện cao nhất là “Giáo dục các kỹ năng sống cho học sinh: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý khủng hoảng tâm lý, kỹ năng sinh hoạt nhóm, kỹ năng sử dụng internet”; ĐTB của hoạt động thuộc cao nhất so với các hoạt động; (3) với hoạt động tham vấn, tư vấn cho học sinh nghiện internet, kết quả cho thấy nội dung “Tham vấn về vấn đề tâm lý, tinh thần” được thực hiện ở mức cao nhất; ĐTB chung của việc thực hiện hoạt động ở mức trung bình; (4) về hoạt động hỗ trợ chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, nội dung được triển khai cao nhất là “Hỗ trợ khám y tế và chăm sóc sức khỏe định kỳ”,

các nội dung còn lại đều thực hiện ở mức trung bình; (5) với hoạt động kết nối gia đình và các bên có liên quan, đây là hoạt động có mức độ thức hiện để can thiệp, hỗ trợ đối với HS nghiện internet ở mức thấp nhất, trong đó chỉ có nội dung “Thúc đẩy sự tương tác giữa giáo viên và học sinh nghiện internet” được thực hiện ở mức cao.

Về thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến CTXH đối với HS nghiện internet, kết quả khảo sát cho thấy trong 6 nhóm yếu tố được khảo sát thì chỉ có yếu tố liên quan đến hệ thống luật pháp chính sách là không có sự ảnh hưởng. Trong những yếu tố có ảnh hưởng theo mô hình hồi quy thì yếu tố thuộc Nhận thức, thái độ, hoàn cảnh của học sinh nghiện internet và Sự quan tâm, phối hợp của gia đình có ảnh hưởng mạnh nhất.

Để nâng cao hiệu quả các hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet nghiên cứu đã thực nghiệm phương pháp CTXH cá nhân với một trường hợp HS chẩn đoán bị nghiện internet mức nặng. Tiến trình bao gồm bảy bước cơ bản, với các nhiều hoạt động như Giúp TC xóa bỏ suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực; nhận thức đúng đắn về hậu quả của nghiện internet; cùng thiết lập các hành vi mới; Làm việc với gia đình, thảo luận thiết lập mục tiêu, kế hoạch cá nhân; Giúp thân chủ thực hành một số kỹ năng nhằm đối phó cảm xúc tiêu cực và cắt cơn cai nghiện, đã cho thấy mức độ nghiện được giảm thiểu, các ảnh hưởng tiêu cực về sức khỏe, học tập, hành vi, sinh hoạt của thân chủ được cải thiện tích cực. Để có biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội đối với học sinh nghiện internet, nghiên cứu đề xuất sáu nhóm giải pháp cơ bản từ cải thiện luật pháp, chính sách về nghề CTXH trong trường học; các giải pháp liên quan đến giáo viên, nhà trường, bản thân học sinh và cộng đồng xã hội. Các biện pháp đó cần thực hiện đồng bộ với nhau và cân nhắc để phù hợp với điều kiện của mỗi trường để mang lại hiệu quả thiết thực.

Kết quả khảo sát từ thực tiễn nghiên cứu đã góp phần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu của luận án đặt ra đó là: (1) Các hoạt động CTXH đối với học sinh nghiện internet ở các trường THCS tại tỉnh Bình Định đã được tổ chức ở những mức độ, hình thức khác nhau nhằm hướng đến phòng ngừa và trị liệu nhằm trợ giúp HS giảm thiểu hành vi nghiện internet. Trong đó hoạt động, “Truyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức” và hoạt động “Giáo dục kỹ năng tâm lý – xã hội” được thực hiện ở mức cao nhất.

(2) Có một số yếu tố đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động CTXH đối với HS nghiện internet dưới những mức độ khác nhau, trong đó ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố liên quan

đến HS nghiện internet. (3) Kết quả thử nghiệm cho thấy những tác động của phương pháp công tác xã hội cá nhân có những hiệu quả tích cực trong xóa bỏ những cảm xúc tiêu cực; hình thành những kỹ năng cần thiết cho HS giảm thiểu việc lạm dụng internet.

2. Hạn chế của nghiên cứu

Thứ nhất, việc chẩn đoán nghiện internet dựa trên bảng trắc nghiệm được thiết kế của nhà khoa học ngoài nước với một khoảng thời gian cách đây khá lâu (năm 1998), hơn nữa việc đo lường chỉ thực hiện thông qua bộ câu hỏi tự điền nên việc áp dụng vào thực tiễn hiện nay có thể gặp những sai số nhất định và không khai thác hết lượng thông tin cần thiết.

Thứ hai, vì lý do chủ quan là sự hạn chế về mặt kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm lần đầu làm việc với học sinh nghiện internet, vì vậy, luận án chỉ thực hiện được thực nghiệm tác động được với một thân chủ cụ thể mà chưa thể tiến hành với nhiều trường hợp để có sự đối sánh về mức độ hiệu quả giữa những đối tượng can thiệp khác nhau.

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ

1. Nguyễn Văn Nga (2016), Hành vi nghiện internet ở học sinh, sinh viên

- những vấn đề cần quan tâm trong công tác xã hội, Tạp chí Thiết bị giáo dục, số 136 (12/2016), tr. 46 – 48 và 82

2. Nguyễn Văn Nga (2019), Công tác xã hội đối với học sinh trung học cơ sở nghiện internet tại tỉnh Bình Định, Tạp chí Giáo dục, Số 452 (Kì 2 - 4/2019), tr. 24 - 31.

3. Nguyễn Văn Nga (2020), Một số yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động công tác xã hội đối với học sinh “nghiện” internet tại tỉnh Bình Định, Tạp chí khoa học Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 2 năm 2020, tr. 72 - 86.

4. Nguyen Văn Nga, Pham Thi Hai Ly (2021), Affecting factors of the lower secondary school students’ internet addiction. In trong Kỷ yếu toàn văn tiếng Anh của Hội thảo quốc tế RC06-VSA InternationalConference The Family in Modern and Global Societies: Persistence and Change-Lens from VietnamKnowledge Publisher, Hanoi, 2021. Pp. 504-518.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/05/2022