Phân Tích Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter


USD). Tỷ giá tăng như vậy sẽ làm chí phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhưng cũng làm doanh thu của công ty từ việc xuất khẩu tăng lên. Nhìn chung, tỷ giá thay đổi ở mức này chưa có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty trong ngắn hạn.

Kinh tế thế giới đang trên đà hồi phục sau cuộc khủng hoảng năm 2009 vừa qua. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế IMF, kinh tế thế giới năm 2010 sẽ tăng trưởng vào khoảng 3,1%. Mức tăng trưởng này vẫn thấp hơn so với năm 2006, 2007 (trên 5%), nhưng cũng được coi là khả quan so với mức tăng trưởng năm 2009 chỉ là 1,1%. Điều này báo hiệu một năm 2010 với nhiều cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp nói chung. Và đặc biệt với ECO, một doanh nghiệp mà doanh thu từ xuất khẩu chè đã qua chế biến chiếm tới 70% tổng doanh thu của công ty, và hơn 10% tổng doanh thu xuất khẩu toàn ngành sản xuất và chế biến chè Việt Nam thì đây thực sự là một cơ hội tốt để công ty đẩy mạnh xuất khẩu.

Đối với tình hình kinh tế trong nước, các chuyên gia cũng đưa ra dự đoán kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng vào khoảng 7% trong năm 2010. Theo số liệu của Tổng Cục Thống Kê, tổng sản phẩm quốc nội quý I/2010 (GDP) của Việt Nam đã tăng 5,83% so với cùng kì năm 2009. Mức tăng GDP này tuy chưa đạt bằng mục tiêu đề ra cho cả năm (6,5%), nhưng đã cao hơn nhiều so với quý I năm 2009. Điều này chứng tỏ nền kinh tế nước ta đang tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh dần.

Lạm phát theo đánh giá của nhiều chuyên gia kinh tế trong và ngoài nước có thể tăng cao hơn mức 7% như trong kế hoạch đề ra cho năm 2010. Đây có thể là một bất lợi cho ECO vì nếu lạm phát tăng quá cao có thể sẽ đẩy giá nguyên vật liệu đầu vào lên cao, ảnh hưởng tới tổng chi phí đầu vào của ECO và có thể sẽ dẫn tới việc ECO buộc phải đẩy giá thành phẩm đầu ra lên.


Lạm phát ở Việt Nam trong quý đầu năm 2010 đã đạt mức 4,3%, trong khi Mỹ - một trong những thị trường xuất khẩu chính của ECO – chỉ đạt mức lạm phát 2,3%. Như vậy, nếu ECO nói riêng và các doanh nghiệp xuất khẩu nói chung đẩy giá sản phẩm đầu ra lên theo đúng tỷ lệ lạm phát trong nước thì sẽ có thể bị mất lợi thế cạnh tranh về giá; trong trường hợp, các doanh nghiệp xuất khẩu, trong đó có ECO không tăng giá đầu ra thì họ sẽ phải chấp nhận giảm lợi nhuận để bù cho chi phí đầu vào tăng lên do lạm phát trong nước.

2.1.2. Yếu tố công nghệ


Nhưng theo thống kê, để đạt được năng suất làm việc tốt và cạnh tranh được với các sản phẩm của nước ngoài, các doanh nghiệp ngành chè nên cập nhật, cải tiến công nghệ sau khoảng 3-5 năm. Giá của một dàn máy đóng gói túi trà lọc hiện tại vào khoảng 7-15 tỷ. Giá thành này là khá cao so với doanh thu trung bình của các doanh nghiệp ngành chè. Vì vậy, công nghệ có thể trở thành trở ngại đối với các doanh nghiệp chè, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.

2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội

Như chúng ta đã biết, các ngành kinh doanh thực phẩm luôn đòi hỏi rất cao trong vấn đề phù hợp, thích nghi với văn hóa xã hội của từng quốc gia, từng vùng lãnh thổ. Sản xuất và chế biến chè cũng không nằm ngoài đòi hỏi này, thậm chí ngành chè có thể còn có những đòi hỏi cao hơn những ngành sản xuất và kinh doanh thực phẩm khác. Vì vậy, yếu tố văn hóa xã hội đóng vai trò khá quan trọng quyết định sự thành bại của các doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh chè như ECO. “Đôi khi chỉ là gia giảm một chút hương liệu hay chỉ là cách thu hái chè cũng có thể làm khách hàng ở nơi này vừa lòng hơn rất nhiều nhưng lại không hợp khẩu vị với khách hàng ở vùng khác.” – Một nhân viên làm việc tại phòng KCS tại Vĩnh Phúc cho biết.

Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 6


ECO lại là một doanh nghiệp xuất khẩu chè tới hơn 10 quốc gia, vùng lãnh thổ trên khắp thế giới, nên việc chế biến chè sao cho phù hợp với từng địa phương mà vẫn đảm bảo quy chuẩn chung của thế giới là một điều khá khó khăn.

2.1.4. Yếu tố tự nhiên

Chè là một loại nông sản bị ảnh hưởng lớn bởi điều kiện tự nhiên như khí hậu, hạn hán, thiên tai… Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, không có những thay đổi trái mùa, doanh nghiệp có thể tính toán được thời gian thu hoạch, sản lượng và chất lượng chè. Tuy nhiên, nếu điều kiện tự nhiên thay đổi thất thường, nằm ngoài khả năng dự báo, các doanh nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc lên kế hoạch giao hàng; thậm chí các doanh nghiệp này sẽ bị chậm giao hàng hoặc giao hàng không đúng phẩm chất, dẫn tới việc phải đền bù và mất uy tín với khách hàng.

2.1.5. Yếu tố pháp luật chính trị

Nhìn chung, Việt Nam là nền chính trị ổn định, thuận lợi cho hoạt động đầu tư. Chính phủ Việt Nam cũng luôn có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và xây dựng vùng nguyên liệu.

Đặc biệt, chè được coi là mặt hàng chiến lược trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam. Đồng thời, việc phát triển cây chè có giá trị xã hội lớn về môi trường như: phủ xanh đất trống đồi trọc, bảo vệ môi trường, góp phần xóa đói giảm nghèo cũng như ổn định kinh tế xã hội nông thôn gắn liền với lịch sử, truyền thống văn hóa. Vì vậy, ngoài những chính sách chung nhằm phát triển xuất khẩu nông sản, nhà nước còn có những chính sách ưu đãi riêng cho ngành chè.

2.1.6. Yếu tố toàn cầu hóa

Với xu thế toàn cầu hóa hiện nay, các rào cản thương mại giữa các quốc gia đang được dỡ bỏ dần. Ngày 11/1/2007, Việt Nam chính thức là thành viên


của WTO, đồng nghĩa với việc Việt Nam sẽ được hưởng các ưu đãi về mặt thuế quan cũng như phi thuế quan khi tham gia buôn bán giao thương với các thành viên khác của WTO.

Tuy nhiên, đây không chỉ là thuận lợi mà còn là thách thức đối với các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Việt Nam. Khi các hàng rào thương mại của Việt Nam được dần gỡ bỏ theo đúng lộ trình cam kết với WTO, cũng là lúc các doanh nghiệp trong nước mất đi sự bảo hộ của Nhà nước, các doanh nghiệp nước ngoài có nhiều cơ hội thâm nhập thị trường Việt Nam. Các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội vươn ra thị trường thế giới dễ dàng hơn, nhưng kèm theo đó là nguy cơ phải chia sẻ thị trường trong nước. Nếu các doanh nghiệp có năng lực tốt, chủ động trong sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm phù hợp với tiêu chuẩn chung của quốc tế thì việc vươn ra thị trường thế giới đồng thời giữ lại thị phần trong nước là điều có thể. Nhưng nếu các doanh nghiệp này không đủ năng lực để tự cạnh tranh, thì không những bị mất phần lớn thị phần trong nước vào tay các doanh nghiệp nước ngoài mà còn không thể vươn ra chiếm lấy một phần nhỏ thị trường thế giới.

2.2. Phân tích môi trường ngành


2.2.1. Phân tích chu kì phát triển của ngành


Tổng sản lượng chè Việt Nam liên lục tăng, từ 340.500 tấn năm 2001 lên đến 648.900 tấn năm 2006; tức là tăng gần gấp đôi qua 6 năm. Đi cùng với đó là sự tăng lên của sản lượng xuất khẩu chè. Năm 2001, Việt Nam mới chỉ xuất khẩu được 68.217 tấn chè, thì đến năm 2006, lượng xuất khẩu chè của Việt Nam đã tăng lên tới 105.631 tấn, gấp 1,6 lần. Đây là một bước tiến lớn, trước hết là đem lại cho Việt Nam một nguồn thu ngoại tệ đáng kể, sau đó là giúp Việt Nam trở thành nước đứng thứ 7 về xuất khẩu chè trên toàn thế giới, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.


Biểu đồ 2: Tổng sản lượng chè và

sản lượng chè xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001 – 2006


Rõ ràng ngành chè Việt Nam đang trên đà phát triển ngày một mạnh mẽ hơn. Để góp phần quảng bá cũng như tạo cơ hội cho ngành chè Việt Nam trên trường quốc tế, tháng 5 năm 2007, Phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm đã phê duyệt danh mục dự án nghiên cứu khả thi “Xây dựng sàn đấu giá chè” của Hiệp hội chè Việt Nam. Sàn giao dịch chè dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2010. Đây là cơ hội đẩy mạnh phát triển ngành chè Việt Nam.

Qua những số liệu thống kê và các nhận định của các chuyên gia, ngành chè Việt Nam đang ở vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ. Năm 2006 tổng sản lượng ngành chè tăng 21,5% so với năm 2005.


2.2.2. Phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter

Đối thủ cạnh tranh hiện tại

Hiện nay ngành chè Việt Nam có đến hơn 600 doanh nghiệp chè lớn nhỏ. Ngành chè có thể được coi là một ngành phân tán với số lượng doanh nghiệp nhiều như vậy. Tuy nhiên, chỉ có một số ít các doanh nghiệp sản xuất và chế biến chè có đầy đủ dây chuyền hiện đại và hệ thống kiểm soát chất lượng đạt tiêu chuẩn. Rất nhiều các doanh nghiệp trong ngành chè không tham gia sản xuất, chế biến chè mà chỉ kinh doanh chè thành phẩm, hoặc có những doanh nghiệp thực chất chỉ là những lò chè nhỏ, không có quy mô, hoạt động không ổn định. Nhìn chung, tình hình cạnh tranh trong nước của ngành chè hiện nay khá gay gắt. Hơn nữa, với tình hình kinh tế thị trường, Việt Nam đang dỡ bỏ nốt những rào cản thương mại cuối cùng thì các doanh nghiệp nước ngoài cũng tiếp tục tràn vào Việt Nam; điển hình là các nhãn hiệu như Lipton, Dilmah, Nestea…

Hơn nữa, ECO là một doanh nghiệp tham gia khá nhiều vào hoạt động xuất khẩu chè, vì vậy, các đối thủ cạnh tranh của ECO không chỉ giới hạn trong thị trường nội địa, mà còn là các doanh nghiệp xuất khẩu chè trên khắp thế giới. Cho đến nay, đã có hơn 100 nước thuộc 5 châu lục trồng và xuất khẩu chè. Ấn Độ và Trung Quốc là 2 quốc gia trồng chè lớn nhất thế giới – chiếm tới hơn nửa tổng sản lượng chè toàn thế giới. Chè xuất khẩu gồm 2 loại là chè đen và chè xanh; trong đó, chè đen chiếm phần lớn lượng chè xuất khẩu (84%), chè xanh chủ yếu được sản xuất và tiêu thụ nội địa. Việt Nam là một nước xuất khẩu chè xanh lớn trên thế giới với thị phần chiếm 10,16% lượng chè xanh xuất khẩu trên toàn thế giới. Nhưng về tổng sản lượng chè xuất khẩu thì Việt Nam mới đứng thứ 8 trên thế giới với lượng chè đen xuất khẩu là 46400 tấn (số liệu năm 2008), so với sản lượng xuất khẩu chè đen của Kenya – nước xuất khẩu chè đen lớn nhất thế giới là 461240 tấn.


Tuy nhiên theo thống kê, tiêu thụ chè thế giới luôn tăng vượt sản lượng trong giai đoạn 2005 – 2009, với khoảng cách lớn nhất là vào những năm từ 2007 đến 2009, khi mức tăng nhu cầu vượt tới 3,4 điểm phần trăm so với mức tăng cung, đúng vào thời điểm giá chè tăng mạnh. Vì vậy có thể nói thị trường xuất khẩu vẫn còn khá tiềm năng đối với Công ty Cổ phần Sản phẩm Sinh thái.

Khách hàng


Như đã phân tích ở trên, hiện nay cung chè thế giới đang cao hơn lượng cầu. Nói cách khác, các nhà cung cấp chè sẽ phải cạnh tranh với nhau gay gắt cả về chất lượng và giá cả sản phẩm để giữ được khách hàng của mình.

Tuy nhiên, chè là một loại sản phẩm đặc thù, đòi hỏi khả năng thích nghi với văn hóa các thị trường cao. Nên việc khách hàng đặt mua chè của nhà cung cấp nào không chỉ phụ thuộc vào giá cả và một số tiêu chuẩn quốc tế về chè chung, mà còn phụ thuộc rất nhiều vào hương vị chè đặc trưng của từng nhà sản xuất ở từng khu vực.

Vì vậy, mặc dù số lượng nhà cung cấp chè trên khắp thế giới là khá lớn, cung chè vượt quá cầu, nhưng khả năng mặc cả về giá của khách hàng chưa hẳn là cao. Nói cách khác, chi phí chuyển đổi nhà cung cấp của khách hàng trong ngành chè là khá lớn. Nếu chuyển đổi nhà cung cấp mà khách hàng không tìm hiểu kĩ về chất lượng sản phẩm mà chỉ quan tâm đến giá, thì khách hàng có nguy cơ phải nhập hàng không đúng thị hiếu của thị trường mà họ đang hướng tới.

Nhà cung cấp


Nguyên vật liệu đầu vào của công ty ECO có thể chi làm 3 phần: nguyên vật liệu thô, các bán thành phẩm và hương liệu, và các vật liệu để đóng gói.


Trước hết là về nguyên liệu thô ban đầu (lá chè, búp chè), ECO chủ động xây dựng cho mình các vùng nguyên liệu ở rất nhiều tỉnh thành trên cả nước (Vĩnh Phúc, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang, Nghệ An, Bảo Lộc…). Những vùng nguyên liệu này hiện tại cũng chỉ đủ cung ứng khoảng 35% lượng chè mỗi năm, ngoài ra, ECO phải phụ thuộc vào việc thu mua từ những người nông dân trồng chè. Công ty thường ký hợp đồng dài hạn với nông dân. Tuy nhiên, hiện nay do nhận thức của người nông dân chưa cao, nên khi các nhà máy Trung Quốc sang thu mua với giá cao hơn, yêu cầu chất lượng không khắt khe như ECO và các doanh nghiệp chè Việt Nam khác, người nông dân sẵn sàng phá hợp đồng, bán chè cho Trung Quốc. Vì vậy ECO phải đối mặt khá nhiều sức ép từ phía các hộ trồng chè, công ty không có quyền mặc cả giá.

Các bán thành phẩm (chè đã qua sơ chế, sàng lọc giai đoạn 1) được sản xuất tại các nhà máy của ECO. ECO hiện có tới 13 nhà máy lớn nhỏ, nằm rải rác khắp cả nước gắn với các vùng nguyên liệu chủ chốt. Đây không phải là khâu sản xuất mà ECO phải lo ngại, bởi nhìn chung, khi đã có sự đảm bảo về nguyên liệu thô đầu vào, ECO có thể hoàn toàn chủ động về đầu ra.

Sau khi được chế biến, chè cần được đóng gói theo các tiêu chuẩn Vệ sinh an toàn thực phẩm của Việt Nam và quốc tế. Các nguyên liệu để đóng gói chè như giấy thiếc, túi lọc… được công ty nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan. Các loại vật liệu để đóng gói mà ECO cần đều không phải vật liệu đặc biệt, hiện trên thị trường có rất nhiều doanh nghiệp có thể đảm bảo cung cấp các loại vật liệu này với số lượng lớn và chất lượng đảm bảo. Vì vậy, những nhà cung cấp những vật liệu đóng gói cho công ty hiện tại hầu như không có khả năng gây sức ép về giá cả. Ngược lại, công ty Cổ phần Sinh thái đôi khi có quyền yêu cầu chiết khấu ưu đãi.

Xem tất cả 100 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí