hàng, ngược lại người quản trị tài chính lại muốn giảm thiểu mức tồn kho để giảm chi phí dự trữ. Các quản đốc phân xưởng lại muốn có càng ít chủng loại sản phẩm càng tốt để dễ điều hành sản xuất. Kết luận về kế hoạch tổng hợp ở những doanh nghiệp này là sự cọ sát và xung đột giữa các luồng tư tưởng quan điểm khác biệt nhau và thường ngả về ý kiến của cá nhân mạnh nhất hơn là theo kế hoạch tốt nhất.
Trong nhiều công ty lại không tiến hành hoạch định tổng hợp thường xuyên, mà thường thì ban quản trị dùng một kế hoạch được sử dụng ban đầu được dùng từ năm này đến năm khác, theo một lịch trình cố định, có một vài điều chỉnh nhỏ cho phù hợp với nhu cầu mới của môi trường kinh doanh và thị trường.
5.3.2. Phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược
Phươngpháphoạchđịnhtổnghợpbằngbiểuđồvàphântíchchiếnlượcđượcápdụng ởnhiềudoanhnghiệpvìchúngdễápdụngvàcóhiệuquảcao,doviệcphântíchcácchiphí khátỉmỉ,từđóchọnphươngáncóchiphíthấphơnvàcónhiềuưuđiểm,ítnhượcđiểmhơn cácphươngphápkhác.Phươngphápnàyđượcthựchiệnquacácbướcsau:
-Xácđịnhnhucầuchomỗigiaiđoạn.
-Xácđịnhkhảnăngcácmặtchotừnggiaiđoạnvàkhảnăngtổnghợp.
- Xác định các loại chi phí cho việc tạo khả năng như chi phí tiền lương trả cho laođộng chính thức, chi phí tiền công làm thêm giờ, chi phí thuê thêm lao động...
- Xây dựng phương án kế hoạch tổng hợp theo các phương án chiến lược đã hoạch định.
- Xác định các loại chi phí sản xuất chủ yếu và chi phí tổng hợp theo từng phương án kế hoạch.
- So sánh và lựa chọn phương án kế hoạch có chi phí thấp nhất, có nhiều ưu điểm hơn và có ít nhược điểm hơn.
Ví dụ: Một nhà máy sản xuất X đã dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm của mình từtháng 1 đến tháng 6 trong bảng sau:
Nhucầudựbáo (đơn vị: sản phẩm) | Sốngày sảnxuất | Nhucầumỗingày (đơn vị: sản phẩm) | |
1 | 900 | 22 | 41 |
2 | 700 | 18 | 39 |
3 | 800 | 21 | 38 |
4 | 1200 | 21 | 57 |
5 | 1500 | 22 | 68 |
6 | 1100 | 20 | 55 |
Tổngsố | 6200 | 124 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trình Tự Các Bước Công Việc Trong Nhà Máy Sản Xuất Đàn Organ
- Các Bộ Phậncó Nhiềumối Quan Hệa Nhất
- Thực Chất Và Nhiệm Vụ Của Hoạch Định Tổng Hợp
- Thực Chất Của Điều Độ Sản Xuất Trong Doanh Nghiệp
- Các Chỉ Tiêu Đầu Vào Trong Lịch Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp X
- Sắp Xếp Thứ Tự Công Việc Theo Phương Pháp Johnson Mở Rộng
Xem toàn bộ 215 trang tài liệu này.
Nhà máy đã tiến hành lập kế hoạch tổng hợp 6 tháng đầu năm với mục tiêu tối thiểuhoá chi phí, dựa trên những chi phí cho trong bảng sau:
Đơn vị tính | Lượng chi phí | |
Chi phí lưu kho | 1.000đồng/sp/tháng | 5 |
Lương công nhân chính thức bình quân | 1.000 đồng/giờ | 5 |
Lương làm thêm giờ | 1.000 đồng/giờ | 7 |
Chi phí thuê và đào tạo nhân công | 1.000đồng/công nhân | 400 |
Chi phí cho thôi việc 1 nhân công | 1.000đồng/công nhân | 600 |
Chi phí thuê gia công ngoài | 1.000đồng/sản phẩm | 15 |
Số giờ trung bình để sản xuất 1 sản phẩm | giờ/sản phẩm | 1,6 |
Giả sử điểm hoà vốn của nhà máy là 20 sản phẩm/ngày sản xuất.
Với các dữ liệu trên, nhà máy có thể phân tích và xây dựng kế hoạch tổng hợp theo phương pháp biểu đồ và phân tích chiến lược như sau:
Chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6 tháng
Theo chiến lược này, nhà máy sẽ bố trí sản xuất ổn định theo mức nhu cầu trung bình mỗi ngày.Mức nhu cầu trung bình mỗi ngày được tính như sau:
Mức nhu cầu trung bình mỗi ngày =
6200
124 = 50 sản phẩm/ngày đêm
Đồ thị biểu diễn mức nhu cầu và mức sản xuất hàng ngày cho từng tháng thể hiện trong hình 5.2.
Hình 5.2: Mức độ sản xuất và nhu cầu dự báo
Hình 5.2 cho thấy mức độ khác biệt giữa nhu cầu dự báo và mức sản xuất ổn định của nhà máy. Trong các tháng 1, 2, 3 nhu cầu thị trường thấp hơn mức sản xuất, nhà máy sẽ đưa hàng dư thừa vào dự trữ trong kho. Lượng dự trữ trên sẽ được đem ra bán dần vào những thời điểm nhu cầu vượt mức sản xuất ở các tháng 4, 5, 6.
Theo chiến lược này mức dự trữ qua các tháng như sau:
Bảng 5.1: Mức dự trữ qua các tháng theo chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6 tháng
Mứcsảnxuất hàngtháng | Nhucầu dựbáo | Tănggiảm dựtrữ | Dựtrữcuốikỳ | |
1 | 1100 | 900 | +200 | 200 |
2 | 900 | 700 | +200 | 400 |
3 | 1050 | 800 | +250 | 650 |
4 | 1050 | 1200 | -150 | 500 |
5 | 1100 | 1500 | -400 | 100 |
6 | 1000 | 1100 | -100 | - |
Tổngsố | 6200 | 6200 | 1850 |
- Tổng số sản phẩm dự trữ qua các tháng là 1850 đơn vị
- Tổng số công nhân cần có để đảm bảo mức sản xuất ổn định 50 sản phẩm/ngày là 10 người (vì số giờ trung bình để sản xuất 1 sản phẩm là 1,6 giờ, trong mỗi ngày 1 công nhân sẽ làm được 5 sản phẩm).
Như vậy, các loại chi phí được tính như sau:
- Chi phí trả lương:
CLương = 5000 đồng x 8 giờ x 124 ngày x 10 người = 49.600.000 đồng.
- Chi phí lưu kho :
CLưu kho = 5000 đồng/sp/tháng x 1850 sp/tháng = 9.250.000 đồng.
- Tổng chi phí:
C = 49.600.000 đồng + 9.250.000 đồng = 58.850.000 đồng.
Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu
Khi nhu cầu về sản phẩm tăng lên thì nhu cầu về lao động cũng tăng lên, nhà máy thuê thêm lao động. Ngược lại, khi nhu cầu sản phẩm giảm đi thì nhu cầu lao động cũng giảm đi, khi đó nhà máy cho lao động thôi việc.
Giả sử đầu năm nhà máy có 10 công nhân (CN). Tình hình thay đổi nhân lực theo mức cầu được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 5.2: Mức dự trữ qua các tháng theo chiến lược thay đổi nhân lực theo
mức cầu
Nhu cầu | Số ngày sản xuất | Lượng SX ngày của 1 CN | Lượng SX tháng của 1 CN | Số CN cần có | Số CN cần thuê | Số CN cho thôi việc | |
1 | 900 | 22 | 5 | 110 | 9 | - | 1 |
2 | 700 | 18 | 5 | 90 | 8 | - | 1 |
3 | 800 | 21 | 5 | 105 | 8 | - | - |
4 | 1200 | 21 | 5 | 105 | 12 | 4 | - |
5 | 1500 | 22 | 5 | 110 | 14 | 2 | - |
6 | 1100 | 20 | 5 | 100 | 11 | - | 3 |
6200 | 124 | 6 | 5 |
Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:
- Chi phí trả lương:
CLương = 40.000đồng/ngày/CN x (9x22 + 8x18 + 8x21 + 12x21 + 14x22 + 11x20)
= 51.600.000 đồng.
- Chi phí thuê nhân công
CThuê = 400.000đồng/CN x 6 CN = 2.400.000 đồng.
- Chi phí cho nhân công thôi việc:
CThôi việc = 600.000đồng x 5 CN = 3.000.000 đồng.
- Tổng chi phí:
C = 51.600.000 đồng + 2.400.000 đồng + 3.000.000 đồng = 57.000.000 đồng.
Chiến lược thay đổi cường độ làm việc của công nhân
Theo chiến lược này, nhà máy có thể duy trì lực lượng lao động ổn định trong kỳ kế hoạch tương ứng với mức nhu cầu thấp nhất (Mức nhu cầu trong tháng 3 với 38 sản phẩm/ngày). Những ngày có nhu cầu cao hơn, nhà máy sẽ huy động công nhân làm thêm giờ và trả lương làm thêm giờ. Như vậy, nhu cầu lao động ổn định của nhà máy sẽ là:
Nhu cầu lao động ổn định =
38
5 = 7,6 ≈ 8 người.
Vì xuất phát từ chỗ 10 lao động nên nhà máy phải cho thôi việc 2 lao động dư thừa trước khi thực hiện chiến lược trên. Với số lao động ổn định là 8 người, khả năng sản xuất 1 ngày của nhà máy là 40 sản phẩm.
Ta có bảng cân đối năng lực sản xuất như sau:
Bảng 5.3: Mức dự trữ qua các tháng theo chiến lược thay đổi cường độ làm
việc của công nhân
Nhu cầu dự báo | Số ngày sản xuất | Lượng sản xuất ngày | Khả năng sản xuất | Huy động làm thêm giờ | |
1 | 900 | 22 | 40 | 880 | + 20 |
2 | 700 | 18 | 40 | 720 | - |
3 | 800 | 21 | 40 | 840 | - |
4 | 1200 | 21 | 40 | 840 | + 360 |
5 | 1500 | 22 | 40 | 880 | + 620 |
6 | 1100 | 20 | 40 | 800 | + 300 |
Tổng số | 6200 | 124 | + 1.300 |
Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:
- Chi phí trả lương:
CLương = 40.000đồng/ngày/CN x 124 ngày x 8 CN = 39.680.000 đồng.
- Chi phí cho nhân công thôi việc:
CThôi việc = 600.000đồng x 2 CN = 1.200.000 đồng.
- Chi phí làm thêm giờ:
CThêm giờ = 7.000đồng/giờ x 1,6 giờ/sp x 1300 sp = 14.560.000 đồng.
- Tổng chi phí:
C = 39.680.000 đồng + 1.200.000 đồng + 14.560.000 đồng = 55.440.000 đồng.
Chiến lược hợp đồng phụ
Theo chiến lược này có thể duy trì lực lượng lao động ổn định trong kỳ kế hoạch với mức nhu cầu thấp nhất, tức là phù hợp với nhu cầu tháng 3. Những ngày có nhu cầu cao hơn, doanh nghiệp sẽ ký hợp đồng thuê gia công ngoài.
Nhu cầu lao động ổn định của nhà máy sẽ là:
38
Nhu cầu lao động ổn định = 5 = 7,6 ≈ 8 người.
Vì xuất phát từ chỗ 10 lao động nên nhà máy phải cho thôi việc 2 lao động dư thừa trước khi thực hiện chiến lược trên. Với số lao động ổn định là 8 người, khả năng sản xuất 1 ngày của nhà máy là 40 sản phẩm.
Ta có bảng cân đối năng lực sản xuất như sau:
Bảng 5.4: Mức dự trữ qua các tháng theo chiến lược hợp đồng phụ
Nhu cầu dự báo | Số ngày sản xuất | Lượng sản xuất ngày | Khả năng sản xuất | Thuê ngoài gia công | |
1 | 900 | 22 | 40 | 880 | + 20 |
2 | 700 | 18 | 40 | 720 | - |
3 | 800 | 21 | 40 | 840 | - |
4 | 1200 | 21 | 40 | 840 | + 360 |
5 | 1500 | 22 | 40 | 880 | + 620 |
6 | 1100 | 20 | 40 | 800 | + 300 |
Tổng số | 6200 | 124 | + 1.300 |
Tổng chi phí sản xuất theo chiến lược này được tính như sau:
- Chi phí trả lương:
CLương = 40.000đồng/ngày/CN x 124 ngày x 8 CN = 39.680.000 đồng.
- Chi phí cho nhân công thôi việc:
CThôi việc = 600.000đồng x 2 CN = 1.200.000 đồng.
- Chi phí thuê ngoài gia công:
CThuê ngoài = 15.000đồng/giờ x 1300 sp = 19.500.000 đồng.
- Tổng chi phí:
C = 39.680.000 đồng + 1.200.000 đồng + 19.500.000 đồng = 60.380.000 đồng.
Trên cơ sở các kết quả tính toán trên, ta so sánh chi phí của các chiến lược.
Bảng 5.5: So sánh chi phí của các chiến lược
Đơn vị tính: đồng
Tổng chi phí | |
1. Chiến lược duy trì kế hoạch sản xuất cố định trong 6 tháng | 58.850.000 |
2. Chiến lược thay đổi nhân lực theo mức cầu | 57.000.000 |
3. Chiến lược thay đổi cường độ làm việc của công nhân | 55.440.000 |
4. Chiến lược hợp đồng phụ | 60.380.000 |
Căn cứ vào dữ liệu đã cho trong bảng cho thấy nhà máy trên nên chọn chiến lược thay đổi cườngđộ làm việc của công nhân để hoạch định nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tổng hợp.
5.3.3. Phương pháp cân bằng tối ưu
Phương pháp cân bằng tối ưu cho phép thực hiện việc cân bằng giữa cung và cầu trên cơ sở huy động tổng hợp các nguồn, các khả năng khác nhau nhằm mục tiêu đảm bảo tổng chi phí nhỏ nhất.
Đây là phương pháp tổng quát, có hiệu quả và khá đơn giản. Ngoài ra, phương pháp này còn cho phép áp dụng một cách tổng hợp các nguồn khả năng và huy động chúng vào sản xuất kinh doanh. Khó khăn chủ yếu của phương pháp này là thời gian hoạch định càng dài thì bảng cân đối càng phức tạp và người quản trị rất dễ bị nhầm lẫn giữa kế hoạch sản xuất tổng hợp và kế hoạch bán hàng.
Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này là tạo ra sự cân đối giữa cung và cầu trong từng giai đoạn và phải sử dụng các nguồn lực rẻ nhất sau đó đến những nguồn lực đắt hơn.
Ví dụ: Mức nhu cầu và khả năng sản xuất của một doanh nghiệp được cho trong bảng sau:
Đơn vị tính: sản phẩm
Khả năng sản xuất | Nhu cầu | |||
Lao động chính thức | Lao động làm thêm giờ | Lao động thuê ngoài | ||
1 | 700 | 50 | 150 | 800 |
2 | 700 | 50 | 150 | 1000 |
3 | 700 | 50 | 130 | 750 |
-Dựtrữsảnphẩmđầutháng1là100sảnphẩm.
-Chiphítiềnlươnglaođộngchínhthức:40.000đồng/sản phẩm.
-Chiphítiềnlươnglàmthêmgiờ:50.000đồng/sản phẩm.
-Chiphílaođộngthuêngoài:70.000đồng/sản phẩm.
-Chiphítồnkho:2.000đồng/sản phẩm/tháng.
Doanhnghiệpápdụngphươngphápcânbằngtốiưuđểlậpkếhoạchkinhdoanhtổng hợpcủamình,trongđóthờigianlaođộngthángtrướckhôngphảitrảbùchothángsau.
Bảngcânbằngtốiưuđượclậpnhưsau:
Bảng 5.6: Bảng cân bằng tối ưu
Tổngchiphícủaphươngánđượctínhnhưsau:
C = 700x40 + 50x52 + 50x72 + 700x40 + 50x50 + 150x70 +700x40 +
50x50=105.700ngànđồng.
Đâylàphươngánkếhoạchtốiưucóchiphínhỏnhất.