Chiến Lược Định Vị Sản Phẩm Du Lịch Teambuilding:


tạo động lực nhằm liên kết và giử gìn người tài. Đồng thời khơi dậy động lực và niềm tự hào trong mỗi nhân viên cùng hướng đến mục đích chung của doanh nghiệp”. Ông Nguyễn Hòa An

– giám đốc công ty AQL nhận định: Dịch vụ teambuilding nhằm cung ứng một giải pháp nhân sự hiệu quả trong chiến lược kinh doanh thông qua xây dựng và phát triển kỹ năng làm việc nhóm của doanh nghiệp. Teambuilding là một dạng đào tạo ngoài công việc thường được tổ chức ngoài trời thông qua hình thức kết hợp hoạt động dã ngoại và đòa tạo bằng các trò chơi mang tính tập thể cao”

Sau một quá trình tìm hiểu, tác giả nhận định cách hiểu của bản thân về teambuilding một cách khái quát như sau: “Teambuilding là một khóa học dựa trên các trò chơi, các hoạt động nhóm và chất liệu đào tạo khác nhau để cho học viên trãi nghiệm các tình huống qua đó rút ra các bài học thực tiễn trong công việc nhằm điều chỉnh thái độ, hành vi cá nhân trong khi làm việc chung với nhau cùng hướng đến mục tiêu chung của tổ chức”

b- Đặc trưng, vai trò, chức năng của hoạt động Teambuilding: Đặc trưng của hoạt động Teambuilding:

Từ thực tế hoạt động Teambuilding, tác giả đã rút ra đặc trưng của hoạt động Teambuilding như sau:

- Tính tự rèn luyện: Teambuilding rèn luyện kỹ năng cho con người không phải trên sách vở, không phải là những bài thuyết giáo mà những người tham gia tự học qua quá trình trao đổi kinh nghiệm, qua nỗ lực của mỗi bản thân.

- Tính tập thể: Teambuilding là các hoạt động đòi hỏi sự tham gia của tập thể, yêu cầu cá nhân phải hợp tác với các thành viên còn lại trong đội để thực hiện. Có những trường hợp, nó là những hoạt động có tính thách thức.

- Tính ngoài công việc: Teambuilding gồm các hoạt động ngoài công việc (mô phỏng đặc điểm, kỹ năng công việc, hoặc xây dựng các tình huống của công việc chứ không hoàn toàn là công việc). Tính chất ngoài công việc không có nghĩa là chỉ phục vụ cho giải trí, có trường hợp hoạt động Teambuilding xây dựng lại chân thực những khó khăn của công việc thực tế để các thành viên có sự chuẩn bị tinh thần, làm quen, chuẩn bị phương án và kinh nghiệm xử lý.

- Tính chuyên nghiệp: Hoạt động Teambuilding cần sự tham gia tổ chức và/hoặc cố

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.

vấn của nhà Teambuilding chuyên nghiệp. Sở dĩ tác giả nhấn mạnh tới sự cần thiết của các nhà Teambuilding chuyên nghiệp là do hoạt động Teambuilding không chỉ đơn thuần là trò chơi, nó


Xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding trên thị trường nội địa tại Công ty Dịch vụ lữ hành Saigontourist - 3

có chức năng đào tạo con người. Quá trình đào tạo ấy rất phức tạp, tùy thuộc vào mục đích mà đội hướng tới và đặc điểm của đội.

Một trong những đặc điểm chính là vị trí mà đội đó đang đứng trong “vòng đời” phát triển của nó. Mỗi giai đoạn khác nhau lại yêu cầu một cách tổ chức Teambuilding phù hợp nếu không, kết quả sẽ đi ngược lại mong muốn. Chính vì vậy,sự tham gia của nhà Teambuilding chuyên nghiệp là cần thiết để đảm bảo cho hoạt động Teambuilding đi đúng hướng.

Vai trò của hoạt động Teambuilding.

Hoạt động Teambuilding là một giải pháp nhân sự quan trọng. Các hoạt động trong Teambuilding mang tính tập thể rõ nét và nhiều trường hợp có tính thách thức khiến cho các cá nhân nhận thức được yêu cầu phải liên kết với nhau. Trong quá trình thực hiện, họ giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm, giúp đỡ, hiểu và tin tưởng lẫn nhau. Quá trình đó làm tăng cường sự cố kết giữa các thành viên trong đội, phát triển lên thành khối đoàn kết và niềm tự hào về tổ chức.

Teambuilding là sự rèn luyện kỹ năng làm việc bằng hành động. Thay vì ngồi một chỗ, các thành viên của đội trực tiếp tham gia vào các hoạt dộng đa dạng. Họ dễ dàng thể hiện điểm mạnh, bộc lộ điểm yếu, giúp người lãnh đạo cân nhắc, đánh giá, lựa chọn người tài.

Hoạt động Teambuilding làm tăng hiệu quả làm việc, giúp rút ngắn con đường vươn tới mục đích chung.

Từ những lý giải trên, có thể khẳng định, hệ quả (mong muốn) mà Teambuilding mang lại sự tận tâm của các thành viên đối với tổ chức. Sự tâm huyết, kỹ năng liên tục được trao dồi và phát huy đúng lợi thế - đó chính là chìa khóa giúp tăng năng suất, rút ngắn con đường tới mục đích chung.

Hoạt động Teambuilding giúp tăng cường mối quan hệ giũa người lãnh đạo (leader) và các nhân viên (member) Mối quan hệ giũa lãnh đạo và nhân viên trong bất kỳ đội nào cũng luôn luôn là mối quan hệ hai chiều. Nhờ hoạt động Teambuilding, người lãnh đạo có thể tìm hiểu, đánh giá nhân viên nhằm đưa ra chiến lược dùng người hợp lý nhất. Ngược lại, các nhân viên có cơ hội thực hiện việc trao đổi thông tin, đưa ra ý kiến phản hồi với người lãnh đạo. Môi trường ngoài công việc cũng phần nào tạo nên sự cởi mở hơn cho mối quan hệ hai chiều này.

Quá trình vận động của (vòng đời) một đội, từ định hình (forming) đến hoạt động (perforrming), song song với quá trình chuyển biến mối quan hệ từ hoạt động Teambuilding giúp hoàn thiện kỹ năng sống.


Các thành viên không chỉ học cách làn việc với một/một vài người khác hơn thế,còn tự mình rút ra kinh nghiệm về ứng xử, về cách quan tâm và giúp đỡ đồng nghiệp, cách yêu cầu được giúp đỡ…Đó chính là kỹ năng sống.

Hoạt động Teambuilding giúp cá nhân hòa nhâp với phương thức làm việc hiện đại. Hệ quả của chuyên môn hóa là sự phụ thuộc lẫn nhau. Để tồn tại và điều hòa các mối quan hệ phụ thuộc, con ngươi đã chọn con đường hòa bình là hợp tác và cho đến ngày nay, nó đã trở thành một xu thế toàn cầu (toàn cầu hóa). Nằm trong xu thế đó, làm việc theo đội, nhóm đã trở thành một yêu cầu đối với mọi cá nhân,tổ chức.Nhưng không phải ai sinh ra cũng đã có bản năng liên kết hoặc bẩm sinh thuộc về một đội, nhóm nhất định nào. Teambuilding cung cấp cho họ những kỹ năng để hòa nhập và hợp tác.

Hoạt động Teambuilding giúp cá nhân hiểu được chinh mình. Không một ai là hoàn hảo, và cũng không một ai làm tốt tất cả mọi việc, đảm nhiệm được mọi vị trí. Mỗi cá nhân khi tham gia vào các hoạt động Teambuilding,sẽ tự nhận biêt mình làm được gì và không làm được gì, mình phù hợp với vị trí nào…Họ nhận định được ưu – nhược điểm từ sự đúc kết thực tiễn chứ không phải là lý thuyết suông. Khi đó, họ sẽ tự đưa ra giải pháp khắc phục điểm yếu và hoàn thiện bản thân.

Chức năng của hoạt động Teambuilding.

- Chức năng giáo dục:

Đào tạo và rèn luyện kỹ năng làm việc đội: cộng tác, lãnh đạo, giải quyết vấn đề…Các kỹ năng đó không chỉ được sử dụng trong công việc, nó là kỹ năng cơ bản nhất mà người tham gia có áp dụng trong cuộc sống, cách sống

Nâng cao hiểu biết về công việc và các lĩnh vực khác: thành viên của đội có thể trau dồi kiến thức qua các bài tập thực hành mô phỏng công việc thực tế; hoặc các trò chơi dựa trên nguyên lí toán học, vật lý, hóa học; hoặc các cuộc thảo luận về một vấn đề xã hội…Bồi dưỡng tinh thần, hoàn thiện tâm hồn, tư tưởng, tình cảm: thể hiện ở việc vun đắp tinh thần đoàn kết, sẵn sàng sẻ chia và giúp dỡ đồng nghiệp, cảm thông với người lãnh đạo…

- Chức năng liên kết :

Chọn lựa những người có khả năng phù hợp với công việc và mục đích của đội là có thể, nhưng rất khó để chọn lựa tính cách của họ. Qua các hoạt động Teambuilding, người lãnh đạo sẽ rút ra cách phân công mọi người vào vị trí phù hợp, cách kết hợp những người có thể bổ trợ cho


nhau…Các cá nhân năng động và cởi mở sẽ hòa nhập nhanh chóng hơn. Các cá nhân nội tâm, thầm nặng hoặc thích làm việc độc lập…vẫn được phát huy năng lực và cảm thấy mình được tập thể chấp nhận. Teambuilding giúp xây dựng sự thông hiểu và tin tưởng lẫn nhau trên tinh thần chung của đồng đội.

- Chức năng giải trí :

Nội hàm Teambuilding không phản ánh chức năng giải trí. Tuy vậy trong thực tế,một số phân loại Teambuilding đã thể hiện chức năng này. Người ta sáng tạo ra Teambuilding, tìm đến với Teambuilding để tránh khỏi sự cứng nhắc của những bài thuyết giảng trong không gian làm việc đã quá quen thuộc. Sự đa dạng trong hình thức hoạt động và không gian tổ chức của Teambuilding góp phần tạo nên sự phấn khởi cho người tham gia, sức lôi cuốn hấp dẫn mà vẫn không làm mất đi tính hiệu quả của việc đào tạo. Mong muốn lôi kéo được tất cả các thành viên tham gia thật tích cực đã làm cho hoạt động Teambuilding ngày càng được thể hiện rõ chức năng này hơn. Điều này đang có xu hướng trở thành một đặc trưng mới của hoạt động Teambuilding.

c- Hoạt động teambuilding trong du lịch:

Với chức năng cơ bản là tạo lập nhóm, đội với tinh thần đoàn kết và phát huy đối đa năng lực của tập thể dưới một “dây chuyền” hoạt động. Teambuilding là công cụ hữu hiệu hỗ trợ, làm phong phú hoạt động du lịch.

Ngày nay, ngành du lịch đón nhận hoạt động teambuilding như một hướng đi mới cho sự phát triển. Người làm du lịch đón nhận hoạt động teambuilding như một thách thức mới về kỹ năng nghiệp vụ, còn sản phẩm du lịch đón nhận teambuilding như một dịch vụ kết hợp mới mẻ. Qua thực tiễn hoạt động teambuilding trong du lịch có thể thấy sự kết hợp giữa teambuilding và du lịch là một quá trình vẫn đang vận động, tiếp diễn cần sự cập nhật thường xuyên.

Sau khi nghiên cứu về hoạt động teambuilding và teambuilding trong du lịch tác giả

đưa ra nhận định của bản thân về khái niệm sản phẩm du lịch kết hợp teambuilding như sau: “Sản phẩm du lịch kết hợp teambuilding là một chương trình kết hợp giữa chương trình du lịch mà xen kẽ trong các chương trình du lịch đó là các hoạt động teambuilding được tổ chức một cách quy mô nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch”

Các loại hình teambuilding trong du lịch:

- Teambuilding indoor (hoạt động diễn ra trong nhà): Một dòng sản phẩm với các


chương trình ngắn từ 2 – 4 giờ phục phụ cho các chương trình hội thảo, kết hợp với các khóa huấn luyện lý thuyết của các công ty

- Teambuilding outdoor – OTB (hoạt động diễn ra ngoài trời): Bao gồm các chương trình huấn luyện dã ngoại, có thể kết hợp với các chương trình huấn luyện Indoor trước đó hoặc kết hợp với các chương trình du lịch nghĩ nghơi

Các hoạt động OTB được khởi xướng từ các công ty đa quốc gia, trong đó đáng kể nhất là các hoạt động của Unilever để tạo nên sự hòa đồng của các cá nhân đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau, đồng thời tạo nên sức chiến đấu cao cho từng cá nhân và của cả tập thể hướng đến một mục tiêu chung trong từng giai đoạn nhất định.

Các công ty Việt Nam hiện nay cũng rất cần các hoạt động OTB vì quy mô của các công ty Việt Nam cũng đã ngang bằng với một xã hội thu nhỏ mà trong đó các hoạt động văn hóa, các hoạt động xã hội có ảnh hưởng lớn đến khả năng hoàn thành mục tiêu kinh doanh của công ty (performance) – hình thức của các công ty Việt Nam hiện nay cũng phức tạp không kém gì một xã hội thu nhỏ khi có nhiều người có các nền tảng văn hóa khác nhau, có nhiều nguồn gốc học vấn khác nhau và khi cần phối hợp hoạt động trong phòng ban để đạt mục tiêu chung thì sẽ xảy ra các xung đột – các xung đột này khi không có sự điều chỉnh thì sẽ xảy ra rạn nứt và khả năng hoàn thành công việc sẽ bị giảm sút đáng kể

Do đó các hoạt động OTB thường được thiết kế riêng cho từng công ty hay từng tổ chức mặc dù hình thức bên ngoài có vẻ giống nhau nhưng ý nghĩa bên trong mà mỗi cá nhân có thể học hỏi là khác nhau

- Advanced Teambuilding: Là loại hình đang được các bạn trẻ năng động tại Việt

Nam yêu thích. Đây là loại hình teambuilding hành động với nhiều hoạt động đòi hỏi thử thách không chỉ về trí tuệ mà còn về cả thể lực.


1.2. Chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding:

1.2.1. Khái niệm và vai trò của định vị:

a- Khái niệm định vị :

Khái niệm “định vị” thuật ngữ mà cho đến nay vẫn là “kim chỉ nam” của ngành tiếp thị và trong hoạt động marketing của doanh nghiệp.

Theo Dan Herman “định vị sản phẩm hay dịch vụ là nghệ thuật và khoa học để làm cho sản phẩm hoặc dịch vụ phù hợp với một hoặc nhiều phân đoạn thị trường, theo hướng khác biệt một cách có ý nghĩa trong cạnh tranh”

Theo Philip Kotler “định vị là thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp sao cho nó có thể chiếm được một chỗ đặc biệt và có giá trị trong tâm trí của khách hàng mục tiêu”

b- Vai trò của định vị:

Chúng ta đã biết các thị trường gồm những người mua khác nhau về một hay nhiều mặt. Họ có thể khác nhau về sức mua, địa điểm, thái độ mua sắm và cách thức mua sắm. Định vị hợp lý có thể giúp công ty phát triển đúng loại sản phẩm cho từng thị trường mục tiêu. Công ty có thể điều chỉnh giá, kênh phân phối và quảng cáo tập trung vào những khách hàng mà mình có thể thỏa mãn nhu cầu một cách tốt nhất.

Ngoài ra, vì cạnh tranh càng trở nên gay gắt do đó khách hàng bị tràn ngập với những quảng cáo thương mại. Khách hàng không thể đánh giá lại sản phẩm trong mỗi lần quyết định mua hàng. Nên để đơn giản việc lựa chọn mua, khách hàng đã xếp loại các sản phẩm hay “định vị trí” các sản phẩm, các dịch vụ của công ty trong tâm trí họ.

Vị trí của sản phẩm là tập hợp những ấn tượng khái niệm và cảm giác của khách hàng về sản phẩm đó so với đối thủ cạnh tranh cùng loại. Sản phẩm hấp dẫn khách hàng không chỉ do bản thân sản phẩm mà còn do tương quan so sánh với sản phẩm cùng loại khác. Chính vì vậy cần phải định vị nhằm khắc phục tình trạng rối loạn thị trường. Giúp khách hàng có thể nhận thấy, phân biệt được sản phẩm của Công ty với công ty khác.

Việc tìm kiếm, sáng tạo nên những điểm khác biệt phù hợp với nhu cầu khách hàng sẽ là vũ khí cạnh tranh lợi hại giúp công ty có thể chiếm lĩnh và giành ưu thế trên thị trường. Qua việc định vị, công ty có thể cam kết một tiêu chuẩn hay một đẳng cấp chất lượng của sản phẩm đáp ứng mong muốn của khách hàng. Giúp khách hàng tìm kiếm và lựa chọn sản phẩm một cách dễ ràng. Sự cam kết của công ty phải đúng sự thật cùng với nỗ lực trong nhiều năm trong việc thực


hiện các trương trình, chính sách marketing công ty có thể tạo dựng hình ảnh riêng của mình trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể.

Tóm lại trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt, việc định vị thị trường là không thể thiếu. Với việc định vị thị trường hợp lý, công ty có thể lựa chọn chính xác khách hàng mục tiêu của mình là ai. Từ đó công ty tìm kiếm và sáng tạo nên những điểm khác biệt phù hợp, có ưu thế. Ðồng thời thông qua truyền thông marketing, công ty khuyếch trương những điểm khác biệt này dùng nó làm lợi thế cạnh tranh

1.2.2. Chiến lược định vị sản phẩm:

a- Khái niệm chiến lược định vị:

Chiến lược định vị là sự kết hợp các chiến lược, phối thức marketing sử dụng để xây dựng, thể hiện khái niệm định vị đến khách hàng mục tiêu.

Chiến lược định vị bao gồm sản phẩm, các dịch vụ bổ trợ, kênh phân phối, giá và truyền thông cổ đông.

Theo quan điểm của David Aaker: “chiến lược định vị là nhấn mạnh đến việc triển khai để tạo dựng một hình ảnh khác biệt trong nhận thức thông qua hệ thống các phương thức định vị khác nhau, xoay quanh những giá trị cốt lõi mà sản phẩm mong muốn tạo dựng”

Hình ảnh sản phẩm định vị này phải được thực hiện trên tất cả các phương diện từ bên trong đến bên ngoài doanh nghiệp, thông qua các phương tiện truyền thông và xây dựng phát triển mối quan hệ với khách hàng. Những hình ảnh này phải thống nhất và cố định, để sản phẩm được xác lập trong nhận thức của đối tượng mục tiêu.

b- Phân loại chiến lược định vị:

Theo quan điểm của Philip Kotler việc xây dựng chiến lược định vị được tiến hành thông qua các lựa chọn cơ bản như sau:

Lựa chọn định vị rộng cho sản phẩm: có 3 cách lựa chọn định vị rộng mà người ta thường phải chú ý:

(i) Trở thành nhà sản xuất độc đáo phân biệt với các sản phẩm khác.

(ii) Dẫn đầu về giá thành thấp nhất.

(iii) Khai thác thị trường chuyên biệt hay trở thành người phục vụ các thị trường chuyên biệt

Lựa chọn định vị đặc thù cho sản phẩm: thông thường đây là cách định vị cốt lõi,


xoay vào một giá trị để khiến nó trở thành lý do để khách hàng chọn mua.

Lựa chọn định vị giá trị cho sản phẩm: người tiêu dùng thường cho rằng đồng tiền họ bỏ ra để sở hữu một mặt hàng nào hoặc dịch vụ phải xứng đáng với giá trị mà họ nhận được

1.3. Tiến trình xây dựng chiến lược định vị sản phẩm du lịch teambuilding:

1.3.1. Nghiên cứu và phân đoạn thị trường:

a- Khái niệm phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường là việc phân chia thị trường thành những phần khác biệt bằng những tiêu thức thích hợp, qua đó Công ty có thể triển khai các hoạt động marketing phù hợp cho một hay một số phân đoạn thị trường, nhờ vậy mà công ty sẽ thỏa mãn tốt hơn nhu cầu khách hàng, thành đạt các mục tiêu marketing của mình.

b- Các tiêu thức phân đoạn thị trường:

Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý:

Phân đoạn thị trường theo yếu tố địa lý đòi hỏi phải chia thị trường thành những đơn

vị địa lý khác nhau như vùng, tỉnh, thành phố. Công ty có thể quyết định hoạt động trong một hay một vài vùng địa lý hay hoạt động trong tất cả các vùng, nhưng chú ý đến những sự khác biệt về các nhu cầu và sở thích của từng vùng địa lý.

Phân đoạn thị trường theo yếu tố nhân khẩu học:

Phân đoạn thị trường theo yếu tố nhân khẩu học là phân chia thị trường thành những nhóm trên cơ sở những biến nhân khẩu học như tuổi tác, giới tính, quy mô gia đình, chu kỳ sống của gia đình, thu nhập, nghề nghiệp, học vấn, tôn giáo, chủng tộc và dân tộc. Các biến nhân khẩu học là cơ sở phổ biến nhất để phân biệt các nhóm khách hàng.

Phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý:

Trong cách phân đoạn thị trường theo yếu tố tâm lý, người mua được chia thành

những nhóm khác nhau căn cứ vào tầng lớp xã hội, lối sống hay nhân cách. Những người trong cùng một nhóm nhân khẩu học có thể có những đặc điểm tâm lý rất khác nhau.

- Tầng lớp xã hội: Tầng lớp xã hội có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sở thích của người mua về sản phẩm . Công ty thiết kế sản phẩm hay dịch vụ cho những tầng lớp xã hội nhất định.

- Lối sống: ta cũng đã thấy rằng sự quan tâm đến sản phẩm của mọi người chịu ảnh hưởng của lối sống của họ.

- Nhân cách: sử dụng biến nhân cách để phân đoạn thị trường và tạo cho sản phẩm

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 31/03/2023