Nền kinh tế sẽ có tốc độ tăng trưởng khác nhau ở từng giai đoạn, thời kì. Các giai đoạn đó có thể là thịnh vượng suy thoái, phục hồi. Mức độ tăng trưởng của nền kinh tế sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu và các chi tiêu của người tiêu dùng. Khi nền kinh tế ở vào giai đoạn có tốc độ tăng trưởng cao, thể hiện sự thịnh vượng, khi này các doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội để đầu tư mở rộng hoạt động. Ngược lại, khi nền kinh tế lâm vào suy thoái, chi tiêu của người tiêu dung sẽ giảm, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Mức lãi suất sẽ ảnh hưởng tới mức cầu đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Ngoài ra, sự tăng giảm lãi suất cũng tác động tới hoạt động đầu tư của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp có các hoạt động liên quan tới các nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu thì tỷ giá hối đoái cũng là một trong các nhân tố có tác động khá lớn. Tỷ giá hối đoái quyết định lượng ngoại tệ mà doanh nghiệp có, do đó sẽ tác động tới khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Về yếu tố lạm phát, trên thực tế, nếu tỷ lệ lạm phát cao, thì việc làm chủ sự thay đổi giá cả và tiền công là rất khó khăn. Lạm phát tăng cũng đồng nghĩa với dự án đầu tư trở nên mạo hiểm hơn, các doanh nghiệp sẽ dừng hoặc giảm đầu tư phát triển sản xuất. Nói các khác, lạm phát cao là mối đe dọa với các doanh nghiệp.
2.1.2. Yếu tố công nghệ
Sự thay đổi công nghệ ảnh hưởng tới chu kì sống của sản phẩm, dịch vụ. Hơn nữa sự thay đổi công nghệ cũng tác động tới các phương pháp sản xuất, nguyên vật liệu cũng như sự ứng xử của người lao động và đặc biệt tác động tới năng suất lao động và sản lượng. Các nhà chiến lược cần phải thường xuyên quan tâm tới sự thay đổi cũng như những đầu tư cho tiến bộ công nghệ.
2.1.3. Yếu tố văn hóa xã hội
Trong trung và dài hạn thì có thể nói đây là yếu tố có sự thay đổi nhiều nhất. Có một số nội dung thường được đề cập khi phân tích yếu tố này như dân số, lối sống, văn hóa, tôn giáo.
Mỗi quốc gia, địa phương đề có những giá trị văn hóa khác nhau. Các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp vì các yếu tố này quyết định đặc điểm của người tiêu dung tại khu vực đó. Khi muốn bắt đầu kinh doanh tại một địa phương mới hoặc muốn đưa ra một sản phẩm mới ở một thị trường sẵn có, các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ lối sống, các giá trị văn hóa cốt lõi của thị trường hay địa phương đó.
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 1
- Công tác hoạch định chiến lược tại công ty cổ phần sản phẩm sinh thái - thực trạng và giải pháp - 2
- Phân Tích Các Yếu Tố Hoạt Động Của Doanh Nghiệp
- Doanh Thu Công Ty Cổ Phần Sản Phẩm Sinh Thái Giai Đoạn 2005 - 2009
- Phân Tích Mô Hình 5 Áp Lực Cạnh Tranh Của Michael Porter
Xem toàn bộ 100 trang tài liệu này.
Bên cạnh văn hóa, các yếu tố về xã hội cũng khiến các doanh nghiệp quan tạm khi nghiên cứu thị trường. Yếu tố xã hội sẽ chia cộng đồng thành những nhóm khách hàng khác nhau với những đặc điểm về tâm lý, thu nhập, độ tuổi khác nhau…
2.1.4. Yếu tố tự nhiên
Nhóm nhân tố tự nhiên bao gồm các vấn đề về nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự nhiên như khí hậu, địa lý… Các nhân tố này có thể ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên các mặt như chi phí sản xuất (chí phí vận chuyển, bảo quản…), cách thức phân bổ, sử dụng các nguồn lực tự nhiên vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
2.1.5. Yếu tố chính trị, pháp luật
Đây là nhóm yếu tố có ảnh hưởng lớn tới mọi ngành kinh doanh trong mỗi quốc gia, thậm chí quyết định sự tồn tại hay phá sản của một doanh nghiệp nào đó. Đây là yếu tố đầu tiên mà mỗi doanh nghiệp phải nghiên cứu khi quyết định đầu tư mới vào một quốc gia nào đó. Các nhân tố về chính trị và pháp luật mà doanh nghiệp thường phải quan tậm tới là chính sách thuế, các đạo luật liên quan (luật Đầu tư, luật Thương mại, luật Lao động, luật Chống
bán phá giá, chống Độc quyền…) hay các chính sách khác của chính phủ. Mỗi nhân tố thuộc về chính trị pháo luật này sẽ có ảnh hưởng nhất định tới doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp, có thể tạo ra cho doanh nghiệp những cơ hội cũng như thách thức khó khăn.
Ngoài ra khi đầu tư, các doanh nghiệp cũng nên chú trọng tìm hiểu tính ổn định của thể chế chính trị pháp luật. Tình hình chính trị bất ổn của một quốc gia có thể đem lại cho doanh nghiệp những khó khăn về mặt chính sách, chiến lược phát triển dài hạn; doanh nghiệp sẽ khó kiểm soát tình hình hay lên kế hoạch phát triển. Trái lại nếu thể chế chính trị, pháp luật của một quốc gia ổn định sẽ là điều kiện tốt và giúp các nhà quản trị dễ dàng hơn trong việc phân tích và ra quyết định lựa chọn chiến lược phát triển phù hợp.
2.1.6. Yếu tố toàn cầu hóa
Khi phân tích nhóm các nhân tố về toàn cầu hóa, doanh nghiệp không nên chỉ phiến diện nhìn thấy những lợi ích mà nó đem lại. Cùng với những cơ hội như xóa bỏ hàng rào thương mại giữa các quốc gia, giúp các doanh nghiệp dễ dàng tìm kiếm và thâm nhập thị trường mới hơn thì toàn cầu hóa cũng đem lại cho doanh nghiệp những vấn đề về cạnh tranh gay gắt từ phía các đối thủ cạnh tranh trên toàn cầu.
Một khi thế giới trở thành một thị trường duy nhất và thống nhất cũng chính là lúc các doanh nghiệp có quyền đầu tư vào bất cứ đâu với cơ hội và thách thức như nhau. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cạnh tranh trên toàn thế giới là hoàn toàn ngang bằng nhau, không còn lợi thế về hàng rào thuế quan hay thậm chí là phi thuế quan.
2.2. Phân tích môi trường ngành
Môi trường vi mô, hay còn gọi là môi trường ngành, là tập hợp một số doanh nghiệp cùng cung cấp các sản phẩm, dịch vụ có thể thay thế được cho
nhau nhằm thỏa mãn môt như cầu nào đó của người tiêu dung. Có nhiều quan điểm và cách thức phân tích môi trường ngành, nhưng xét về tổng quát, có hai công cụ được sử dụng nhiều nhất là: Ma trận chu kì phát triển của ngành kinh doanh và mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter.
2.2.1. Chu kì phát triển của ngành kinh doanh
Yếu tố giai đoạn trong chu kì phát triển của ngành mà doanh nghiệp tham gia là một cơ sở để các nhà quản trị xác định những cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp. Chu kì phát triển của ngành kinh doanh chia làm 4 giai đoạn:
Đồ thị 1: Chu kì phát triển ngành
- Giai đoạn phôi thai: đây là giai đoạn khi có một sản phẩm mới xuất hiện trên thị trường, được chấp nhận và báo hiệu một ngành kinh doanh hoàn toàn mới được xác lập. Doanh nghiệp ở giai đoạn này sẽ có nhiều cơ hội phát triển, thị trườn rộng mở, ít đối thủ cạnh tranh.
- Giai đoạn tăng trưởng: khi nhu cầu về sản phẩm của ngành mà doanh nghiệp tham gia tăng lên đáng kể thì ngành đó phát triển các đặc tính của một ngành tăng trưởng. Nói cách khác, ngành tăng trưởng khi khách hàng trở nên quen thuộc sản phẩm, khi giá sản phẩm đã giảm xuống do có được lợi thế kinh tế theo quy mô và khi hệ thống phân phối phát triển. Trong giai đoạn này sự kiểm soát các bí quyết công nghệ giảm dần và các rào cản gia nhập ngành khác cũng tương đối thấp. Tăng trưởng nhu cầu nhanh trong giai đoạn này cho phép các công ty tăng thu nhập và lợi nhuận mà không cần giành thị phần từ phía đối thủ. Vì vậy, sự cạnh tranh trong giai đoạn này bớt gay gắt hơn.
- Giai đoạn bão hòa: Đây là giai đoạn thị trường hoàn toàn đạt đến mức bão hòa, nhu cầu bị giới hạn bởi sự thay thế. Tăng trưởng trong giai đoạn này rất thấp, thậm chí có thể bằng không. Đây là giai đoạn mà mối đe dọa gia nhập ngành từ các đối thủ tiềm ẩn giảm đáng kể, rào cản gia nhập ngành cũng tăng lên và các công ty trong ngành cạnh tranh gay gắt để tranh giành thị phần trong khi cầu thị trường ngày một giảm. Các công ty tồn tại được ở giai đoạn này thường là các công ty có được sự trung thành nhãn hiệu của khách hàng và có chi phí hoạt động thấp.
- Giai đoạn suy thoái: Cuối cùng của một chu kì phát triển, hầu hết các ngành đều đi vào giai đoạn suy thoái. Vì các lý do như thay thế công nghệ, thay đổi về văn hóa xã hội, cạnh tranh quốc tế… mà trong giai đoạn này, sự tăng trưởng mang giá trị âm. Trong một ngành đang suy thoái, mức độ cạnh tranh của các công ty còn tồn tại thường tăng lên. Tùy thuộc vào tốc độ suy giảm của ngành và độ cao của các rào cản rút lui khỏi ngành mà sức ép cạnh tranh có thể trở nên dữ dội.
2.2.2. Mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael Porter
Michael E. Porter, giáo sư trường kinh doanh Harvard đã đề ra một khuôn khổ giúp các nhà quản trị đánh giá các cơ hội và nguy cơ mà doanh nghiệp phải đương đầu trong phạm vi ngành. Khuôn khổ của Porter được gọi là Mô hình năm áp lực cạnh tranh:
Sơ đồ 3: Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Micheal Porter
Đối thủ cạnh tranh hiện tại
Đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp tồn tại sẵn trong cùng một ngành, cung cấp những sản phẩm – dịch vụ tương tự hoặc có thể thay thế được cho nhau, hướng tới cùng một đối tượng khách hàng. Nhóm đối tượng này có thể được coi là trở lực lớn nhất mà các doanh nghiệp phải vượt qua.
Nếu các đối thủ cạnh tranh hiện tại càng yếu thì doanh nghiệp càng có nhiều cơ hội để tăng giá và kiếm được nhiều lợi nhuận hơn. Ngược lại, nếu nhóm sức ép này lớn thì sự cạnh tranh về giá cả là đáng kể, doanh nghiệp khi đó không thể tăng giá quá cao và buộc phải chia sẻ thị phần với các đối thủ khác.
Để tiến hành phân tích đối thủ cạnh tranh hiện tại, các doanh nghiệp cần quan tâm tới ba nội dung chủ yếu: cơ cấu cạnh tranh ngành, thực trạng cầu của ngành và các hàng rào lối ra.
- Cơ cấu cạnh tranh ngành được đánh giá dựa vào số liệu và khả năng phân phối sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành sản xuất. Cơ cấu cạnh tranh thay đổi từ ngành sản xuất phân tán tới ngành tập trung.
- Tình trạng cầu của một ngành là một yếu tố quyết định khác về tính gay gắt trong cạnh tranh nội bộ ngành. Thông thường, lượng cầu lớn hoặc có xu hướng tăng lên làm giảm sức ép cạnh tranh giữa các doanh nghiệp; lượng cầu có xu hướng giảm hoặc lượng cầu quá thấp sẽ dẫn đến tình trạng cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp nhằm giữ được thị phần hiện tại.
- Các hàng rào lối ra sẽ là mối đe dọa nghiêm trọng dẫn đến cạnh tranh trong trường hợp cầu của ngành giảm mạnh. Hàng rào lối ra cao, doanh nghiệp sẽ bị khóa chặt trong một ngành kinh doanh sản xuất không phù hợp. Hàng rào lối ra thường bao gồm: đầu tư nhà xưởng, thiết bị; chi phí rời bỏ ngành (chi phí định vị lại doanh nghiệp, thủ tục hành chính…); quan hệ giữa các đơn vị kinh doanh chiến lược của doanh nghiệp…
Khách hàng
Khách hàng là các tập thể hoặc cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán đối với các sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp. Đây là lực lượng tạo ra sức ép mặc cản theo hai hướng là: áp lực giảm giá bán và áp lực tăng chất lượng sản phẩm. Áp lực từ phía khách hàng thể hiện trong các trường hợp:
- Ngành cung cấp có nhiều nhà cung cấp quy mô vừa và nhỏ. Trong khi đó, người mua là một số ít và có quy mô lớn. Trường hợp này cho phép người mua chi phối các công ty cung cấp.
- Khách hàng mua với số lượng đủ lớn cũng có thể tạo ra sức ép giảm giá đối với doanh nghiệp.
- Khi nhà cung cấp bị phụ thuộc vào khách hàng bởi khối lượng mua của khách hàng này lớn, nhà cung cấp có thể phải chịu sức ép buộc giảm giá để giữ chân khách hàng này.
- Khách hàng có khả năng liên kết dọc tức là họ có thể tự cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho mình.
- Khách hàng có đầy đủ thông tin về thị trường nguyên vật liệu đầu vào.
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là các cá nhân hoặc tập thể, doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào (nguyên nhiên vật liệu, tài chính, nhân lực…). Nhà cung cấp có thể trở thành nhóm gây sức ép khi họ có khả năng tăng giá bán đầu vào hoặc giảm chất lượng của các yếu tố đầu vào mà họ cung cấp cho doanh nghiệp. Trong một số tình huống sau, nhà cung cấp có thể tạo ra áp lực đối với doanh nghiệp:
- Ngành cung ứng chỉ có 1 số ít các nhà cung cấp, hoặc thậm chí là chỉ có một nhà cung cấp độc quyền.
- Doanh nghiệp mua sản phẩm của nhà cung cấp chỉ chiếm phần nhỏ trong doanh thu của nhà cung cấp.
- Yếu tố đầu vào do nhà cung cấp cung ứng đóng vai trò quan trọng then chốt đối với doanh nghiệp.
Sản phẩm thay thế
Sản phẩm thay thế là sản phẩm khác nhưng có khả năng đáp ứng cùng nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm thay thế có thể tạo ra sức ép đối với sản phẩm của doanh nghiệp khi nó có một trong hai lợi thế: