Xác Định Vị Thế Cạnh Tranh Của Các Sản Phẩm Du Lịch Và Hướng Chiến Lược Tăng Tr- Ưởng Thích Hợp


hiện nay chỉ tiêu lao động bình quân cho một phòng khách sạn cao cấp đạt trung bình 1,5-1,6 lao động trực tiếp và 1 lao động trực tiếp tương ứng với 2,2 lao động gián tiếp ngoài xã hội. Do đó, trong thời gian đến để đảm bảo chất lượng phục vụ thì lao động trực tiếp sẽ tăng nhanh.

3.2. Phương hướng hoàn thiện Quản lý Nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới

Có nhiều vấn đề cần bàn khi nghiên cứu phương hướng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới. Tuy nhiên với khuôn khổ có hạn, trong mục 3.2 này tác giả sẽ tập trung một số nội dung hoàn thiện QLNN về: Định hướng phát triển; tạo lập môi trường pháp luật thuận lợi cho phát triển; hoàn thiện công tác điều hành, kiểm tra, kiểm soát phát triển du lịch trên địa bàn. Các đề xuất của tác giả sẽ tuân thủ một chủ đề chung xuyên suốt là: Sớm khắc phục tình trạng thụ động tạo mọi điều kiện để du lịch Lâm Đồng chủ động phát triển theo các nguyên tắc thị trường, có sự quản lý của Nhà nước và hội nhập quốc tế.

Theo đó, tác giả sẽ đề xuất các hướng hoàn thiện QLNN về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng trong thời gian tới qua các nội dung sau:

- Quan tâm xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

- Hoàn thiện hệ thống chính sách theo các nguyên tắc thị trường, trên cơ sở nhận thức đầy đủ về vai trò động lực và các đặc điểm phát triển của ngành kinh tế du lịch trong điều kiện một tỉnh miền núi.

- Hoàn thiện các biện pháp điều hành trên một số công tác, đặc biệt là xúc tiến du lịch hướng tới mục tiêu: Du lịch Lâm Đồng chủ động phát triển theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế.

3.2.1. Quan tâm xây dựng chiến lược thị trường cho phát triển du lịch của Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020

Như chúng ta đã biết tỉnh Lâm Đồng có chủ trương điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Theo tác giả trong quá trình này cần tập trung nghiên cứu nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng hiện hành.


Theo Quyết định 762/QĐ-UB ngày 11/7/1996 “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng thời kỳ 1996-2010” được phê duyệt. Trải qua hơn 10 năm thực hiện, du lịch Lâm Đồng đã có sự phát triển đáng kể (thí dụ: sản phẩm lưu trú tăng 2 lần trong giai đoạn 2001-2005); nhưng du lịch Lâm Đồng vẫn mang nặng tính thụ động, chờ khách đến, chưa thực sự chủ động tổ chức khai thác các nguồn khách đến Lâm Đồng, chưa có các tour du lịch do các doanh nghiệp Lâm Đồng tổ chức đi các vùng lân cận hoặc vươn tới các vùng khác nhau trong nước, hoặc quốc tế.

Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch trên địa bàn Lâm Đồng giai đoạn 1996- 2010, được xây dựng trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch phong phú do thiên nhiên ban tặng cho. Đây là một cơ sở, một căn cứ quan trọng nhưng chưa đủ. Tình hình hiện nay đã khác trước nhiều. Thị trường du lịch đã phát triển, nước ta đang chủ động hội nhập thị trường quốc tế, cạnh tranh đang diễn ra gay gắt. Tình hình trên đòi hỏi chiến lược và quy hoạch phát triển thị trường du lịch phải bổ sung các căn cứ thị trường, phát triển theo hướng thị trường yêu cầu. Do đó, cùng với việc điều tra, khảo sát chuẩn xác hoá các tài liệu cơ bản về tài nguyên du lịch, phải xây dựng cho được: “Chiến lược khai thác và mở rộng thị trường du lịch”.

Chiến lược thị trường sẽ xác định:

- Một là, thị trường mục tiêu, thị trường tiềm năng của du lịch Lâm Đồng.

- Hai là, danh mục sản phẩm thị trường (không phải dừng lại ở sản phẩm mà phải cụ thể là tổ hợp sản phẩm - thị trường). Mỗi một đoạn thị trường mục tiêu có nhu cầu về sản phẩm tương ứng. Trong chiến lược thị trường du lịch tỉnh Lâm Đồng cần làm rõ các tổ hợp sản phẩm - thị trường tương ứng đó.

- Ba là, mô hình tăng trưởng của mỗi một tổ hợp sản phẩm - thị trường. Thường có các mô hình chiến lược sau: i) Khai thác sâu thị trường (sản phẩm hiện tại - thị trường hiện tại); ii) Phát triển sản phẩm mới (sản phẩm mới - thị trường hiện tại, tạo sức thu hút du khách, tăng sức cạnh tranh); iii) Phát triển thị trường mới (sản phẩm hiện có - thị trường mới, đây là bước phát triển tất yếu, khi các sản phẩm hiện tại có chất lượng và năng lực cạnh tranh cao); iv) Đa dạng hoá (sản phẩm mới - thị trường mới, đây là bước phát triển mạo hiểm, nhưng tất yếu phải có sự đổi mới).

- Bốn là, định vị hướng phát triển của các đơn vị chiến lược (SBU, cũng có thể hiểu một loại tổ hợp sản phẩm - thị trường); định vị doanh nghiệp sản phẩm gắn với


chiến lược phát triển chung của tỉnh (hướng phát triển của địa phương được thể hiện ở các chính sách, biện pháp thúc đẩy hay hạn chế phát triển từng sản phẩm, từng loại hình, từng hoạt động )

3.2.1.1. Lựa chọn thị trường mục tiêu

Để xác định thị trường mục tiêu Lâm Đồng cần tiến hành các công việc sau:

- Tổ chức nghiên cứu thị trường, tức là thực hiện một quá trình tổ chức thông tin bao gồm: thu thập, xử lý, phân tích và tổng hợp thông tin nhằm hỗ trợ và hoàn thiện việc ra quyết định.

Việc thu thập thông tin có thể tiến hành qua mọi nguồn, từ các tín hiệu thứ cấp, các báo cáo thị trường của các tổ chức du lịch, các nhà cung cấp, đặc biệt tỉnh có thể tổ chức các điều tra, khảo sát quy mô, thu thập thông tin qua các phiếu hỏi khách hàng v.v. Qua thu thập thông tin có thể dự báo được số lượng khách, thị phần, doanh thu của mỗi loại sản phẩm cho từng khu vực thị trường. Nghiên cứu khách hàng về những đặc điểm kinh tế, xã hội, thái độ, mong muốn và nhu cầu của họ làm cơ sở cho việc phân đoạn thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu. Nghiên cứu về sản phẩm và giá cả những sản phẩm du lịch mới để đo lường mức độ quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm đó, cũng như những yêu cầu, mong muốn, kỳ vọng của họ đối với sản phẩm đó và độ co giãn của nhu cầu với mức giá của sản phẩm này.

- Trên cơ sở kết quả nghiên cứu thị trường phải xác định cho được thị trường mục tiêu chủ yếu của mình. Muốn vậy phải phân đoạn thị trường theo các tiêu thức, phù hợp với mục đích Marketing (Một đoạn thị trường mục tiêu theo Kotler phải thoả mãn 4 tiêu chuẩn cơ bản: riêng biệt, đo lường được, có tiềm năng, phù hợp - Hay có thể hình dung đoạn thị trường được chọn có nhu cầu và đặc điểm mà Lâm Đồng có thể thoả mãn được với hệ thống sản phẩm của mình). Lâu nay thường đánh giá tầm quan trọng của một thị trường nào đó (trong nước hay quốc tế) bằng % lượng du khách so với tổng lượng du khách đến Lâm Đồng. Thí dụ theo số liệu điều tra thống kê năm 2005 du khách từ thành phố Hồ Chí Minh chiếm 60,5% lượng du khách nội địa đến Lâm Đồng. Con số này là một tiêu chí đánh giá ảo tầm quan trọng của thị trường du lịch thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đó là con số đã thực hiện. Làm chiến lược thị trường phải dự đoán được du khách sẽ đến trong kế hoạch tới, thì với một tiêu chí như trên là chưa đủ.


Tác giả kiến nghị Lâm Đồng phải xác định một hệ thống tiêu chí để có thể điều tra dự đoán và xếp hạng các thị trường theo thứ tự: quan trọng, chưa quan trọng, không quan trọng hoặc thị trường trọng điểm, thị trường tiềm năng cho một kỳ kế hoạch.

Các chỉ tiêu định tính có thể là:


TT

Tên chỉ tiêu

Trọng số

1

Cơ cấu đặc điểm dân cư Sự ổn định chính trị, xã hội

Các tác động kinh tế - xã hội đến nhu cầu du lịch Thời gian nhàn rỗi

Hiểu biết về Lâm Đồng

Sự khác biệt, tương đồng tâm lý giữa Lâm Đồng với các thị trường Khả năng đáp ứng nghiên cứu của Lâm Đồng

Nhu cầu thị trường phù hợp với định hướng phát triển du lịch của Lâm Đồng.

Các yếu tố tâm lý, lịch sử, văn hoá có tác động du lịch Lâm Đồng

Tổng cộng

6

2

6

3

12

4

6

5

10

6

12

7

13

8

20


15

9



100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 218 trang tài liệu này.

Hoàn thiện quản lý nhà nước về du lịch trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng - 18

Các chỉ tiêu định lượng có thể là:


TT

Tên chỉ tiêu

Trọng số

1

GDP/đầu người

Số người đi du lịch/năm Khả năng chi trả

% chiếm trong tổng lượng khách đến Lâm Đồng của thị trường này Tốc độ tăng trưởng của lượng khách đến Lâm Đồng của thị trường này

Thu nhập của Lâm Đồng từ khách của thị trường này. Thị phần tương đối so sánh với các vùng khác cạnh tranh Tần suất quay lại Lâm Đồng

Tổng cộng

12

2

11

3

15

4

15

5

10


6


15

7

10

8

12


100

Nếu điều tra được các chỉ tiêu này ở các thị trường đang xem xét và làm đúng thì việc đánh giá phân loại thị trường sẽ chuẩn xác hơn. Qua đó lựa chọn các chiến lược tăng trưởng cho từng thị trường sẽ phù hợp, có hiệu quả hơn.


Hiện tại, trong thị trường du lịch nội địa, thì thị trường thành phố Hồ Chí Minh là quan trọng nhất (năm 2005 chiếm tới 60,5% tổng lượng khách nội địa đến Lâm Đồng). Đối với thị trường này các chiến lược thích hợp là sử dụng mô hình tăng trưởng khai thác sâu, và phát triển sản phẩm mới. Có thể triển khai theo cả 3 hướng:

i) Liên kết với các doanh nghiệp lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, miền Tây Nam Bộ nhận khách và nối chuyến; ii) Liên kết với các đại lý, hoặc tự tổ chức các đại lý ở thành phố Hồ Chí Minh trực tiếp khai thác các nguồn khách; iii) Có chính sách khuyến khích (thu hút đầu tư, ưu đãi giá cả...) để thu hút lượng khách không đi theo tour đến Lâm Đồng.

Trong thị trường Nam Bộ, cần quan tâm đến thị trường các tỉnh Đông Nam Bộ (hiện lượng du khách đến Lâm Đồng mới chiếm 9% tổng lượng du khách nội địa). Các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương là thị trường có nhiều tiềm năng lớn, lại gần và thuận tiện cho khách nghỉ cuối tuần đến Lâm Đồng. Cần thực hiện các biện pháp Marketing mạnh mẽ để mở rộng thị trường này.

Các tỉnh Nam Trung Bộ như Khánh Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận đang phát triển du lịch biển rất mạnh, lượng khách tăng đột biến. Đây là thị trường nối tuyến du lịch biển với du lịch cao nguyên, núi cao rất có tiềm năng. Nhất là khi khoảng cách đường bộ giữa các tỉnh Duyên hải miền Trung với Lâm Đồng đã được rút ngắn.

Lâm Đồng cũng là điểm đến hấp dẫn du khách quốc tế khi họ đến Việt Nam.

Những năm gần đây thị trường du khách quốc tế đến Việt Nam có những đặc điểm cần quan tâm:

- Tổng lượng du khách liên tục tăng: Năm 2000 là 2.140.100 lượt khách; năm 2005 là 3.467.757 lượt khách bằng 170% năm 2000.

- Mục đích đi du lịch: Du lịch tham quan nghỉ dưỡng chiếm tỉ lệ lớn nhất (57%), du lịch công vụ tăng từ 398.000 lượt người năm 2000 lên 521.660 lượt người năm 2004, du lịch thăm thân càng tăng từ 370.000 lượt người năm 2000 lên 505.327 lượt người năm 2005. Có tình hình trên là do quan hệ kinh tế, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng lên.

- Du khách quốc tế đến Việt Nam 58% bằng đường hàng không, đến bằng đường bộ tăng lên nhưng chậm, đến bằng đường biển bị giảm sút.


- Cơ cấu thị trường theo khu vực có biến động: khu vực Bắc Á chiếm trên 50% lượng khách đến và xu hướng tăng mạnh từ năm 2000 đến 2005, trong đó lượng du khách Trung quốc, Đài Loan đến Việt Nam tăng nhanh; thị trường ASEAN chiếm khoảng 11,3% và cũng có xu hướng tăng mạnh, lượng khách từ Thái Lan (2005/2004 bằng 156,7%), tiếp đến là Singapore 52,5%, và Malaysia 37,8%; đáng chú ý là lượng khách du lịch từ Campuchia tăng đột biến 105%. Thị trường châu Âu chiếm 12% lượng du khách quốc tế vào Việt Nam, nhiều nhất là Pháp có 104.025 lượt người năm 2004, năm 2005 tăng lên 126.402 lượt người bằng 121,5% năm 2004; Anh năm 2005 có 80.884 lượt người; Đức năm 2005 có 64.448 lượt người.

Thị trường Bắc Mỹ có tỉ lệ tăng trưởng tốt, 2005/2004 bằng 122%. Tuy nhiên số tăng chủ yếu là do người Việt sống ở Mỹ về thăm quê hương Việt Nam.

Từ tình hình đó, tác giả thấy cần chú ý mấy điểm khi xây dựng chiến lược tăng trưởng đối với các thị trường quốc tế:

- Du khách quốc tế đến Lâm Đồng là một bộ phận của khách quốc tế đến Việt Nam. Cho nên cần rất chú ý đến tình hình, xu thế diễn biến thị trường khách quốc tế đến Việt Nam. Trong đó, quan tâm các biện pháp thu hút khách quốc tế khu vực Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc); khu vực ASEAN nhất là khách Thái Lan, Campuchia đến Việt Nam bằng đường bộ.

- Tỉ lệ khách quốc tế đến Lâm Đồng so với khách quốc tế đến Việt Nam còn quá nhỏ (chỉ khoảng 3%) trong đó du khách Pháp đến Lâm Đồng là nhiều nhất, cũng chỉ bằng 15% lượng du khách Pháp đến Việt Nam. Các con số cho thấy còn quá nhiều khách quốc tế đến Việt Nam mà không tới Lâm Đồng. Từ đó tác giả cho rằng Lâm Đồng cần sớm giải quyết vấn đề này theo hai hướng sau:

Một là, phải liên kết với các doanh nghiệp lữ hành ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hà Nội và thành phố Đà Nẵng là các đầu cầu nhận khách quốc tế ở Việt Nam, có chính sách để có nhiều tour đến Lâm Đồng. Một điều lưu ý là 84% khách Pháp đến Việt Nam qua Hà Nội. Vì vậy cần tổ chức liên kết kinh tế và du lịch Lâm Đồng - Hà Nội chặt chẽ hơn.

Hai là, Lâm Đồng phải phấn đấu vươn lên tự tổ chức khai thác thị trường khách quốc tế.


3.2.1.2. Xác định vị thế cạnh tranh của các sản phẩm du lịch và hướng chiến lược tăng tr- ưởng thích hợp

Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng 1996-2010 - trong mục

4.5 và 4.6. “Định hướng phát triển các loại hình du lịch” và “Định hướng sự đa dạng hoá các sản phẩm du lịch” đã nêu các loại sản phẩm du lịch: Du lịch nghỉ d- ưỡng; Du lịch sinh thái; Du lịch tham quan danh lam, thắng cảnh; Du lịch thể thao; Du lịch vui chơi giải trí; Du lịch hội nghị, hội thảoTuy nhiên chưa xác định rõ vị trí của các sản phẩm trong hệ toạ độ vị trí cạnh tranh và sức hấp dẫn. Do đó, việc lựa chọn chiến lược tăng trưởng cho mỗi một sản phẩm cũng chưa được xác định.

Tác giả kiến nghị trong lần điều chỉnh bổ sung này Lâm Đồng cần có các biện pháp khoa học thu thập các thông tin cần thiết; sử dụng các phương pháp thích hợp để xác định rõ vị trí cạnh tranh của các sản phẩm và lựa chọn chiến lược phù hợp với từng sản phẩm.

Đơn giản nhất là sử dụng ma trận BCG. Ma trận được thiết lập bởi hai biến số. Trục ngang thể hiện thị phần tương đối của mỗi sản phẩm du lịch (coi như một đơn vị chiến lược SBU) được xác định từ 0 đến 10. Trục dọc là tỉ lệ phát triển (lấy doanh thu là chỉ tiêu định lượng tính toán tỉ lệ phát triển) của mỗi sản phẩm du lịch (coi như SBU); thường cho từ -10% 0% +20%.

Những dữ liệu về doanh thu của từng sản phẩm, thị phần (đo bằng tỉ lệ doanh thu từ sản phẩm du lịch đang nghiên cứu trên tổng doanh thu du lịch của Lâm Đồng); tỉ lệ phát triển (thể hiện sự hấp dẫn của sản phẩm, khả năng phát triển của nó

- cách tính đã nói ở trên) là những chỉ tiêu thường được thống kê thường xuyên. Tuy nhiên, thống kê chi tiết cho từng sản phẩm du lịch thì chỉ có thể có số liệu qua một cuộc điều tra được chỉ đạo chặt chẽ và khoa học.

Dựa vào các dữ liệu qua điều tra kể trên có thể xác định được các vị trí của đường SBU nằm ở ô nào trong 4 ô của ma trận và ứng với nó là các hướng chiến lược phù hợp cho từng sản phẩm và do đó toàn bộ danh mục sản phẩm. Nếu có thể tổ chức các cuộc điều tra, khảo sát tốt hơn, có nhiều thông tin hơn việc xác định vị trí cạnh tranh và chiến lược thị trường phù hợp cho từng sản phẩm du lịch, thị trư- ờng có thể sử dụng các phưong pháp phân tích ma trận A.O Little, hoặc ma trận Mc.


Kinsey và kết hợp với các phương pháp phân tích khác để xác định vị thế cạnh tranh và lựa chọn chiến lược tăng trưởng phù hợp.


Tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm du lịch

+ 20%


Ngôi sao

Lưỡng lự




Con bò sữa

Điểm chết

+10%

0%


-10%



Thị phần



Hnh 3.1. Sơ đồ ma trận BCG



Ngôi sao:

- Khả năng sinh lời lớn

- Lượng doanh thu cân bằng

- Rủi ro trung bình

Lưỡng lự:

- Sinh lời kém

- Rủi ro lớn

- Nhu cầu đầu tư lớn

Con bò sữa:

- Sinh lời lớn

- Không có nhu cầu vốn

- Rủi ro ít

Điểm chết:

- Không sinh lời

- Không đầu tư

- Rủi ro trung bình


Giữ vị trí cạnh tranh chi phối


- Đầu tư lớn để vươn lên chi phối

- Hoặc từ bỏ


Sinh lời phát triển

- Không đầu tư dọn dẹp

- Từ bỏ

Hình 3.2. Sơ đồ các hướng chiến lược có thể lựa chọn cho danh mục sản phẩm du lịch

Khi nghiên cứu xác định vị thế cạnh tranh và lựa chọn chiến lược tăng trưởng thích hợp cho các sản phẩm - thị trường của du lịch Lâm Đồng, cần chú ý vấn đề: Trong quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lâm Đồng giai đoạn 1996-2010 có nêu lên một loạt sản phẩm mới cho du lịch Lâm Đồng. Tuy nhiên qua hơn 10 năm triển khai thực hiện quy hoạch ta thấy: i) Không thể coi các sản phẩm du lịch một cách tách rời nhau; ii) Không thể đánh giá tầm quan trọng của các sản phẩm du lịch theo cách cào bằng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/08/2022