Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Và Chiến Lược Sản Phẩm Du Lịch Sinh Thái


Cung cấp dịch vụ du lịch chuyên biệt hấp dẫn cho một phân khúc hẹp: Tất nhiên, doanh nghiệp phải tìm được phân khúc nào có tiềm năng về quy mô hoặc giá trị. Một trong những phân khúc đó là du lịch hạng sang, cung cấp dịch vụ du lịch cao cấp hay chăm sóc vấn đề đi lại cho những đối tượng giàu có và nổi tiếng.

Mức phí khởi nghiệp của doanh nghiệp cao hay thấp tùy thuộc vào việc doanh nghiệp chọn thuê văn phòng hay làm việc tại nhà. Thời gian đầu doanh nghiệp nên kinh doanh tại nhà để giảm thiểu chi phí. Bằng không, bạn sẽ thấy khoản vốn phải bỏ ra tăng chóng mặt.

[http://www.khoinghiep.hoclamgiau.vn/ngành-nghe-khoinghiep/24/dich-vu-dulich].

1.2.4.3.3 Chất lượng sản phẩm

Chất lượng sản phẩm du lịch là tiêu chí hết sức quan trọng trong sự lựa chọn của du khách đến điểm du lịch sự cạnh tranh mang tính quyết định trong kinh doanh du lịch. Do vậy các doanh nghiệp du lịch ngày càng chú trọng đến việc nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch của mình.

Trong chương trình kích cầu du khách quốc tế đến Việt Nam ngành du lịch đã tập trung chỉ đạo toàn ngành: “ Tăng cường tổ chức các hoạt động khảo sát, xây dựng SPDL mới nhằm đa dạng hóa các SPDL, tạo sản phẩm độc đáo thu hút khách du lịch, hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp trong việc tổ chức các chương trình khảo sát xây dựng phát triển SPDL đặc trưng của khu vực dồng bằng sông Hồng nhân dịp Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và khu vực miền Trung – Tây Nguyên phục vụ Năm Du lịch quốc gia 2014”.

1.2.4.3.4 Đầu tư xúc tiến, quảng bá sản phẩm du lịch

Một trong những vấn đề trọng tâm trong hoạt động kinh doanh du lịch là công tác đầu tư, xúc tiến và quảng bá du lịch. Ngành du lịch của tất cả các quốc gia; vùng và doanh nghiệp đều dành sự quan tâm lớn đến vấn đề này.

Tại Việt Nam ngành Du lịch sẽ triển khai chương trình kích cầu du lịch mới với trọng tâm tập trung vào các hãng lữ hành và báo chí nước ngoài chuyên viết về du lịch ở các thị trường trọng điểm và tiềm năng để tăng cường quảng bá mạnh mẽ điểm đến Việt Nam trên thị trường quốc tế.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 161 trang tài liệu này.


Tổ chức các chương trình khảo sát điểm đến (FAMTRIP) cho các hãng lữ hành và báo chí nước ngoài chuyên viết về du lịch. Các đối tượng kinh doanh được lựa chọn tham gia có thể là các khách sạn từ 2 – 5 sao ở các vùng du lịch trong cả nước, các nhà hàng chuyên phục vụ khách du lịch, các doanh nghiệp lữ hành có uy tín, hãng vận chuyển có uy tín, điểm du lịch chất lượng và cửa hàng mua sắm đạt chuẩn, các hãng hàng không Việt Nam và một số hãng hàng không quốc tế.

Xây dựng chiến lược sản phẩm du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre đến năm 2020 - 4

Phối hợp với Bộ Ngoại giao lồng ghép nội dung quảng bá du lịch Việt Nam vào các sự kiện tuần/ngày Việt Nam tổ chức tại Canada, Italia, Nhật Bản nhân dịp kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Các hãng hàng không Việt Nam sẽ phối hợp tham gia các hoạt động của Tổ chức du lịch và Bộ ngành liên quan tại nước ngoài. Tổ chức giới thiệu các sự kiện, hoạt động của Năm Du lịch quốc gia Đồng bằng sông Hồng – Hải Phòng 2013 và quảng bá điểm đến vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Phát động chiến dịch quảng bá tại chỗ đối với khách quốc tế đã đến Việt Nam và nâng cao nhận thức của cộng đồng địa phương.Cán bộ - nhân viên trực tiếp làm việc với khách du lịch, các điểm du lịch, mua sắm cũng như mọi người dân Việt Nam phải thể hiện sự thân thiện với khách du lịch, cung cấp thông tin, bản đồ du lịch cho khách du lịch ngay tại các sân bay quốc tế lớn, giao lưu văn hóa với khách du lịch tại các trung tâm du lịch và các điểm du lịch của địa phương.

1.2.4.3.5 Giá của sản phẩm du lịch

Giá cả của sản phẩm du lịch là yếu tố có tính quyết định trong cạnh tranh giữa các doanh nghiệp du lịch.Du khách cần sản phẩm du lịch có chất lượng đảm bảo với giá cả hợp lý. Trong bối cảnh khủng hoảng của nền kinh tế thế giới hiện nay để các doanh nghiệp du lịch cần tính toán thiết kế cáctuyến du lịch tiết kiệm, sao cho phù hợp khả năng kinh tế và chi tiêu của du khách quốc tế vànội địa, tăng cường khuyến mãi, giảm giá tối đa cho các tuyến du lịch thông qua việc liên kết giảm giá đồng loạt với các đơn vị vận chuyển, hàng không và đối tác cung cấp dịch vụ lưu trú. Lợi nhuận có thể sẽ ít đi, nhưng cái lợi chung là duy trì được việc làm cho lao động trong các ngành liên quan, hạn chế suy giảm doanh thu.


1.2.4.3.6 Khả năng tiếp cận sản phẩm

Khả năng tiếp cận sản phẩm du lịch thể hiện trên các mặt như thủ tục Visa; vận chuyển hàng không,đường bộ, đường sắt, đường thủy; Về cơ sở hạ tầng hổ trợ du lịch.Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành thế giới thì thủ tục Visa Việt Nam xếp hạng 94.

Tiêu chí về cơ sở vận chuyển hàng không: Đây là tiêu chí khá quan trọng đối với hoạt động du lịch trong thời kỳ hội nhập và mở cửa với thế giới, nó rút bớt khoảng cách về mặt không gian, đồng thời có thể tiết kiệm về mặt thời gian và tiền bạc cho du khách. Với tiêu chí này thì Trung Quốc được đánh giá khá cao xếp thứ 36, trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam chỉ được đánh giá ở mức yếu và được xếp ở hạng 90.

Tiêu chí về cơ sở vận chuyển đường bộ: Cũng là tiêu chí có ảnh hưởng lớn tới năng lực cạnh tranh của sản phẩm du lịch của mỗi quốc gia. Tiêu chí này, Trung Quốc cũng được đánh giá là khá tốt, được xếp hạng 45 trong khi đó chỉ tiêu này của Việt Nam được đánh giá ở mức thấp xếp thứ 85.

Tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt: Cũng là một trong những tiêu chí có ảnh hưởng lớn đến chất lượng dịch vụ du lịch. Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí về phương tiện vận chuyển đường sắt của Trung Quốc được xếp thứ 33 trong khi đó tiêu chí này của Việt Nam là 70 điều này cho thấy khả năng cạnh tranh về phương tiện vận chuyển đường sắt của Việt Nam so với Trung Quốc là khó có thể cạnh tranh được trong thời gian ngắn.

Tiêu chí về cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch của Trung Quốc và Việt Nam đều bị đánh giá ở mức yếu kém, Trung Quốc xếp thứ 113 thì Việt Nam chỉ đứng trên có 3 nước xếp hạng thứ 121. Đây là tiêu chí cần phải được quan tâm để nâng cao lợi thế cạnh tranh cho sản phẩm du lịch tại mỗi điểm đến.

1.2.4.3.7 Thương hiệu

Tiêu chí về quyền sở hữu là tiêu chí cho thấy sự đảm bảo của nhà nước và chính phủ của nước sở tại cho môi trường hoạt động du lịch tại mỗi điểm đến, nó tạo ra sự bình đẳng và công bằng trong các hoạt động kinh doanh du lịch tại mỗi


điểm đến. Theo tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí này của Việt Nam là khá tốt đứng thứ 69 trong khi đó tiêu chí này của Trung Quốc đứng thứ 82 đây là một lợi thế mà Việt Nam cần phải phát huy và nâng cao hơn nữa để có thể nâng cao lợi thế so sánh đối với sản phẩm du lịch của mình.

Về tiêu chí đánh giá ấn tượng về thị trường và thương hiệu từ thị trường khách du lịch thì tiêu chí này của Việt Nam và Trung Quốc Đều Đýợc Đánh giá ở mức khá tuy nhiên Việt Nam có nhỉnh hõn một chút. Việt Nam xếp thứ 56 trong khi Trung Quốc xếp thứ 57. Ðiều này cho thấy thị trýờng và thýõng hiệu sản phẩm du lịch của Trung Quốc và Việt Nam rất có triển vọng Để phát triển du lịch.

1.2.4.3.8. Chu kỳ sống của sản phẩm

Đối với sản phẩm du lịch dựa trên yếu tố về tài nguyên du lịch tự nhiên và văn hóa thì chu kỳ sống của sản phẩm du lịch này dài hay ngắn phụ thuộc rất nhiều vào khả năng đầu tư cho bảo vệ, tu tạo, sửa chữa và phục chế. Ở Việt Nam các nguồn tài nguyên tự nhiên, công trình văn hóa chưa được quan tâm nhiều, nhiều nơi còn để cho các di tích chuyển thành phế tích, công tác quy hoạch chưa được chú trọng, việc bảo vệ và tôn tạo các di tích cũng bị buông lỏng, làm cho nhiều tài nguyên du lịch văn hóa bị xuống cấp, nhiều di tích bị xâm hại nghiêm trọng, tài nguyên rừng, tài nguyên nước bị khai thác sử dụng không hợp lý, điều này làm rút ngắn chu kỳ sống đối với từng sản phẩm du lịch đơn lẻ.

Việc khai thác sản phẩm du lịch như thế nào để không làm ảnh hưởng đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm du lịch của một điểm đến. Theo đánh giá của tổ chức du lịch và lữ hành quốc tế thì tiêu chí đánh giá các hoạt động kinh doanh du lịch làm ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái tại mỗi điểm đến của Việt Nam được xếp hạng thứ 99.

Tiêu chí đánh giá về sự ô nhiễm môi trường do khí điôxit các bon gây ra Việt Nam được đánh giá ở mức cao và bị xếp vào những nước mà môi trường bị ô nhiễm nặng do hoạt động công nghiệp khai thác gây ra và xếp ở vị trí thứ 98. Tiêu chí này có thể đe dọa đến tuổi thọ của sản phẩm du lịch.


1.2.5 Khái niệm về sản phẩm du lịch sinh thái

1.2.5.1 Định nghĩa

Sản phẩm du lịch sinh thái là mộttổngthểbaogồmcác thànhphầnkhôngđồngnhất hữuhìnhvàvô hình phục vụ cho hoạt động du lịch sinh thái,đólàtàinguyêntựnhiên,tàinguyênnhânvăn,cơsởvậtchất kỹthuật,cơ sở hạtầng,dịchvụdulịchvàđộingũcánbộnhânviêndulịch.

“Sản phẩm du lịch sinh thái là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thõa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch sinh thái”.

1.2.5.2 Cơ cấu của sản phẩm du lịch sinh thái

Nhữngthànhphầntạolựchút du lịch sinh thái(lựchấpdẫnđốivớidukhách)gồmnhómtàinguyêntựnhiênvàtàinguyênnhânvăn phục vụ cho việc phát triển hoạt động du lịch sinh thái.

Cơsởdulịch sinh thái(điềukiệnvậtchấtđểpháttriểnngànhdulịch)gồmcơsở vật chấtkỹthuậtvàcơsởhạtầngphụcvụdulịch cho du lịch sinh thái.

Dịchvụdulịch sinh thái:làkếtquảmanglạinhờcác hoạtđộngtươngtácgiữa nhữngtổchứccungứng dulịch sinh tháivàkháchthamquan du lịch sinh tháivàthôngquacác hoạtđộngtươngtácđóđể đápứngnhucầucủa kháchthamquan du lịch sinh tháivà manglạilợiíchchotổchứccungứng dulịch sinh thái.

1.3 CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH VÀ CHIẾN LƯỢC SẢN PHẨM DU LỊCH SINH THÁI

1.3.1 Chiến lược sản phẩm du lịch

1.3.1.1 Tạo sản phẩm du lịch đặc trưng

Sản phẩm du lịchđặc trưnglà sản phẩm du lịch phải mang tính khác biệt, độc đáo đặc sắc so với sản phẩm du lịch thông thường nhằm thu hút du khách, mở rộng thị trường du lịch, khai thác tốt các tài nguyên du lịch, các tiềm năng, lợi thế của địa phương để phát triển du lịch một cách bền vững.

Tính khác biệt của SPDL đặc trưng được quy định bởi đặc điểm tự nhiên hoặc văn hóa bản địa của địa phương nơi sản phẩm du lịch được phát triển, còn tính độc


đáo đặc sắc chính là cách thức xây dựng và khả năng khai thác sản phẩm du lịch đặc trưng để phục vụ du khách, phát triển du lịch ở địa phương.

Ví dụ:

SPDL độc đáo của TP Đà Nẵng:

Du lịch tour bằng trực thăng (do Vitours khai thác từ năm 2011).

Lễ hội pháo hoa.

Cáp treo Bà Nà.

Lướt ván buồm.

SPDL độc đáo của tỉnh Kiên Giang:

SPDL đặc thù cấp Quốc gia như DLST đầm nước nội địa trên than bùn của Vườn quốc gia U Minh Thượng.

SPDL đặc thù cấp vùng: Du lịch nghỉ dưỡng biển Phú Quốc. Phú Quốc có hệ thống bãi biển đẹp để phát triển du lịch nghỉ dưỡng chất lượng cao đạt đẳng cấp Quốc tế.

SPDL đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ là DL đô thị; DL MICE; tìm hiểu văn hóa lịch sử; DL nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo.

SPDL đặc trưng của vùng ĐBSCL là Du lịch sinh thái; DL văn hóa; Sông nước miệt vườn, nghỉ dưỡng và sinh thái biển đảo, DL MICE.

1.3.1.2 Tạo sản phẩm du lịch chuyên đề

SPDL chuyên đề được thiết kế phù hợp với sở thích thị hiếu của du khách về các loại hình du lịch cụ thể:

Tour du lịch làng nghề truyền thống.

Tour du lịch sinh thái rừng ngập mặn.

Tour lễ hội truyền thống.

Tour du lịch leo núi.

Tour du lịch lặn biển ngắm san hô.

1.3.1.3 Chuyên môn hóa sản phẩm du lịch

Chuyên môn hóa SPDL tập trung phát triển một loại hình hoặc sản phẩm du lịch nhất định mà công ty mình có khả năng tạo ra giá trị cao nhất. Những doanh


nghiệp này thường đặt mục tiêu dẫn đầu ngành về thị phần, uy tín và nếu họ thật sự chuyên tâm về điều này cũng như có chất lượng sản phẩm và chiến lược tốt, thông thường sẽ gặt hái những kết quả nhất định.

1.3.1.4 Đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Đa dạng hóa sản phẩm là quá trình phát triển cải biến, sáng tạo ra nhiềuloại hình và sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách.

Do nhu cầu của khách du lịch ngày càng đa dạng, và do cuộc cạnh tranh quyết liệt trong việc thu hút khách nên các quốc gia, địa phương phát triển du lịch, các đơn vị, cá nhân tham gia kinh doanh du lịch thường xuyên tiến hành việc nghiên cứu phát triển các sản phẩm mới. Chính vì vậy, sản phẩm du lịch ngày càng trở nên đa dạng.

Ngay trong cùng một nhóm sản phẩm, cơ cấu các loại sản phẩm cũng rất phong phú. Chẳng hạn, đối vói dịch vụ lưu trú, tuỳ theo sở thích và khả năng thanh toán, khách du lịch có nhiều lựa chọn về loại phòng hoặc loại hình lưu trữ, họ có thể lựa chọn một loại phòng ngủ nào độ tại khách sạn cao cấp, hoặc tại khu vực cắm trại, hoặc tại nhà dân... Tour du lịch cũng được thiết kê theo nhiều loại khác nhau, có thể là tour chuyên đề (du lịch văn hoá, du lích sinh thái, du lịch hội thảo, du lịch mạo hiểm…) hoặc tour tổng hợp, tour mở...

Ngay tại một cơ sở kinh doanh, các dịch vụ cũng được đa dạng hoá. Tại một khách sạn, ngoài dịch vụ lưu trú còn có các dịch vụ khác như: Dịch vụ ăn uống với nhiều loại hình nhà hàng, dịch vụ hội nghị, dịch vụ giải trí, dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, dịch vụ chăm sóc sắe đẹp, dìch vụ chăm sóc trẻ em, bán hàng lưu niệm,... Sự đa dạng hoá sản phẩm du lịch được thực hiện không chỉ bẳng ở cách tạo ra các dịch vụ riêng lẻ mới, mà còn tạo rạ các sản phẩm trọn gói mới, chẳng hạn, phát triển loại hình dụ lịch MICE (Meeting, Incentive, Convention, Exhibition) Sự đa dạng hoá dịch vụ không những đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách du lịch, mà còn thu hút được nhiều đối tượng tham gia cung ứng các lóại sản phẩm, giải quyết được nhiều việc làm, tăng lợi ích kinh tế cho các nhà đầu tư, các địa phương và các quốc gia.


1.3.1.5 Nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch

Chất lượng dịch vụ du lịch liên quan đến cách hành xử của con người. Dịch vụ du lịch gặp nhiều khó khăn trong việc tìm hiểu sự mong muốn của khách hàng.

Loại hình dịch vụ phức tạp trong khâu thiết kế, phân phối và quản lý. Dự báo cách hành xử của con người trong môi trường dịch vụ gặp nhiều khó khăn.

Nếu một công ty có thể cung cấp chất lượng dịch vụ du lịch tốt hơn, thì nó có thể phát triển một khả năng đặc biệt, có giá trị, hiếm thấy và khó bắt chước. Vì vậy, công ty đó có thể đạt được và duy trì lợi thế cạnh tranh. Chất lượng dịch vụ xuất sắc có thể giúp cho những sản phẩm của công ty nổi bật và khác biệt với các đối thủ cạnh tranh.

Phân loại các loại hình dịch vụ:

Dịch vụđặc biệt là các dịch vụ góp phần cho du khách sử dụng hiệu quả tài nguyên du lịch.

Dịch vụ cơ bản là những dịch vụ có tác dụng làm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu hằng ngày cho du khách.

Dịch vụ bổ sung bao gồm bán hàng lưu niệm, cho thuê phương tiện thể thao, giải trí, phương tiện giao thông,…

Chất lượng các dịch vụ du lịch là sự kết hợp trên 2 mặt:

Chất lượng hàng hóa.

Mẫu mã.

Độ bền.

Tiện nghi phục vụ.

Giá cả.

Chất lượng dịch vụ.

Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Thái độ phục vụ.

Giá cả là một yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường.

Xem tất cả 161 trang.

Ngày đăng: 15/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí