chung ở vùng nông thôn của Lào chưa có internet; hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin mặc dù đã từng bước được đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển trong giai đoạn mới; các địa phương chưa đầu tư xây dựng hệ thống mạng diện rộng, chưa xây dựng trung tâm điều hành công nghệ thông tin. Những hạn chế trong lĩnh vực văn hóa, còn nhiều mặt yếu kém, khắc phục còn chậm, xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chưa đạt yêu cầu; việc xây dựng và phát triển văn hóa chưa tác động sâu rộng, gắn bó chặt chẽ với KT-XH của địa phương; có trưởng hợp xảy ra một số cấp lãnh đạo còn nặng về tìm lợi ích kinh tế, chỉ thực hiện với dự án đầu tư phát triển có thu nhập cao, mà coi nhẹ yếu tố phát triển văn hóa. Đây là lý do làm ảnh hưởng đến phát triển văn hóa ở địa phương.
2.2.3.5. Đặc điểm quốc phòng - an ninh
Địa bàn các sư đoàn phụ trách trải rộng từ vùng đồng bằng, vùng rừng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn, phức tạp, vùng biên giới giáp với một số nước có chế độ chính trị khác nhau. Những năm 80, 90 thế kỷ trước, trong hoàn cảnh các thế lực phản động ráo riết hoạt động, tăng cường chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước Lào, cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn đã đồng cam cộng khổ, kể vai, sát cánh bên nhau, chiến đấu dũng cảm đập tan mọi âm mưu thủ đoạn chống phá cách mạng của các thế lực phản động, vận động hàng ngàn tên phản động ra đấu thú góp phần bảo vệ vững chắc nền độc lập của đất nước.
Địa hình nơi các sư đoàn đóng quân, các nhà nghiên cứu về mặt quân sự cho rằng: Nếu kẻ thù giành được vị trí của các sư đoàn đóng quân, mình sẽ mất nước cho các chúng, do đó sẽ mang lại ảnh hưởng to lớn đến khu vực ASEAN. Bằng lý do chiến lược quan trọng ở trên, trong suốt quá trình chiến đấu chống thực dân Pháp và Mỹ (1945-1975) chúng đã tập trung đánh chiếm các khu vực đóng quân của các sư đoàn để thành bản đạp xây dựng nơi căn cứ địa về mặt quân sự lớn nhất của chúng ở nước Lào, mục đích để chống phá cách mạng Lào, ngăn chặn sự tiến công trong các hướng. Đặc biệt ở địa bàn đây là quân đội nhân dân Lào và quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng đã đoàn kết kề vai sát cánh bên nhau, chung một chiến hào để bảo vệ hai đất nước yếu mến ổn định bền vững.
Tiểu kết chương 2
Trong chương này, sau khi trình bày khái quát tổ chức của QĐND Lào, vị trí, chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của các sư đoàn, tác giả luận án khẳng định, CTDV là nhiệm vụ thuộc chức năng của QĐND Lào nói chung, của các sư đoàn nói riêng và cần phải được nhận thức như là điều tất yếu, không được mơ hồ dẫn đến lơ là hoặc coi thường.
Sau khi nêu đặc điểm, vị trí của cấp sư đoàn trong tổ chức chung của QĐND Lào, tác giả đã định nghĩa khái niệm CTDV của sư đoàn QĐND Lào, đó là “công tác vận động quần chúng của đơn vị vũ trang, theo thẩm quyền của cấp sư đoàn và trong địa bàn phụ trách của mỗi sư đoàn”.
Tiếp theo, tác giả đã nêu nội dung, phương thức CTDV của các sư đoàn thuộc QĐND Lào. Về cơ bản cũng chính là nội dung, phương thức CTDV của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị -xã hội nói chung.
Có thể bạn quan tâm!
- Phương Thức Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Đặc Điểm Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Thực Hiện Các Phương Thức Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Thực Hiện Các Nội Dung Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
Tuy nhiên CTDV của các sư đoàn có các đặc điểm sau:
Một là, mục tiêu, nội dung, phương thức CTDV của các sư đoàn QĐND Lào có tính đặc thù của đơn vị vũ trang, không phải của tổ chức dân sự (như của tổ chức Đảng, chính quyền, tổ chức CT-XH). Nó phải phục vụ trước hết cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và phải được thực hiện phù hợp với kế hoạch, điều kiện và nhiệm vụ quân sự, quốc phòng của các sư đoàn.
Hai là, là CTDV của đơn vị quân đội được tổ chức ở quy mô cao nhất, chính quy nhất, trực thuộc Bộ Quốc phòng, nên có điều kiện thuận lợi hơn so với các đơn vị vũ trang trực thuộc địa phương quản lý cả về phương diện bộ máy, nhân lực, phương tiện.
Ba là, đối tượng của CTDV của các sư đoàn QĐND Lào phức tạp, đa dạng, sống rải rác trên các địa bàn rộng lớn của nhiều tỉnh, có nhiều nơi là vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới nên khối lượng CTDV rất lớn và gặp nhiều khó khăn.
Chương 3
CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC SƯ ĐOÀN THUỘC
QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM
3.1. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA CÁC SƯ ĐOÀN THUỘC QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO
3.1.1. Những ưu điểm
3.1.1.1. Trong thực hiện các nội dung công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào
Trong những năm vừa qua, căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng, các sư đoàn đã nghiêm túc thực hiện CTDV với các nội dung sau:
Một là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trên địa bàn trọng điểm, chiến lược.
Các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng có liên quan trên địa bàn củng cố, xây dựng, giáo dục, quán triệt cho các lực lượng du kích, dân quân tự vệ, nâng cao tính tự giác với âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch, quan tâm huấn luyện, diễn tập nghệ thuật - chiến thuật, chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng kế hoạch chiến đấu bảo vệ khu vực phòng thủ và quê hương của mình. Đến nay có lực lượng du kích tất cả 121.243 người, nữ
1.020 người, tổ chức thành 1.081 đại đội, có 3.485 trung đội và 10.799 tiểu đội, được trang bị vũ khí 50 đến 70% và có lực lượng dân quân tự vệ tất cả 3.019 người. Lãnh đạo lực lược du kích hoạt động tuần tra vùng biên giới 9.101 lần, có lực lược tham gia 255.546 lượt người và bảo vệ ngày lễ của quốc gia 1.268 lần, có lực lượng tham gia 44.443 lượt người; mở lớp tập huấn công tác quốc phòng - an ninh cho các đối tượng lực lượng du kích và dân quân tự vệ được 94 khóa, có người tham gia 5.751 lượt người; xây dựng được 388 làng chiến đấu, 127 cụm bản chiến đấu liên hoàn; xây dựng gia đình quốc phòng vững mạnh được 135.300 hộ, xây dựng làng
quốc phòng vững mạnh 1.930 làng và tham gia xây dựng 3.682 gia đình bảo vệ an ninh tốt [62].
Về công tác xử lý vấn đề tiêu cực trong xã hội: Các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã tổ chức sử dụng lực lượng đội công tác chuyên trách 201, 202, 203, 204, 205 trực thuộc ban dân vận của các sư đoàn, phối hợp với lực lượng công an nhân dân tỉnh nắm bắt từng đối tượng để cụ thể xử lý các vấn đề tiêu cực như: mua bán tàng trữ ma túy, trộm cắp, buôn bán người, buôn bán vũ khí và tội phạm xuyên quốc gia theo khu vực biên giới của các sư đoàn đặc trách. Thông qua thực tiễn xử lý các vấn đề nảy sinh ở khu vực đó đến nay cơ bản được ổn định an toàn 100%. Đều đó có thể nói rằng là, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã thực hiện tốt vai trò trong việc tăng cường giúp địa phương xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, góp phần phát triển KT-XH gắn với củng cố và xâu dựng QP, AN ở địa phương vững mạnh; hiệu quả trong công tác nắm tình hình nhân dân và địa bàn tiến hành, kịp thời giải quyết những bức xúc, kiến nghị chính đáng của nhân dân và xử lý tốt các điểm nóng. Qua điều tra, khảo sát từ tháng 1 năm 2020 cho rằng: có 95% ý kiến tốt của cán bộ sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp về việc hoạt động tham gia xây dựng và củng cố QP, AN trên địa bàn đóng quân đạt hiệu quả [Biểu 8].
Hai là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã tích cực tham gia xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở địa bàn đóng quân; góp phần đảm bảo giữ vững ổn định.
Từ kết quả tổ chức thực hiện chủ trường, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước xuống đến cơ sở thực tiễn trong những 5 năm qua, tổng kết lại bộ máy chính quyền các cấp ở cơ sở tiếp tục được củng cố hoàn thiện, các đảng bộ cơ sở đã xây dựng trong mối đoàn kết và thống nhất; công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ được quan tâm đúng mức; việc quản lý nhà nước và tổ chức điều hành trong mọi hoạt động của địa phương được phát huy hiệu quả vào lực lĩnh vực đời sống xã hội; hoạt động của chính quyền, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở cơ sở đã có nhiều đổi mới về nội dung, phương thức hoạt động các mặt công tác; việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở được quan tâm vào chiều sâu và triển khai thực hiện có hiệu quả, tạo được sự đồng thuận trong
nhân dân đối với Đảng, Nhà nước; đồng thời đảm bảo tốt nhiệm vụ QP, AN trên địa bàn, thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, nhất là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc, tôn giáo; phát huy được vai trò của cán bộ, chiến sĩ trong xây dựng cơ sở các cấp, để lại hình ảnh đẹp “Bộ đội Lào Ít Xa La” trong lòng nhân dân, góp phần xây dựng cơ sở chính trị địa phương và thế trận lòng dân vững chắc...
Vì vậy, trong thời gian 5 qua các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương tham gia củng cố, xây dựng kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở như: tham gia xây dựng, củng cố được 191 chi bộ đảng; 253 tổ chức chính quyền cấp huyện, cụm bản, bản; 174 Mặt trận Lào Xây dựng đất nước; tập trung bồi dưỡng vai trò, quyền hạn, nhiệm vụ, phong cách làm việc và pháp luật cho chính quyền thôn, bản được 05 đợt, có người tham gia tất cả 185 lượt người, nhằm nâng cao trình độ cho các chính quyền các thôn, bản ngày càng vững mạnh, đảm bảo chất lượng cho việc quản lý nhà nước, quản lý xã hội và điều hành quê hương của mình. Thông qua thực tế có thể tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương bầu 506 Bí thư và phó Bí thư làng, xóa được 159 thôn bản “trắng”, kết nạp 1.062 đảng viên mới; kết nạp 1.426 đoàn viên thanh niên mới; kết nạp 541 hội viên phụ nữ; xây dựng đảng bộ trong sạch, vững mạnh được 943 đầu mối và phấn đấu xây dựng làng phát triển được tất cả 1.179 đầu mối [62].
Ba là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã làm tốt công tác dân vận, giúp đỡ nhân dân phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, xóa đói, giảm nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo và các chính sách xã hội; củng cố, tăng cường tình đoàn kết quân dân, xây dựng mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân.
Các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã đẩy mạnh nhân dân thay đổi bằng sự sản xuất lạc hậu dựa vào thiên nhiên là trọng tâm từng bước thay đổi sản xuất thành một hàng hóa, bằng tổ chức nhóm sản xuất, nhóm thủ công mỹ nghệ, nhóm trồng, chăn nuôi được tất cả 253 nhóm, có 9.038 gia đình tham gia vào các dịch vụ khác; qua thực tiễn cho thấy nhân dân có tính giác ngộ, từng bước thay đổi, tăng trưởng kinh tế ở vùng nông thôn đang tạo ra ở nhiều lĩnh vực, nếu so với trước đây nhân dân ở khu vực đói nghèo, thiếu thốn, sau khi nhận được cấp phát cuộc sống của nhân dân
đã được cải thiện tốt hơn và từng bước giảm nghèo. Công tác phát triển kinh tế: đẩy mạnh nhân dân phát triển sản xuất nhiều thực phẩm và sản xuất hàng hóa ngày càng tăng, theo điều kiện và tải năng của mỗi lĩnh vực; trong đó, đã cung cấp 200.000 giống cây trồng và cộng cụ sản xuất cho 2.240 hộ gia đình; giống cá các loại
160.000 con; giống lúa 5.200 kg; cùng hướng dẫn về chuyên môn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi cho cán bộ và nhân dân. Công tác phát triển cơ sở hạ tầng: các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và Cục Công binh Bộ Quốc phòng Lào tập trung phát triển con đường đi xuyên suốt đến các vùng trọng điểm, cụm bản ở vùng sâu, vùng xa, vùng nông thôn đi được hai mùa, đến nay xây được 23 đường giao thông, có độ dài tất cả 1.83,725 km; cùng đẩy mạnh, khuyến khích các công ty đầu tư xây dựng 60 công trình, phát triển cơ sở hạ tầng ở khu vực biên giới gồm có 12 cụm bản, do sử dụng ngân sách của Nhà nước 100%, với tổng giá trị gần 283 tỷ kip; quản lý đầu tư nước ngoài trong khu vực sư đoàn đặc trách có 13 công ty, 8 công trình, 14 đơn vị kinh doanh, với tổng số
2.265 người, nữ 989 người. Công tác văn hóa - xã hội: đã phối hợp với chính quyền địa phương xây dựng 03 trường tiểu học, 02 trường trung học cơ sở và 02 trường trung học phổ thông, để công nhận cho trẻ em và sinh viên mỗi cấp vào học bình thường; mở 52 lớp xóa mù chữ cho hơn 1.630 người; phấn đấu xây dựng máy lọc nước ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa được 15 nơi, xây dựng 12 phòng vệ sinh công cộng, xây dựng mô hình 4 trạm y tế, 1 bệnh viện vĩnh viễn, khám chữa bệnh, cấp thuốc miễn phí cho 14.773 lượt người, tổng trị giá gần 1.385.000.000 tỷ kip. Xây dựng 17 nhà văn hóa làng ở các vùng trọng điểm vùng sâu, vùng xa tại khu đặc trách, tổng giá trị đầu tư phát triển tất cả 3.423.000.000 tỷ kịp; cùng với xóa đói giảm nghèo cho hơn 4.430 hộ dân; tham gia cứu đói, cứu trợ thiên tai 1.235.000.000 tỷ kip; huy động gần 60.000 lượt cán bộ, chiến sĩ và 30.460 đội du kích, dân quân tự vệ tham gia khắc phục hậu quả thiên tai; di dời 3.400 hộ gia đình đến vị trí an toàn và tham gia phòng chống cháy rừng xảy ra với trên 204 nghìn ha [62]. Qua thực tiễn 5 năm qua, tỷ lệ đói nghèo của nhân dân luôn giảm; đời sống của nhân dân đã được củng cố, cải thiện và từng bước nâng cấp cuộc sống tốt hơn; 99% hộ có điện sử dụng, có 759 cụm bản sử dụng được hệ thống viễn thông chiếm 60% của vùng
nông thôn; hiện nay có 6.537 bản đã có đường giao thông đi lại thuận tiện hai mùa; phát triển mạng điện đến vùng nông thôn được 99% của các huyện trong phạm vi sư đoàn đặc trách. Đã huy động vốn đầu tư, lực lượng của nhân dân tham gia xây dựng thủy lợi - kênh mương, tu sửa đường giao thông, hệ thống nước sạch, trường học và trung tâm dịch vụ y tế [62].
Như vậy, Qua điều tra, khảo sát có 71% ý kiến của hạ sĩ quân, chiến sĩ cho rằng: Ngân sách đầu tư, vật chất, phương tiện, kỹ thuật và lực lượng là những yếu tố quan trọng trong hoạt động thực hiện công tác dân vận của các đoàn hiện nay [Biểu 10].
Bốn là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã chú trọng xây dựng, củng cố tổ chức bộ máy, cán bộ chuyên trách làm công tác dân vận.
Trong năm 5 qua các sư đoàn đã tập trung xây dựng bộ máy, cán bộ chuyên trách về kỹ năng dân vận bằng tập huấn nghiệp vụ chuyên môn, nhằm trực tiếp tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về CTDV; đồng thời nâng cao kiến thức, trách nhiệm cho độ ngũ cán bộ dân vận, tích cực học tập, quán triệt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về CTDV, gắn với phát triển nông thôn mới; song nâng cao trình độ nhận thức trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để làm căn cứ cho đội ngũ cán bộ dân vận đưa vào tổ chức thực hiện trong thực tế ở cấp cơ sở. Trên cơ sở tổng kết thực tiễn và đề ra những yêu cầu mới đối với CTDV của các sư đoàn thuộc QĐNDL giai đoạn hiện nay, Chỉ thị số 20/BCT của Bộ Chính trị về “Tăng cường làm công tác dân vận ở cơ sở vững mạnh” và Nghị quyết số 650-NQ/ĐUBQP của Đảng ủy Bộ Quốc phòng về “Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang có tiềm năng, tiềm lực chuyển xuống làm công tác dân vận ngày càng vững mạnh theo 4 nội dung, 4 mục tiêu, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp, gắn với xây dựng làng và cụm làng phát triển”. Trong đó, các sư đoàn đã xác định tổ chức bộ máy và độ ngũ cán bộ dân vận như sau:
- Xây dựng và củng cố kiện toàn tổ chức ban dân vận của các sư đoàn: Các sư đoàn thuộc QĐND Lào, được tổ chức bố trí ban dân vận trực thuộc Phòng chính trị, dưới sự chỉ đạo, quản lý của phó sư đoàn trưởng (Phó chính ủy), kiêm chủ
nhiệm phòng chính trị. ban dân vận của các sư đoàn được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy chuyên trách tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo sư đoàn trưởng, do Đảng ủy sư đoàn lãnh đạo trực tiếp và sự chỉ đạo hướng dẫn của phòng chính trị. Ban dân vận của các sư đoàn được tổ chức bố trí cụ thể như: 01 người Trưởng ban dân vận và 01 Phó trưởng ban. Số lượng ban dân vận do lãnh đạo sư đoàn xem xét, quyết định. Ngoài ra, còn có các tổ, đội công tác trực thuộc... Ban dân vận của các sư đoàn là một bộ phận chuyên trách, có nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức thực hiện CTDV; công tác địch vận; hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra và khuyến khích các cơ quan, đơn vị tổ chức thực hiện CTDV; xây dựng và sắp xếp các tài liệu về CTDV và địch vận; quản lý ngân sách kinh phí về vật chất, vũ khí, phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho CTDV; đồng thời tổ chức sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm CTDV của từng mỗi giai đoạn; nhằm tập trung xây dựng phong trào thi đua yêu nước, gắn với thực phong trào xây dựng đơn vị dân vận gương mẫu.
- Xây dựng và củng cố các tổ, đội công tác của các sư đoàn: Kể từ năm 1997 Bộ Quốc phòng Lào đã chỉ đạo các lực lượng chủ lực, lực lượng địa phương tăng cường về cơ sở làm CTDV, gắn với xây dựng nông thôn mới toàn diện. Đặc biệt, lãnh đạo các sư đoàn đã ra quyết định tổ chức các tổ, đội công tác chuyên ngành về vùng trọng điểm, vùng sâu, vùng dân tộc ít người; giúp địa phương phát triển KT- XH, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả, thiên tài, phòng chống dịch bệnh, xóa nạn mù chữ, bài trừ mê tín dị đoan; xây dựng, củng cố hệ thống chính trị ở vững mạnh, thực hiện tốt nhiệm vụ QP, AN; đẩy mạnh sản xuất, nâng cao đời sống vật chất, văn hóa tinh thần của nhân dân; xây dựng, củng cố lực lượng vũ trang vững mạnh về mặt tư tưởng, chính trị, mạnh mẽ về mặt tổ chức; thực hiện tốt chính sách hậu phương của quân đội.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt dân vận: Các sư đoàn đã lựa chọn cán bộ, chiến sĩ có phẩm chất chính trị, đạo đức, có khả năng, nhận thức, cùng tập huấn nghiệp vụ về CTDV, nhằm tiến hành công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghiên cứu, nắm chắc tình hình, sẵn sàng đấu tranh với những âm mưu thủ đoạn