hoạt động chống phá của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Hiện nay các sư đoàn có đội ngũ cán bộ chủ chốt dân vận tăng cường cơ sở, trong đó được bổ nhiệm làm trưởng bản, làng 22 đồng chí; bổ nhiệm làm Bí thư bản, làng 22 đồng chí; bổ nhiệm làm ủy viên cụm bản 89 đồng chí; bổ nhiệm làm ban thường vụ huyện ủy 134 đồng chí và được cấp trên tuyển chọn làm nhiệm vụ mới ở bên Trung ương nhiều đồng chí. Đây là một số công tác của các sư đoàn luôn tổ chức thực hiện trong thời gian qua, mặc dù những kết quả và bài học kinh nghiệm chưa xuất sắc nhưng nó cũng dần dần hình thành và đúng theo sự chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đặt ra [62].
Có thể nói rằng trong những 5 qua, các sư đoàn đã quan tâm xây dựng tổ chức bộ máy và cán bộ chuyên trách dân vận có chất lượng tốt về đạo đức cách mạng, trình độ chuyên môn tốt, có kỹ năng tuyên truyền vận động nhân dân khéo léo, luôn thực hiện tốt theo phương châm “Óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm”. Qua khảo sát, điều tra: có 38% ý kiến tốt của cán bộ sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp về tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ dân vận của các sư đoàn; số còn lại ở mức khá và trung bình [Biểu 8].
Năm là, các sư đoàn thuộc Quận đội nhân dân Lào đã chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào Xây dựng đất nước, các đoàn thể nhân dân cùng cấp và các cơ quan liên quan thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp ủy, chính quyền về công tác dân vận trên địa bàn đóng quân.
Trong mỗi giai đoạn và trong từng nhiệm vụ, cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn đã tích cực chủ động phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chính trị ơ xã hội trên địa bàn đóng quân trao đổi thông tin, khảo sát, đánh giá tình hình, xây dựng chương trình, kế hoạch, xác định, phân công các nhiệm vụ và đề xuất nội dung, biện pháp tổ chức thực hiện hiệu CTDV theo quy chế phối hợp đã thống nhất. Trong đó, các sư đoàn đã phối hợp với chính quyền địa phương, bộ chỉ huy quân sự, công an nhân dân tỉnh, bộ đội biên phòng giải quyết vấn đề phức tạp trong xã hội ở nhiều địa bàn khó khăn để cùng nhau có biện pháp xử lý các hiện tượng tiêu cực trong xã hội như: buôn lậu ma túy, trộm cặp, nhập cảnh trái phép, tội phạm xuyên quốc gia và mâu thuẫn đất đai giữa nhân dân với các công ty nước
ngoài như: ở tỉnh Bò Keo, tỉnh Bô Ly Khăm Xay và Khăm Muộn. Ngoài ra, phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền đại phương, các ban, ngành có liên quan xây dựng được 75 làng văn hóa, 27.984 gia đình văn hóa, xây dựng 95 làng ý tế tốt và các dịch vụ khác... Phối hợp xây dựng dự án giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, dự án vận động quỹ từ thiện xã hội giúp đỡ hộ nghèo; trong đó đã xây dựng 21 quỹ đầu tư phát triển làng, có vốn lưu động của làng tất cả 8.601.503.600 tỷ kip. Đây là những kết quả trong sự phối hợp đóng góp của các lực lượng cho công cuộc phát triển địa phương trong thời gian qua [62].
3.1.1.2. Trong thực hiện các phương thức công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào
Một là, cấp ủy, lãnh đạo của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã kịp thời xây dựng và bàn hành các chỉ thị, nghị quyết và kế hoạch công tác dân vận, làm căn cứ, cơ sở để định hướng cho các cơ quan, đơn vị tiến hành công tác dân vận theo chức trách, nhiệm vụ của mình.
Trong xây dựng chỉ thị, nghị quyết và kế hoạch lãnh đạo QĐND Lào của các sư đoàn QĐND Lào dựa trên cơ sở lý luận và thực tiễn của đơn vị và tình hình của địa phương. Điều đó đã thể hiện rõ qua Chỉ thị số 097/BCT của Bộ Chính trị về “Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phát triển nông thôn và giải quyết xóa đói giảm nghèo của nhân dân, vừa là một công việc chiến lược quan trọng và cần tập trung nguồn vốn đầu tư đến tất cả các mọi lĩnh và liên tục, để làm cho vùng nông thôn ở nước tá có một diện mạo mới và từng bước thay đổi”. Nghị quyết số 650- NQ/ĐUBQP ngày 4/4/2011 về “Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang có tiềm năng, tiềm lực chuyển xuống làm công tác dân vận ngày càng vững mạnh theo 4 nội dung, 4 mục tiêu, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp, gắn với xây dựng làng và cụm làng phát triển”. Ngoài ra, các Sư đoàn QĐND Lào cũng đã chú trọng tổ chức quán triệt Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI về CTDV, Nghị quyết số 04-NQ/ĐUBQP ngày 12/12/2012 về 4 nhiệm vụ lớn, 26 dự án để phấn đấu đột phá theo nội dung, tinh thần Nghị quyết Đại hội lần thứ X của Đảng có hiệu quả. Đồng thời các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã xây dựng kế hoạch CTDV theo 4 nội dung, 4 mục tiêu, cụ thể sau đây:
Có thể bạn quan tâm!
- Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Đặc Điểm Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Thực Trạng Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Thực Hiện Các Nội Dung Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
- Trong Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào
Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.
- Kế hoạch về công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã coi trọng công tác đó là một vấn đề chủ yếu trong giáo dục, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nếu so với trước khi đơn vị và cán bộ, chiến sĩ chưa xuống giúp cơ sở địa phương có rất nhiều những vấn đề yếu kém và hạn chế, đó là nhận thức của nhân dân đối với chủ trương, đường lối của Đảng và tính giác ngộ của nhân dân vẫn còn cấp độ 75 - 80%, nếu so với hiện nay cho thấy là nhận thức của nhân dân về chủ trương, đường lối của Đảng có tính tự giác tăng 85 - 90% trở lên [62].
- Kế hoạch về công tác quốc phòng, an ninh, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã tích cực phát huy đường lối QP, AN toàn dân toàn diện của Đảng bằng phương hướng và biện pháp phối hợp lực lượng quân sự tỉnh, công an nhân dân địa phương và các ngành củng cố và xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp, xây dựng làng chiến đấu và cụm bản chiến đấu liên hoàn, củng cố các tổ chức và bồi dưỡng kiến thức QP, AN cho lực lượng du kích, dân quân tự vệ; quan tâm kiểm tra, quản lý, điều tra sổ hộ khẩu gia đình, điều tra người xuất nhập cảnh; chỉ đạo các đội công tác 201, 202, 203, 204, 205 phối hợp với chính quyền địa phương và các lực lượng có liên quan để cùng nhau quan tâm củng cố và xây dựng lực lượng du kích và dân quân tự vệ chặt chẽ, vững mạnh, tích cực làm nhiệm vụ hoạt động bảo vệ khu vực đặc trách ổn định tốt, đồng thời trực tiếp kiến thức QP, AN, nhất là chuyên môn nghệ thuật, chiến thuật trong hàng năm. Qua đánh giá nhận thức, khả năng của lực lượng du kích và dân quân tự vệ về QP, AN đạt được 85 - 90% trở lên [62].
- Kế hoạch về công tác kinh tế, văn hóa - xã hội, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã chỉ đạo các đội công tác phối hợp trực tiếp với các ngành đẩy mạnh, vận động nhân dân trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất nông nghiệp cho ngày càng tăng lên để làm cho đời sống của nhân dân tiến độ phát triển. Vì vậy, trong thời gian qua kinh tế gia đình của nhân dân ở các làng trên địa bàn đã được phát triển do sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi thu nhập bình quân đầu người hơn 9.600.000 kip/01 năm. Công tác văn hóa - xã hội trong gian qua cán bộ, chiến sĩ đã vận động già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các chức sắc tôn giáo coi trọng bảo tồn phong tục, tập
quán và khuyến khích, phát huy giá trị văn hóa và chống mê tín dị đoan; tạo điều kiện cho trẻ em đi học bằng cách mở rộng, phát triển 85% của công tác giáo dục đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa trong tất cả tổng số trường tiểu học, đảm bảo cho tỷ lệ vào học của trẻ em 3-5 tuổi đạt được 27%. Tỷ lệ vào học của trẻ em 6 tuổi cho đạt được 100%, tỷ lệ vào học cấp tiểu học đạt 98% và tỷ lệ dân số 15 - 24 tuổi đạt được 99%. Cùng địa phương phấn đấu tập hợp làng nhỏ ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thành làng lớn để trở thành thị trấn ở nông thôn mới, thành đơn vị tiêu biểu gương mẫu, một số khu vực các sư đoàn đặc trách ít nhất 1 - 2 nơi và xây dựng làng phát triển theo 4 nội dung, 4 mục tiêu đạt được hiệu quả theo tiêu chí của Trung ương đặt ra, do tập trung phát triển cơ sở hạ tầng ở cơ sở địa phương vững chắc [62].
- Kế hoạch về củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở, các sư đoàn QĐND Lào đã tập trung tăng cường lực lượng để củng cố kiện toàn hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, có khả năng tổ chức triển khai chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước ở cơ sở địa phương; việc củng cố, xây dựng hệ thống chính trị ở địa phương phải gắn với xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, toàn diện. Đối với từ nay đến 2030 phấn đấu cho đến 75% trở lên, hoàn toàn xóa bỏ thôn, bản trắng trong khu vực đặc trách của các sư đoàn. Phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương củng cố và xây dựng các tổ chức cơ sở đảng, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức. Đồng thời, thường xuyên bồi dưỡng, giáo dục vai trò, quyền hạn, trách nhiệm và phòng cách làm việc cho mỗi cơ quan các cấp của chính quyền địa phương, nhất là Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội ở mỗi cụm bản, thôn, làng. Kết quả nổi bật quan trọng nhất là, các sư đoàn có thể làm cho hệ thống chính trị ở có sở đã được củng cố kiện toàn chặt chẽ, vững mạnh về mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức, có khả năng lãnh đạo các tầng lớp nhân dân ở địa phương, đảm bảo tổ chức thực tốt các hiện nhiệm vụ, làm cho cơ sở nông thôn cũng như vùng sâu, vùng xa cơ bản ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhân dân có tình đoàn kết chặt chẽ, giúp đỡ lẫn nhau, có tính tự giác làm chủ đất nước, có ý thức chấp hành pháp luật nhiều hơn; thực hiện quyền làm chủ và nghĩa
vụ của công dân theo quý định của pháp luật và hiến pháp, có tính giác ngộ tham phong trào của Đảng, Quốc gia; đánh bại mọi âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch, làm cho nhân dân bình yên cuốc sống, tin tưởng với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước ta.
Mặc dù, việc tiến hành CTDV của các sư đoàn trong thời gian sẽ đối mặt với thách thức, khó khăn, gian khổ, nhưng cũng có nhiều thành tựu đáng mừng, trong góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi phục vụ phát triển KT-XH ở địa phương, đời sống, vật chất tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện tốt hơn, 90% cán bộ, đảng viên và nhân dân tin tưởng vào sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, nhận thức rõ những âm mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch; nhiều làng, thôn được chứng nhận là làng quốc phòng vững mạnh, làng phát triển, nhiều thị trấn nhỏ ở nông thôn có diện mạo mới; công tác VH-XH đã được củng cố kiện toàn, góp phần xây dựng môi trường văn hóa, lối sống lành mạnh; công tác bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và các hoạt động văn hóa, thông tin, thể dục - thể thao được đẩy mạnh và tăng cường, tệ mê tín dị đoan đã từng bước giảm. Qua nhận xét đánh giá trong báo cáo tổng kết công tác dân vận của các sư đoàn năm 2020, có khoảng 60% cán bộ, chiến sĩ ở các cơ quan, đơn vị tiến hành CTDV đạt hiệu quả tốt, số còn lại ở mức khá và trung bình và từ này đến 2025 các sư đoàn sẽ phấn đấu tiến hành CTDV đạt kết quả 70% trở lên [62].
Qua tiến hành khảo sát, điều tra ở các sư đoàn từ tháng 01 năm 2020 cho thấy: có 73% ý kiến đánh giá tốt của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng công tác tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Điều này có thể khẳng định rằng, các sư đoàn đã tích cực triển khai các chỉ thị, nghị quyết của Đảng có hiệu quả thiết thực, nhất là trong tham gia thực hiện CTDV, phát triển nông thôn; từ đó, đã đưa công tác tuyên truyền, vận động nhân dân đi vào thực chất ở địa phương, làm cho nhân dân hài lòng và có tin tưởng đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước và Quân đội, đây chính là thước đo cho kết quả CTDV của các sư đoàn thuộc QĐND Lào [Biểu 8].
Hai là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã quan tâm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tích cực tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh - truyền hình và báo điện tử hiện đại.
Trong tiến hành công tác tuyên truyền, thuyết phục nhân dân ở vùng địa bàn cán bộ, chiến sĩ các sư đoàn đã linh hoạt vận dụng kỹ năng của mình rất nhiều hình thức, phương pháp đa dạng, phong phú, kết hợp với sử dụng các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí, phát thanh - truyền hình và báo điện tử phát triển nhanh chóng để trực tiếp cho người dân đã nhận rõ sự hoạt động lãnh đạo của Đảng, Nhà nước từng mỗi giai đoạn cả trong nước, khu vực và quốc tế. Trong đó, đơn vị trực tiếp tiến hành công tác tuyên truyền, thuyết phục, vận động nhân dân là đội công tác 201, 202, 203, 204, 205 trực thuộc các Sư đoàn, làm nhiệm vụ tham mưu tuyên truyền, thuyết phục nhân dân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, bằng thông qua tiếp xúc, đội thoại, phát hành tài liệu, sách, báo và cả bằng các tiếng dân tộc. Qua phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương và các ngành đã sử dụng thành 3 hình thức như: Lấy giáo dục là chủ yếu; phát triển là vấn đề trung tâm và vận động, tuyên truyền là vấn đề trọng yếu...
Như vậy, trong thời gian 5 năm qua, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã chú trọng tổ chức đội công tác chuyên trách về cơ sở tiếp xúc, đối thoại hơn 69 buổi, có 2.830 lượt người dân tham dự, nhằm tuyên truyền, vận động và giải quyết kịp thời những vấn đề nảy sinh ở địa phương. Đồng thời, giáo dục, quán triệt tư tưởng, chính trị cho nhân dân các dân tộc, nhất là các già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các chức sắc tôn giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm chiến lược của Đảng, cùng với tổ chức cho họ đi tham quan ở các thành phố lớn và thủ đô 4 lần, trên tổng số 225 người, nữ 98 người; cùng với tuyên truyền, giáo dục cho các già làng, trưởng bản, trưởng thôn và các chức sắc tôn giáo bằng các văn bản để giải thích các nội dung chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nhất là truyền thống của Đảng, của Dân tộc, của Quân đội bằng ngôn ngữ dân tộc 5.896 đọt, có nhân dân tham gia 148.450 lượt người; tuyên truyền luật gia đình, luật Lâm nghiệp, luật phòng chống ma túy đến đồng bào nhân dân 2.521 đợt, có 158.823 lượt người tham
gia; tổ chức 163 lớp tập huấn công tác tôn giáo, dân tộc cho các già làng, trưởng thôn, bản và các chức sắc tôn giáo với 4.938 lượt người tham dự; mở 25 lớp huấn luyện quân sự cho các đối tượng học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học với 16.875 lượt người. Hoạt động trên 47 buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao kết truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mở rộng 5 trung tâm mạng vô tuyến truyền thanh quân đội ở địa bàn các sư đoàn đóng quân; chiếu phim truyền thống của quân đội phục vụ nhân dân ở vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo, vùng sâu, vùng xa 19 lần. Ngoài ra, còn trực tiếp phát sóng trên truyền hình và báo điện tử quân đội hàng ngày; cung cấp tạp chí, báo chí quốc phòng toàn dân và thông tin của Đảng, Nhà nước 260 đợt, gồm có 52.000 phiên bản phổ biến cho các đơn vị và nhân dân ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa hàng tháng [62].
Các nội dung, phương thức nâng cao công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nhất là các đồng bào dân tộc ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm của Đảng, các sư đoàn đã luôn đổi mới hình thức, biện pháp tuyên truyền, thuyết phục nhân dân tạo sự thống nhất trong Đảng và đồng thuận trong xã hội; các sư đoàn đã làm tốt vai trò đoàn kết, tập hợp, giáo dục về chính trị, tư tưởng cho nhân dân, góp phần tăng cường sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, nhân dân tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng Nhà nước và con đường CNXH. Các sư đoàn còn thực hiện tốt chính sách dân tộ, tôn giáo của Đảng, tích cực tuyên truyền, thuyết phục nhân dân cảnh giác trước âm mưu kích động biểu tình, làm gây rối của các phần tử xấu, thế lực thù địch. Qua tiến hành điều tra, khảo sát cho thấy: 31% ý kiến đánh giá tốt của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp về hoạt động tiến hành CTDV những thời gian qua thấy rằng phương pháp cử tổ, đội công tác chuyên trách đi cơ sở hiệu quả hơn [Biểu 8]. Và có 38% ý kiến của hạ sĩ quân, chiến sĩ đã thường xuyên tham gia hình thức tiếp xúc, đối thoại với nhân dân.
Ba là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào chú trọng phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các tổ chức
đoàn thể chính trị - xã hội và các ngành, giải quyết các tình huống phức tạp liên quan đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở đại phương.
Các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã tổ chức 5 đội công tác tăng cường phối hợp, liên kết chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội và các lực lượng có liên quan trên địa bàn tổ chức triển khai đồng bộ, toàn diện, sát vố chức năng, nhiệm vụ của từng tổ chức và đối tượng tiến hành, phù hợp thực tiễn của các cơ quan, đơn vị và địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc vận động cách mạng của Đảng, của Quân đội và địa phương trong thời kỳ mới, tăng cường củng cố lòng tin của nhân dân với với Đảng, với chế độ XHCN.
Vì vậy, trong thời gian 5 năm qua, các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã phối hợp với lực lượng quân sự địa phương, công an nhân dân tỉnh giải quyết các vụ án xảy ra 1.299 vụ án, trong đó có 1.351 người tội phạm, nữ 173 người; phá hủy lực lượng biệt kích tham báo 1.540 tên địch, thu 18 khẩu súng; phá án tội phạm ma túy 36 vụ, có 53 người tội phạm, thu được 494 Kg ma túy tổng hợp, 469 kg hêrôin, 186 kg thuốc phiện, 6 ô tô, 14 xe máy, 64 điện thoại di động, 35 máy tính, 2 Ti Vi, tạm giữ 13 chứng minh thư, tạm giữ 13 hộ chiếu, thu được tiền Lào 92.178.000 kip, thu được tiền Thái Lan 586.290 Bạt, 24.000 Bạt Thái giả, 9.750 đô la Mỹ, thu giữ vàng được 191 chỉ; quản lý, kiểm tra người xuất nhập cảnh 913 lượt người, nữ 245 lượt người; kiểm tra, phát hiện 193 người nhập khẩu trái phép và 100% trả về nước của họ; bắt trên 157 vụ đánh bạc, 198 vụ trộm cắp tài sản, 15 vụ án gian lận tài sản dân sự, nạn phá rừng tùy tiện, khai thác và vận chuyển gỗ trái phép 152 vụ; phối hợp tham gia giải quyết 12 vụ tranh chấp lãnh thổ, 15 vụ khiếu kiện; 19 vụ tuyên truyền đạo trái phép; 8 vụ tụ tập tuyên truyền nói xấu chế độ [62].
Ngoài ra, các sư đoàn đã hợp tác, trao đổi đoàn công tác và kết nghĩa giữa các sư đoàn thuộc QĐNDL với các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam, nhất là Quân khu 2, Quân khu 4, Quân khu 5, Quân khu 7 và các đơn vị khác... để cùng nhau trao đổi công tác quản lý biên giới, quản lý công dân di cư tự do, nhập cư bất hợp pháp theo một số điểm ở khu vực biên giới giữa hai nước. Hàng năm các sư đoàn đã thống nhất ký kết Bản thỏa thuận thực hiện các nội dung phối hợp hoạt