Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào


địa phương; phát huy vai trò tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương về CTDV, kể cả công tác dân tộc, tôn giáo ở địa phương; chủ động phối hợp với các lực lượng có liên quan để nắm chắc, theo dõi tình hình tâm tư, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, giải quyết kịp thời những bức xúc trong xã hội… Thời gian qua, các tổ, đội công tác chuyên trách của các sư đoàn đã tổ chức thực hiện tốt với nhiều nội dung, phương thức tiến hành CTDV đặt hiệu quả, đã góp làm tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế, VH-XH, xóa đói, giảm nghèo; đảm bảo QP, AN; cải thiện, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân; góp phần tăng cường vững chắc khối đại đoàn kết toàn dân; tham gia xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh; giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân ở địa phương ứng phó, khắc phục hậu quả các vụ thiên tai như bão, mưa lũ, sạt lở đất, ngập lụt, lốc xoáy, sự cố cháy nổ, cháy rừng... Theo đó, hoạt động CTDV của các tổ, đội công tác chuyên trách trực thuộc ban dân vận của các sư đoàn đã góp phần thiết thực củng cố, xây dựng mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt giữa Đảng, Nhà nước, Quân đội với Nhân dân; xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh, đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn trong xã hội. Đồng thời, góp phần làm tỏa sáng phẩm chất, truyền thống tốt đẹp “Bộ đội Lào Iat Xa La” và tình cảm quý trọng, thương mến trong lòng nhân dân trên địa bàn đóng quân.

Năm là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào tiến hành công tác dân vận thông qua vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ của các sư đoàn.

Vai trò gương mẫu của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ là một yêu cầu khách quan, bắt nguồn từ vị trí, vai trò, sứ mệnh lịch sử của Đảng ta. Chủ tịch Hồ Chí đã chỉ ra rằng: “Cán bộ, đảng viên bất kỳ lúc nào cũng phải gương mẫu trong các nhiệm vụ chuyên môn, trong học tập, lao động sản xuất, trong tất cả các mọi lĩnh vực công tác” [106, tr.14]. “Chính vì vậy, cán bộ đảng viên phải gương mẫu, phải nêu tấm gương về nói đi đôi với làm” [39, tr.327]; đồng thời phải nêu gương mẫu về đạo đức của người tốt, việc tốt để hàng ngày giáo dục lẫn nhau.

Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ phải là người có tính đảng cao, có bản lĩnh chính trị vững vàng, nắm vững và vận dụng sáng tạo các quan điểm, đường lối của Đảng,


chỉ thị, nghị quyết của cấp trên, nắm vững nguyên tắc, quy chế CTDV, có phong cách làm việc sâu sát, tỉ mỉ, cụ thể, thái độ chân thành, cởi mở, gần gũi với nhân dân, lối sống trung thực, gương mẫu về mọi mặt để mọi người noi theo. Cho nên cán bộ, đảng viên, chiến sĩ cần làm tốt nhiệm vụ CTDV ở địa phương để người dân đồng thuận, ủng hộ, có tin tưởng vào Đảng và hệ thống chính trị. Đồng thời, lựa chọn những tấm gương điển hình, tiêu biểu xuất sắc, có việc làm hay, cách làm sáng tạo trong CTDV đem lại hiệu quả thiết thực trên nhiều lĩnh vực đời sống xã hội; xác định nhiệm vụ quan trọng của cán bộ dân vận trong công tác tuyên truyền, vận động chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đến với người dân trên địa bàn; tích cực vận động nhân dân tham gia lao động sản xuất, phát triển kinh tế cũng như xây dựng nếp sống văn minh, nông thôn mới.

Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, cán bộ, chiến sĩ của các sư đoàn trực tiếp xuống nắm chắc tình hình, tư tưởng đồng bào nhân dân trên địa bàn thông qua các hoạt động tuyên truyền vận động nhân dân tích cực tham gia xây dựng kinh tế, chính trị, VH-XH, truyền đạt kiến thức QP, AN cho đội du kích, dân quân tự vệ; thường xuyên tuyên truyền giáo dục cho đồng bào nhân dân các dân tộc theo vùng biên giới về nhiệm vụ bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước; chủ động định hướng dư luận, đấu tranh phòng, chống có hiệu quả đối với các luận điệu xuyên tạc, kích động của các thế lực thù địch và sử dụng nhân dân làm công cụ cho chúng hoạt động gây rối, làm mất trật tự an ninh ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa... Ngoài ra, cán bộ, chiến sĩ còn xây dựng chương, kế hoạch cụ thể xuống giao tiếp nhân dân để nắm bắt dư luận, tâm tư, nguyện vọng, quan tâm sâu sắc, thiết thực hơn trong việc chăm lo, hỗ trợ đồng bào các dân tộc nâng cao chất lượng đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Sáu là, các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào tiến hành công tác dân vận thông qua công tác kiểm tra, giám sát; sơ kết, tổng kết các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch thực hiện công tác dân vận.

Thực hiện theo chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế của Bộ Quốc phòng, Tổng Cục chính trị về tổng kết công tác kiểm tra, giám sát trong toàn quân, các sư

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.


đoàn thuộc QĐND Lào đã luôn quan tâm đến công tác kiểm tra, giám sát các cơ quan, đơn vị trực thuộc trong việc thực thực chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch CTDV của sư đoàn nhất là các cơ quan tham mưu, ban, ngành và tổ, đội công tác. Mục đích, để tổng kết đánh giá lại kết quả việc thực hiện CTDV trong thời gian qua, tìm ra những ưu điểm nổi bật và hạn chế để ngăn chặn kịp thời những biểu hiện sai trái, lệch lạc trong quá trình thực hiện.; rút ra nhưng kinh nghiệm và mô hình thi đua xuất sắc trong thực hiện cụ thế hóa các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch CTDV, để biểu dương, khen thưởng, nhân rộng điển hình CTDV; khắc phục các biểu hiện xem nhẹ CTDV. Cho nên, các sư đoàn QĐND Lào cần quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết, chương trình, kế hoạch trong thực hiện QĐND Lào đúng mức và sâu sắc; đánh giá đúng nội dung, mục đích, ý nghĩa tầm quan trọng của CTDV trong thời gian qua; trong đó phải tìm thấy nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế và rút ra những kinh nghiệm trong tiến hành CTDV; song cùng thống nhất phương hướng, nhiệm vụ của QĐND Lào trong thời gian tới... yêu cầu trong công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm việc thực hiện CTDV cán bộ, đảng viên cần phải nghiên cứu sâu sắc, phát huy dân chủ, dám nghĩ, dám làm, dám nói và thật thà, phải đảm bảo tính khách quan và chủ quan. Cùng nhau, chịu trách nhiệm củng cố kiện toàn các nội dung, phương thức hoàn chỉnh và có tính thống nhất cao trong thực tiễn CTDV. Cấp ủy, chính ủy, chính trị viên, người chỉ huy, cơ quan chính trị của các sư đoàn căn cứ vào tình hình cụ thể, chỉ đạo tổ chức công tác kiểm tra, giám sát, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm CTDV. Thường xuyên tổ chức thực hiện theo định kỳ 6 tháng, 1 năm, 5 năm sau một đợt dân vận cụ thể. Đòi hỏi phải được chuẩn bị chu đáo, đánh giá đúng thực trạng tình hình của đơn vị và địa phương trong tiến hành CTDV, chỉ rõ những nguyên của khuyết điểm, hạn chế và có thể rút ra được những kinh nghiệm thiết thực có giá trị cho việc tiến hành CTDV trong thời gian tới. Tránh hiện tượng tổ chức sơ kết, tổng kết CTDV là một cách hình thức, không thiết thực, không chú ý đến mục tiêu, đối tượng tiến hành.

Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 7


2.1.4. Điều kiện đảm bảo cho công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Một là, phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, thống nhất từ Đảng ủy Bộ Quốc phòng về chủ trương, kế hoạch tiến hành công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào.

Công tác dân vận của các sư đoàn phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng ủy Bộ quốc phòng, chỉ thị hướng dẫn của Tổng cục Chính trị; các nội dung, phương thức tiến hành CTDV cần được đổi mới, bám sát tình hình thực tiễn, phản ánh được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân. Nội dung CTDV phải gắn với nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị và đặc điểm địa bàn từng mỗi giai đoạn; tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, hình thức đa dạng, phong phú, phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Các cơ quan, đơn vị cần tích cực đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kế hoạch, chương trình phát triển KT - XH của địa phương. Trước những khó khăn, thách thức trong thời gian tới, yêu cầu các sư đoàn cần lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt CTDV; đẩy mạnh phong trào xây dựng đơn vị “Dân vận gương mẫu”, xây dựng hiệu quả các điển hình đơn vị dân vận tốt trên các mọi lĩnh vực với khẩu hiệu: “Ở đâu có bộ đội, ở đó có công tác dân vận”. Đây là điều kiện trước tiên để bảo đảm tính thống nhất trong lãnh đạo, chỉ đạo, trong xác định nội dung, phương thức công tác dân vận của các sư đoàn.

Hai là, cấp ủy, chỉ huy của các sư đoàn phải có nhận thức đầy đủ đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của quân đội, của đơn vị đối với công tác dân vận; quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, kế hoạch, quy định của cấp trên về công tác dân vận.

Cấp ủy, chỉ huy của các sư đoàn cần nhận thức đúng, đề cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện tốt CTDV; phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ đảng viên các cấp, nhất là: người chính ủy, chính trị viên và đội ngũ cán bộ đối chuyên trách với CTDV; xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể hóa mục tiêu, quan điểm của Đảng, đề ra


các nội dung, phương thức lãnh đạo CTDV phù hợp với từng địa đặc điểm của địa phương và đơn vị; thường xuyên quán triệt, giáo dục cho các cơ quan, đơn vị, cùng toàn thể cán bộ, chiến sĩ về ý nghĩa, tầm quan trọng của CTDV, nhất là các đơn vị chuyên trách đóng quân trên địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, tôn giáo.

Ba là, có sự đồng tình ủng hộ của nhân dân, sự phối hợp chặt chẽ, tạo điều kiện thuận lợi của cấp ủy, chính quyền, các đoàn thể ở địa phương nơi đóng quân với lực lượng quân đội trong quá trình tiến hành công tác dân vận.

Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng Cay Xỏn Phôm Vi Hản: Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Vì mỗi người dân đều giữ gìn một vai trò quan trọng trong công cuộc cách mạng, người làm dân vận khéo thì phải biết vận động tất cả quần chúng nhân dân cùng tham gia các phong trào cách mạng. C.Mác và Ph.Ăngghen khẳng định: “Muốn cho quần chúng hiểu rõ phải làm gì và làm như thế nào một cách tự giác thì cần phải tiến hành một công tác lâu dài và kiên nhẫn, tức là phải tiến hành tốt công tác vận động quần chúng” [36, tr.775]. Trong đó, C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt coi trọng đến công tác quần chúng nhân dân trong quá trình xây dựng con đường cách mạng CNXH; những luận điểm, nguyên lý về công tác vận động quần chúng nhân dân của C.Mác và Ph.Ăngghen có nguyên giá trị và ý nghĩa to lớn đối với công cuộc xây dựng và phát triển nước Lào, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Cho nên, trong công tác vận động quần chúng, phải có phương pháp tiến hành thiết thực; đồng thời nhận xét đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân trong mỗi thời kỳ cách mạng, C.Mác và Ph.Ăngghen còn chỉ ra rằng: “Hoạt động lịch sử càng lớn lao thì do đó, quần chúng, mà hoạt động lịch sử đó là sự nghiệp của mình, cũng sẽ lớn lên theo” [35, tr.123].

V.I. Lênin đã vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen vào trong thời đại mới, đồng thời khẳng định: “Không có sự đồng tình, ủng hộ của đại đa số nhân dân lao động đối với đội tiền phong của mình đối với giai


cấp vô sản thì cách mạng vô sản không thể thực hiện được [28, tr.251]. Như vậy, trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, đánh bại âm mưu xâm lược của thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các bọn tay sai, trong suốt quá trình hơn 40 năm dưới sự lãnh đạo, trực tiếp, kiên quyết, toàn diện của Đảng NDCM Lào, các lực lượng vũ trang cách mạng và nhân dân các bộ tộc đã cùng nhau làm chủ, đánh bại các cuộc tấn công đánh tiêu diệt lực lượng dã man của kẻ thù và rất quyết liệt trong từng mỗi giai đoạn.

Vì vậy, các sư đoàn thuộc QĐND Lào luôn nhờ sự giúp đỡ của nhân dân thành sức mạnh to lớn để xây dựng và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, giữ gìn, phát huy và coi trọng tình đoàn kết quân dân như cá với nước, yêu thương nhân dân, dựa vào nhân dân, luôn nhờ nhân dân hết lòng giúp đỡ, ủng hộ, nuôi dưỡng, đùm bọc. Trong thời gian qua, cấp ủy, lãnh đạo các sư đoàn thuộc QĐND Lào, ngay cả mỗi cán bộ, chiến sĩ và các thế hệ, đã nhận được sự giúp đỡ, ủng hộ, che chở, nuôi dưỡng, đùm bọc của nhân dân các dân tộc, cũng như toàn quốc, có giá trị cao quý kể cả mặt vật chất và tinh thần, nhất là ngày lễ kỷ niệm thành lập Quân đội, cũng như ngày kỷ niệm thành lập các sư đoàn các cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân các dân tộc đã luôn giúp đỡ chân chính tham gia ủng hộ cho các cơ quan, đơn vị của các sự đoàn kể cả lực lượng, cơ sở vật chất, phương tiện, kỹ thuật có giá trị cao quý.

Bốn là, có sự đầu tư nhất định tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho công tác dân vận của các sư đoàn

Hiện nay, kinh phí hoạt động công tác dân vận của các sư đoàn dựa chủ yếu vào nguồn trên cấp và từ địa phương. Cho nên, lãnh đạo, chỉ huy các sư đoàn cần coi trọng việc giáo dục ý thức cần, kiệm, liêm, chính; tự lực, tự cường, tính tích cực, chủ động, sáng tạo, ra sức lao động sản xuất, tiết kiệm, chống lãng phí để vừa cải thiện đời sống vật chất, tinh thần của các đơn vị, vừa góp phần đầu tư cho công tác dân vận. Đa dạng hóa các chủ trương, giải pháp, mô hình, cách làm sáng tạo để bảo đảm tốt nhất đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, chiến sĩ gắn bó với phong trào, mô hình “Dân vận khéo”; nắm vững và thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, điều lệnh, điều lệ, kỷ luật của Quân đội; có phẩm chất đạo đức cách mạng trong sáng; ý chí, nghị lực phấn đấu đúng, thường xuyên, liên tục, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Bảo đảm kịp thời


phương tiện, kỹ thuật cho các tổ, đội công tác để phục vụ yêu cầu của địa phương khi có những vấn đề bức xúc xảy ra. Quản lý chặt chẽ, sử dụng có hiệu quả phương tiện kỹ thuật phục vụ công tác dân vận. Các sư đoàn cần có kế hoạch khai thác tiềm năng, lợi thế của đơn vị, các nguồn cung cấp của trên, các cấp, ngành, địa phương để tăng cường kinh phí, phương tiện cho công tác dân vận.

2.2. HỆ THỐNG TỔ CHỨC BỘ MÁY CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA QUÂN

ĐỘI NHÂN DÂN LÀO VÀ NHÂN DÂN NƠI SƯ ĐOÀN ĐÓNG QUÂN

2.2.1. Hệ thống tổ chức bộ máy công tác dân vận của Quân đội nhân dân Lào

Hiện nay, QĐND Lào đã có 5 sư đoàn và chưa có thêm sư đoàn nào khác, cũng chưa tổ chức ở quy mô Quân đoàn như QĐND Việt Nam. Cũng do chưa có chủ trương thành lập Quân khu (như ở Việt Nam), nên các sư đoàn coi như thực hiện cả các nhiệm vụ thuộc vai trò của quân khu, nghĩa là không chỉ thực hiện các nhiệm vụ quân sự cấp sư đoàn mà còn các nhiệm vụ quốc phòng đối với khu vực, bao gồm cả hoạt động bảo vệ biên giới và khu vực đặc trách, làm nhiệm vụ xây dựng và phối hợp với lực lượng quân sự địa phương, công an nhân dân tỉnh, bảo vệ an ninh, ổn định chính trị, môi trường hòa bình trên phạm vi cả nước, đồng thời củng cố và xây dựng lực lượng của mình ngày càng trưởng thành và phát triển.

Với quy mô tổ chức quân đội như hiện nay, có thể nói các sư đoàn QĐND Lào là nòng cốt, xương sống của các lực lượng vũ trang Lào. Đó là đơn vị được tổ chức ở quy mô cao nhất của quân đội, trực thuộc Bộ Quốc phòng Lào. Các sư đoàn cũng được trang thiết bị đầy đủ phương tiện, vũ khí, kỹ thuật hiện đại nhất của QĐND Lào. Hệ thống doanh trại các sư đoàn được quy hoạch, xây dựng đồng bộ từ nhà ở, nhà làm việc, thao trường, bãi tập, khu thể thao, rèn luyện thể lực, đến sân vườn, cây xanh, khu tăng gia sản xuất; giữ vững được cảnh quan môi trường tự nhiên, sử dụng đất hợp lý, tiết kiệm; phù hợp với địa hình, quy hoạch của nơi đóng quân. Trong điều kiện hòa bình hiện nay, số lượng biên chế của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào được duy

Về tổ chức bộ máy CTDV của Quân đội nhân dân Lào được quy định theo Luật Quốc phòng năm 2018 [108]; theo đó tổ chức bộ máy CTDV trong Quân đội nhân dân Lào là một bộ phận và là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân


dân bao gồm lực lượng thường trực (Bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương). CTDV luôn được đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy, sự chỉ đạo trực tiếp của người chỉ huy, của chính ủy, chính trị viên và cơ quan chính trị các cấp; hệ thống tổ bộ máy CTDV của Quân đội nhân dân Lào có nội dung như sau:

* Đối với cấp Bộ Quốc phòng:

- Đảng ủy Bộ Quốc phòng lãnh đạo trực tiếp CTDV của lực lượng vũ trang bằng chỉ thị, nghị quyết, giai đoạn, nhiệm vụ của từng thời kỳ.

- Tổng cục Chính trị thường xuyên chỉ đạo, cụ thể hóa các nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành CTDV của từng các nhiệm vụ, loại hình cơ quan, đơn vị quân đội; nhất là: cấp Tổng cục Chính trị có 1 đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục, các đơn vị có Phó Chính ủy và Chính ủy viên trực tiếp phụ trách CTDV.

- Cục Dân vận và các cơ quan trực thuộc Tổng cục Chính trị QĐND Lào có chức năng, nhiệm vụ giúp Thủ trưởng Tổng cục Chính trị tham mưu, nghiên cứu, đề xuất và hướng dẫn chỉ đạo, quản lý, theo dõi CTDV trong toàn quân. Trong đó, Cục Dân vận được tổ chức các phòng nghiệp vụ như: Phòng Dân vận, Phòng Địch vận, Phòng Kế hoạch tổng hợp và một số ban chuyên môn khác để theo dõi, tổ chức thực hiện nhiệm vụ.

* Các cấp trực thuộc:

- Tổ chức bộ máy dân vận của các sư đoàn và bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Được tổ chức bố trí Ban Dân vận trực thuộc Phòng chính trị, dưới sự chỉ đạo, quản lý của Phó chính ủy, kiêm chủ nhiệm Phòng Chính trị. Ban dân vận được quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy chuyên trách tham mưu, giúp việc cho lãnh đạo chỉ huy trưởng, do Đảng bộ sư đoàn và bộ chỉ huy quân sự tỉnh lãnh đạo trực tiếp và sự chỉ đạo hướng dẫn của Phòng Chính trị. Ban dân vận được tổ chức bố trí cụ thể như: 01 người Trưởng ban dân vận và 01 phó trưởng ban. Số lượng Ban dân vận do lãnh đạo Sư đoàn xem xét, quyết định. Ngoài ra, còn có các tổ, đội công tác trực thuộc Ban dân vận, đây là một bộ phần rất quan, làm nhiệm vụ tham mưu phối hợp trực tiếp với cấp ủy, chính quyền địa phương và lực lượng có liên quan tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nắm chắc tình hình nhân dân và tình hình trên địa bàn đặc trách, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Lãnh đạo, chỉ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/01/2023