Trong Điều Kiện Đảm Bảo Cho Công Tác Dân Vận Của Các Sư Đoàn Thuộc Quân Đội Nhân Dân Lào 61704


mạnh, khuyến khích cán bộ trực tại các thôn, làng, cụm bản; thực hiện các nhiệm vụ bằng mệnh lệnh không đi xuống nắm chắc tình hình thực tế, đó là lý do xảy ra vấn đề khó khăn trong nắm chắc tình hình của nhân dân trên địa bàn. Mặt khác các phương pháp vận động, tập hợp quần chúng chưa phù hợp với từng đối tượng nhân dân, trong đó có đồng bào tôn giáo.

Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết chưa thường xuyên, kịp thời.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trên trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành CTDV bằng sự kiểm tra, giám sát; tổ chức sơ kết, tổng kết chưa cụ thể hóa, triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; việc nắm bắt tâm tư nguyện vọng của nhân dân, dự báo những vấn đề nảy sinh ở cơ sở có lúc chưa chủ động, chưa kịp thời; công tác hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tiến hành CTDV bằng sự kiểm tra, giám sát còn yếu; phong trào thực hiện thi đua xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” chưa có mô hình dân vận điển hình hoặc triển khai chưa sâu sắc. Công tác sơ kết, tổng kết việc thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Trung ương về CTDV ở một số cơ quan, đơn vị còn chưa kịp thời; các nội dung, phương thức hoạt động CTDV của các cơ quan, đơn vị chưa thực sự đổi mới. Công tác phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, Mặt trận Lào xây dựng đất nước, các đoàn thể chính trị

- xã hội và các lực lược có liên quan trong tiến hành CTDV vẫn còn một số nội dung, kế hoạch hoạt động chưa thống nhất, thiếu sự báo cáo và trao đổi thông tin với nhau. Hoạt động công tác thi đua - khen thưởng để động viên các tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện CTDV còn mang tính hình thức, rập khuôn, máy móc, chưa tạo được động lực và sự tham gia của đông đảo cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; hơn nữa chưa kịp thời, không đúng quy trình dẫn đến đề nghị khen thưởng không đúng người, đúng đối tượng. Kết quả điều tra, khảo sát có 17% ý kiến của sĩ quân, quân nhân chuyên nghiệp cho rằng: Vẫn ít sự quân tâm lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan, đơn vị của sư đoàn trưởng trong tiến hành CTDV cụ thể ở địa phương [Biểu 8].


3.1.2.3. Trong điều kiện đảm bảo cho công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào

Một là, mặc dù đã có sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy Bộ Quốc phòng nhưng một số cấp ủy, lãnh đạo của các sư đoàn chưa kịp thời triển khai và thực hiện sâu sắc.

Một số cấp ủy, lãnh đạo của các sư đoàn vẫn còn những hạn chế, cần khắc phục, đó là, việc xây dựng và triển khai chủ trương, kế hoạch tiến hành công tác dân vận có lúc chưa kịp thời; chưa dự báo, nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng, lợi ích chính đáng của nhân dân để kịp thời đề xuất các biện pháp xử lý phù hợp; công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết các chương trình, kế hoạch thực hiện CTDV chưa được quan tâm đúng mức; một bộ phận cán bộ lãnh đạo còn thiếu gương mẫu, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, dẫn đến tệ quan liêu, tham ô, tham nhũng, lãng phí, nhũng nhiễu nhân dân, trái với chuẩn mực đạo đức của người cộng sản “cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”, làm cho nhân dân bất bình, lo lắng. Việc xây dựng, nhân điển hình tiên tiến trong xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” có nơi chưa được quan tâm đúng mức,… Đây là những hạn chế cần phải nghiêm túc khắc phục để triển khai công tác dân vận trong thời gian tới đạt hiệu quả cao hơn.

Hai là, một số cấp ủy, chỉ huy của các sư đoàn chưa thực hiện tốt vai trò lãnh đạo các cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác dân vận; chưa quán triệt đầy đủ, nghiêm túc các chủ trương, kế hoạch, quy định của cấp trên về công tác dân vận.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 194 trang tài liệu này.

Nhận thức của một số cấp ủy, chỉ huy về mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng CTDV chưa đầy đủ; việc theo dõi, chỉ đạo, tổ chức thực hiện có nơi chưa được quan tâm đúng mức; công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách làm CTDV có nơi chưa đáp ứng yêu cầu trong thực tiễn; cơ chế phối hợp giữa các tổ chức, các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ cụ thể về thực hiện CTDV chưa thống nhất và thiếu đồng bộ; nội dung, hình thức hoạt động CTDV có nơi, có lúc còn xơ cứng, thiếu chiều sâu và tính thuyết phục chưa cao. Mặt khác, một số cấp ủy, chỉ huy của các sư đoàn chưa nêu cao vai trò, trách nhiệm trong lãnh đạo các đơn vị thực hiện CTDV; việc quán triệt, thực hiện chỉ thị, chương trình, kế hoạch


Công tác dân vận của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay - 13

của cấp trên đã quy định ở một số cơ quan, đơn vị có nội dung còn chung chung; nội dung, hình thức tiến hành CTDV ở một số đơn vị chậm được đổi mới; kiến thức, kinh nghiệm, phương pháp, tác phong công tác của một cán bộ, đảng viên trong tiến hành CTDV có mặt chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình thực tiễn ở địa phương.

Ba là, công tác vận động nhân dân ủng hộ các đơn vị và cán bộ, chiến sĩ chưa

được thực hiện tốt.

Trong thời gian qua, các sư đoàn thuộc QĐNDL đã cử cán bộ về cơ sở khá nhiều, nhưng chất lượng chưa cao và chưa xây dựng được cuộc vận động nhân dân, cán bộ, chiến sĩ thiếu sự chủ động, không gắn bó với nhân dân, thiếu trách nhiệm với dân; việc nắm bắt tình hình địa phương, tâm tư, nguyện vọng của nhân dân còn chậm được đổi mới; hơn nữa vẫn còn tình trạng một bộ phận cán bộ lãnh đạo có tác phong quan liêu, xa dân. Mặt khác, kinh nghiệm làm CTDV của một số cán bộ, chiến sĩ chưa đáp ứng yêu cầu đặt ra; mức độ nhận thức, hiểu biết của cán bộ, đảng viên, chiến sĩ về ngôn ngữ của người dân tộc thiểu số ở địa phương còn hạn chế; đa số cán bộ, chiến sĩ phần lớn đã được bồi dưỡng kiến thức CTDV qua các nhà trường trong quân đội nhưng có những ý tưởng chờ đợi chỉ lệnh của cấp trên và sự kêu gọi của nhân dân, thiếu trách nhiệm phục vụ nhân dân. Mặt khác, công tác phát động quyên góp phần về vật chất của nhân dân ủng hộ bộ đội thực hiện nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc chưa được mở rộng; công tác huy động vốn ủng hộ đơn vị từ bộ phận kinh doanh, doanh nghiệp cả nội bộ và quốc tế để xây dựng doanh trại, khuyến khích lâm nông nghiệp vẫn chưa làm tốt.

Bốn là, công tác đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho công tác dân vận chưa đáp ứng theo yêu cầu của nhiệm vụ thực tế.

Cơ chế, chính sách và điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho CTDV chưa đáp ứng theo yêu cầu của nhiệm vụ thực tế ở địa phương. Do ảnh hưởng từ tình hình thế giới cũng như suy thoát về kinh tế, cộng với sự hoạt động chống phá của các thế lực thù địch hy vọng phá hoại cách mạng và lực lượng vũ trang nhân dân ta; đồng thời tình trạng kinh tế - tài chính của đơn vị đang gặp nhiều khó khăn, dựa vào ngân sách của cấp trên cung cấp cho;


sự tác động của lũ lụt, thiên tai thảm họa, cháy rừng và ô nhiễm môi trường... tạo ra những vấn đề khó khăn nhất cho các Sư đoàn hiện nay. Công tác đảm bảo cơ sở vật chất, trang thiết bị phương tiện, kỹ thuật phục vụ cho CTDV theo quyết định của Bộ Quốc phòng, giao cho đơn vị phụ trách quản lý, điều hành, nhưng vẫn còn mặt hạn chế như: công tác đảm bảo doanh trại theo quý định của sư đoàn trưởng trong công tác xây dựng doanh trại xanh, sạch, đẹp bằng sự vận dụng tiềm năng của đơn vị, phối hợp với nguồn cung cấp của cấp trên và bộ phận khác để mà kiện toàn củng cố và xây dựng doanh trại vẫn chưa kịp thừa, không cung cấp được theo yêu cầu của đơn vị. Một số cán bộ, chiến sĩ chưa coi trọng quản trị phương tiện, kỹ thuật, sử dụng đúng theo quý định và chế độ, nhất là chế độ quản lý, bảo quản, giao, nhận tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu theo thủ tục hành chính. Ngoài ra, sự đầu tư của cấp trên chưa thực sự có hiệu quả cao để tạo nên sự biến đổi căn bản về KT - XH và xóa được đói, giảm được nghèo. Mặc dù, các sư đoàn đã quan tâm và tập trung đầu tư, triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch và dự án ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xã cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của địa phương

3.2. NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM

3.2.1. Nguyên nhân của ưu điểm

Một là, trong những năm qua Bộ Quốc phòng, Tổng Cục Chính trị luôn thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và đề ra bằng chỉ thị, nghị quyết và kế hoạch cụ thể hóa để lãnh đạo các sư đoàn tiến hành công tác dân vận.

Bộ Quốc phòng Lào, Tổng Cục Chính trị luôn thường xuyên coi trọng đối với vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia; cho nên đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn. Đặc biệt, lãnh đạo Bộ Quốc phòng Lào đã tích cực chỉ đạo, lãnh đạo trong toàn quân nói chung, nói riêng là các sư đoàn thuộc QĐND Lào bằng Nghị quyết số 650-NQ/ĐUBQP ngày 4/4/2011 về “Quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo các lực lượng vũ trang có tiềm năng, tiềm lực chuyển xuống làm công tác dân vận ngày càng vững mạnh theo 4 nội dung, 4 mục tiêu, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp, gắn với xây dựng làng và cụm làng phát triển” [93]. Trong những năm qua, Bộ Quốc phòng Lào đã nhấn mạnh cho 5 sư đoàn tập


trung phát triển vùng chiến lược hậu phương ở khu vực biên giới từ (miền Bắc, Trung, Nam Lào). Để thực hiện theo Chỉ thị số 20/BCT, ngày 26/9/2003 của Bộ Chính trị về “Tăng cường làm công tác dân vận ở cơ sở vững mạnh” [57]. Bộ Quốc phòng Lào Quyết định số 3579/BQP ngày 4/10/2012 về “Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ và phong cách làm việc của Ban chỉ đạo công tác dân vận và phát triển nông thôn toàn diện cấp Bộ Quốc phòng” [71]. Thông qua đó, Bộ Quốc phòng Lào đã giao nhiệm vụ cho Tổng Chính trị trực tiếp chỉ đạo các Cục chuyên môn và lực lượng trong toàn quân; trong đó có các sư đoàn làm nhiệm vụ nghiên cứu, tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án của CTDV; nghiên cứu và đề xuất chương, kế hoạch CTDV, kiểm tra giám sát và đẩy mạnh các cơ quan chuyên môn trực thuộc thực hiện công tác dân vận, xây dựng và sắp xếp tài liệu về công tác dân vận, xây dựng kế hoạch và ngân sách về mặt vật chất, phương tiện, kỹ thuật phục vụ, phổ biến và quản lý ngân sách, hướng dẫn các đơn vị sử dụng ngân sách tiết kiệm, cùng tổ chức thực hiện công tác sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong từng đợt tiến hành CTDV. Thời gian qua, các sư đoàn đã chú trọng xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân 3 cấp, xây dựng làng chiến đấu, cụm làng chiến đấu, do tập trung vào vùng trọng điểm chiến lược theo biên giới.

Hai là, lãnh đạo của các sư đoàn đã có tình đoàn kết chặt chẽ, có sự thống nhất cao, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ nghiêm túc, thường xuyên tổ chức công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết.

Lãnh đạo của các sư đoàn, cùng đội ngũ cán bộ, đảng viên các cấp đã quan tâm quán triệt, nắm vững chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, mang lại những Chỉ thị, Nghị quyết và quy định của cấp trên thành kế hoạch chi tiết cụ thể của đơn vị, để dựa vào tổ chức phát huy và mở rộng phong trào thi đua xây dựng “Đơn vị dân vận gương mẫu” trong thời gian ngắn, dài theo ngày lễ lịch sử quan trọng của Quốc gia, của Đảng và quân đội. Trong nội bộ đã có sự đoàn kết chặt chẽ, có tinh thần thống nhất cao, thực hiện nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; đồng thời lãnh đạo các cơ quan, đơn vị có phong cách làm việc đúng đắn, có sự kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết,


đúc rút kinh nghiệm CTDV và thường xuyên thực hiện chế độ báo cáo cho cấp trên của từng đợt, nhiệm kỳ và hàng năm; đội ngũ cán bộ đều tích cực tìm tòi học tập và làm theo tấm gương, đạo đức của lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về công tác vận động quần chúng và CTDV. Mặt khác, đội ngũ cán bộ các cấp đã quán triệt, nắm vững và vận dụng sáng tạo chủ trương đường lối của Đảng, Nghị quyết của Đảng Ủy Bộ Quốc phòng phù hợp với điều kiện và tình hình thực tiễn của đơn vị; các cơ quan, đơn vị có sự thống nhất chặt chẽ, kiên nhẫn khắc phục vượt qua mọi thách thức, khó khăn, gian khổ trên các mọi tình huống; đặc biệt là đã nhận được sự ủng hộ, góp phần quan trọng từ bộ phần lãnh đạo Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương các cấp.

Ba là, lãnh đạo của các sư đoàn thuộc Quân đội nhân dân Lào đã quyết tâm sử dụng lực lượng, phương tiện, vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác dân vận.

Trong những năm qua các sư đoàn thuộc QĐND Lào đã thường xuyên củng cố kiện toàn và tích cực góp phần phát triển kinh tế, chính trị, VH-XH ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa bằng tập trung lực lượng, phương tiện, vật chất, kỹ thuật phục vụ cho CTDV; nổi bật là công tác phát triển xây dựng cơ sở hạ tầng về mặt KT-XH, nhất là đường giao thông, điện lực, nước sạch, trường học, trạm y tế... làm thuận lợi cho nhân dân và được nhân dân tin tưởng và tích cực góp phần tham gia phong trào phát triển nông thôn mới trở thành phong trào sôi nổi và rộng rãi. Bởi vì, có chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng, phù hợp với tình hình thực tế trong mỗi giai đoạn cách mạng của nước ta và sự quan tâm chỉ đạo gắn kết chặt của lãnh đạo Bộ Quốc phòng, thấy được sự thiếu sót của đơn vị và nhân tố cấp bách phải trang bị phương tiện, vật chất, kỹ thuật phục vụ cho CTDV ở mỗi tổ, đội công tác trục tại địa bàn đặc trách để đảm bảo trong hoạt động phối hợp các mặt công tác với cấp trên và chính quyền địa phương. Mặt khác, vì sự quyết tâm và thống nhất của lãnh đạo các sư đoàn và cấp ủy, chính quyền địa phương đã tập trung lực lược và vốn đầu tư vào trong tổ chức thực hiện CTDV trên địa bàn; đa số đội ngũ cán bộ làm CTDV cũng có sự quyết tâm cao, chịu hy sinh vì lợi ích chung của quốc gia, khắc phục và vượt qua mọi thách thức khó khăn, gian khổ, có sự gương mẫu trong lãnh đạo nhân dân. Thực hiện nhiệm vụ trên là một những giải pháp thực sự mang


tính đột phá trong công tác trang bị phương tiện, vật chất, kỹ thuật phục vụ cho CTDV trong những thời gian qua, không những thế là một giải pháp thiết thực trong quá trình thực hiện CTDV để phục vụ cho các đối tượng tiến hành thực tiễn trong công việc hàng năm và đặc biệt là hết sức có ý nghĩa quan trọng với việc trang bị phương tiện, vật chất, kỹ thuật phục vụ cho các cơ quan, đơn vị đang tiến hành CTDV ngày càng được cấp trên quân tâm để các đơn vị sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ của trên giao phó.

Bốn là, cán bộ, chiến sĩ có nhận thức, trách nhiệm cao, có năng lực tiến hành công tác dân vận đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới; mặt khác cấp ủy, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân ở địa phương luôn đồng tình ủng hộ.

Đội ngũ cán bộ các sư đoàn đã giáo dục, quán triệt sâu sắc các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước đặt ra từng mỗi giai đoạn đối với CTDV, đa số cán bộ đã có khả năng, kiến thức, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch vững mạnh. Đồng thời, chịu trách nhiệm với nhiệm vụ chính trị của mình, có sự kiên nhẫn, phấn đấu cao và có sự hy sinh góp phần ra sức lao động sáng tạo trong các mọi tình huống. Ngoài ra, độ ngũ cán bộ làm CTDV phần lớn đã có sự quyết tâm vượt qua khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, tính cực thực hiện nhiệm vụ mà cấp trên giao cho; chủ động tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đặc biệt là Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 22/12/2014 của Bộ Chính trị Trung ương Đảng về “Mục tiêu, đối tượng và biện pháp xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng làng thành đơn vị phát triển” [69]. Đa số đội ngũ cán bộ, đảng viên đã có kinh nghiệm trong hành vi thực tế đối với CTDV và coi CTDV là nhiệm vụ chính trị hàng đầu trong xây dựng đội ngũ cán bộ của QĐND Lào, trưởng thành và phát triển trở thành cán bộ xuất sắc, tiêu biểu của Đảng, của Quân đội. Nhân tố quan trọng nữa là nhân dân ở địa phương đã có sự đùm bọc, chở che và giúp đỡ cán bộ, chiến sĩ nhiệt tình cả vật chất và tinh thần, đây là sự khích lệ to lớn của nhân dân, tạo được sự tin tưởng của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng. Qua thực hiện nhiệm vụ trên, đã làm cho đa số


tình hình nhân dân ở vùng địa bàn đã nhận thức và hiểu rõ đối với đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước ngày càng nhiều hơn, tích cực xây dựng phát triển quê hương ổn định, góp phần tham gia vào trong công việc của Đảng, Nhà nước ngày càng tăng lên, cuộc sống bình yêu, ấm no, hành phúc. Tình hình an ninh chính trị cơ bản ổn định, vấn đề tiêu cực trong xã được kịp thời xử lý; lực lượng du kích, dân quân tự vệ đã được củng cố kiện toàn cả số lượng và chất lượng; cơ sở hạ tầng ở vùng địa bàn đã được xây dựng và sửa chữa bằng sự đầu tư của Nhà nước và sự góp phần của sức mạnh và nguồn vốn của nhân dân.

Năm là, đa số nhân dân có nhận thức sâu sắc trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có tính tự giác góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong những năm qua, chính quyền địa phương và nhân dân đã góp phần tham gia hoạt động CTDV, cùng với thúc đẩy phát triển kinh tế gia đình của mình có sự phong phú, từng bước xóa đói, giảm nghèo. Ngày xưa, nhân dân nơi các sư đoàn đóng quân rất khó khăn, gian khổ và nghèo nàn, sau khi đã có sự giúp đỡ, ủng hộ của Đảng, Nhà nước đến nay nhân dân ở địa bàn đời sống của họ được cải thiện tốt hơn; thay đổi từ cuộc sống thô sơ lạc hậu, sang cuộc sống mới hiện địa, có thể làm cho các gia đình nhân dân từng bước thoát khỏi sự nghèo nàn. Đa số nhân dân có sự tin tưởng với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, có ý thức làm chủ của đất nước; sự gắn bó múa thịt giữa Đảng, Quân đội với nhân dân không ngừng được củng cố và tăng cường lớn mạnh, đã góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế, VH-XH và công tác QP, AN trên địa bàn; nhân dân các dân tộc đã phát huy truyền thống yêu nước tốt đẹp và quyền làm chủ của mình chân chính; phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới được triển khai trọng tâm, trọng điểm khơi dậy mạnh mẽ, nhân dân chung sức lao động sáng tạo, tham gia phát triển KT-XH, xây dựng nền văn hóa ngày càng văn minh.

3.2.2. Nguyên nhân của hạn chế, khuyết điểm

Một là, do điều kinh tế - xã hội của đất nước đang gặp nhiều khó khăn; các thế lực thù địch và phần tử xấu đẩy mạnh các hoạt động chống phá cách mạng Lào trên tất cả lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là lĩnh vực chính trị, tư tưởng.

Xem tất cả 194 trang.

Ngày đăng: 16/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí