Năng Lực Tạo Lập Nguồn Vốn Đầu Tư Phát Triển


Việt Nam có bờ biển dài thuận lợi cho việc đưa vào sử dụng để khai thác hoặc nuôi trồng thuỷ sản và phát triển kinh tế biển. Tài nguyên nước dồi dào là cơ hội phát triển giao thông đường thủy, xây dựng thủy điện, chăn nuôi hay đánh bắt hải sản nhất là đối với những tỉnh/thành phố có đường biển.

Nước ta có nhiều loại khoáng sản có quy mô lớn: than, Boxit, thiếc, sắt, apatit, đồng, crom, vàng, đá quý, đá vôi, cát thủy tinh, dầu mỏ...Đây là tài nguyên giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của công nghiệp, quy định sự phát triển của các ngành. Dựa trên thế mạnh khoáng sản mà một số ngành công nghiệp của các tỉnh/thành phố đã phát triển khá mạnh như dầu khí, hóa chất, luyện kim, cơ khí, sản xuất vật liệu xây dựng…

Việt Nam thuộc vùng nhiệt đới, bốn mùa xanh tươi. Địa hình có núi, rừng, sông, biển, đồng bằng và cao nguyên. Núi non đã tạo nên những vùng cao có khí hậu rất gần với ôn đới, nhiều hang động, ghềnh thác, đầm phá, điểm nghỉ dưỡng và danh lam thắng cảnh.. Với hàng nghìn năm lịch sử, có trên bảy nghìn di tích, rất nhiều đền, chùa, nhà thờ, các công trình xây dựng, các tác phẩm nghệ thuật - văn hoá khác nằm rải rác ở khắp các địa phương trong cả nước là những điểm tham quan du lịch đầy hấp dẫn. Với tiềm năng du lịch phong phú, đa dạng, độc đáo như thế, những năm gần đây ngành Du lịch đã thu hút hàng triệu khách trong và ngoài nước, góp phần đáng kể cho nền kinh tế quốc dân. Hơn thế, bằng tiềm năng và sản phẩm du lịch của mình, ngành Du lịch đang tạo điều kiện tốt cho bè bạn khắp năm châu ngày càng hiểu biết và yêu mến đất nước Việt Nam.

2.2.2.2. Tiềm năng trí tuệ của nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực, luôn luôn là động lực thúc đẩy sự tiến bộ và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước CNH trước đây cho thấy phần lớn thành quả phát triển không phải nhờ tăng vốn sản xuất mà là hoàn thiện trong năng lực con người, sự tinh thông, bí quyết nghề nghiệp và quản lý. Khác với đầu tư cho nguồn vốn phi con người, đầu tư cho


phát triển con người là vấn đề liên ngành, đa lĩnh vực và tác động đến đời sống của các cá nhân, gia đình, cộng đồng của họ và đến toàn bộ xã hội nói chung.

Lênin coi nhân tài, tri thức là nguồn tài nguyên quý nhất của xã hội, là động lực phát triển mạnh mẽ của xã hội. Nhất là trong bối cảnh nền KTTT ngày nay, nói tới nguồn nhân lực người ta thường nhắc tới tiềm năng trí lực, nên việc nhận diện khai thác tiềm năng nguồn lực trí tuệ ngày càng trở nên cần thiết. Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của nhân lực ở một tỉnh/thành phố hiện nay là phải sử dụng nguồn lực trí tuệ hiện có để nghiên cứu, ứng dụng các KH kỹ thuật tiến bộ và CN mới, phát huy sáng kiến cải tạo kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất tăng năng suất lao động thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Phấn đấu đến năm 2020 Việt Nam trở thành nước công nghiệp hiện đại thì không thể thiếu đội ngũ đông đảo những công nhân lãnh nghề, những nhà KH kỹ thuật tài năng, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, những nhà doanh nghiệp tháo vát, nhà lãnh đạo, quản lý tận tụy, biết nhìn xa trông rộng. Con người Việt Nam được đánh giá là hiếu học, thông minh, cần cù trong lao động, dũng cảm trong chiến đấu. Đó là những đức tính hết sức quý báu, đã giúp dân tộc ta tồn tại cho đến ngày nay, trải qua không ít thăng trầm suốt mấy nghìn năm lịch sử. Không thể phủ nhận con người Việt Nam nói chung và người lao động nói riêng hiếu học, chuộng tri thức, luôn sẵn sàng học hỏi, tiếp thu những CN tiên tiến của thế giới, đây chính là nguồn lực vô tận, nguồn lực của mọi nguồn lực thúc đẩy kinh tế phát triển trong thời đại mới, thời đại tri thức.

2.2.2.3. Năng lực tạo lập nguồn vốn đầu tư phát triển

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 200 trang tài liệu này.

Bên cạnh tiềm năng về trí lực thì vốn đầu tư phát triển là một yếu tố quan trọng của quá trình sản xuất, nhất là trong tiến trình CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT như ở nước ta hiện nay. Việc sử dụng vốn đầu tư hợp lý, hiệu quả theo cách đầu tư trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở quy hoạch, kế


Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức ở thành phố Đà Nẵng - 8

hoạch đầu tư, xây dựng một cơ chế đầu tư hợp lý có tác dụng quan trọng trong việc chuyển dịch, đổi mới cơ cấu kinh tế ngành, vùng, đổi mới cơ cấu thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế thành thị, nông thôn…đồng thời góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế cao. Nói cách khác, kết quả của hoạt động sử dụng vốn đầu tư hợp lý là sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, phát triển toàn diện hơn và theo hướng CNH, HĐH, điều này đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng tăng trưởng kinh tế.

Để có được vốn đầu từ thì quá trình tạo lập vốn, tạo nên nguồn tích lũy trong nền kinh tế, là rất quan trọng. Vì tạo lập vốn chính là phương thức để tạo ra sự tăng trưởng và phát triển đối với nền kinh tế, trong giai đoạn hiện nay khả năng tạo lập vốn của nền kinh tế nước ta được nâng lên rất nhiều. Điều này được thể hiện trước tiên là luật doanh nghiệp cho phép thành lập các công ty tư nhân, phát triển nền kinh tế nhiều thành phần do đó đã nâng cao tính cạnh tranh của các đơn vị trong nền kinh tế. Nhà nước không can thiệp sâu vào hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, để các doanh nghiệp tự chủ về sản xuất, làm ăn hiệu quả hơn, từ đó nguồn vốn tín dụng tích lũy mở rộng sản xuất tăng lên. Tiếp đó là sự gia tăng không ngừng của các ngân hàng thương mại nguồn vốn tiết kiệm trong dân ngày càng nhiều góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó là môi trường đầu tư thông thoáng nên đã thu hút được các nguồn vốn từ nước ngoài như: nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn đầu tư trực tiếp (FDI)…, các nguồn vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế như IMF, WB, ADB… Như vậy , phải khẳng định năng lực tạo lập nguồn vốn ở nước ta là rất lớn, nhưng quan trọng là sử dụng vốn đó như thế nào để đẩy nhanh quá trình CNH, HĐH.

2.2.2.4. Trình độ phát triển khoa học và công nghệ

Ở nước ta, vai trò và vị trí của KH&CN trong công cuộc CNH, HĐH đã được Đảng và Nhà nước xác định giữ vị trí then chốt trong toàn bộ sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, là một động lực đưa đất nước ra khỏi


nghèo nàn lạc hậu và vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Dưới tác động đổi mới của KH&CN sẽ cho phép nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, tăng năng suất lao động, sử dụng tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sống và làm việc, nâng cao tỷ trọng lao động chất xám, lao động có kỹ thuật, giảm lao động phổ thông, lao động giản đơn. Nhờ vậy, sẽ tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Nhưng thách thức lớn nhất đối với sự phát triển KH&CN ở Việt Nam hiện nay là đội ngũ các nhà làm KH có trình độ đang ngày càng ít dần không đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế và xã hội, đầu tư cho KH&CN còn quá thấp so với thế giới. Mỹ mỗi năm đầu tư 400 tỷ USD cho khoa học CN, số người làm nghiên cứu là 1,4 triệu người. Nền kinh tế thứ hai thế giới là Trung Quốc đầu tư cho KH&CN 178 tỷ USD, số người tham gia nghiên cứu khoa học là 1,2 triệu. Đáng lưu ý là Hàn Quốc, một quốc gia 48 triệu dân nhưng đầu tư khoa học là 53 tỷ USD mỗi năm, số tiền họ đầu tư còn lớn hơn cả số dân. Còn Việt Nam hơn 80 triệu dân, số tiền đầu tư chỉ là 1 tỷ USD. Đây cũng chính là nguyên nhân cho thấy trình độ KH&CN còn có khoảng cách khá xa so với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực.

Do vậy, để thực hiện rút ngắn quá trình CNH, HĐH phải nâng cao nhanh chóng năng lực KH&CN. Thể hiện bằng việc: xây dựng các viện và trung tâm nghiên cứu tiên tiến; thay đổi cách quản lý tài chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân tham gia nghiên cứu khoa học; đối với công tác nghiên cứu và triển khai các đề tài khoa học theo hướng quản lý đề tài khoa học theo các sản phẩm đầu ra; có những chính sách đãi ngộ đột phá đối với nguồn nhân lực làm khoa học và kỹ thuật.

2.2.2.5. Độ mở của nền kinh tế với thế giới bên ngoài

Thực hiện nhiệm vụ chiến lược đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đạt mục tiêu đến năm


2020, nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc mở rộng quan hệ kinh tế với các nước trên thế giới có tầm quan trọng đặc biệt đối với một nước phát triển muộn như Việt Nam. Thông qua quan hệ này, chúng ta có thể phát huy thế mạnh của các nguồn lực và sản xuất trong nước trên thị trường quốc tế, đồng thời tranh thủ được các nguồn lực nhất là nguồn lực về vốn, KH&CN từ bên ngoài cho thực hiện đẩy mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT.

Mở cửa nền kinh tế với thế giới bên ngoài ở nước ta cũng như tỉnh/thành phố nào hiện nay đem lại những tác động tích cực: thu hút nguồn vốn, đổi mới thiết bị, kỹ thuật- CN, nâng cao trình độ quản lý, nâng cao tay nghề cho người lao động, giải quyết việc làm. Việc nhập khẩu các sản phẩm trung gian, thu hút đầu tư, chuyển giao CN, các ý tưởng từ những nước phát triển, hàng hóa quốc tế có thể giúp nền kinh tế trong nước tăng trưởng và phát triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, cũng đặt ra những thách thức không nhỏ như: mỗi biến động trên thị trường thế giới đã tác động rất nhanh, rất mạnh, rất rộng, rất sâu đến thị trường trong nước, tạo sức ép cạnh tranh đối với các doanh nghiệp trong nước, biến các nước đang phát triển thành bãi rác thải của các nước phát triển, do họ chuyển sang những hàng hóa chất lượng kém, CN cũ, điều này ngăn cản sự phát triển kinh tế của các nước đang phát triển; không kiểm soát được dòng ngoại hối do họ mang ngoại hối vào hoặc ra khỏi các nước đang phát triển. Như vậy, hội nhập kinh tế quốc tế mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Nhưng đó là những lợi ích tiềm năng chỉ thực sự phát huy đầy đủ tác dụng khi trong nước chúng ta có nội lực vững mạnh với những chính sách và thể chế bổ trợ.

2.2.2.6. Hiệu lực quản lý của nhà nước

Ngoài các yếu tố về vốn, con người, KH&CN…, một yếu tố không thể thiếu để đẩy nhanh, mạnh CNH, HĐH gắn với phát triển KTTT ở nước ta hiện nay là hiệu lực quản lý nhà nước. Chỉ có nhà nước với quyền lực và chức


năng của mình mới có khả năng thu hút, phát huy mọi tiềm năng của đất nước, tạo lập môi trường đầu tư mang tính cạnh tranh, ổn định chính trị và kinh tế vĩ mô đảm bảo an toàn cho sự vận động của các hành vi kinh tế. Đưa ra các định hướng kinh tế quan trọng phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH, phát triển kinh tế của đất nước thông qua các quyết định của luật pháp, chính sách của nhà nước. Đối với quốc gia đang phát triển như ở Việt Nam hay tại các tỉnh/thành phố trong nước hiện nay, trình độ cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn yếu, vì vậy vai trò của nhà nước, chính quyền địa phương là hết sức quan trọng trong việc huy động và phân bổ các nguồn vốn tập trung đầu tư để phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội.

KTTT đem lại cơ hội và thách thức cho hệ thống quản lý, quản lý nhà nước đã chuyển trọng tâm từ quản lý vật chất, cái hữu hình sang quản lý nguồn lực tri thức, cái vô hình. Để thích nghi với tình hình mới chính phủ phải trở nên linh hoạt và dễ thích nghi hơn, phải cải cách hành chính, đổi mới hệ thống chính trị, để có năng suất và hiệu quả, khơi dậy sức mạnh của toàn dân, mọi thành phần kinh tế phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức. Chính vì thế trong một nghiên cứu của Đại học Havard (Hoa Kỳ) về nền kinh tế Việt Nam gần đây đã đưa ra nhận định rằng:

Quỹ đạo phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc vào các quyết định hiện tại của Nhà nước và những quyết định của ngày hôm nay sẽ định hình bối cảnh kinh tế chính trị trong những năm, thậm chí là những thập niên tiếp theo. Đặc biệt quan trọng, tiềm năng phát triển của Việt Nam trong tương lai phụ thuộc một phần lớn vào khả năng và ý chí của Nhà nước trong việc xây dựng một " bức tường lửa" ngăn cách giữa quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị [83, tr.278].

Như vậy, trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng, luận án cho rằng với lợi thế về địa lý, tài nguyên thiên nhiên, con người, ở mỗi tỉnh, thành phố


sẽ xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển kinh tế: CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp, xác định phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, tạo ra những sản phẩm mang thương hiệu đặc thù riêng của địa phương…Quan trọng là phát huy tiềm năng, năng lực vốn có, thúc đẩy kinh tế phát triển nhanh, bền vững trở thành những thành phố hiện đại ngang tầm với các thành phố trong khu vực và trên thế giới.

2.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN

ĐẠI HÓA GẮN VỚI PHÁT TRIỂN KINH TẾ TRI THỨC

Singapore và Hàn Quốc là hai quốc gia ở Đông Á có nền kinh tế phát triển, cũng là hai quốc gia có nhiều giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH như: phát triển nguồn nhân lực, KH&CN, lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phù hợp với điều kiện đất nước, tạo nên sự trỗi dậy thần kỳ. Đây cũng là những quốc gia có điểm tương đồng với Việt Nam và thành phố Đà Nẵng về văn hóa, lịch sử phát triển, điều kiện tự nhiên, hải cảng với mực nước sâu tự nhiên, vị thế chiến lược có nhiều ưu điểm…. Với ý nghĩa đó luận án lựa chọn kinh nghiệm của các quốc gia này để làm minh chứng cho lập luận của mình.

2.3.1. Kinh nghiệm công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo hướng tri thức của Singapore

Giai đoạn CNH thay thế nhập khẩu (1960 - 1965), CNH hướng xuất khẩu và sử dụng nhiều lao động (1969 - 1970) đã làm cho tốc độ tăng trưởng nền kinh tế Singapore tăng nhanh ở thập niên 70, bắt đầu thời kỳ cất cánh. Trong vòng 40 năm kể từ ngày dành độc lập, nước này đã có một thành tích tăng trưởng hết sức ngoạn mục với tổng sản phẩm quốc nội tăng trung bình hàng năm 8%, thu nhập bình quân đầu người 24.741 đô la Mỹ /người [135, tr.31]. Tuy nhiên với sự phát triển mạnh mẽ của KH&CN, xu thế toàn cầu hóa kinh tế đòi hỏi Singapore phải có sự thay đổi trong chiến lược CNH, HĐH để đưa đất nước trở thành nước công nghiệp phát triển. Hiện nay Singapore là một


trong những nước đi đầu vào kinh tế tri thức, công nghiệp tri thức chiếm 57% GDP, công nhân tri thức chiếm 38% [Dẫn theo 45, tr. 137]. Để đạt mục tiêu đưa Singapore trở thành một nền kinh tế dựa trên tri thức chính phủ Singapore đã đưa ra những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất: Cải tổ cơ cấu nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa CN và sử dụng nhiều chất xám, được thực hiện qua hai thời kỳ:

- Thời kỳ đầu của "Cách mạng công nghiệp lần thứ 2" (1979 - 1986). Singapore đã chuyển sang giai đoạn mới của chiến lược CNH hướng xuất khẩu bằng việc sử dụng nhiều CN hiện đại và khả năng kỹ xảo của bàn tay khối óc con người. Với mục tiêu là tạo ra nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao, đổi mới CN và sử dụng nhiều chất xám.

- Đổi mới và đa dạng hóa hơn nữa các hình thức hoạt động của công nghiệp và dịch vụ (1986 đến nay). Chính phủ Singapore cho rằng để thực hiện tốt cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2, đưa Singapore tiến gần hơn nền KTTT. Cần phải kết hợp đồng bộ cùng một lúc đổi mới và nâng cấp tất cả các ngành kinh tế trong đó có các ngành dịch vụ, tài chính, giao thông vận tải, bưu điện viễn thông, dịch vụ, du lịch, kết hợp chặt chẽ giữa sản xuất nội địa, phát triển trung tâm thương mại và tài chính quốc tế.

Thứ hai: Xây dựng nguồn nhân lực trong và ngoài nước.

Thiếu đất đai và tài nguyên đã buộc Singapore tập trung vào phát triển nguồn nhân lực - tài nguyên duy nhất thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Do đó, ngay từ khi bắt đầu quá trình CNH chiến lược phát triển nguồn nhân lực được Chính phủ Singapore đưa ra theo 2 hướng bao gồm nâng cao lực lượng lao động trong nước và tuyển dụng lực lượng lao động chất lượng cao ở nước ngoài [132].

- Đối với lực lượng lao động trong nước cần phải khuyến khích học tập suốt đời. Tạo cơ hội cho mọi người thể hiện năng lực của chính mình thông

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/10/2022