Thường Xuyên Nâng Cao Năng Lực Biên Tập

toàn bộ hệ thống quan điểm, tư tưởng, lý thuyết, học thuyết chính trị của thế giới phương Tây, phương Đông, từ cổ đại đến hiện đại; nắm được các tư tưởng và học thuyết chính trị của các nhà nước, các khuynh hướng chính trị thế giới; nắm được khoa học - nghệ thuật chính trị từ mục đích đến công nghệ chính trị của các nền chính trị tiêu biểu có vai trò chi phối sự vận động và phát triển của đời sống chính trị trong lịch sử xã hội loài người.

Cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cần phải nắm các khoa học

- nghệ thuật chính trị của các xu hướng chính trị chủ đạo trong tình hình và điều kiện chính trị - xã hội thế giới trong điều kiện Việt Nam đang tích cực và chủ động hội nhập quốc tế hiện nay. Do vậy, người biên tập phải có trình độ tối thiểu là đại học về khoa học xã hội và nhân văn. Đây là lĩnh vực tri thức tổng quát về xã hội loài người; nó vừa là cơ sở, nền tảng hình thành và phát triển tư tưởng lý luận chính trị, vừa là công cụ để người đó đi sâu được vào các khía cạnh tri thức hoạt động sống của xã hội từ kinh tế đến pháp luật, từ xã hội đến nhân văn; từ tâm lý dân tộc đến tư tưởng văn hoá, đạo đức, lối sống của các dân tộc. Đây là những tri thức hình thành các chuẩn mực đạo đức, lối sống, pháp luật, thẩm mỹ. Và đây cũng chính là những yếu tố quy định xu hướng lý luận và xu hướng chính trị của một đảng, một giai cấp, một dân tộc. Các tri thức khoa học xã hội và nhân văn là căn cứ để đánh giá, thẩm định, lựa chọn các xu hướng chính trị, hoạt động chính trị, trình độ tổ chức và hoạt động chính trị, hình thành hệ thống các giá trị chính trị của giai cấp, dân tộc, quốc gia.

Thế giới quan, nhân sinh quan, xã hội quan đúng đắn hiện nay theo nhận thức của chúng ta là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Chủ nghĩa Mác-Lênin là một hệ thống tri thức khoa học được Mác, Ăngghen và Lênin đúc kết, xây dựng nên - hệ thống tri thức khoa học phản ánh đúng bản chất thế giới trong sự vận động, phát triển không ngừng từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, nó vạch ra đúng quy luật vận động và phát triển

của xã hội loài người - từ xã hội mông muội đến xã hội văn minh, đến xã hội xã hội chủ nghĩa - phù hợp nhất với nguyện vọng nhân văn của con người chân chính.

Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin vào cách mạng Việt Nam, là sự vận dụng sáng tạo và bổ sung những tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin trong điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Lý luận chính trị của người cán bộ Đảng, Nhà nước ta nói chung, của cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị nói riêng sẽ thực sự trở thành công cụ hiệu quả trong hoạt động của mình nếu được vận dụng theo nguyên tắc sáng tạo nêu trên. Hiểu sâu sắc và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ là công cụ sắc bén và là điều kiện đem lại hiệu quả trong công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị của người cán bộ biên tập.

Nắm vững chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có nghĩa là người biên tập giáo trình lý luận chính trị phải nắm được những nội dung chính trị của Đảng Cộng sản Việt Nam là xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội: Bản chất của chủ nghĩa xã hội, lịch sử hình thành tư tưởng xã hội chủ nghĩa của nhân loại và ở Việt Nam; sự thất bại tạm thời của chủ nghĩa xã hội hiện thực - thực chất tư tưởng và sự nghiệp đổi mới của Đảng ta - lý luận, thực tiễn và triển vọng; kiên định con đường xã hội chủ nghĩa trên tinh thần đỏi mới quan niệm về chủ nghĩa xã hội; những quan điểm và nội dung xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; những quan điểm và nội dung xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; những quan điểm và nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo mục tiêu xã hội chủ nghĩa; thực tiễn đấu tranh giai cấp và lý luận đấu tranh giai cấp trong xã hội hiện đại; cơ sở khoa học của lý luận về phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu công bằng, tiến bộ xã hội; sự phân hoá giàu nghèo trong phát triển kinh tế thị trường và mục tiêu xã hội chủ nghĩa; sự phát

triển tạm thời của chủ nghĩa tư bản và con đường tất yếu đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân loại...

Đó là những nội dung căn bản của lý luận chính trị hiện đại mà cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cần được nhận thức một cách đúng đắn và cần được trang bị một cách đầy đủ và sâu sắc.

Trình độ nhận thức lý luận chính trị của cán bộ biên tập còn là những hiểu biết về đối tượng đánh giá, năng lực thẩm định chất lượng (hàm lượng giá trị khoa học) công trình lý luận chính trị. Hàm lượng giá trị khoa học trước hết biểu hiện ở đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu: những vấn đề cơ bản và thiết thực nhất của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội: Bản chất của chủ nghĩa xã hội; kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa; nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc v.v..

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

Những nội dung này cần được luận giải một cách khoa học, chứng minh rõ và thuyết phục tính tất yếu và cách thức tối ưu của việc xây dựng các nội dung đó trong hiện thực xã hội ta. Cán bộ biên tập cần được trang bị và nâng lên thành nhận thức tự giác, thường trực trong công tác biên tập.

Hàm lượng giá trị khoa học của giáo trình lý luận chính trị cũng thể hiện ở tính chính xác về nội dung khoa học của công trình. Chân lý của lý luận chính trị có những điểm khác với chân lý khoa học tự nhiên và khoa học xã hội thuần túy. Bởi chân lý khoa học là tuyệt đối khách quan (trong tính tương đối). Tính chính xác của lý luận chính trị, ngoài giá trị khách quan, còn phải phù hợp với mục tiêu chính trị, phù hợp với đặc điểm của thể chế chính trị; đặc biệt, tính chính xác đó còn gắn với văn hoá, giá trị truyền thống dân tộc, giai cấp, quốc gia, phù hợp với nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân.

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 16

Nội dung của sản phẩm nghiên cứu phải thích hợp với tình hình và

điều kiện hiện thực hoá đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước theo

nguyên tắc lịch sử - cụ thể, phù hợp với nhiệm vụ, mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

Chất lượng giáo trình lý luận chính trị còn thể hiện ở giá trị dự báo những khả năng, xu hướng vận động của đời sống chính trị thế giới; giúp cho học viên nhận thức và ứng dụng cơ sở khoa học vào cuộc sống

Chất lượng giáo trình lý luận chính trị tập trung cuối cùng ở hiệu quả chính trị. Nói đến cùng, giá trị lý luận chính trị do thực tiễn chính trị - xã hội phán quyết. Theo Hồ Chí Minh, lý luận cuối cùng phục vụ lợi ích xã hội, lợi ích con người. Sự đúng đắn của lý luận chính trị do thực tiễn kiểm nghiệm. Lịch sử khoa học nói chung, lý luận chính trị nói riêng chứng minh rằng công trình khoa học mà không giải quyết được vấn đề cuộc sống đặt ra, không giúp ích gì cho phát triển xã hội thì đều là vô nghĩa. C. Mác phê phán triết học thế giới hàng nghìn năm chỉ giải thích thế giới, vấn đề là cải tạo thế giới. Lịch sử chính trị Việt Nam diễn ra hàng nghìn năm với biết bao học thuyết chính trị nhưng không đưa dân tộc ta thoát khỏi nô lệ lầm than. Hồ Chí Minh với Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời có đường lối chính trị đúng, giải quyết được mâu thuẫn bức xúc trong xã hội Việt Nam, đáp ứng đòi hỏi của lịch sử dân tộc, phù hợp với quy luật vận động và phát triển xã hội.

Sự nghiệp đổi mới tạo ra bước đột phá quyết định về chính trị, đưa kinh tế, văn hoá, xã hội sang trang mới, chấm dứt mấy thập niên bế tắc lý luận chính trị. Đó là những công trình lý luận chính trị có ý nghĩa to lớn, tạo ra bứt phá có ý nghĩa chuyển hướng, tạo bước nhảy có tính thời cuộc trong lý luận chính trị và trong thực tiễn của Đảng ta.

Chỉ thấu hiểu, nắm chắc những vấn đề lý luận và nguyên lý vận dụng đó của lý luận - thực tiễn chính trị của Đảng ta, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị mới đóng góp tốt vào nội dung giáo trình cùng tác giả, mới đưa ấn phẩm trở thành công cụ tốt cho giáo dục và đào tạo.

3. Thường xuyên nâng cao năng lực biên tập

Người biên tập có trình độ lý luận chính trị khoa học cao, tư tưởng chính trị đúng đắn, nắm vững chủ trương đường lối, quan điểm của Đảng thì sự thẩm định các ý tưởng và các đề xuất ý kiến trong giáo trình lý luận chính trị sẽ được bảo đảm. Khi có được những yêu cầu đó, người biên tập sẽ vững tin trong việc đánh giá, thẩm định từng tư tưởng của nhà lý luận, nhà khoa học và chủ động trong việc trao đổi ý kiến với tác giả công trình lý luận chính trị, dễ dàng thuyết phục được nhà khoa học, gợi mở những ý tưởng mới và góp ý cho tác giả chỉnh sửa ý tưởng, quan điểm cho phù hợp.

Như vậy, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị cần được nâng cao việc vận dụng tri thức, hiểu biết vào trong khả năng phân tích, đánh giá và lập luận, diễn giải để thuyết phục nhà khoa học, nhà lý luận. Làm thế nào để sản phẩm xuất bản được ra đời vừa đạt chất lượng cao, bảo đảm yêu cầu chính trị, vừa thoả mãn tác giả, nhận được sự đánh giá cao của độc giả.

Chức năng và vai trò đặc biệt quan trọng của người biên tập giáo trình lý luận chính trị là nâng cao chất lượng công trình trong quá trình biên tập, không chỉ phát hiện ra cái sai, cái không hợp lý, góp ý bổ sung chỉnh sửa ý tứ, kết cấu công trình, mà còn có vai trò như là người bổ khuyết tri thức cho tác giả. Mỗi cán bộ biên tập, ngoài cái phông văn hoá chung, còn phải được trang bị tri thức về một lĩnh vực tri thức chuyên sâu theo nghề nghiệp, theo sở thích hay theo sự quan tâm cá nhân, theo năng lực và sở trường. Với ưu thế đó, người biên tập sẽ bổ sung những khiếm khuyết khó tránh khỏi của nhà lý luận, nhà khoa học bằng thế mạnh riêng của nghề nghiệp. Điều này cũng nói lên, cán bộ biên tập phải được đào tạo rộng và đặc biệt là chuyên sâu - mỗi người biên tập một chuyên ngành. Nâng cao năng lực biên tập trước hết là nâng cao tri thức chuyên ngành, đi sâu nắm vững chuyên ngành, làm thế nào để mình trở thành một chuyên gia .

Trong thực tế hiện nay, vấn đề thường xẩy ra là do tính phức tạp, khó

khăn trong công tác biên tập và do trình độ biên tập, người biên tập không phát hiện được những hạn chế, những sai sót trong các giáo trình lý luận chính trị. Điều này có thể do những nguyên nhân:

- Do trình độ khoa học, lý luận chính trị của người biên tập còn thấp. Trong trường hợp này, người biên tập thường chỉ chú tâm sửa chữa câu, trau chuốt hành văn, không thấy được những cái vô lý, những sai lầm về kiến thức, trong nội dung tư tưởng.

- Do tác giả công trình là người có uy tín chính trị, xã hội, khoa học, người biên tập thường bị ngợp, có những vấn đề nghi vấn, nhưng không dám sửa chữa, không dám đặt vấn đề với tác giả.

- Do tính chất công trình lý luận chính trị phức tạp, đụng chạm nhiều vấn đề, nhiều quan hệ xã hội - chính trị. Lúc này người biên tập thường thuận theo tác giả, không đủ năng lực phân tích, đánh giá, không có nhạy cảm chính trị, khoa học.

- Do người biên tập thiếu trách nhiệm, làm cho xong nhiệm vụ.

Khắc phục hạn chế này chỉ có thể bằng con đường nâng cao trình độ chuyên môn, phát huy tinh thần tìm tòi, rèn luyện năng lực phản biện vấn đề, tự tin trong khoa học, nâng cao bản lĩnh chính trị và đặc biệt là tinh thần trách nhiệm.

Một yếu tố khác để nâng cao chất lượng biên tập giáo trình lý luận chính trị là nghệ thuật biên tập.

Biên tập giáo trình lý luận chính trị là chỉnh sửa, hoàn thiện công trình. Điều chỉnh, hoàn thiện công trình không có nghĩa chỉ là chỉnh sửa nội dung mà nó luôn gắn liền với hình thức công trình. Hình thức vừa làm đẹp nội dung vừa hoàn thiện và nâng cao chất lượng nội dung. Nội dung quyết định hình thức và hình thức nào thì nội dung ấy. Nâng cao năng lực biên tập là nâng cao khả năng xử lý mối quan hệ giữa hình thức và nội dung công trình. Đã là giáo trình lý luận chính trị thì đi liền với nó là văn phong

chính luận, văn phong khoa học, nó cần sự chính xác, diễn đạt chặt chẽ, ý tứ phải rõ ràng, không lập lờ nước đôi.

Giáo trình lý luận chính trị cần một sự hợp lý, sự hoàn thiện từ tên sách cho đến các chương tiết, từ cách trình bày bìa tới sự thể hiện nội dung bên trong... Ở đây đòi hỏi ở người biên tập sự nhạy cảm với từ ngữ, mẫn cảm với văn chương, có kỹ thuật cú pháp, hành văn tinh xảo, ngôn từ tinh tế, có khả năng chữa câu, tỉa gọt ý tứ, chọn từ chính xác. Nói chung ở đây cần đến kỹ thuật, kỹ năng, kỹ xảo.

Một nguyên tắc trong biên tập là người biên tập có thể chữa câu, tỉa gọt đoạn văn, mài sắc ý, thên bớt từ ngữ làm cho tư tưởng sáng tỏ thêm nhưng phải tôn trọng ý đồ và tư tưởng tác giả. Nếu có sửa chữa thì phải tuân theo nguyên tắc trung thành với ý tứ và tư tưởng của tác giả nhằm mục tiêu làm cho ý tứ sáng hơn, sâu sắc hơn. Ở đây thể hiện kỹ năng thuyết phục tác giả để tác giả sửa theo ý mình, mặt khác nếu bác bỏ phải được sự đồng tình của tác giả.

Trung thành với văn phong cũng là một nguyên tắc trong biên tập. Cũng là giáo trình lý luận chính trị, nhưng mỗi nhà lý luận, nhà khoa học có cách hành văn, có bút phát riêng. Văn phong, bút pháp không chỉ thể hiện hình thức công trình mà còn thể hiện nội dung, làm tăng độ sâu sắc và nét riêng của công trình. Sửa chữa câu cú nhưng không được làm nhạt nhoà văn phong của tác giả. Những tiếp đầu ngữ, những vế nhấn, những từ bóng gió, khơi gợi đều có ý tứ của nhà nghiên cứu, nhà lý luận. Vì vậy, làm tổn hại phong cách không chỉ tổn hại hình thức, mà còn làm tổn hại đến nội dung, chất lượng công trình. Điều này đòi hỏi sự tinh tế, điêu luyện trong nghề nghiệp, thể hiện trình độ chuyên môn, ở khả năng tu từ, khả năng sắp xếp từ ngữ điêu luyện.

Đây là một năng lực biên tập ở trình độ cao. Người biên tập phải hiểu

đặc trưng từng lĩnh vực khoa học, từng lĩnh vực chính trị, hiểu được bút pháp thể hiện nội dung khoa học của nhà nghiên cứu, hiểu được tâm lý, sở thích,

ý nhấn của người viết. Nếu không thì dù chỉ một dấu phẩy, dấu chấm, một dấu chấm than khác đi... cũng làm sai lệch sắc thái và làm sai lệch cả ý tưởng tác giả.

Giáo trình lý luận chính trị có đặc trưng là tính chính xác, lôgíc, lý giải thuyết phục. Hành văn phải thể hiện rõ là tư tưởng của người viết hay mượn ý người khác. Do vậy trích dẫn phải chính xác và đúng chỗ, đúng quy cách - theo quy tắc biên tập. Ở đây đòi hỏi một tinh thần tỉ mỉ, cần cù, nghiêm túc về mặt văn bản học, về xuất xứ của tư liệu. Nếu thiếu trình độ văn bản học, tư liệu học thì người biên tập không phát hiện được điều vô lý, sai sót so với nguyên bản.

Như vậy, ngoài các năng lực chuyên môn, kỹ năng kỹ xảo, nói chung là nghệ thuật biên tập, cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị có thể nâng cao được chất lượng công trình lý luận chính trị khi thực sự là người có trách nhiệm cùng với tay nghề cao. Có được những điều đó, người biên tập không thể thiếu được lòng yêu nghề và lương tâm nghề nghiệp.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/04/2022