Một Số Yêu Cầu Về Trình Độ Nhận Thức Lý Luận Của Cán Bộ Biên Tập Giáo Trình Lý Luận Chính Trị

TÌNH HÌNH VÀ CHẤT LƯỢNG IN ẤN GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ CỦA

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH


Nguyễn Cao Thắng

Nhà xuất bản Lý luận chính trị


Nhà xuất bản Lý luận chính trị được thành lập ngày 1-11-2003 theo Quyết định số 650/QĐ ngày 20-10-2003 của Giám đốc Học viện, là đơn vị sự nghiệp có thu với các chức năng sau:

- Xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, kỷ yếu hội thảo khoa học mà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc Học viện là chủ đề tài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.

- Căn cứ vào các chức năng nêu trên, có thể nhận thấy một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Nhà xuất bản là xuất bản giáo khoa, giáo trình phục vụ cho nhu cầu đào tạo lý luận chính trị bao gồm các hệ: trung cấp lý luận chính trị, cử nhân lý luận chính trị, cao cấp lý luận chính trị... đào tạo chuyên ngành của Học viện trung tâm, 5 Học viện trực thuộc và các trường chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Việc triển khai xuất bản sách giáo trình phục vụ năm học của Nhà xuất bản Lý luận chính trị thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tính đến nay đã được gần 5 năm.... Theo các hợp đồng đặt hàng in sách

Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 15

giáo trình được ký giữa Nhà xuất bản với Học viện, Nhà xuất bản đã tích cực tổ chức in ấn, đảm bảo tiến độ theo hợp đồng đã ký; thậm chí có một số cuốn giáo trình phải làm gấp so với mốc thời gian yêu cầu của hợp đồng.

1. Tình hình in ấn giáo trình

Về cơ bản, các loại giáo trình của Học viện được in ấn gồm:

- Giáo trình hệ trung cấp lý luận chính trị.

- Giáo trình hệ cử nhân lý luận chính trị.

- Giáo trình hệ cao cấp lý luận chính trị.

Kết quả đạt được:

- Năm 2003: Ngay sau khi Nhà xuất bản được thành lập đã biên tập và in ấn theo đơn đặt hàng của Học viện: 14 đầu giáo trình với tổng số

108.000 bản.

- Năm 2004: Biên tập và xuất bản xong bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (14 đầu) với tổng số 4.582 trang; in với tổng số 280.000 bản. Biên tập 22 đầu giáo trình hệ cao cấp và hệ cử nhân với tổng số 6.540 trang và số lượng in là 45.265 bản.

- Năm 2005: In ấn giáo trình do Học viện đặt hàng; 47 đầu sách với tổng số 65.590 trang, trong đó in tái bản 20 đầu sách với tổng số 29.990 bản.

- Năm 2006: Tiếp tục tái bản các bộ giáo trình các hệ đào tạo do Học viện đặt hàng, Nhà xuất bản đã triển khai biên tập và in ấn bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (hệ ngắn hạn dùng cho cán bộ đào tạo chính trị cấp cơ sở các tỉnh Tây Nguyên) gồm 8 cuốn với số lượng in 8.400 bản.

- Năm 2007: Đã tái bản bộ giáo trình hệ cao cấp lý luận chính trị với 30 đầu sách, tổng số lượng in là 60.000 bản; bộ giáo trình hệ trung cấp lý luận chính trị gồm 14 đầu sách với tổng số hơn 28.000 bản. Bên cạnh đó, Nhà xuất bản đã triển khai biên tập, in ấn và chuyển giao nhanh chóng bộ giáo trình trung cấp lý luận chính trị (hệ ngắn hạn dùng cho cán bộ đào tạo

chính trị cấp cơ sở các tỉnh miền núi phía Bắc) gồm 8 cuốn với số lượng in 11.600 bản.

Trong báo cáo các mặt hoạt động công tác của Học viện Chính trị quốc gia năm 2007, Giám đốc Học viện đã khẳng định: “Nhà xuất bản Lý luận chính trị hoàn thành nhiệm vụ xuất bản theo kế hoạch của Học viện”.

2. Chất lượng in ấn giáo trình

Trong quá trình in sách giáo trình nói riêng, Phòng Kế hoạch - Kinh doanh - Phát hành của Nhà xuất bản Lý luận chính trị thường xuyên bám sát, đôn đốc, kiểm tra sản phẩm tại nhà in trên từng công đoạn sản xuất, đặc biệt là khâu kiểm tra chất lượng sản phẩm (KCS) cuối cùng trước khi nhà in trả xuất bản phẩm cho Nhà xuất bản.

Qua thực tế công việc, chúng tôi có một số nhận xét về chất lượng in giáo trình như sau:

- Về ưu điểm:

Sách giáo trình in và nhập kho có chất lượng in và hoàn thiện tiến bộ, năm sau tốt hơn năm trước:

+ Bìa sách, ruột sách được bình cân đối giữa đầu, chân, gáy và bụng

sách.

+ Ruột sách đã được bộ phận biên tập kỹ - mỹ thuật chú trọng hơn qua

khâu in can nên đã hạn chế được các phần tử in lên không đều, gai nét, đứt nét...

+ Khâu hoàn thiện: đại đa số sách giáo trình được vào bìa bằng phương pháp keo nhiệt nên sách có gáy phẳng, không nhăn, không méo lệch, sách vuông vắn và chắc chắn, hình thức đẹp.

+ Vật tư: nhìn chung các nhà in đã sử dụng đúng chủng loại vật tư (giấy in bìa, ruột), hộp carton đúng chủng loại.

+ Tem dán đạt yêu cầu.

+ Đóng hộp đúng quy định, đảm bảo đủ số lượng bản trong hộp.

- Về nhược điểm:

+ Về vật tư: Một số nhà in sử dụng giấy in ruột có độ trắng không

đồng đều, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuốn sách.

+ Về in: Hiện tượng in trang đậm, trang nhạt, mặt in, mặt trở có độ đen không đồng đều vẫn còn. Rải rác vẫn còn có hiện tượng chữ in gai nét, đứt nét, mờ (do bị lõm cao su máy in, hay bản kẽm). Mặt in, mặt trở không trùng khớp. Do một số nhà in chưa chú trọng đến việc lau bản thường xuyên, nên hiện tượng bột giấy còn nhiều, làm giảm chất lượng sản phẩm.

Đối với các bìa sách giáo trình in nhiều màu: một số bìa còn có độ chồng màu chưa cao, còn lệch màu, nháy màu, hình ảnh in ra không đẹp. Sách in nhiều tông màu còn bị rỗ bột giấy, trôi nước.

+ Về hoàn thiện: Gấp sách số trang chưa trùng khớp, lệch, méo vẫn còn (vấn đề này do một số nhà in gấp máy không có bấm thoát hơi nên sách gấp bị nhăn đầu nhiều).

Vào bìa lệch gáy, nhăn gáy (do nhà in vào bìa thủ công), rỗ keo, vương keo còn nhiều.

Sách đóng lồng: một số nhà in đóng chưa đẹp, chân ghim cắt quá dài hoặc quá ngắn, ghim không ép sát vào sách, lực đóng quá mạnh làm lún gáy sách.

Xén sách: xén sách còn pavia, dao mẻ, dao không sắc nên gây xước sách, vỡ gáy, việc xén chưa đứt hết vẫn còn rải rác trong các nhà in.

Một số nhà in đóng sách trong hộp quá lỏng (do sử dụng khác loại vật tư in ruột).

+ Về KCS: Nhìn chung các nhà in và Nhà xuất bản đã quan tâm nhiều đến việc tổ chức KCS trên từng công đoạn sản xuất, nhưng khi nhập kho vẫn còn để lọt nhiều cuốn sách không đảm bảo chất lượng như in bị rê nét, lệch màu, bẩn, rách ruột, thấm ống, gấp góc, xén chưa dứt. Hiện tượng bìa

1 bị xước, bìa 4 bị lấm bẩn do vận chuyển rất nhiều. Một số nhà in còn để sách trắng trang, thừa, thiếu tay sách... nên sách nhập kho Nhà xuất bản đã phải trở về soạn lại, hoặc nhờ soạn giúp, việc này gây mất rất nhiều thời gian. Đặc biệt có nhà in đã nhầm nội dung của tài liệu này vào tài liệu khác... gây thiệt hại về kinh tế và uy tín của Nhà xuất bản cũng như của chính nhà in.

3. Nhận xét

Qua những tồn tại trên chúng tôi có một số nhận xét như sau:

- Về phía Nhà xuất bản Lý luận chính trị:

+ Bản can chuyển đến nhà in còn để lại một số tồn tại, gây khó khăn cho nhà in.

+ Chất lượng chế bản tái bản một số cuốn chưa đảm bảo yêu cầu kỹ thuật như bản can cũ, độ đen không đủ, mờ gai nét. Có chế bản còn sử dụng vừa can vừa phim, hoặc sách tái bản có sửa chữa thay can, phim mới độ đen, độ đậm không đồng đều, không tương thích với bản can, phim cũ nên sách in từ những chế bản này chưa được đẹp.

+ Nhà xuất bản còn sử dụng nhiều chủng loại vật tư để in cho cùng một tên sách nên cũng khó khăn cho nhà in trong việc đóng sách vào hộp (có khi cùng số lượng nhưng loại giấy này đóng vừa đủ, loại giấy khác lại đóng rất rộng, hoặc rất đầy hộp).

- Về phía các nhà in:

+ Cần rút kinh nghiệm về quy trình tổ chức sản xuất của các nhà in còn chưa chặt chẽ, chưa thực hiện đúng quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất.

+ Ý thức trách nhiệm của một số công nhân chưa cao, chưa chú trọng

đến chất lượng sản phẩm, mà còn chạy theo năng suất là chính.

+ Bộ phận KCS trên từng công đoạn sản xuất chưa kỹ, chưa chặt chẽ.

Cái đẹp với chất lượng tốt là nhiều người biết và ai cũng muốn, nhưng “cái khó bó cái khôn” vì quá trình gia công sản phẩm còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, không phải cái gì cũng “hàng nội chất lượng ngoại”. Trong công tác in ấn giáo trình của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã có nhiều cố gắng để nâng chất lượng lên, song thật lòng là chưa vừa ý; các cán bộ trong lĩnh vực chế bản, kỹ mỹ - thuật và in ấn của Nhà xuất bản và cả ở các nhà in đã vật lộn với chất lượng sách nhưng lực bất tòng tâm nên đành phải chấp nhận chất lượng giáo trình như hiện nay. Tương lai không xa, kinh tế đất nước được nâng lên giáo trình sẽ có nhiều điều kiện để nâng chất lượng.

Hiện nay trong những điều kiện chúng ta đã có, do phấn đấu nhiều năm mới được, phải biết tận dụng. Nếu lơ là hoặc tắc trách để làm xấu, làm kém chất lượng giáo trình là đáng trách.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ BIÊN TẬP GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ


TS Lê Thị Hoài Thanh

Nhà xuất bản Lý luận chính trị


Biên tập giáo trình lý luận chính trị là việc làm cho ý tưởng của tác giả thể hiện trong một vấn đề hoặc chủ đề nào đó được rõ ràng, chính xác hơn, phản ánh đúng quy luật vận động và phát triển của xã hội loài người, góp phần thúc đẩy xã hội tiếp tục phát triển. Với vai trò như vậy, biên tập viên trở thành linh hồn của nhà xuất bản, chất lượng cuốn giáo trình có được nâng cao hay không tùy thuộc vào chất lượng của chính các biên tập viên.

1. Khái niệm biên tập

Khái niệm biên tập có thể hiểu theo góc độ là tập hợp, sửa chữa, tra cứu trích dẫn, sửa tên vấn đề, tên các luận điểm, luận cứ, luận chứng... chỉnh sửa toàn bộ nội dung khoa học để nâng cao hơn chất lượng bản thảo, đủ tiêu chuẩn theo quy định để xuất bản.

Chỉnh sửa ngữ pháp, ngôn ngữ,văn phong... theo quy định chung của nhà xuất bản.

Phối hợp cùng với biên tập kỹ - mỹ thuật làm maket và vẽ bìa sách để vừa đảm bảo được yêu cầu về mặt mỹ thuật, vừa phản ánh được nội dung chính của cuốn sách

Biên tập viên là người biên tập, sắp xếp, hoàn chỉnh bản thảo theo quy

định của nhà xuất bản.

Biên tập giáo trình lý luận chính trị là biên tập những vấn đề khoa học xã hội và nhân văn, đề cập đến những tri thức khoa học trừu tượng, những lĩnh vực, những chủ đề: nghệ thuật và khoa học lãnh đạo, chính trị học, hệ

thống những ý tưởng, nguyên lý, sự cam kết chính trị; các quá trình giành và thực thi quyền lực, quyền lãnh đạo, các quá trình chính trị...

2. Một số yêu cầu về trình độ nhận thức lý luận của cán bộ biên tập giáo trình lý luận chính trị

Biên tập giáo trình lý luận chính trị là cùng với nhà lý luận, nhà khoa học nâng cao chất lượng công trình - giáo trình lý luận chính trị.

Những ý tưởng lý luận chính trị, khoa học được nhà lý luận chính trị đề xuất, luận giải và giải quyết. Công tác biên tập phải tuân theo tư tưởng, ý tưởng, nội dung khoa học, lý luận chính trị của tác giả. Với trình độ lý luận chính trị của mình, người biên tập thực hiện việc sử dụng trình độ của mình để góp phần làm cho ý tưởng nhà lý luận trở nên chính xác hơn, sâu sắc và sáng rõ thêm. Như vậy, biên tập giáo trình lý luận chính trị là “góp phần sáng tạo” với nhà lý luận chính trị, nhà khoa học.

Công tác biên tập giáo trình lý luận chính trị đòi hỏi một đội ngũ cán bộ biên tập đáp ứng các yêu cầu của lý luận chính trị, đồng thời đáp ứng các nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước. Mỗi giáo trình lý luận chính trị thường đi sâu lý giải, khám phá một vấn đề, một khía cạnh của hiện thực chính trị. Người biên tập giáo trình lý luận chính trị cần hiểu sâu chuyên ngành, khía cạnh lý luận chính trị đó, đồng thời phải đứng vững trên lập trường tư tưởng của Đảng.

Trước hết, cán bộ biên tập phải nhận thức đúng vai trò và chức năng của mình trong công tác biên tập; nhưng điều quan trọng hơn là phải có hiểu biết đúng đắn và khoa học về lý luận chính trị và nội dung lý luận chính trị của Đảng ta.

Nếu như lý luận chính trị là lĩnh vực khoa học rộng lớn, bao trùm toàn bộ hoạt động chính trị của các đảng chính trị, các giai cấp, dân tộc và nói chung là của cả loài người, thì sự hiểu biết về lý luận chính trị phải nắm được tri thức hay có thể nói là lịch sử tư tưởng chính trị nhân loại. Đó là

Xem tất cả 162 trang.

Ngày đăng: 26/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí