Thực chất của các tài liệu trích dẫn cũng là một dạng đặc biệt của tài liệu thực tế. Đó là các đoạn văn được trích nguyên văn trong một tác phẩm nào đó của người khác theo mục đích của tác giả. Các câu trích thường được để trong ngoặc kép hoặc được nêu vắn tắt có chú dẫn của tác giả. Phần chú giải thường được đánh số hoặc đánh các dấu ký hiệu và được ghi đầy đủ nguồn trích dẫn.
Hai là, phân tích các trích dẫn.
Khi biên tập, người biên tập cần phải phân tích xem đoạn trích đó có thực sự giúp làm sáng tỏ hơn tư tưởng của tác giả hay không, qua các đoạn trích có thấy được đầy đủ hơn quan điểm của chủ thể sáng tạo không. Sự lạm dụng những đoạn trích dẫn chẳng những không làm rõ được lập luận của tác giả mà ngược lại còn làm cho vấn đề thêm phức tạp và rối hơn, người đọc không nắm bắt được chủ đề của tác phẩm. Bởi vì các đoạn trích dẫn chỉ là minh họa cho ý kiến riêng của tác giả, nó không thể thay cho lời của tác phẩm. Do đó, biên tập viên phải phân tích và chỉ để lại những đoạn trích dẫn thực sự bổ ích, cắt bỏ những đoạn trích dài dòng, lan man. Những đoạn trích dẫn thừa sẽ gây hạn chế cho tác phẩm và gây phản cảm với độc giả.
Ba là, kiểm tra độ chính xác của các trích dẫn.
Khi biên tập, người biên tập cần chú ý đến tính chân thực của các trích dẫn. Trong thực tế một số giáo trình, chúng tôi thường gặp hiện tượng "tam sao thất bản". Do đó, việc biên tập trích dẫn thường mất nhiều công và phải tuân thủ theo những bước sau:
+ Tìm tài liệu gốc: Tùy thuộc vào loại đề tài mà tài liệu gốc được xác định khác nhau. Chẳng hạn, những vấn đề thuộc lĩnh vực chính trị tư tưởng, đường lối quan điểm thì không thể trích dẫn từ những tài liệu tham khảo, từ những tài liệu không chính thức. Có thể phân loại thành một số các loại trích dẫn để tiện kiểm tra và qui về một số nguồn trích dẫn chính thức.
Các trích dẫn từ những tác phẩm của các nhà kinh điển mácxít: như
C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh và các lãnh tụ Đảng thì không thể trích từ các loại tài liệu tham khảo, từ những tác phẩm lẻ trên báo, từ những bản dịch không chính thức. Ở nước ta đã xuất bản các bộ sách của các nhà kinh điển chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh như:
- C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập;
- C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập;
Có thể bạn quan tâm!
- Thường Xuyên Nâng Cao Năng Lực Biên Tập
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 17
- Chất Lượng Giáo Trình Qua Điều Tra Thực Tế
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
- V.I. Lênin Toàn tập;
- Hồ Chí Minh Tuyển tập;
- Hồ Chí Minh Toàn tập;
- Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử...
Đây là những bộ sách chuẩn được coi là tài liệu gốc cho những trích dẫn của các nhà kinh điển. Bởi vậy, khi trích dẫn các tác giả thường lấy nguồn trích dẫn từ các tài liệu này để đảm bảo sự chính xác, sự thống nhất và giúp người đọc dễ dàng hơn nếu như muốn tìm hiểu căn nguyên của những câu trích mà tác giả nêu ra trong tác phẩm của mình.
Đối với loại trích dẫn các văn kiện Đảng: Văn kiện được lấy làm nguồn trích dẫn là văn bản chính thức của cơ quan công bố văn kiện. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia là nơi được giao xuất bản những văn kiện này. Ví dụ như bộ Văn kiện Đảng Toàn tập; Văn kiện các Đại hội của Đảng; Văn kiện các Hội nghị Trung ương các khóa... đây có thể được coi là nguồn tài liệu chính thức để sử dụng kiểm tra các câu trích dẫn về văn kiện Đảng.
Hiện nay, trên Website của Học viện cũng có 2 chương trình thử nghiệm về sách điện tử (cuốn Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Văn kiện Đại hội X của Đảng) rất có ích để sử dụng trong công việc tra cứu chính xác các trích dẫn.
Đối với các câu trích dẫn từ các sách tham khảo, cần phải có đầy đủ
những dữ liệu cho câu trích, phải là những tác phẩm, những bài viết đã được chính thức công bố trong sách, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin đại chúng. Đối với các tác phẩm dịch cũng cần lưu ý về nguồn nguyên bản gốc. Bản dịch phải trung thành với tư tưởng của tác giả, đồng thời phải đảm bảo tính trong sáng trong văn phong của tiếng Việt.
+ Đối chiếu với bản gốc để kiểm tra độ chính xác của câu trích
Các câu trích cần phải đảm bảo độ chính xác so với bản gốc đã công bố. Các đoạn trích phải đảm bảo để bạn đọc hiểu đúng tư tưởng tác giả bản gốc. Câu trích không được tùy tiện cắt xén theo ý định chủ quan của người viết. Trên thực tế, có đoạn trích khi kiểm tra về câu chữ thường bị sai sót (có thể thừa câu, thiếu câu, sai lệch câu chữ, ngữ nghĩa...) và làm cho ý nghĩa của nó bị sai lệch, làm bạn đọc hiểu không đúng, thậm chí trái ngược với tư tưởng tác giả bản gốc.
Tác giả một giáo trình đã trích dẫn tác phẩm của V.I. Lênin, ví dụ như: “... điều quan trọng nhất của mọi sự nghiên cứu khoa học là không quên sự liên hệ lịch sử căn bản là nhận xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây:
Một hiện tượng nào đó xuất hiện trong lịch sử như thế nào, các giai đoạn phát triển chính của nó là những gì và đứng trên quan điểm của sự phát đó để xét xem hiện nay, hiện tượng đó đã trở nên như thế nào?”*.
Sau khi kiểm tra bản gốc V.I. Lênin Toàn tập, chúng tôi đã phát hiện ra sự sai sót của tác giả và sửa lại theo bản gốc như sau:
“... điều quan trọng nhất của một sự nghiên cứu khoa học là không nên quên mối liên hệ lịch sử căn bản; là nhận xét mỗi vấn đề theo quan điểm sau đây: một hiện tượng nhất định đã xuất hiện trong lịch sử như thế nào, hiện tượng đó đã trải qua những giai đoạn phát triển chủ yếu nào và
* Những ví dụ về trích dẫn được đề cập ở tổng quan này được trích từ các bản thảo giáo trình ở Nhà xuất bản Lý luận chính trị, tất cả đã được sửa chữa trước khi in thành sách.
đứng trên quan điểm của sự phát triển đó để xét xem hiện nay nó đã trở nên như thế nào?”.
Khi kiểm tra đối chiếu với bản gốc, nếu có sự sai lệch về câu chữ, ngữ nghĩa, người biên tập cần phải sửa lại cho đúng bản gốc. Nguyên nhân của sự sai lệch đó có thể là do tác giả hoặc thiếu bản gốc, hoặc sử dụng trí nhớ... Thực tế việc biên tập các giáo trình nói riêng và các sách lý luận chính trị nói chung cho thấy nếu không đối chiếu với bản gốc mà chỉ chữa theo cách hành văn quen thuộc có thể dẫn đến những sai lầm nghiêm trọng. Ví dụ trong một cuốn giáo trình các tác giả đã trích dẫn từ Hồ Chí Minh Biên niên tiểu sử, song trong chú thích câu trích lại được dẫn từ Hồ Chí Minh Toàn tập.
Cũng có trường hợp tác giả mở rộng ý nghĩa của đoạn trích, gò ép câu trích để thực hiện dụng ý của mình. Điều đó đã làm cho nội dung văn bản không phù hợp, khi đó đoạn trích không những không mang lại lợi ích mà còn làm hại đến nội dung tác phẩm. Trong trường hợp này biên tập viên phải trao đổi lại với tác giả để sửa lại.
Ví dụ như có tác giả đã trích dẫn Hồ Chí Minh:
Năm 1960, trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Người lại đưa ra dự báo thiên tài: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm nhất 15 năm nữa Tổ quốc ta nhất định thống nhất, Bắc Nam nhất định sum họp một nhà”. Người còn gạch dưới các chữ chậm nhất 15 năm nữa. Đúng 15 năm sau, đại thắng 30-4-1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chứng minh tính hiện thực của các tính toán chiến lược do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra.
Và sau khi tra cứu văn bản gốc và trao đổi với tác giả, biên tập viên đã sửa lại là:
Năm 1960, trong Diễn văn kỷ niệm Quốc khánh 2-9, Người khẳng định: “Chúng ta gửi đến đồng bào miền Nam mối tình ruột thịt và hứa với đồng bào rằng: Toàn dân đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì Tổ quốc ta nhất định thống nhất, Bắc Nam nhất định sum họp một nhà”. Đúng 15 năm sau, đại thắng 30-4-1975 đã kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Mỹ, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất Tổ quốc, chứng minh tính hiện thực của các tính toán chiến lược do Chủ tịch Hồ Chí Minh vạch ra.
Việc biên tập các câu trích dẫn là một việc khó, nhất là khi biên tập các giáo trình lý luận chính trị, chúng ta sẽ gặp rất nhiều các câu trích của các nhà kinh điển. Do đó, biên tập các loại hình này cần phải tích lũy kinh nghiệm, biết cách sử dụng các công cụ tra cứu để chỉnh sửa lại những câu trích còn chưa chuẩn xác, cắt bỏ bớt những câu trích rườm rà, chỉ đúng nguồn trích dẫn để giúp cho bạn đọc dễ tra cứu.
Về biên tập các câu trích dẫn từ các tác phẩm kinh điển: Trong bản thảo chúng ta thường hay gặp các câu trích mà tác giả chỉ nguồn chưa chính xác, biên tập viên phải xác định lại nguồn cho chính xác thông qua các công cụ tra cứu.
Các câu trích từ bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập có thể chuyển sang bộ Toàn tập bằng cách tra cứu xem trong bộ Tuyển tập, câu trích đó thuộc tác phẩm nào, ở mục nào của tác phẩm đó, để từ đó có cơ sở tìm câu trích trong bộ Toàn tập.
Ví dụ như:
Theo C.Mác: “Thuật ngữ xã hội công dân ra đời vào thế kỷ XVIII, khi những quan hệ sở hữu đã thoát khỏi thể cộng đồng thời cổ và trung cổ. Xã hội công dân, theo đúng nghĩa của nó, chỉ phát triển cùng giai cấp tư sản; tuy nhiên danh từ ấy bao giờ cũng được dùng để chỉ tổ chức xã hội ra đời trực tiếp từ sản xuất và thương nghiệp và trong bất cứ thời đại nào cũng là
cơ sở của nhà nước và còn là của kiến trúc thượng tầng tư tưởng nữa” (Hệ tư tưởng Đức - C. Mác và Ph. Ăngghen: Tuyển tập, tập 1, tr. 362).
Sau khi tìm và chuyển đổi, chúng ta có đoạn trích:
Theo C. Mác: “Thuật ngữ xã hội công dân xuất hiện trong thế kỷ XVIII khi những quan hệ sở hữu đã thoát khỏi thể cộng đồng cổ đại và trung cổ. Xã hội công dân với tính cách là xã hội tư sản chỉ phát triển cùng với giai cấp tư sản; tuy nhiên, tổ chức xã hội trực tiếp sinh ra từ sản xuất và giao tiếp và trong mọi thời đại đều cấu thành cơ sở của nhà nước và của kiến trúc thượng tầng tư tưởng, vẫn luôn luôn được gọi bằng danh từ đó” (C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3, tr. 52).
Nếu câu trích chỉ sai số trang, sai tập hoặc không có số trang, có thể căn cứ vào tên tác phẩm được tác giả nhắc đến trong bản thảo (nếu có), hoặc căn cứ vào thời điểm mà câu trích đó được nhắc đến (nếu có).
Ví dụ như:
Trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước”, Ph. Ăngghen đã phân tích sâu sắc về vấn đề này và đi tới kết luận: “Nhà nước là sản phẩm của một xã hội đã phát triển tới một giai đoạn nhất định... xã hội đó đã bị phân thành những mặt đối lập không thể điều hoà mà xã hội đó bất lực không sao loại bỏ được”.
Đoạn trích này khi kiểm tra qua tên tác phẩm đã tìm thấy ở C. Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, tập 3, tr. 252.
Trường hợp các căn cứ trên đều không có, chúng ta có thể căn cứ vào vấn đề mà tác giả đề cập đến trong bản thảo để có thể sử dụng công cụ tra cứu theo mục lục vấn đề. Ví dụ dùng bộ 2 tập mục lục vấn đề cho bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Tuyển tập. Đối với bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập, do chưa có sách tra cứu theo mục lục vấn đề, chúng ta có thể dựa vào bộ tra cứu bằng tiếng Nga, tiếng Đức. Tuy nhiên căn cứ này là rất khó, đòi hỏi biên tập viên phải có kinh nghiệm và có trình độ ngoại ngữ. Riêng đối
với bộ sách V.I. Lênin Toàn tập thì có thể tra cứu theo cuốn tra cứu tập 2 (tra cứu theo mục lục vấn đề). Nhờ công cụ này chúng tôi phát hiện ra các tác giả đã sai khi trích dẫn (ví dụ như trong cuốn Tập bài giảng Chính trị học, tại trang 156 trích dẫn Lênin nói về giai cấp được trích từ tập 33, trang 9 trong Lênin Toàn tập. Song khi kiểm tra theo tập và kiểm tra theo vấn đề, chúng tôi phát hiện ra câu trích này nằm ở tập 39, trang 17-18).
Đối với những câu trích của Hồ Chí Minh có thể sử dụng tra cứu bằng đĩa CD-Hồ Chí Minh. Hiện nay trên Website của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đưa gần đầy đủ các tập của bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập; V.I. Lênin Toàn tập và một số văn kiện Đại hội, các Hội nghị Trung ương..., chúng tôi đã có thể tra trực tiếp hoặc tải về để tra cứu. Đây là công cụ tra cứu nhanh và có hiệu quả nhất.
Đối với các trích dẫn từ văn kiện Đảng, nếu gặp những trường hợp trong bản thảo nguồn câu trích không rõ ràng, chúng tôi thường căn cứ vào thời gian để suy luận câu trích đó thuộc văn kiện đại hội nào, hoặc căn cứ vào chủ đề đang bàn đến để suy luận câu trích thuộc văn kiện hội nghị nào...
Đối với một số câu trích dẫn từ các bản dịch, cần lưu ý về cách phiên âm tên tác giả và xác định nguồn. Nếu trong bản thảo, tên tác giả được phiên âm, thì khi ghi chú thích cũng phải ghi cho thống nhất. Trong trường hợp tên tác giả bản dịch được nêu trong bản thảo để nguyên gốc tiếng nước ngoài, thì phần ghi chú thích cũng phải để nguyên.
Trong trường hợp đã áp dụng tất cả những biện pháp tìm kiếm tra cứu mà không tìm thấy nguồn câu trích, biên tập viên có thể trao đổi với tác giả để có thể gạch bỏ câu trích hoặc giữ lại ý của câu trích và phá ngoặc kép.
Ví dụ: chúng ta có 3 đoạn trích
- Lênin từng nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng; chúng tôi sẽ làm rung chuyển cả nước Nga” (V.I. Lênin: Toàn tập, tập 1,
tr. 559).
- Lênin đã có một quyết định cực kỳ quan trọng: “Hãy cho tôi một tổ chức của những người cộng sản tôi sẽ đảo ngược nước Nga Sa hoàng” (V.I. Lênin: Toàn tập, tập 11, tr. 359).
Hai câu trích trên không đúng vì số trang nội dung câu trích trong các tập này nằm ở nội dung một vấn đề khác mà Lênin đề cập.
- Lênin đã từng nói: “Hãy cho tôi một tổ chức những người cách mạng; chúng tôi sẽ làm đảo lộn của nước Nga” (V.I. Lênin: Toàn tập, tập 5, tr. 559).
Câu trích này cũng không đúng vì số trang nội dung câu trích trong tập này nằm ở phần chú thích cuốn sách.
Bốn là, chỉ rõ nguồn (xuất xứ) của câu trích.
Sau khi đã phân tích, kiểm tra độ chính xác của câu trích, người biên tập cần phải chỉ rõ nguồn của câu trích theo đúng qui định của đơn vị mình.
Có nhiều loại chú thích cho trích dẫn: chú thích cho một câu, chú thích cho một đoạn, cho một bài, một tác phẩm, hoặc một tác giả.
- Trong trường hợp các câu trích là những câu trích từ các tác phẩm kinh điển, cần phải lấy xuất xứ từ các bộ sách toàn tập đã được ban hành. Nếu trong bản thảo tác giả không có nguồn từ các tài liệu gốc, người biên tập có thể chuyển theo nguồn tài liệu gốc.
Ví dụ, khi trích C. Mác và Ph. Ăngghen, nếu các câu trích được trích từ các tác phẩm riêng lẻ, từ Tuyển tập, người biên tập có thể thông qua các công cụ tra cứu để có thể chuyển về bộ C. Mác và Ph. Ăngghen Toàn tập.
- Nếu câu và đoạn được trích dẫn trong bản thảo nằm trong một cuốn sách thì lấy xuất xứ theo cuốn sách đó và theo bản in mới nhất.
Qui định về cách ghi nguồn trích dẫn có thể theo các cách thức khác nhau, nhưng dù thế nào cũng phải đảm bảo đủ các yếu tố sau: Tên tác giả, tên tác phẩm, tên nhà xuất bản, nơi xuất bản, năm xuất bản và số trang (có