bất cứ ở đâu, lúc nào họ cũng đảm bảo được những câu chữ viết ra là chuẩn xác tuyệt đối, đó là lý do vì sao công tác xuất bản sách nói chung và xuất bản giáo trình nói riêng cần đến những người biên tập. Các sách thuộc lĩnh vực lý luận chính trị (trong đó có giáo trình) được viết theo phong cách ngôn ngữ khoa học nói chung, nhưng vẫn có những đặc trưng riêng. Nắm được các đặc trưng chung và riêng ấy của phong cách ngôn ngữ trong sách lý luận chính trị, vận dụng được trong từng tình huống cụ thể, người biên tập mới có thể đáp ứng tốt yêu cầu công việc. Trên hết, biên tập viên phải có thái độ học tập và rèn luyện không ngừng.
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIÁO TRÌNH Ở
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
Nguyễn Văn Thắng
Nhà xuất bản Lý luận chính trị
Nhà xuất bản Lý luận chính trị được thành lập ngày 1-11-2003 theo Quyết định số 650/QĐ ngày 20-10-2003 của Giám đốc Học viện, là đơn vị sự nghiệp có thu với các chức năng sau:
- Xuất bản sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu phục vụ giảng dạy và học tập theo chương trình đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị thuộc các hệ lớp của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.
Có thể bạn quan tâm!
- Một Số Yêu Cầu Về Trình Độ Nhận Thức Lý Luận Của Cán Bộ Biên Tập Giáo Trình Lý Luận Chính Trị
- Thường Xuyên Nâng Cao Năng Lực Biên Tập
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 17
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 19
- Công nghệ thông tin Tin học ứng dụng Quản lí Nghiên cứu Giáo dục - 20
Xem toàn bộ 162 trang tài liệu này.
- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học về chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
- Xuất bản các công trình nghiên cứu khoa học lý luận chính trị, kỷ yếu hội thảo khoa học mà Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và các đơn vị thuộc Học viện là chủ đề tài.
Qua quá trình xuất bản, qua công việc thực tế từ kế hoạch đề tài, biên tập nội dung, biên tập kỹ - mỹ thuật, in ấn và phát hành, chúng tôi tập trung đề cập đến chất lượng giáo trình của Học viện do Nhà xuất bản Lý luận chính trị ấn hành với các vấn đề chủ yếu sau:
1. Về nội dung khoa học
- Ưu điểm:
Về cơ bản, các bộ giáo trình của Học viện đảm bảo tính chính xác, chặt chẽ của các đơn vị kiến thức. Kiến thức được tổng kết theo vấn đề hay chuyên mục, sau đó được khái quát có tính quy luật. Nhờ vậy, học viên rèn
luyện được về kỹ năng nhận thức.
Các bộ giáo trình đã đảm bảo tính cơ bản và tối thiểu (giáo trình dùng để dạy và học), có sự mở rộng và chuyên sâu. Kiến thức đưa vào giáo trình có tính thiết thực, hiện đại, chọn lọc hoặc nêu kiến giải mới.
- Nhược điểm:
Ở một số giáo trình, đôi chỗ cách trình bày còn chưa thống nhất; nội dung kiến thức đôi chỗ còn bị trùng lặp. Đôi chỗ giải thích còn thiếu chính xác. Vẫn còn hiện tượng chưa thống nhất về cách viết các ký hiệu, thuật ngữ khoa học, tên các nhà bác học, nhân vật lịch sử, địa danh nước ngoài trong sách cùng bộ môn, giữa các bộ môn, gây khó khăn trong việc tra cứu.
Những môn khoa học thường có sự thay đổi về các chỉ số (kinh tế, chính trị, quan hệ quốc tế...) vẫn còn có số liệu chưa cập nhật, có giáo trình còn để số liệu thống kê từ nhiều năm trước.
Một số giáo trình còn sai sót về kỹ thuật chế bản (thiếu dấu, sai số và từ) những chưa được đính chính kịp thời.
2. Về chất lượng sư phạm, mỹ thuật
- Ưu điểm:
Hệ thống kiến thức ở nhiều cuốn giáo trình mang tính lôgíc cao, chặt chẽ đã giúp học viên sau khi sử dụng có thể hệ thống hóa các kiến thức cơ bản.
Nhìn chung, cấu trúc các bộ giáo trình là hợp lý; mỗi chương, mục, phần được trình bày súc tích. Minh họa, biểu bảng, hình vẽ của một số giáo trình hợp lý.
Tất cả các bìa giáo trình được in mầu, trình bày đẹp, trang nhã hợp lý. Có nhiều bìa chững chạc, bề thế đã tạo ra phong cách đặc thù của Học viện và thương hiệu của Nhà xuất bản. Bìa sách đã dần dần thể hiện được đặc trưng của bộ môn, gây được ấn tượng cho người đọc, tạo ý thức trân trọng, giữ gìn sách.
Ruột sách được in sáng sủa, rõ ràng, dung lượng chữ, cỡ chữ trong một trang vừa phải nên dễ đọc.
- Nhược điểm:
Một số giáo trình còn nặng về cung cấp kiến thức, ít chú ý hướng dẫn về phương pháp (phương pháp suy luận, tìm tòi, phát hiện và giải quyết vấn đề). Một số cuốn giáo trình đôi chỗ ngôn ngữ chưa chuẩn xác, còn nặng tư duy lý thuyết, còn có nhiều câu phức hợp, câu dài làm người đọc khó hiểu, khó nhớ. Một số trích dẫn còn sai sót về số trang, tập, năm xuất bản v.v..
3. Chất lượng giáo trình qua điều tra thực tế
Trong năm học 2006-2007, Nhà xuất bản Lý luận chính trị đã gửi phiếu điều tra để tìm hiểu nhu cầu thực tế của các học viên. Qua điều tra bằng phiếu hỏi cho thấy:
* Câu hỏi 1: Xin ông (bà) vui lòng cho biết giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản đạt được các tiêu chí nào (về nội dung khoa học)?
Kết quả:
Với kết quả ý kiến đánh giá, chúng tôi thấy rằng đa số ý kiến đánh giá cho thấy về nội dung khoa học, giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản đã đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc. Đặc biệt là có tới 49% ý
kiến đánh giá là khá. Song, cũng có tới 27% cho rằng nội dung khoa học trong ấn phẩm của Nhà xuất bản chỉ đạt trung bình.
Từ kết quả trên có thể thấy, nội dung khoa học của giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản còn phải được đổi mới. Kết quả điều tra này chính là một căn cứ thực tiễn thuyết phục để Nhà xuất bản kiến nghị Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong quá trình điều chỉnh nội dung, chương trình đào tạo cũng như việc biên soạn, tái bản hệ thống giáo trình.
* Câu hỏi 2: Xin ông (bà) vui lòng cho biết giáo trình do Nhà xuất bản Lý luận chính trị xuất bản về hình thức đạt được các tiêu chí nào?
Kết quả:
Qua sự đánh giá cho thấy lượng giáo trình đã xuất bản, về hình thức
ấn phẩm đã được bạn đọc đánh giá cao (tốt: 27% và khá: 55%).
Đây cũng là sự ghi nhận bước đầu việc Nhà xuất bản có sự đầu tư cho vấn đề in ấn, làm bìa.
* Câu hỏi 3: Theo ông (bà) Nhà xuất bản Lý luận chính trị cần phải chú trọng hơn nữa vào các nội dung cụ thể nào?
Kết quả:
Qua điều tra, số lượng độc giả yêu cầu cao về nội dung khoa học của giáo trình chiếm tới 62%. Điều này cho thấy Nhà xuất bản cần phải chú trọng hơn nữa về vấn đề này. Đây sẽ là vấn đề sống còn của các ấn phẩm. Nó sẽ giúp thương hiệu của Nhà xuất bản Lý luận chính trị chiếm lĩnh được thị trường độc giả ngày một nâng cao về trình độ.
Câu hỏi 4: Theo ông (bà) giá sách của Nhà xuất bản Lý luận chính trị so với các nhà xuất bản khác như thế nào?
Kết quả:
Qua điều tra thực tế chúng ta có thể thấy giá sách của Nhà xuất bản là phù hợp với nhu cầu của bạn đọc. Trong giai đoạn giá giấy công in tăng, đây là sự đánh giá những cố gắng lớn về giá thành ấn phẩm của Nhà xuất
bản. Đây cũng là điều kiện để sách của Nhà xuất bản có thể chiếm lĩnh
được thị trường.
Nhu cầu giáo dục và đào tạo lý luận chính trị ngày một lớn trong xã hội, trước hết, trong những cán bộ có trách nhiệm lãnh đạo, trong trí thức và trong sinh viên - nay đã đạt tỷ lệ không nhỏ trong cơ cấu lực lượng xã hội nước ta. So với trước đây, thậm chí nhu cầu này có mặt mở rộng hơn, nhất là từ khi nước ta đổi mới, thực hiện chính sách kinh tế thị trường và hội nhập, rất nhiều quan điểm cần được soi sáng bằng lập trường của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, lập trường của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Nhu cầu là một thực tế và là thực tế khá bức xúc. Chúng ta nói nâng cao dân trí, thì cái cốt lõi của nâng cao dân trí là từ giác độ nâng nhận thức chính trị, lý luận, trước khi đi vào các hình thái cụ thể, lĩnh vực cụ thể. Cho đến nay, rất nhiều vấn đề lý luận, chính trị ở ta còn bỏ ngỏ. Mở rộng phạm vi xuất bản giáo trình lý luận chính trị nói riêng và sách chính trị, lý luận nói chung chính là tăng cường cuộc đấu tranh tư tưởng, đấu tranh quan điểm, đấu tranh đường lối hết sức thiết thân của công việc truyền bá tư tưởng của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh.
MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ BIÊN TẬP PHẦN TRÍCH DẪN TRONG GIÁO TRÌNH LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
Dương Văn Vinh
Nhà xuất bản Lý luận chính trị
D
Trong quá trình biên tập nội dung, đặc biệt là biên tập nội dung giáo trình lý luận chính trị, chúng tôi thường gặp rất nhiều các loại câu trích dẫn. Bởi vậy việc biên tập các câu trích dẫn là một phần trong biên tập nội dung. Phần trích dẫn trong cuốn giáo trình có vai trò làm sáng tỏ thêm nội dung mà công trình đề cập đến, vì vậy nó phải có độ chính xác cao. So với toàn bộ việc biên tập nội dung giáo trình, công việc này tuy không lớn nhưng mất nhiều thời gian, đòi hỏi người biên tập phải kiên trì, tỉ mỉ, chính xác.
Trong quá trình biên tập giáo trình cho các hệ lý luận chính trị, chúng tôi thường hay gặp trích dẫn các tác phẩm kinh điển của C. Mác, Ph. Ăngghen, Hồ Chí Minh và các văn kiện Đảng v.v.. Nhiệm vụ của người biên tập là phải xác định đâu là đoạn trích, câu trích; phân tích các trích dẫn; kiểm tra độ chính xác của trích dẫn và chỉ rõ đầy đủ nguồn trích dẫn.
Một là, xác định đoạn, câu trích dẫn.
Trong các giáo trình thường gặp các đoạn, các câu trích mà tác giả sử dụng có những ý nghĩa khác nhau. Có trường hợp tác giả trích ý kiến của các nhà khoa học, các nhà lãnh đạo có uy tín để làm chỗ dựa cho lý giải của mình, để minh họa, củng cố hoặc để tăng thêm sức thuyết phục cho những quan điểm mà tác giả nêu ra. Cũng có trường hợp tác giả trích những ý kiến của người khác, đối lập với những ý kiến của mình để trao đổi, để tranh luận, để bác bỏ và cuối cùng cũng là với mục đích chứng minh cho tính chân thực trong quan điểm của mình.