Diện Thừa Kế Xét Theo Quan Hệ Hôn Nhân

việc một người được thừa hưởng di sản của người đã chết, để thay thế người này nhận di sản mà người đó nếu còn sống được hưởng. Thừa kế thế vị không phải là thừa kế theo trình tự hàng mà là thừa kế phát sinh từ sự kiện pháp luật nhất định. Căn cứ để xác định người được thừa kế thế vị là trên cơ sở huyết thống. Thừa kế thế vị theo quy định của pháp luật nhằm bảo vệ quyền hưởng di sản của các cháu, chắt một cách trực tiếp, tránh tình trạng di sản của ông, bà, các cụ lại do người khác được hưởng.

Đặc điểm của thừa kế thế vị thể hiện như sau:

- Chỉ áp dụng trong trường hợp con cháu trực hệ chết trước hoặc chết cùng một thời điểm.

- Người thừa kế thế vị chỉ hưởng phần mà người chết được hưởng nếu họ còn sống.

Điều kiện để hưởng thừa kế thế vị là:

- Cháu phải còn sống vào thời điểm ông, bà chết hoặc chắt phải còn sống vào thời điểm cụ chết. Trong trường hợp cháu sinh ra sau khi ông, bà chết nhưng đã thành thai khi ông bà còn sống cũng là người thừa kế thế vị của ông bà (chắt cũng tương tự như vậy), nhưng với điều kiện khi sinh ra phải còn sống.

- Phần di sản mà cháu (chắt) được hưởng phải là phần di sản mà bố (hoặc mẹ) của cháu (hoặc chắt) được hưởng nếu còn sống.

- Con của người để lại di sản phải chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu mới được hưởng thừa kế thế vị di sản của ông bà (đối với chắt cũng tương tự).

BLDS năm 1995 chỉ quy định trường hợp con của người để lại di sản chết trước người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản bố mẹ cháu khi còn sống được hưởng. Vì vậy, trong thực tiễn áp dụng đã đặt ra vấn đề trường hợp con của người để lại di sản chết cùng một thời điểm với người

để lại di sản giải quyết ra sao? Có áp dụng thừa kế thế vị được không? Xung quanh vấn đề này còn có nhiều quan điểm, ý kiến khác nhau, có khi trái ngược nhau. Vì thế, để có sự thống nhất khi áp dụng pháp luật cũng như việc hoàn thiện hệ thống pháp luật BLDS năm 2005 đã có sự điều chỉnh, bổ sung kịp thời này.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Theo quy định tại Điều 676, BLDS năm 2005 anh chị em ruột thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau còn anh chị em nuôi không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Các nhà làm luật căn cứ vào quan hệ huyết thống để quy định trường hợp anh chị em ruột được thừa kế di sản của nhau. Ngoài ra, bác ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột, cậu ruột hoặc cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, cô ruột, chú ruột, dì ruột, cậu ruột cũng được pháp luật quy định là những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật dựa trên quan hệ huyết thống. Nhưng họ chỉ được nhận di sản trong trường hợp người để lại di sản không có con, cháu trực hệ, cha mẹ, ông bà. Pháp luật quy định như vậy cũng phù hợp với đạo đức truyền thống của dân tộc ta và là cơ sở pháp lý để giúp anh chị em trong gia đình luôn yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, giúp đỡ nhau để cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn.

Tóm lại, nhằm củng cố hơn nữa sự ổn định và bền vững trong quan hệ của các thành viên trong gia đình, dòng tộc và để bảo vệ hiệu quả hơn quyền thừa kế của công dân nên quan hệ huyết thống luôn luôn là căn cứ quan trọng để xác định diện thừa kế theo quy định của pháp luật. Để tạo điều kiện thắt chặt mối quan hệ của những người ruột thịt, tạo sợi dây tình cảm giữa những người thân trong gia đình đồng thời khuyến khích mọi người thực hiện tốt các quy định của pháp luật nên các nhà làm luật đã xây dựng diện thừa kế dựa trên cơ sở huyết thống. Mặt khác, pháp luật nước ta coi gia đình là tế bào của xã hội, việc tạo cho gia đình đầm ấm hạnh phúc sẽ góp phần làm xã hội ổn định và việc bảo vệ các mối quan hệ trong gia đình cũng là củng cố nền móng của xã hội.

Diện và hàng thừa kế theo pháp luật Việt Nam - 7

2.1.2. Diện thừa kế xét theo quan hệ hôn nhân

Quan hệ hôn nhân là quan hệ xuất phát từ việc kết hôn giữa một nam và một nữ để thành vợ chồng dựa trên điều kiện hết hôn và không thuộc trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật. Khi kết hôn, quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng phát sinh và được pháp luật bảo hộ. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau theo quy định của pháp luật.

Trước năm 1945, dưới Chế độ Phong kiến, quan hệ hôn nhân không được coi là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa vợ và chồng. Trong quan hệ gia đình thì quan hệ hôn nhân bị xem nhẹ. Tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã ảnh hưởng sâu sắc tới chế định thừa kế. Thừa kế di sản trong thời kỳ này được coi như là một trong những phương tiện để duy trì và bảo vệ khối tài sản của nội tộc và ưu tiên cho những người trong nội tộc của người để lại di sản được thừa hưởng. Người phụ nữ nói chung và người vợ trong gia đình không có sự bình đẳng với người đàn ông, người chồng về quan hệ sở hữu tài sản trong gia đình, quyền để lại thừa kế và quyền thừa kế ruộng đất. Địa vị người vợ trong quan hệ gia đình bị đẩy xuống bậc thứ yếu so với các con và so với người chồng trong mọi quan hệ xã hội. Người vợ không thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chồng. Điều này phản ánh quan hệ hôn nhân không ràng buộc bất cứ bổn phận, trách nhiệm nào của chồng đối với người vợ. Điều 32 của bộ Hoàng Việt luật lệ phản ánh rõ sự bất bình đẳng trong quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng. Nội dung của điều luật:

Sau khi kết hôn người chồng là chủ toàn bộ khối tài sản của vợ chồng bao gồm cả những tài sản do người vợ đem về nhà chồng. Nếu vợ chết trước người chồng tiếp tục quản lý, sử dụng khối tài sản đó với tư cách là chủ sở hữu. Nếu người chồng chết trước, người vợ không được quyền thừa kế mà chỉ tiếp tục được hưởng hoa lợi, lợi tức trên tài sản của người chồng để lại và có nghĩa vụ trả

nợ cho chồng, kể cả trong trường hợp khoản nợ đó lớn hơn giá trị di sản của người chồng để lại [42].

Pháp luật phong kiến xác định tài sản chung của hai vợ chồng được tạo thành từ 3 nguồn: thê gia điền sản, phu gia điền sản và tần tảo điền sản (tài sản do hai vợ chồng cùng tạo ra). Theo nguyên tắc chung thì vợ (chồng) không hưởng thừa kế của nhau. Khi người chồng chết thì người vợ sẽ là người nắm giữ gia sản. Nhưng trong trường hợp một người chết mà cuộc hôn nhân không có con (chưa có con, có con nhưng đã chết, không nhận con nuôi) thì vợ (chồng) sẽ được chia gia sản và hưởng thừa kế.Thực tế người được hưởng thừa kế chỉ có quyền chiếm hữu và sử dụng chứ không có quyền định đoạt số phận tài sản (Điều 375, 376). Ta thấy cách chia tài sản giữa vợ và chồng trong hai trường hợp là ngang nhau. Điểm khác là người vợ khi đi lấy chồng mới thì phải trả lại cho cho nhà chồng cũ tài sản thừa kế (nếu không thì tài sản đó được sử dụng một đời). Trường hợp người chồng đi lấy vợ khác thì không phải trả lại tài sản được thừa kế nhưng khi người đó chết thì phần tài sản đó vẫn phải trả lại cho nhà vợ (sử dụng trong một đời).

Đến thời kỳ thực dân đô hộ, khi quy định về diện thừa kế, quan hệ hôn nhân bắt đầu được xem xét đến dù chỉ ở một khía cạnh rất nhỏ. Theo quy định từ Điều 337 đến Điều 343 Dân luật Bắc kỳ và từ Điều 332 đến Điều 338 Dân luật Trung kỳ thứ tự ưu tiên hưởng di sản, khi chia theo pháp luật như sau:

Thứ tự thứ nhất: Các con (con đẻ, con nuôi, con vợ cả, con vợ lẽ, con trai, con gái); nếu không còn con thì cháu của người để lại di sản mới được hưởng di sản của ông bà.

Thứ tự thứ hai: cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của người để lại di sản, nếu người để lại di sản không còn con cháu.

Thứ tự thứ ba: ông nội, bà nội; nếu ông bà nội không còn thì các cụ nội của người để lại di sản được hưởng.

Thứ tự thứ tư: anh, chị, em ruột. Nếu anh, chị, em ruột chết trước thì con của anh, chị, em ruột được hưởng và cháu của anh, chị, em ruột sẽ được hưởng di sản, nếu con của anh, chị, em ruột cũng đã chết.

Thứ tự thứ năm: Những người bên họ ngoại của người để lại di sản chỉ được hưởng sau khi đã xác định bên họ nội không còn ai thừa kế hoặc có nhưng đều bị coi là người không xứng đáng được hưởng di sản.

Với thứ tự những người được chỉ định thừa kế theo hàng như vậy, ta thấy không có bóng dáng của người vợ hoặc chồng khi một bên chết trước. Theo quy định Bộ Dân luật Bắc kỳ, Bộ Dân luật Trung kỳ thì người vợ goá chỉ là người thừa kế cuối cùng của người chồng khi không còn thân thuộc nào khác bên họ nội của người chồng. Xét trong xã hội phong kiến, quy định này khó mà thực thi, bởi lẽ xã hội thừa nhận chế độ đa thê và trong gia đình thường có rất nhiều con, thử hỏi trong thứ tự hưởng di sản bao giờ mới đến người vợ goá.

Như vậy, thời kỳ trước năm 1945 diện thừa kế theo pháp luật được quy định chủ yếu dựa vào quan hệ huyết thống nội tộc mà không quan tâm đến quan hệ hôn nhân. Quan hệ hôn nhân chỉ mang lại lợi ích về quyền thừa kế cho đàn ông nhưng không phải là cơ sở xác lập quyền thừa kế cho phụ nữ.

Sau năm 1945, pháp luật về thừa kế có những thay đổi hoàn toàn với pháp luật thừa kế của chế độ cũ. Sự bình đẳng giữa nam và nữ trong mọi quan hệ xã hội, trên mọi lĩnh vực được bình đẳng thể hiện rõ tại Điều 9, Hiến pháp năm 1946. Trong quan hệ thừa kế người vợ và người chồng thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau, người vợ có quyền thừa kế của người chồng như những người con khác, mặc dù không quy định rõ quyền thừa kế của người chồng, người vợ trong trường hợp một bên chết trước nhưng đây là kim chỉ nam xuyên suốt và chi phối quyền bình đẳng giữa vợ chồng trong quan hệ thừa kế sau này. Sắc lệnh số 97 sửa đổi một số quy lệ và chế định trong luật

khẳng định người chồng, người vợ thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau. Người chồng góa và người vợ góa của người để lại di sản có quyền thừa kế di sản của nhau mà không chỉ là người hưởng hoa lợi, lợi tức từ di sản như những người vợ góa ở thời kỳ phong kiến trước đây. Quyền thừa kế di sản của nhau giữa vợ và chồng đã khẳng định sự bảo hộ hợp pháp của pháp luật đối với quan hệ hôn nhân hợp pháp. Điều 10 và Điều 11 của sắc lệnh này quy định diện thừa kế theo pháp luật bao gồm con cháu, vợ hay chồng của người để lại di sản.

Đến chế độ Sài Gòn thì vợ hoặc chồng của người để lại di sản không thuộc các hàng thừa kế theo pháp luật. Quyền hưởng di sản của vợ hoặc chồng của người để lại di sản được quy định từ Điều 533 đến Điều 537 Bộ dân luật Sài Gòn và theo các nguyên tắc sau:

- Nếu vợ chồng có con chung, người vợ góa hoặc chồng góa của người để lại di sản được hưởng một phần của mỗi người con nhưng không quá 1/4 di sản của người chết để lại;

- Nếu vợ chồng không có con chung mà người chết có con riêng cả con ngoại hôn và chính thức thì người vợ góa được hưởng phần di sản như người con đó nhưng cũng không quá 1/4 di sản.

Người chồng góa hoặc vợ góa được hưởng tới 1/2 di sản của chồng hoặc vợ chết trước khi người chết đó không có con nhưng còn cha, còn mẹ, ông, bà hay các cụ nội cũng như ngoại, anh em chính thức hay ngoại hôn hay con cháu của những người này. Nếu không còn những người nói trên mà chỉ còn những người là các cháu khác theo bàng hệ xa hơn những người trên thì người vợ góa hoặc chồng góa được hưởng 3/4 di sản. Khi không còn người thừa kế theo bàng hệ xa hơn như những người nói trên thì người chồng góa hoặc vợ góa được hưởng toàn bộ di sản.

Do vậy, lợi ích của người chồng góa hoặc vợ góa được hưởng di sản

nhiều hay ít tùy thuộc vào những người thừa kế theo pháp luật khác ở các hàng thừa kế có quan hệ huyết thống và bàng hệ xa hay gần đối với người để lại di sản.

Như vậy, có thể khẳng định rằng nếu trong thời kỳ phong kiến pháp luật nước ta có những quy định ưu tiên bảo vệ quyền thừa kế cho những người có quan hệ huyết thống nội tộc với người để lại di sản, thì ở chế độ mới, người vợ hay người chồng của người đó được pháp luật quy định họ thuộc hàng thừa kế của nhau, người phụ nữ được bình đẳng với người đàn ông ở mọi phương diện. Sắc lệnh số 97/SL đã chính thức đưa quan hệ hôn nhân trở thành một trong những cơ sở để xác định diện thừa kế và nguyên tắc này được tiếp tục khẳng định và cụ thể hóa tại các văn bản pháp luật sau này như Luật HN&GĐ 1959, Thông tư 81, Bộ dân luật Sài Gòn 1972, Luật HN&GĐ năm 1986, PLTK ngày 30/08/1990, BLDS năm 1995, Luật HN&GĐ năm 2000, Luật HN&GĐ năm 2014, BLDS năm 2005.

Từ cách nhìn nhận tiến bộ về vị trí và vai trò của người phụ nữ trong xã hội hiện đại là người phụ nữ bình đẳng với nam giới thì quan hệ hôn nhân là quan hệ mang ý nghĩa như một cơ sở pháp luật, cơ sở đạo đức để vợ và chồng có quyền thừa kế ngang nhau dựa trên trách nhiệm và bổn phận với nhau. Trên bình diện của pháp luật về vấn đề diện thừa kế, không ai có thể phủ nhận được quan hệ hôn nhân là cơ sở có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định diện thừa kế theo pháp luật.

Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng pháp luật để xác định diện thừa kế theo quan hệ hôn nhân, các nhà làm luật cũng có những điều chỉnh thích hợp để phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước ở từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Trong Chế độ Phong kiến thừa nhận chế độ đa thê, người đàn ông có quyền lấy nhiều vợ. Nhưng sang Chế độ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

không còn thừa nhận chế độ đa thê nữa. Luật HN&GĐ năm 1959 chỉ thừa nhận chế độ hôn nhân một vợ một chồng. Về nguyên tắc nghiêm cấm những người đã có vợ, có chồng chung sống với người khác như vợ chồng. Những quan hệ hôn nhân hợp pháp mới là căn cứ xác lập quyền thừa kế của người vợ, người chồng và mới được pháp luật bảo vệ. Tuy nhiên, trong những giai đoạn lịch sử nhất định vẫn cần thiết phải đánh giá đúng mức những quan hệ hôn nhân mặc dù không tiến bộ, trái với chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn tồn tại và được thừa nhận ở nước ta như giải pháp giải quyết những tàn dư của chế độ cũ để lại.

Để giải quyết vấn đề này TANDTC đã ban hành Thông tư số 690-DS ngày 29/04/1960 hướng dẫn xử lý việc ly hôn và các vấn đề có liên quan đến việc ly hôn vì chế độ đa thê. Nhằm từng bước xóa bỏ những tàn dư của chế độ cũ, pháp luật nước ta đã xác định những quan hệ hôn nhân mà có nhiều vợ trước ngày ban hành Luật HN&GĐ năm 1959, do Sắc lệnh số 02-SL ngày 13/01/1960 của Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thì không đặt ra vấn đề vi phạm luật. Do vậy, quan hệ hôn nhân của vợ chồng xác lập trước ngày 13/01/1960 (ở Miền Bắc) tuy có vi phạm chế độ một vợ một chồng nhưng vẫn tồn tại và được coi là không trái pháp luật. Vì vậy, khi chồng đã chết trước các bà vợ đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chồng hoặc khi các vợ chết trước người chồng được thừa kế của các người vợ. Quy định này mang tính giải pháp nhằm điều chỉnh những tình huống do hoàn cảnh lịch sử để lại. Thực chất pháp luật về hôn nhân và gia đình đã tuyên bố chấm dứt các quan hệ hôn nhân đa thê kể từ sau ngày 13/01/1960 ở miền Bắc nước ta. Trường hợp cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc một người có nhiều vợ trước ngày 25/03/1977 mà việc kết hôn sau không bị hủy bỏ bằng bản án có hiệu lực của Tòa án thì tất cả người vợ đều được coi là người thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người chồng và ngược lại, khi các vợ chết trước, người

Xem tất cả 129 trang.

Ngày đăng: 25/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí