Phương Pháp Duy Vật Biện Chứng Và Phương Pháp Duy Vật Lịch


Qua những công tác khắc phục tình trạng HS bỏ học của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cho thấy, sự quan tâm của các cấp, các ngành và toàn xã hội đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo của địa phương sẽ tạo chuyển biến tích cực đối với việc phòng ngừa và khắc phục tình trạng HS bỏ học; phát huy và nâng cao ý thức, tinh thần trách nhiệm trong đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, đồng thời kết hợp chặt chẽ giữa các môi trường giáo dục sẽ góp phần giảm đáng kể tỷ lệ HS bỏ học.


Kết luận chương 1

Giáo dục là một hoạt động xã hội rộng lớn có liên quan trực tiếp đến lợi ích, nghĩa vụ và quyền lợi của mọi người dân, mọi tổ chức kinh tế - xã hội, đồng thời có tác động mạnh mẽ đến tiến trình phát triển nhanh chậm của một quốc gia. Giáo dục phải đi trước một bước, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển [24, tr 81]. Do vậy, bất cứ một quốc gia nào trên thế giới dù lớn hay nhỏ,dù giàu hay nghèo, dù phát triển hay đang phát triển bao giờ cũng phải quan tâm đến giáo dục.

Tình trạng bỏ học là một trong những nguyên nhân làm cho nguồn nhân lực kém chất lượng; mặc dù số học sinh bỏ học không nhiều nhưng nếu tình trạng này không được ngăn chặn ngay thì số học sinh bỏ học sẽ tăng lên theo từng năm, đồng nghĩa với nguồn nhân lực chuyên môn kém, trình độ nhận thức thấp tăng lên qua từng năm và nguồn nhân lực ngày càng kém chất lượng trong khi đòi hỏi của “kỷ nguyên tri thức” ngày càng cao.

Tình trạng bỏ học rất phức tạp, xuất phát từ nhiều nguyên nhân: xã hội, nhà trường, gia đình và bản thân học sinh. Muốn khắc phục được tình trạng này chúng ta phải tìm hiểu được những cơ sở kinh tế - xã hội nào đã chi phối tình trạng này và từ đó đưa ra những giải pháp thiết thực để khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh dựa trên cơ sở các biện pháp chỉ đạo có tính chiến lược của Đảng và Nhà nước. Các biện pháp này phải có mối liên hệ chặt chẽ, biện chứng tạo cơ sở gắn bó nhà trường với cộng đồng, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của cộng đồng làm tiền đề cho phát triển giáo dục một cách ổn định, bền vững.

Khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh THCS là mục tiêu trước mắt và lâu dài đầy khó khăn và phức tạp, bị tác động bởi nhiều yếu tố kinh tế - xã hội. Đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cấp, các ngành, sự chung tay của cộng đồng và của cả cá nhân để khắc phục tình trạng này.


Chương 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 7

2.1. Phương pháp nghiên cứu được sử dụng

2.1.1. Phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch

sử

Đây là phương pháp luận đặc trưng trong các công trình nghiên cứu khoa

học đặc biệt là khoa học xã hội, làm cơ sở trong nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Mục tiêu của luận văn là nghiên cứu thực trạng và đưa ra các giải pháp chủ yếu để giải quyết vấn đề học sinh bỏ học ở huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình. Để có được kết quả nghiên cứu khách quan, luận văn đã tuân thủ yêu cầu của phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật lịch sử. Đặc biệt, khi tác giả cố gắng xem xét tình trạng bỏ học của học sinh THCS ở Kỳ Sơn trong mối liên hệ nhân quả với các điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau, gắn liền giữa điều kiện xã hội với gia đình, nhà trường cũng như bản thân học sinh. Việc phân tích cũng cố gắng bám sát với điều kiện lịch sử - cụ thể của huyện Kỳ Sơn hiện nay.

2.1.2. Phương pháp trừu tượng hóa khoa học gắn liền với phương pháp logic và lịch sử

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học là phương pháp nghiên cứu đặc thù của khoa học kinh tế chính trị. Phương pháp trừu tượng hoá khoa học đòi hỏi gạt bỏ những yếu tố ngẫu nhiên xảy ra trong những quá trình và những hiện tượng được nghiên cứu, tách ra những cái điển hình, bền vững, ổn định trong những hiện tượng và quá trình đó, trên cơ sở ấy nắm được bản chất của các hiện tượng, từ bản chất cấp một tiến đến bản chất ở trình độ sâu hơn, hình thành những phạm trù và những quy luật phản ánh những bản chất đó.


Trong quá trình nghiên cứu, luận văn phát hiện nhiều vấn đề thực tiễn đôi khi chưa phản ảnh đúng bản chất của vấn đề nghiên cứu. Do đó, phải sử dụng phương pháp trừu tượng hóa khoa học để đi sâu vào yếu tố bản chất nhất trong các yếu tố quyết định tình trạng đi học/ bỏ học của học sinh. Từ đó, đưa ra được các giải pháp để khắc phục tình trạng bỏ học của HS THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nói riêng và tình trạng bỏ học của học sinh nói chung một cách hiệu quả nhân.

Phương pháp trừu tượng hoá khoa học cũng đòi hỏi gắn liền với phương pháp kết hợp logic và lịch sử bởi trong những bối cảnh lịch sử khác nhau, tùy nguyên nhân bỏ học khác nhau mà đưa ra các giải pháp cho phù hợp trong những điều kiện, hoàn cảnh nhất định.

2.1.3. Phương pháp phân tích tổng hợp

Luận văn sử dụng phương pháp này trong toàn bộ quá trình nghiên cứu để phân tích rò cơ sở kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn.

Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để thẩm định, giải quyết những vấn đề gai góc, những vấn đề còn tranh cãi, chưa có sự thống nhất giữa các nhà khoa học. Phân tích tổng hợp giúp chúng ta nhận ra những lỗ hổng của các nghiên cứu trước, những lĩnh vực nào cần nghiên cứu hoặc chứng minh thêm.

Thông thường phân tích tổng hợp là hai quá trình của một vấn đề, chúng không thể tách rời nhau mà hợp lại để bổ trợ cho nhau. Phân tích là việc phân chia từng yếu tố cấu thành của môi trường đầu tư ra thành những bộ phận thành phần để đánh giá một cách chi tiết có những tác nhân ảnh hưởng tới tình trạng bỏ học của HS. Phân tích là giai đoạn cần thiết của bất cứ một quá trình nghiên cứu nào. Tổng hợp là việc xác định những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cũng như những quy luật tác động qua lại


giữa các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của HS. Tổng hợp có được nhờ kết quả phân tích, sau đó kết hợp lại với nhau thành một chỉnh thể hoàn chỉnh, thống nhất. Với phương pháp phân tích tổng hợp chúng ta có cơ hội để xem xét những nghiên cứu nào đã được tiến hành để giải các vấn đề có liên quan tới tình trạng bỏ học của HS, kết quả của nghiên cứu đó như thế nào, hệ thống các tiêu chí xác định các nguyên nhân bỏ học mà các kết quả nghiên cứu trước đây có được. Trên cơ sở phân tích tổng hợp đó để phát hiện những lỗ hổng trong nghiên cứu của đề tài. Để phân tích tổng hợp đạt kết quả cao, vấn đề quan trọng nhất là lựa chọn dữ liệu để nghiên cứu và phân tích.

Trên cơ sở mối quan hệ biện chứng của các phương pháp nghiên cứu của kinh tế chính trị, luận văn nghiên cứu phân tích làm rò các vấn đề liên quan tới tình trạng bỏ học của học sinh giai đoạn từ 2009 đến 2013, từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện hơn nữa tình trạng bỏ học của HS THCS của huyện Kỳ Sơn trong thời gian tới.

2.1.4. Các phương pháp nghiên cứu khác

Ngoài ba phương pháp chủ yếu trên, luận văn còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp mô hình hóa, thống kê và so sánh… để có được bức tranh tổng hợp về cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học.

2.2. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu

Địa điểm nghiên cứu của đề tài là huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình. Để thực hiện nghiên cứu tại địa điểm này, luận văn cần sử dụng dữ liệu thống kê thứ cấp của Phòng Giáo dục & Đào tạo huyện Kỳ Sơn, Chi cục Thống kê huyện Kỳ Sơn,... cùng những tài liệu của một số báo, tạp chí của tỉnh Hòa Bình.

Về mặt thời gian, đề tài sẽ nghiên cứu cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học ở Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình giai đoạn từ năm học 2009- 2010 tới năm học 2012 - 2013.


2.3. Kỹ thuật điều tra và thu thập, xử lý số liệu, tư liệu

Điều tra là phương pháp khảo sát một nhóm đối tượng trên một diện rộng nhất định nhằm phát hiện những quy luật phân bố, đặc điểm về định tính định lượng, trình độ phát triển.. của các đối tượng cần nghiên cứu. Phương pháp điều tra giúp người nghiên cứu nhanh chóng thu thập những thông tin cần thiết trên một phạm vi cần thiết để nghiên cứu. Việc thiết kế câu hỏi khoa học sẽ thuận lợi cho xử lý số liệu. Tính chính xác khách quan của kết quả phụ thuộc vào chất lượng bảng hỏi, thái độ hợp tác của người trả lời, cách xử lý số liệu.

Với luận văn hệ thống câu hỏi làm rò hơn những nhân tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn như: xã hội, gia đình, nhà trường, bản thân học sinh.... Hệ thống câu hỏi nhằm phục vụ chính trong việc hoàn thành chương 3 và chương 4 của luận văn.

Tác giả thiết kế bảng hỏi gồm 24 câu xoay quanh những nhân tố tác động đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Các câu hỏi được sử dụng trong mẫu phiếu điều tra là câu hỏi phân đôi, câu hỏi liệt kê một lựa chọn, câu hỏi phân mức.

Đối tượng điều tra là học sinh, cán bộ giáo viên tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; trưởng các thôn/ xóm và phụ huynh học sinh trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Để thực hiện nghiên cứu cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng HS THCS bỏ học ở Huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình, với những phương pháp nêu trên, tác giả luận văn cần sử dụng phần mềm thống kê, các phần mềm thiết kế bảng,...


Tác giả luận văn đã khảo sát thực tế công tác giáo dục và các biện pháp giảm nguy cơ bỏ học của học sinh THCS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn để có số liệu, dữ liệu thực tế nhằm tìm ra nguyên nhân và có giải pháp hạn chế tình trạng bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện trong giai đoạn hiện nay. Các bước tiến hành như sau:

* Thu thập thông tin

Thông tin thứ cấp là các tư liệu sẵn có dựa vào các nguồn tư liệu tác giả thu thập được, chủ yếu từ một số đề tài nghiên cứu trước đây. Một số thông tin được lấy từ các bài báo, dữ liệu trên internet...

Thông tin sơ cấp được thu thập thông qua việc tiến hành phỏng vấn bảng hỏi đối với các học sinh, giáo viên, cán bộ địa phương và các hộ gia đình. Mẫu phiếu điều tra được xây dựng bao gồm: Mẫu phiếu điều tra HS THCS, mẫu phiếu điều tra cán bộ giáo viên, mẫu phiếu điều tra trưởng thôn/ xóm, mẫu điều tra phụ huynh học sinh. Luận văn lựa chọn mẫu điều tra gồm: 110 học sinh THCS trên địa bàn huyện; 60 cán bộ giáo viên đang công tác tại các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn; 20 trưởng các thôn/ xóm đại diện cho cán bộ chính quyền địa phương và 50 hộ gia đình đại diện cho phụ huynh học sinh, những người đại diện cho hộ gia đình tham gia trả lời có độ tuổi từ 30 đến 60 tuổi. Đây là những người trong độ tuổi mà có con đang học THCS.

Phương pháp tiến hành: phát bảng hỏi cho các đối tượng tham gia vào mẫu điều tra, thống kê ý kiến, xử lý dữ liệu thu được.

* Xử lý thông tin

Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả đã phân tích các thông tin định lượng dựa vào các nguồn tư liệu sẵn có, chủ yếu là các bảng thống kê về nguyên nhân và tình hình bỏ học của học sinh. Các số liệu định lượng của đề tài được xử lý trên máy tính bằng phần mềm thống kê, nhằm đưa ra


các bảng số liệu dưới dạng tổng quát và tần suất các biến tương quan nhằm so sánh, đánh giá vấn đề nghiên cứu ở nhiều khía cạnh khác nhau.

Đối với các thông tin định tính được thu thập trong quá trình phân tích tư liệu sẵn có và thực hiện nghiên cứu thực địa thông qua phỏng vấn bằng bảng hỏi được tác giả ghi chép và xử lý bằng phần mềm thống kê, phân ra theo những nhóm chủ đề đã được xác định từ trước và sử dụng trong suốt quá trình viết luận văn.

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí