Hiện Tượng Bỏ Học Ở Học Sinh Trung Học Cơ Sở Và Hậu Quả Của Nó


trong môi trường sống không chỉ bằng kiến thức, trí nhớ mà cả sự lựa chọn về đạo đức và hệ thống giá trị. Như vậy, theo nghĩa chung nhất Giáo dục là quá trình truyền đạt và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và những kinh nghiệm nhằm chuẩn bị cho con người bước vào lao động và sinh hoạt xã hội; là một nhu cầu tất yếu của xã hội loài người, đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của con người trong xã hội.

Đầu tư phát triển GD là một tư tưởng chiến lược của Đảng và Nhà nước, bản thân tư tưởng đó qua mỗi giai đoạn được phát triển, mở rộng phong phú cả về hình thức và nội dung. Phát triển GD chính là để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Những kinh nghiệm được rút ra từ thực tiễn thực hiện xây dựng và phát triển đất nước chúng ta thấy được vai trò quan trọng của sự nghiệp GD.

Trong thời đại ngày nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà nhiều nước trên thế giới, kể cả những nước đang phát triển cũng như các nước có nền kinh tế phát triển đều nhấn mạnh chính sách phát triển dựa vào GD&ĐT, dựa vào khoa học và công nghệ. Có thể nói, tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội và truyền thống văn hoá giáo dục mà mỗi nước có những đặc điểm về cơ cấu hệ thống, loại hình đào tạo, phân chia thời gian các bậc học, yêu cầu chất lượng của người học ở các cấp học khác nhau. Nhưng nhìn chung, hệ thống GD các nước đã và đang phát triển theo hướng hiện đại hoá và xu hướng hội nhập GD&ĐT và kinh tế - xã hội giữa các nước, khu vực và toàn thế giới.

Ở Indonexia, ngoài hệ thống GD nhà trường, họ còn coi trọng các loại hình GD ngoài nhà trường; ở gia đình; xã hội; các doanh nghiệp; các trường Đại học mở với nhiều chương trình đa dạng phục vụ phát triển cộng đồng và mọi tầng lớp xã hội.

Ở Thái Lan, Chính phủ Vương quốc Thái Lan đã và đang thực hiện


chính sách đa dạng hoá các loại hình đào tạo, đào tạo nghề nghiệp - kỹ thuật, tổ chức nhiều loại hình nghề nghiệp chính quy và phi chính quy để thích ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động trong quá trình CNH đất nước.

Đối với Trung Quốc, Chính phủ Trung Quốc đặt ra chiến lược: Làm cho đất nước giàu mạnh thông qua khoa học và giáo dục. Giáo dục phải thực hiện ba điều hướng tới đó là: Giáo dục phải hướng tới hiện đại hoá, hướng tới thế giới, hướng tới tương lai. Chính sách phát triển giáo dục của Trung Quốc hiện nay có thể khái quát: Đầu tư chi phí cao cho giáo dục phải được coi là chính sách quốc gia hàng đầu, đầu tư cho giáo dục phải được xem như đầu tư phát triển cho sản xuất; Phát triển giáo dục chuyên nghiệp theo hướng đáp ứng nhu cầu nhân lực đủ chuẩn, phát triển giáo dục theo hoàn cảnh địa phương; Đảm bảo sự tham gia rộng rãi của cộng đồng vào việc quản lý giáo dục và đầu tư cho giáo dục .

Nhật Bản đã đạt được những thành tựu “khổng lồ” về mặt kinh tế - khoa học công nghệ, chủ yếu là do nước Nhật đã phát huy cao độ, mạnh mẽ nội lực của toàn dân tộc, thông qua chính sách GD&ĐT. Từ năm 1971, Nhật Bản đã thành lập Bộ Giáo dục và thành lập hệ thống GD mới. Hệ thống GD đã đề ra chính sách: Đối với các trường Tiểu học bắt buộc thì sự “bình đẳng” là nguyên tắc tối cao. Còn đối với các trường sơ trung và cao trung thì nguyên tắc tài năng là cao nhất. Quan điểm này không những xoá bỏ sự bất bình đẳng trong xã hội về GD, mà còn tạo ra sự phát triển tiềm năng của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Trong thời đại ngày nay các quốc gia trên thế giới cũng như Việt Nam, đều ghi nhận và thừa nhận vị trí, vai trò to lớn của GD đối với sự phát triển của xã hội loài người, đối với việc hình thành phát triển nhân cách và phẩm giá con người. Tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục được thể hiện trong các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, lần thứ VII, lần thứ VIII, Nghị quyết Hội nghị


Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 4

trung ương II (khoá VIII), Đại hội lần thứ IX, lần thứ X, lần thứ XI là: Phát huy truyền thống hiếu học của dân tộc;xây dựng nền giáo dục hiện đại của dân, do dân và vì dân; giáo dục vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội; giáo dục là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển bền vững.

Như vậy, chúng ta thấy được tầm quan trọng của GD trong sự phát triển của nhân loại. Với chủ trương phát triển GD của Đảng và Nhà nước coi GD là quốc sách hàng đầu đã và đang thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của các Vụ, Viện, các Ban ngành của Bộ GD&ĐT và các ban ngành có liên quan. Nhiều chuyên gia có tâm huyết đã có những bài viết, công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề vị trí và vai trò của GD đối với sự phát triển; Phạm Minh Hạc tiếp tục khẳng định: Sự nghiệp giáo dục không phải chỉ là của Nhà nước mà là của toàn xã hội, mọi người cùng làm giáo dục, Nhà nước và xã hội, trung ương và địa phương cùng làm giáo dục [22].

Điểm qua tình hình GD một số nước trong khu vực để thấy rằng, các quốc gia trong khu vực cũng như trên thế giới đã có sự nhận thức tương đồng về giáo dục, coi giáo dục là con đường để phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, khoa học công nghệ...

GD được coi như là một lĩnh vực đặc thù của đời sống xã hội, nó vừa nằm trong lĩnh vực thuộc hình thái ý thức xã hội, kiến trúc thượng tầng, vừa nằm trong các mối quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất thuộc hạ tầng cơ sở. Sự tồn tại và phát triển của GD chịu sự chi phối của sự phát triển kinh tế-xã hội và ngược lại, với chức năng của mình, GD có vai trò hết sức to lớn trong việc tái sản xuất sức lao động xã hội; khơi dậy, thức tỉnh và phát huy tiềm năng sáng tạo của mỗi con người, tạo ra môi trường cho sự phát triển kinh tế - xã hội.


Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu tạo cơ hội thuận lợi cho các nước có thể nhanh chóng tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại, tận dụng các kinh nghiệm quốc tế để đổi mới và phát triển làm thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các nước trong khu vực và trên thế giới. Hợp tác quốc tế được mở rộng tạo điều kiện tăng đầu tư của các nước, các tổ chức quốc tế và các doanh nghiệp nước ngoài, tăng nhu cầu tuyển dụng lao động qua đào tạo, tạo thời cơ để phát triển giáo dục.

“Giáo dục là con đường giúp cho hầu hết các quốc gia đang phát triển thoát khỏi đói nghèo, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng của mỗi đất nước và tạo cơ hội học tập cho mỗi người dân. Xây dựng một xã hội học tập và giáo dục suốt đời trở thành nhu cầu của người dân ở các quốc gia” [22, tr68].Thật vậy, trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, đặc biệt trong giai đoạn gần đây khi nền kinh tế tri thức là lựa chọn của hầu hết các quốc gia, kể cả những nước có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Anh, Australia, Đức, Singapore, Nhật Bản, Hàn Quốc... Giáo dục đóng vai trò rất quan trọng, là nhân tố "chìa khóa của sự tiến bộ xã hội", là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Biểu hiện:

Thứ nhất, giáo dục được coi là động lực phát triển kinh tế và xã hội. Sức mạnh của giáo dục là nâng cao thu nhập, nâng cao năng suất và thúc đẩy công bằng xã hội. Vì vậy, mở rộng giáo dục ở tất cả các cấp là quan trọng đối với các nước nghèo và người nghèo bởi vì nó là công cụ mạnh mẽ nhất cho một xã hội thoát khỏi đói nghèo (Ngân hàng Thế giới, 1999).

Thứ hai, giáo dục đào tạo là biểu hiện tiên quyết thúc đẩy kinh tế phát triển, giáo dục chính là cách để tích lũy vốn con người. Đó là nguồn lực quan trọng đảm bảo sự phát triển bền vững của các quốc gia. Đặc biệt, trong nền kinh tế tri thức, vốn con người càng có vai trò quan trọng hơn nữa đối với


tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội, giúp tạo ra năng suất lao động ngày càng cao đáp ứng được nhu cầu của xã hội.

Thứ ba, giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội hiện đại. Cùng với sự phát triển như vũ bão của nền kinh tế thế giới dưới tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng Khoa học công nghệ hiện đại thì nguồn nhân lực càng có vai trò quan trọng và cần thiết, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao để thích ứng với sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế thị trường và quá trình hội nhập quốc tế. Sự tích lũy kiến thức và quá trình ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất đòi hỏi người lao động phải có trình độ tay nghề, chuyên môn kỹ thuật. Do vậy, năng lực và kỹ năng lao động là một trong những điều kiện cần thiết để người lao động thành công và điều này được thể hiện thông qua giáo dục.

Thứ tư, giáo dục có vai trò quan trọng trong việc xóa đói giảm nghèo. Đối với người nghèo, nguồn thu nhập chủ yếu dựa vào sức lao động. Vì vậy, thu nhập của người nghèo thấp, một phần cũng là do lao động của họ kém hiệu quả, phần còn lại là do phân biệt đối xử. Khi đó, giáo dục đem lại kiến thức, quan điểm và kỹ năng cho người lao động nghèo để giúp họ nâng cao năng suất lao động và giúp họ có cơ hội tìm được việc làm ở những khu vực có mức thu nhập cao hơn. Và cũng từ đó tạo điều kiện cho họ tham gia vào các quá trình xã hội một cách bình đẳng hơn.

Thứ năm, giáo dục là một trong những công cụ đảm bảo cho sự bình đẳng và công bằng xã hội. Trong một xã hội phát triển lành mạnh, việc mọi người được bình đẳng và công bằng về cơ hội giáo dục là một trong những điều kiện thiết yếu để thực hiện công bằng trong phân phối thu nhập ở tương lai.

1.2.2. Hiện tượng bỏ học ở học sinh trung học cơ sở và hậu quả của nó

Trong hệ thống giáo dục quốc dân, trường THCS được thu nhận trẻ từ 11 đến 15 tuổi và có từ lớp 6 đến lớp 9. THCS là cấp học nối liền bậc Tiểu


học và bậc trung học phổ thông. Học sinh ở lứa tuổi THCS với đặc điểm tâm lý cơ bản là đang vươn lên làm người lớn. Đây là đặc điểm khiến cho những người làm công tác giáo dục ở bậc THCS phải có những phẩm chất năng lực riêng biệt. Trường THCS gắn liền với địa bàn dân cư xã (thị trấn) và được sự giúp đỡ tạo điều kiện của chính quyền địa phương.


Mầm non

Tiểu học

THCS

THPT

CĐ- ĐH

Dạy nghề

THCN


Biểu 1.1 : Vị trí trường THCS trong hệ thống giáo dục quốc dân Trường THCS là cơ sở GD của bậc trung học, bậc học nối tiếp bậc tiểu

học của hệ thống giáo dục quốc dân nhằm hoàn chỉnh học vấn phổ thông. Trường THCS có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, tuổi của học sinh vào lớp sáu THCS từ 11 đến 13 tuổi; học sinh gái được tăng một tuổi so với tuổi quy định. Học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể học trước tuổi hoặc vượt lớp nếu được Hội đồng giáo dục nhà trường xét đề nghị và được trưởng phòng GD&ĐT, Giám đốc Sở GD&ĐT cho phép. Học sinh dân tộc thiểu số, học sinh ở những vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, học sinh bị khuyết tật, học sinh kém phát triển về thể lực và trí tuệ, học sinh bị thiệt thòi, học sinh ở nước ngoài về nước có thể vào lớp đầu cấp ở tuổi cao hơn tuổi quy định. (Điều 2, Điều lệ trường trung THCS, THPT nhiều cấp, ban hành kèm theo quyết định số 07/2007/QĐ-BGDĐT, ngày 02/4/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

Mục tiêu của giáo dục THCS quy định trong Luật giáo dục (2005) là: "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của


giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động [9].

Nội dung giáo dục THCS là: Giáo dục THCS phải củng cố, phát triển những nội dung đã học ở tiểu học, đảm bảo cho học sinh những hiểu biết phổ thông cơ bản về tiếng việt, toán, lịch sử dân tộc, kiến thức khác về khoa học xã hội, khoa học tự nhiên, pháp luật, tin học, ngoại ngữ, có những hiểu biết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp.

Tại điều 3, Điều lệ trường THCS, THPT nhiều cấp, nhiệm vụ và quyền hạn của trường THCS được quy định như sau: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác của chương trình giáo dục phổ thông. Quản lý giáo viên, cán bộ, nhân viên; tham gia tuyển dụng và điều động giáo viên, cán bộ nhân viên. Tuyển sinh và tiếp nhận học sinh, vận động học sinh đến trường, quản lý học sinh theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Thực hiện kế hoạch phổ cập giáo dục trong phạm vi cộng đồng. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực cho hoạt động giáo dục, phối hợp với gia đình học sinh, tổ chức và cá nhân trong hoạt động giáo dục. Quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất, trang thiết bị theo quy định của nhà nước. Tổ chức cho giáo viên, nhân viên, học sinh tham gia hoạt động xã hội. Tự đánh giá chất lượng giáo dục và chịu sự kiểm định chất lượng giáo dục của cơ quan có thẩm quyền kiểm định chất lượng giáo dục. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.

Trường THCS là cầu nối giữa trường tiểu học và trường THPT.Có thể hiểu trường THCS là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở làm nền tảng cho học sinh học tiếp THPT hoặc học nghề ở các trường trung cấp nghề... "Giáo dục THCS nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục tiểu học, có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban


đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động" [35, 21]

Qua mục tiêu của giáo dục THCS, chứng tỏ học sinh THCS chỉ mới có được những kiến thức, hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Nếu các em đi vào cuộc sống với kiến thức và hiểu biết đó, các em nói chung sẽ không thể tìm được một việc làm thích hợp, không thể có cơ hội để nâng cao tay nghề và có thu nhập cao, ổn định. Điều đó sẽ gây ảnh hưởng rất xấu đến chất lượng cuộc sống, chất lượng nguồn nhân lực, việc nâng cao mặt bằng dân trí và sự nghiệp CNH, HĐH đất nước.

Như vậy, khắc phục tình trạng bỏ học là một nội dung quan trọng trong việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục của trường THCS. Khắc phục tình trạng bỏ học là nhiệm vụ trước mắt mang tính cấp bách hàng đầu, đồng thời cũng là nhiệm vụ lâu dài đối với giáo dục THCS.

Học sinh bỏ học là những học sinh trong độ tuổi đi học từ cấp tiểu học đến Trung học phổ thông (hay từ 6 đến 18 tuổi), nhưng do điều kiện, hoàn cảnh gia đình và các yếu tố cá nhân hoặc các yếu tố khác tác động nên bỏ học giữa chừng. Nhưng trong luận văn này tác giả chỉ nghiên cứu những học sinh trong độ tuổi THCS (tức từ 10 đến 16 tuổi).

Học sinh bỏ học đồng nghĩa với việc các em không tiếp tục đi học nữa. Có học sinh bỏ học khi vừa học xong chương trình một lớp nào đó; có học sinh bỏ học khi năm học mới bắt đầu, vào giữa năm học hoặc khi năm học gần kết thúc; có học sinh bỏ học một vài ngày, một vài tiết (bỏ học trong thời gian ngắn) để đi chơi hoặc đi giải quyết vấn đề gì đó rồi trở lại lớp học.

Để thống nhất con số thống kê, người ta quy ước: Học sinh bỏ học là những học sinh có trong danh sách của trường, nhưng đã tự ý nghỉ học quá 45 buổi (cộng dồn), tính đế thời điểm báo cáo (không tính học sinh chuyển trường).

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022