Tình Hình Bỏ Học Của Học Sinh Thcs Trên Địa Bàn Huyện Kỳ Sơn


triển giáo dục, chất lượng nguồn nhân lực của địa phương, đồng thời cũng ảnh hưởng đến an ninh trật tự xã hội và xa hơn là ảnh hưởng đến chính sách lớn của Nhà nước trong thực hiện mục tiêu: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 3.2: Tổng số học sinh hao hụt ở các khối lớp.


Khối

Năm học

Khối 6

Khối 7

Khối 8

Khối 9

2009 - 2010

19

15

12

36

2010 - 2011

3

14

14

29

2011 - 2012

13

15

12

24

Tổng cộng

35

44

38

89

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 9

(Nguồn: Tính toán dựa trên điều tra thực tế năm 2013)

Từ năm học 2009 – 2010 đến năm học 2012 – 2013 số học sinh hao hụt nhiều nhất là ở khối lớp 9 với 89 học sinh. Số học sinh hao hụt ít nhất là khối lớp 6 với 35 học sinh. Tốc độ hao hụt của học sinh qua 3 năm học được biểu diễn qua đồ thị sau (Biểu 3.2):


Biểu 3.2: Tổng số HS hao hụt từ năm học 2009 - 2010 đến năm học

2011 - 2012


96

84

72

60

48

36

24

12

0

Khối 6 Khối 7 Khối 8 Khối 9


Qua đồ thị 3.2, chúng ta nhận thấy, mức độ học sinh hao hụt ít nhất ở khối 6, 7, 8 và học sinh hao hụt có mức đột biến ở khối lớp 9, tăng gấp đôi so với các khối lớp khác. Đây cũng là vấn đề mà hợp quy luật tâm sinh lý của học sinh THCS. Ở lứa tuổi của học sinh khối lớp 9 là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn, là giai đoạn tuổi dậy thì của cả nam lẫn nữ và là quãng đời diễn ra nhiều biến cố đặc biệt. Phần lớn các em học sinh khối lớp 9 là lứa tuổi lao động vị thành niên, nên trong những điều kiện khó khăn về kinh tế gia đình, các em đã có thể tham gia lao động để ăng thu nhập cho gia đình và cải thiện chất lượng cuộc sống của gia đình. Nhưng đây cũng không hẳn là nguyên nhân chính chi phối tình trạng bỏ học của học sinh khối lớp 9, mà đó chỉ là một bộ phận những gia đình có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế mới buộc các em phải bỏ học để giúp gia đình. Bên cạnh đó, có những gia đình không cho các em nghỉ học nhưng các em cũng tự ý nghỉ học, vì khi các em đã tiếp xúc với đồng tiền các em sẽ có tư tưởng chán học và muốn khẳng định mình và đặc biệt là muốn mọi người coi trọng mình nên các em thường có


tâm lý phóng đại khả năng của mình, cộng với tính đua đòi theo bạn bè nhưng không có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 9 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp đỡ gia đình và đáp ứng nhu cầu của bản thân.

Mặt khác, ở tuổi của học sinh lớp 9, các em có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng lứa. Sự bất hoà trong quan hệ với bạn bè cùng lứa tuổi, sự thiếu bạn hoặc tình bạn bị phá vỡ đều dễ gây ra những xúc cảm nặng nề, được đánh giá như một bi kịch cá nhân. Điều đó có thể các em sẽ bị phê phán bởi xã hội, gia đình, nhà trường và bạn bè, làm cho các em cảm thấy cô đơn và không được cảm thông, chia sẻ. Tất cả những tình huống đó có thể đẩy các em đi tìm những người bạn ngoài lớp học, ngoài nhà trường và một số em bị lôi kéo vào những “băng đảng”, những tệ nạn xã hội… và cuối cùng là đến con đường bỏ học.

Lứa tuổi của học sinh lớp 9 chính là lứa tuổi khó khăn điển hình của học sinh THCS, nhiều nhà tâm lý đã dùng những thuật ngữ như: “tuổi khủng hoảng”, “tuổi bất trị”, “tuổi không thể giáo dục”… để chỉ lứa tuổi này.Ở lứa tuổi này, các em thường không nghe lời cha mẹ, thầy cô, các em thường gây gổ, đánh nhau, bỏ học… để chứng tỏ mình là quan trọng. Tuy nhiên giai đoạn khó khăn này sẽ sớm trở lại vị trí cân bằng, nếu gia đình và nhà trường có thể giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn. Nghĩa là, một mặt người lớn phải hiểu được những thay đổi cơ bản của lứa tuổi này, thông cảm với những biểu hiện khác lạ của các em và có biện pháp giáo dục phù hợp.

Học sinh ở khối lớp 6, 7, 8 ít hao hụt hơn, vì ở tuổi này các em còn quá nhỏ để phụ giúp việc nhà, còn quá nhỏ để ra ngoài xã hội, để bị tác động bởi những tiêu cực từ người lớn và bạn bè xấu. Hơn nữa, các em còn quá nhỏ để tỏ ra bất mãn với môi trường xung quanh và đặc biệt đối với nhà trường, quan trọng hơn hết là các em chưa bước sâu vào ngưỡng cửa “dậy thì”. Cho nên, những học sinh hao hụt ở lứa tuổi này có thể do lưu ban vì sự chuyển đổi môi


trường học tập gây “sốc” cho các em, có thể vì giao thông không thuận tiện khi các em chuyển sang trường học mới, cộng thêm quan niệm học chỉ để biết chữ đã đẩy các em đến con đường bỏ học ở tuổi quá nhỏ. Học sinh lớp 8, mặc vẫn là đối tượng có thể giúp gia đình làm kinh tế, nhưng trong tư tưởng của gia đình và bản thân học sinh đều có ý nghĩa là cố gắng học hết cấp THCS, điều đã tạo động lực để các em tiếp tục đi học.

Thông qua số lượng học sinh tốt nghiệp THCS chung ta có thể biết được kết học tập của HS THCS trên địa bàn huyện (Bảng 3.3).


Bảng 3.3: Số HS TN THCS giai đoạn 2009 - 2013


Năm học

Số HS dự tuyển

Số HS TN THCS

Tỷ lệ

2009 - 2010

469

477

98,3%

2010 - 2011

436

440

99,1%

2011 - 2012

397

399

99,5%

2012 - 2013

351

351

100%

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế 2013)

Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2012 - 2013, tỷ lệ trung bình của học sinh vượt qua kỳ xét tuyển TN THCS của huyện đạt tỷ lệ trên 99%; năm học 2009 - 2010 đạt tỷ lệ thấp nhất nhưng vẫn ở mức cao với 98,3%, năm học 2012 - 2013 đạt tỷ lệ tốt nghiệp THCS 100%. Như vậy tỷ lệ học sinh xét đỗ tốt nghiệp không phải là nguyên nhân dẫn tới tình trạng bỏ học của HS THCS.

3.1.3. Tình hình bỏ học của học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Trước hết, để tìm hiểu tình hình bỏ học của học sinh chúng ta khái quát sơ lược đặc điểm chung của học sinh THCS huyện Kỳ Sơn thông qua bảng số liệu sau:


Bảng 3.4: Chất lượng giáo dục 2 mặt năm học 2012 -2013



Lớp

Tổng

số HS

Hạnh kiểm (%)

Học lực (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

6

434

271

134

29

0

26

161

214

32

1

62.4

30.9

6.7

0.0

6.0

37.1

49.3

7.4

0.2

7

463

259

179

24

1

19

141

260

41

2

55.9

38.7

5.2

0.2

4.1

30.4

56.2

8.9

0.4

8

377

210

146

21

0

20

131

195

30

1

55.7

38.7

5.6

0.0

5.3

3.7

51.7

8.0

0.3

9

372

192

157

23

0

23

134

211

4

0

51.6

42.2

6.2

0.0

6.2

36.0

56.7

1.1

0.0

Toàn

cấp

1646

932

616

97

1

88

567

880

107

4

56.6

37.4

5.9

0.1

5.4

34.4

53.5

6.5

0.2

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn) Qua bảng 3.4 chúng ta nhận thấy học sinh có hạnh kiểm khá tốt là 94%,

điều đó chứng tỏ các em cần cù, chăm chỉ, ngoan ngoãn và lễ phép. Chỉ có 5.9% học sinh bị xếp loại hạnh kiểm trung bình và 0,1% loại yếu, do chưa chấp hành tốt nội quy trường lớp. Học sinh xếp loại học lực khá, giỏi là 39.8%; nếu tính từ trung bình trở lên thì đạt 93.3%, còn lại 6.7% học sinh xếp loại yếu kém. Như vậy, phần lớn học sinh THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn là những học sinh biết kính trọng người trên, biết giúp đỡ mọi người, tích cực rèn luyện đạo đức, có lối sống lành mạnh, hoàn thành nhiệm vụ học tập; tuân thủ nội quy nhà trường; tham gia nhiệt tình các hoạt động do nhà trường tổ chức…

Song song với việc nâng cao chất lượng học tập đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội, thì việc nghiên cứu vấn đề học sinh bỏ học và đề ra biện pháp quản lý nhằm khắc phục tình trạng này là rất cần thiết. Để đưa ra nhận


xét sơ bộ về tình hình học sinh bỏ học, chúng ta tìm hiểu qua số liệu mà các trường đã cung cấp về số lượng học sinh bỏ học qua những năm học gần đây:

Bảng 3.5: Học sinh bỏ học trong giai đoạn 2009 - 2013


Năm học


Khối

Năm học 2009 - 2010

Năm học 2010 - 2011

Năm học 2011 - 2012

Năm học 2012 - 2013

SL

TL

SL

TL

SL

TL

SL

TL

Khối 6

6

0,32

5

0,30

7

0,42

3

0,18

Khối 7

23

1,24

19

1,12

11

0,66

7

0,43

Khối 8

16

0,87

16

0,95

9

0,54

19

1,15

Khối 9

14

0,76

11

0,65

14

0,84

10

0,61

Tổng

59

3,19

51

3,01

41

2,45

39

2,37

(Nguồn: Tính toán dựa trên cuộc điều tra thực tế 2013) Qua bảng 3.5 chúng ta nhận thấy học sinh bỏ học có chiều hướng giảm,

năm học 2009 - 2010 tỷ lệ học sinh nghỉ học chiếm 3,19% trong tổng số HS,

đến năm học 2012 - 2013 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 2,37% trong tổng số HS. Nhưng số học sinh nghỉ học không giảm đều ở tất cả các trường THCS, tiêu biểu như trường THCS Yên Quang có tỷ lệ HS bỏ học giảm mạnh, Trường THCS Độc Lập có tỷ lệ học sinh bỏ học tăng từ năm học 2009 - 2010 là 2,22% đến năm 2012 - 2013 lên 2,94% so với tổng số học sinh THCS trong toàn huyện, và một số trường THCS khác cũng có mức học sinh bỏ học lên xuống theo các năm học, chỉ có 3 trường đạt chuẩn quốc gia là trường THCS Thị trấn Kỳ Sơn, trường THCS Dân Hạ và THCS Hợp Thành là vẫn giữ được mức học sinh bỏ học dưới 1% còn trườngTHCS Mông Hóa đang phấn đấu đạt trường chuẩn quốc gia nên tỷ lệ học sinh bỏ học cũng giảm ở mức dưới 1% [Phụ lục 1.2] . Tổng số học sinh bỏ học qua các năm học giảm nhưng không giảm đều ở tất cả các khối mà giảm mạnh nhất là ở khối 7 (từ 1,24% xuống còn 0,43%), còn giảm nhẹ đối với khối 6 và khối 9. Riêng khối 8 số học sinh bỏ học trong giai đoạn này tăng gần gấp đôi (từ 0,87% lên 1,15%) [Phụ lục


1.2]. Qua đó cho thấy tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang biến động. Đặc biệt là số học sinh bỏ học ở khối 8. Vì ở lứa tuổi này tâm lý các em có nhiều thay đổi, là giai đoạn quá độ từ trẻ em sang người lớn với các dấu hiệu của tuổi dậy thì ở cả nam và nữ. Hơn nữa, ở lứa tuổi của học sinh lớp 8, các em đã có thể lao động góp phần giải quyết những khó khăn về kinh tế, hoặc gia tăng thu nhập cho gia đình. Chính vì thế, khi gia đình gặp khó khăn về kinh tế thì sẽ bắt các em bỏ học để giúp gia đình. Trường hợp gia đình không cho các em nghỉ học thì các em tự nghỉ học, vì ở tuổi này các em thường có tâm lý muốn đề cao cái tôi, đánh giá mình cao hơn thực tế và đặc biệt là muốn mọi người xem trọng mình, cộng với tình đua đòi, theo bạn bè nhưng không có đủ tiền đã đẩy học sinh lớp 8 đến con đường bỏ học để kiếm tiền giúp gia đình và đáp ứng những nhu cầu của bản thân.

Mặt khác ở tuổi của học sinh lớp 8, các em có nhu cầu được giao tiếp với bạn bè cùng lứa. Đặc biệt là bắt đầu có nhưng rung động tình cảm với bạn bè khác giới nên khi bị tổn thương tình cảm đều gây nên những xúc động mạnh về tâm lý cho các em, làm cho các em có tâm lý chán nản, thất vọng, cô đơn. Tất cả những điều đó có thể đẩy các em đi tìm những người bạn ngoài lớp học, ngoài nhà trường và một số em bị lôi kéo vào những những tệ nạn xã hội… và cuối cùng là đến con đường bỏ học. Tuy nhiên giai đoạn khó khăn này sẽ sớm trở lại bình thường, nếu gia đình và nhà trường có thể giải quyết được bằng con đường giáo dục đúng đắn, cảm thông và chia sẻ với những biểu hiện khác lạ của các em và có biện pháp giáo dục tư tưởng phù hợp.

Tỷ lệ học sinh bỏ học ở khối lớp 6 và 7 giảm, vì ở tuổi này các em còn quá nhỏ để phụ giúp việc nhà, còn quá nhỏ để ra ngoài xã hội, để bị tác động bởi những tiêu cực từ người lớn và bạn bè xấu. Hơn nữa, tâm lý của các em là mong muốn được đến trường để vui chơi cùng bạn bè cùng trang lứa. Cho nên, những học sinh bỏ học ở lứa tuổi này có thể vì điều kiện hoàn cảnh gia đình hoặc do học kém dẫn đến chán học đã đẩy các em đến con đường bỏ học ở tuổi quá nhỏ.


Học sinh lớp 9, mặc dù vẫn là đối tượng có thể giúp gia đình làm kinh tế, nhưng khi đã lên được lớp 9 thì trong tư tưởng của gia đình và bản thân học sinh đều có ý nghĩa là cố gắng học hết cấp THCS, cố gắng cầm được tấm bằng tốt nghiệp để có thể xin được việc làm, điều đó đã tạo động lực giữ chân các em ở lại trường.

3.2. Những nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến tình trạng bỏ học của học sinh THCS huyện Kỳ Sơn - tỉnh Hòa Bình

3.2.1. Nhân tố từ phía xã hội và cộng đồng

Để nâng cao chất lượng dạy và học phục vụ cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn đã tìm hiểu thực trạng bỏ học của học sinh THCS và chỉ ra những nguyên nhân của tình trạng này thông qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.6: Tình hình học sinh bỏ học năm học 2012 - 2013



STT


Khối lớp


Tổng số HS đầu năm học


Tổng số HS cuối năm học


Tổng số bỏ học


Chia ra theo các nguyên nhân

Chia theo thành

phần


Do học yếu


Do ý thức kém

Do GĐ

ít

quan tâm

Do hoàn cảnh GĐ


Do đi học nghề


Khác


Nữ


DT

1

6

438

435

3

0

0

0

2

0

1

2

2

2

7

472

465

7

0

0

4

3

0

0

4

7

3

8

400

373

19

0

2

0

9

2

6

7

16

4

9

382

370

10

0

0

3

3

2

2

8

9

Cộng

1694

1646

39

0

2

7

17

4

9

21

34

* Trong 39 em thống kê bỏ học có: 02 em khối 6 chuyển về Hà Nội; 02 em khối 8 chuyển (01 về Đà Bắc, 01 đi Miền Nam) ; Đi học nghề:04; Bỏ học: 31

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Kỳ Sơn)

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí