Thực Trạng Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế Bắc Kạn.

2.1.2. Khái quát về trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn

Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tiền thân là Trung tâm đào tạo cán bộ Y tế tỉnh Bắc Kạn, là đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Bắc Kạn được thành lập theo Quyết định số 2239/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. Trường chính thức ra mắt và đi vào hoạt động từ năm 2010 với chức năng đào tạo cán bộ y, dược có trình độ trung cấp, sơ cấp cho tỉnh Bắc Kạn và các tỉnh lân cận.

Những năm đầu khi trường mới thành lập, số lượng HS, SV nộp hồ sơ tuyển vào Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn luôn có số lượng cao trong tỉnh. Nhưng hiện 03 năm trở lại đây, do Bộ Y tế có chủ trương không tuyển dụng trình độ trung cấp, điều này làm ảnh hưởng lớn đến việc tuyển sinh hàng năm của nhà trường. Nên số lượng HS hệ trung cấp hiện nay giảm mạnh. Nhưng số lượng HS, SV liên kết đào tạo tăng lên do đáp ứng nhu cầu nâng cấp trình độ của Bộ Y tế theo xu thế hội nhập các nước ASEAN, Bộ Y tế đã đưa ra mốc thời gian 01/01/2021 cần phải chuẩn hóa trình độ Trung cấp. Lộ trình thực hiện chuẩn hóa cụ thể:

+ Từ 01/01/2021 chỉ tuyển viên chức có trình độ trung cấp.

+ Từ 01/01/2025 số viên chức đã tuyển có trình độ trung cấp phải chuẩn hóa để đạt trình độ trung cấp, đến lúc đó không còn chức danh trình độ trung cấp nữa.

* Số lượng HS trong 02 năm trở lại đây


STT

Chuyên ngành

Số lượng HS, SV

2016-2017

2017-2018

1

Ysĩ trung cấp

26

50

2

Điều dưỡng trung cấp

0

35

3

Điều dưỡng cao đẳng

156

128

4

Dược sĩ trung cấp

26

35

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 7

Từ năm 2017, nhà trường tổ chức hoạt động đào tạo theo đúng quy chế đào tạo trường Trung cấp chuyên nghiệp dạy nghề, áp dụng phương pháp dạy - học tích cực.

- Các ngành đào tạo: Dược trung cấp, Y sỹ trung cấp, Điều dưỡng trung cấp, Hộ sinh trung cấp.

- Tổng số HS, SV chuyên nghiệp năm 2017: 417 HS, SV. Trong đó: Trung cấp chính quy: 132 HS; Cao đẳng liên thông chính quy: 285 SV.

- Đào tạo liên tục: Chỉ tiêu được giao: 600 học viên. Thực hiện đào tạo 860 học viên (đạt 143,3%).

- Số lượng: Tổng số CBVC-LĐ: 37, trong đó:

+ Cán bộ viên chức trong biên chế: 29;

+ Cán bộ Hợp đồng 68: 02, hợp đồng lao động khác: 06.

+ Trình độ QLNN: Trường có 16 cán bộ có trình độ chuyên viên, 03 cán bộ có trình độ chuyên viên chính.

+ Trình độ CC LLCT: 03 cán bộ trình độ cao cấp chính trị.

+ Trình độ TC LLCT: 03 cán bộ trình độ trung cấp chính trị.

- Đội ngũ CB,GV hướng dẫn THLS có 34,28% là nam và 65,71% là nữ.

Số CB, GV là nữ chiếm 2/3 sẽ có liên quan đến việc nghỉ chế độ thai sản

- 100% có trình độ đại học trở lên, là điều kiện tốt về trình độ chuyên môn.

- Số CB, GV có thâm niên từ trên 10 nhiều hơn, là yếu tố thuận lợi về kinh nghiệm giảng dạy trong hướng dẫn THLS.

HS, SV Nhà trường THLS, thực tập tốt nghiệp tại, Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn, tại Trung tâm Y tế Thành phố Bắc Kạn, Trung tâm Y tế Chợ Mới, Trung tâm Y tế Bạch Thông, Trung tâm Kiểm nghiệm Dược phẩm - Mỹ phẩm Bắc Kạn, Công ty cổ phần Dược phẩm Bắc Kạn, các Trung tâm Y tế, trạm Y tế xã trong phạm vi toàn tỉnh.

2.1.3. Khái quát về khảo sát thực trạng

* Mục đích khảo sát

Làm sáng tỏ thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn.

* Đối tượng khảo sát:

- 206 HS, SV tham gia THLS tại BVĐKBK trong thời gian nghiên cứu đề

tài.

- 35 CB, GV hướng dẫn THLS, bao gồm CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) tham gia hướng dẫn THLS thường xuyên trong 02 năm trở lại đây.

* Nội dung khảo sát:

- Nhận thức về tầm qua trọng việc THLS tại bệnh viện của cán bộ quản lý, GV, HS, SV của nhà trường.

- Thực trạng các hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK.

- Thực trạng công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn.

* Phương pháp khảo sát:

- Phỏng vấn 35 CB, GV (cơ hữu và thỉnh giảng) hướng dẫn THLS cho HS, SV nhà trường tại BVĐK tỉnh Bắc Kạn

- Sử dụng phiếu hỏi với 206 HS, SV của nhà trường.

- Quan sát những hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK.

- Nghiên cứu một số sản phẩm của hoạt động THLS (các văn bản, qui chế, nội qui, qui định, sổ tay lâm sàng, phương tiện học THLS…) liên quan đến công tác quản lý hoạt động THLS của HS, SV nhà trường tại BVĐKBK.

2.2. Thực trạng hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường trung cấp Y tế Bắc Kạn.

2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên về mức độ tầm quan trọng của hoạt động thực hành lâm sàng

Tìm hiểu nội dung này chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nhận thức của CB,GV và HS,SV về tầm quan trọng của hoạt động THLS

Nội dung

HS,SV

CB, GV

n

%

n

%

Rất quan trọng

191

92,71

35

100,00

Quan trọng

15

7,28

0

0

Không quan trọng

0

0

0

0

Cộng

206

100.00

35

100.00

Nhận xét:

Có 92,71% HS, SV ý thức được rằng việc THLS là rất quan trọng, 7,28% cho là quan trọng và không có trường hợp nào cho là không quan trọng. Điều đó cho thấy hầu hết HS, SV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc THLS.

Có 100% GV khẳng định việc THLS là rất quan trọng. Cho thấy tất cả các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề THLS.

Tất cả HS, SV và GV đều nhận thức việc THLS là quan trọng. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa CB, GV và HS, SV. Điều này thuận lợi cho hoạt động THLS của CB, GV và HS, SV của nhà trường.

* Khảo sát về nhận thức mức độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK cho kết quả sau:

Bảng 2.2. Khảo sát thực trạng nhận thức của CB, GV và HS, SV về mức độ cần thiết của quản lý hoạt động THLS tại BVĐKBK‌

Nội dung

HS, SV

CB, GV

n

%

n

%

Rất cần thiết

195

94,66

35

100,00

Cần thiết

10

4,85

0

0

Không cần thiết

1

0,48

0

0

Cộng

206

100.00

35

100.00

Nhận xét:

Có 92,71% HS, SV ý thức được rằng việc THLS là rất cần thiết, 0,48% cho là cần thiết và không có trường hợp nào cho là không không cần thiết. Điều đó cho thấy hầu hết HS, SV đều nhận thức được tầm quan trọng của việc THLS.

Có 100% CB,GV khẳng định việc THLS là rất cần thiết. Cho thấy tất cả các CB, GV đều nhận thức được mức độ cần thiết của việc quản lý hoạt động THLS.

Tất cả HS, SV và CB, GV đều nhận thức việc THLS là cần thiết. Kết quả cho thấy sự tương đồng giữa CB, GV và HS, SV. Điều này cho rằng việc quản lý hoạt động THLS là rất cần thiết.

2.2.2. Thực trạng về hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn

2.2.2.1. Thực trạng về mục tiêu chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên

Mục tiêu là những tiêu chí mà HS, SV phải đạt được về kiến thức, kỹ năng và thái độ sau thời gian THLS tại mỗi khoa chuyên môn, bao gồm cả Chỉ tiêu lâm sàng cần thực hiện. Với mục đích là đánh giá về sự phù hợp của mục tiêu chương trình, chúng tôi tiến hành khảo sát trên CB, GV và HS, SV kết quả thu được như sau:

Bảng 2.3. Đánh giá của CB, GV và HS, SV về mức độ phù hợp của mục tiêu chương trình THLS‌

Nội dung

HS, SV

CB, GV

n

%

n

%

Rất phù hợp

185

89,80

31

88,57

Phù hợp

21

10,20

4

11,42

Không phù hợp

0

0

0

0

Cộng

206

100,00

35

100,00

Nhận xét:

Tất cả HS, SV cho rằng mục tiêu THLS của nhà trường là phù hợp, trong đó 89,80% cho rằng rất phù hợp.

Tất cả CB, GV đều cho là phù hợp, có đến 88,57% cho là rất phù hợp. Không có ý kiến nào cho rằng mục tiêu THLS của nhà trường là không phù hợp.

Đây là yếu tố thuận lợi cho việc thực hiện quản lý hoạt động THLS của nhà trường.

2.2.2.2. Thực trạng về nội dung chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường trung cấp Y tế Bắc Kạn

Nội dung chương trình được xây dựng dựa trên khung chương trình của trường TCCN. Tùy từng đối tượng HS, SV, tùy từng chuyên ngành mà việc xây

dựng nội dung chương trình phải đảm bảo đạt được mục tiêu của chương trình và chỉ tiêu lâm sàng có sự phân bổ về thời gian cụ thể.

Bảng 2.4. Đánh giá của CB, GV và HS, SV trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn về sự phù hợp của nội dung chương trình THLS của HS, SV

Đối tượng khảo

sát

Nội dung chương

trình

Bài giảng hướng

dẫn THLS

Bảng kiểm

Phù hợp

Tương đối phù

hợp

Không phù

hợp


Đủ


Thiếu

Không có

Phù hợp

Tương đối phù

hợp

Không phù

hợp

HS, SV

206

0

0

0

196

10

189

17

0

100,0

0

0

0

95,15

4,85

91,75

8,25

0

CB, GV

35

0

0

0

191

15

35

0

0

100,0

0

0

0

92,72

7,28

100,0

0

0

Nhận xét:

Kết quả khảo sát HS, SV:

Khảo sát về nội dung chương trình thì 100% HS, SV và CB, GV cho là phù hợp.

Khảo sát về bài giảng hướng dẫn THLS cho kết quả: 100% CB, GV và HS, SV đều cho rằng bài giảng hướng dẫn THLS là không đủ. 4,85% HS, SV và 7,28% CB, GV nhận định là không có. Ý kiến thăm dò cho biết: Có những CB, GV thỉnh giảng không có bài giảng hướng dẫn THLS mà chỉ giảng theo vốn kiến thức sẵn có và theo kinh nghiệm có được ở lâm sàng.

Khảo sát về bảng kiểm: 91,75% HS, SV cho là phù hợp và 8,25% cho là chưa phù hợp, cần điều chỉnh; 100% CB, GV cho là phù hợp.

Điều này cho thấy các CB, GV thỉnh giảng cần phải soạn bài giảng hướng dẫn THLS cho HS,SV.

2.2.2.3. Thực trạng về tổ chức thực hiện chương trình thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên tại bệnh viện

Việc tổ chức thực hiện chương trình THLS đối với HS, SV tại bệnh viện được thực hiện theo trình tự gồm 11 bước.

- Về qui trình các bước thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện

Khảo sát ở 35 CB, GV nhà trường về việc CB, GV có thực hiện đầy đủ các bước trong quá trình tổ chức thực hiện chương trình THLS, cho kết quả sau:

Bảng 2.5. Khảo sát thực trạng việc CB, GV thực hiện đầy đủ các bước trong tổ chức thực hiện chương trình THLS tại bệnh viện‌


TT


Các bước tổ chức hoạt động THLS

Có thực hiện

Không

thực hiện

SL

%

SL

%


1

- Xây dựng kế hoạch.

- Xác định mục tiêu THLS.

- Xây dựng nội dung chương trình.

- Soạn bài giảng hướng dẫn THLS.


24


68,57


11


31,43

2

- Chuẩn bị những phương tiện hướng dẫn

THLS phù hợp với nội dung chương trình

30

85,71

5

14,29


3

- Thông báo những nội dung chương trình THLS.

- Thông báo những qui định đối với hoạt động thực hiện chương trình THLS tại

bệnh viện


33


94,28


2


5,71

4

- Bố trí môi trường tổ chức thực hiện chương

trình hoạt động THLS tại bệnh viện.

35

100,00

0

0

5

- GV thao tác mẫu những qui trình kỹ

thuật chuyên môn

35

100,00

0

0


6

- Tổ chức cho HS, SV luyện từng thao tác

theo bước mẫu theo qui trình kỹ thuật (bảng kiểm)


18


51,42


17


48,57

7

- Tổ chức thực hiện tổng hợp trình tự cả

qui trình.

33

94,28

2

5,71

8

- Tổ chức luyện tập độc lập

31

88,57

4

11,42

9

- Tổ chức luyện tập định kỳ

28

80,00

7

20,00

10

- Tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả THLS

35

100,00

0

0

11

- Tổ chức rút kinh nghiệm, giao việc.

23

65,71

12

34,28


sau:

Nhận xét:

Bảng kết quả thực hiện các hoạt động THLS tại bệnh viện cho kết quả như


Mức độ CB, GV thực hiện các bước đều đạt từ 50% trở lên; Một số bước đạt 100% CB, GV thực hiện:

- Bước bố trí môi trường tổ chức hoạt động THLS tại bệnh viện đạt 100%,

đây là công việc cần được chuẩn bị ban đầu trước mỗi đợt HS, SV đi THLS.

- Bước CB, GV thao tác mẫu những qui trình kỹ thuật chuyên môn đây là bước rất quan trọng trong hoạt động THLS. Bước này đạt 100%.

- 100% CB, GV thực hiện tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả THLS. Đây là bước bắt buộc để minh chứng hiệu quả của hoạt động THLS của HS, SV nhà trường.

Ở một số bước chưa có sự thực hiện đồng bộ của các CB, GV:

- Tổ chức cho HS, SV luyện từng thao tác theo bước mẫu (bảng kiểm) đạt mức thấp nhất 51,42%, ở đội ngũ CB, GV thỉnh giảng khi hướng dẫn THLS cho HS, SV thường theo kinh nghiệm truyền đạt lại, không có bảng kiểm để đánh giá qui trình.

- Tổ chức rút kinh nghiệm, giao việc chỉ đạt 65,71%,

- Xác định mục tiêu THLS và Soạn bài giảng hướng dẫn THLS chỉ đạt 68,57, phần không thực hiện chủ yếu là ở bước Soạn bài giảng hướng dẫn THLS của CB, GV thỉnh giảng bên bệnh viện.

- Chuẩn bị những phương tiện hướng dẫn THLS đạt 85,71, còn 14,29% không thực hiện hoặc thực hiện không thường xuyên, (chỉ mắc ở CB, GV thỉnh giảng).

- Tổ chức thực hiện tổng hợp trình tự cả qui trình là bước quan trọng trong rèn luyện kỹ năng cho HS, SV, nếu bỏ qua bước này sẽ dẫn đến việc HS, SV bỏ bước trong thực hiện qui trình kỹ thuật, hoặc thực hiện không theo trình tự. Bước này có: 94,28% CB, GV thực hiện thường xuyên, còn 5,71% chưa thực hiện thường xuyên.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022