Kinh Nghiệm Của Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long Trong Việc Khắc Phục Tình Trạng Bỏ Học Của Học Sinh


pháp uốn nắn tốt thì các em sẽ đi theo hướng tích cực và ngược lại các em sẽ trở nên hư hỏng.

Ngoài những nhân tố đã nêu trên thì điều kiện tự nhiên là một trong những nhân tố đặc thù ảnh hưởng đến việc học hành của học sinh. Do sống ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn làm cản trở việc đi học của HS; Phong tục tập quán sống du canh, du cư cũng làm cho quá trình học tập của con em không ổn định, khoảng cách từ nhà đến trường xa đã tạo nên sự tương tác giữa gia đình và nhà trường gây ra những khó khăn trong quá trình học tập của trẻ em...

Nhìn chung có khá nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở và ở mỗi vùng miền khác nhau cũng có sự khác nhau. Hơn nữa, THCS là cấp học trung gian trong giáo dục phổ thông của hệ thống giáo dục quốc dân, là sự nối tiếp việc hình thành và phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ từ bậc tiểu học. Việc chăm lo, phát triển GDPT nói chung và cấp THCS nói riêng là trách nhiệm cao cả của toàn xã hộ. Cho nên cần phải nắm rò tâm sinh lý của học sinh THCS, hiểu được những tác nhân làm cho học sinh THCS phải bỏ học để từ đó tìm ra hướng giải quyết hữu hiệu nhất.

1.2.4. Kinh nghiệm của các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long trong việc khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng kinh tế trọng điểm của cả nước với thế mạnh về sản xuất lương thực và thủy sản, nhưng mặt bằng dân trí lại thấp hơn các vùng miền khác. Mặc dù Chính phủ và Bộ Giáo dục & Ðào tạo đã có chiến lược nhằm nâng cao trình độ dân trí, chất lượng giáo dục của khu vực này song kết quả chưa như mong muốn. Vì thế, Đồng bằng sông Cửu Long hiện vẫn là “vùng trũng” về giáo dục của cả nước. Một trong những yếu tố tác động không nhỏ đến thực trạng này là tình trạng học sinh bỏ học.


Theo Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, vùng Đồng bằng sông Cửu Long có hơn 3,1 triệu HS gồm: 467 nghìn cháu mầm non, 1,4 triệu HS tiểu học, 835 nghìn HS THCS, 364 nghìn HS THPT. Mặc dù, quy mô, chất lượng GD & ÐT được nâng lên, nhưng tỷ lệ HS bỏ học của vùng còn cao hơn mức bình quân chung cả nước. Trong năm 2010 - 2011, Đồng bằng sông Cửu Long ó gần 21 nghìn HS bỏ học, chiếm tỷ lệ khoảng 0,75% (bình quân cả nước 0,43%), cao hơn cả Tây Nguyên (0,71%). Các tỉnh có tỷ lệ HS bỏ học cao là Long An, An Giang, Ðồng Tháp, Sóc Trăng, Vĩnh Long [46].

Tình trạng HS bỏ học ở các địa phương tuy có giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn ở mức cao. Ðây là nỗi bức xúc của ngành giáo dục và đào tạo, trăn trở của cấp ủy, chính quyền các cấp và cộng đồng xã hội. Theo các Sở GD& ĐT, nguyên nhân dẫn đến tình trạng HS bỏ học chủ yếu là do các em có hoàn cảnh gia đình đặc biệt khó khăn, bản thân học lực kém, nhà ở xa trường điều kiện sông nước đi lại khó khăn, nhất là HS ở các xã vùng sâu, vùng ven biển. Một số hộ dân nghèo lo làm ăn xa, chưa thật sự quan tâm đến việc học của con em hoặc phải để con em ở nhà phụ tiếp gia đình. Mặt khác, điều kiện và chất lượng giảng dạy, học tập còn hạn chế ở một số trường thuộc vùng kinh tế khó khăn, vùng sâu, vùng xa ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em dẫn đến tình trạng các em chán học, bỏ học.

Trước tình hình trên và để khắc phục tình trạng HS bỏ học, ngành Giáo dục các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đã phối hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương đẩy mạnh tuyên truyền xã hội hóa giáo dục, vận động các nguồn tài trợ tổ chức cấp phát học bổng, sách giáo khoa, tập vỡ, hỗ trợ HS có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, HS nghèo, vượt khó; chỉ đạo các trường tăng cường công tác phụ đạo cho HS có học lực yếu kém; kết hợp với chính quyền địa phương, Ban đại diện cha mẹ HS, Hội Khuyến học, các ban ngành có liên quan thường xuyên theo dòi và kịp thời vận động đối tượng HS bỏ học trở lại

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.


trường hoặc vào các lớp bổ túc văn hóa ở phương, hỗ trợ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để các em được đến trường. Cụ thể như:

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 6

Với Cà Mau, tình trạng trường, lớp còn phân tán, trang thiết bị phục vụ

cho dạy và học còn thiếu thốn chưa thật sự thu hút học sinh đến trường. Cấu tạo địa chất khu vực này không thuận lợi cho xây dựng công trình cao tầng, cho nên việc đầu tư hạ tầng tốn kém. Tình trạng này đã và đang gây khó khăn cho các hoạt động dạy và học của các nhà trường trong tỉnh. Ðặc biệt, giao thông đi lại hết sức khó khăn, nhất là mùa mưa. Cà Mau chủ yếu là đường thủy với hệ thống kênh, rạch, sông ngòi chằng chịt, giao thông đường bộ rất hạn chế vì nền đất yếu, dễ bị sụt lún lở xuống sông. Toàn tỉnh Cà Mau đến nay vẫn còn một số nơi chưa có đường ô-tô đến trung tâm huyện và xã. Theo thống kê đầu năm học 2009 - 2010, hằng ngày có hơn 37,5 nghìn HS phổ thông phải đi đò đến lớp (6.500 HS đi đò ngang và 31 nghìn HS đi đò dọc), trong đó có hơn 14 nghìn HS có hoàn cảnh gia đình khó khăn cần được hỗ trợ tiền đò. Có thời điểm hàng chục nghìn HS phải bỏ học vì không đủ tiền đi đò đến lớp. Trước tình trạng đó, tỉnh Cà Mau đã có chủ trương hỗ trợ tiền đò đến lớp cho HS. Bình quân số tiền đò phải trả đối với đi đò ngang khoảng 45 nghìn đồng/HS/tháng và 200 nghìn đồng/tháng/HS đi đò dọc. Ðây là chủ trương đúng ý Ðảng, hợp lòng dân nên đã được cộng đồng ủng hộ mạnh mẽ. Tính đến ngày 31-12-2010, Quỹ Hỗ trợ tiền đò dành cho HS có hoàn cảnh khó khăn thuộc Ủy ban MTTQ tỉnh Cà Mau đã tiếp nhận được hơn 20,3 tỷ đồng do các đơn vị, cá nhân trong và ngoài tỉnh ủng hộ và đã chi hơn 19,2 tỷ đồng để hỗ trợ HS đi đò đến lớp.

Hay như An Giang là địa phương có số HS bỏ học cao nhất cả nước. Nhằm hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, từ năm 2008, Ban Thường vụ Tỉnh ủy An Giang đã ban hành Chỉ thị số 30/CT.TU về việc hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Qua triển khai thực hiện, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban


ngành, đoàn thể các cấp đã nhận thức đầy đủ hơn về vai trò, trách nhiệm và tập trung hạn chế tình trạng học sinh bỏ học theo hai nhóm nguyên nhân: Thứ nhất, bỏ học do học tập kém, là trách nhiệm chủ yếu của ngành giáo dục; Thứ hai, bỏ học do hoàn cảnh khó khăn, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Từ đó, tăng cường chỉ đạo, chủ động phối hợp với ngành giáo dục đẩy mạnh huy động học sinh đến trường, hạn chế tình trạng bỏ học.

Các cấp, các ngành trong tỉnh đã tăng cường thực hiện các chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm và xem đây là một trong những giải pháp góp phần hạn chế tình trạng học sinh bỏ học. Bên cạnh việc triển khai đồng bộ nhiều chính sách đảm bảo an sinh xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống cho các tầng lớp nhân dân; từ năm 2008 đến nay, tỉnh đã thực hiện chính sách miễn, giảm học phí và các khoản đóng góp khác cho

90.000 học sinh thuộc hộ nghèo và cận nghèo; hỗ trợ dụng cụ học tập cho

12.000 học sinh nghèo, mồ côi, tàn tật; trợ cấp học bổng cho 14.500 học sinh nghèo và học sinh dân tộc…; các trường thực hiện tốt chủ trương cho học sinh diện chính sách, học sinh nghèo mượn sách giáo khoa, đảm bảo tất cả học sinh có đầy đủ sách giáo khoa để học tập. Các cấp hội trong tỉnh đã vận động đóng góp tiền, hiện vật với tổng trị giá trên 31 tỷ đồng hỗ trợ học bổng, học cụ, học phẩm, phương tiện đi lại… cho hơn 20.000 học sinh, sinh viên nghèo hiếu học, giúp các em yên tâm đến trường [46].

Việc nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục cũng được xem là một giải pháp quan trọng góp phần giảm học sinh yếu kém dẫn đến bỏ học. Các trường trong tỉnh tích cực hưởng ứng cuộc vận động “hai không” và cuộc vận động đổi mới phương pháp dạy và học; tổ chức tốt việc phụ đạo học sinh yếu kém. Thường xuyên cập nhật tình hình, sớm phát hiện học sinh có nguy cơ bỏ học, xác định nguyên nhân để theo dòi, giúp đỡ kịp thời bằng nhiều biện pháp phù hợp thông qua vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh, thầy


cô giáo và bạn bè trong lớp; đồng thời giới thiệu để hội khuyến học, hội cựu giáo chức, các tổ chức đoàn thể ở địa phương hỗ trợ về vật chất cho các đối tượng này. Theo Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm học 2008 - 2009, Sở GD&ĐT tỉnh An Giang thì Quỹ khuyến học tỉnh, huyện, thị, thành phố từ năm 2002 đến nay đã tiếp sức cho HS với nguồn quỹ lên tới hơn 80 tỷ đồng. Bên cạnh đó, ngành giáo dục luôn quan tâm cải thiện điều kiện và môi trường học tập của học sinh thông qua phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cải thiện điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, tổ chức tốt các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa-thể thao… thu hút học sinh đến trường và gắn bó với môi trường học tập của mình.

Cùng với sự nỗ lực của các cấp chính quyền và ban, ngành chức năng, đến nay, ngành giáo dục của tỉnh đã cơ bản giải quyết dứt điểm tình trạng “ngồi nhầm lớp”. Tỷ lệ học tập yếu, kém giảm dần; chất lượng giáo dục, nhất là đối với cấp học nền tảng (tiểu học) và các lớp đầu cấp được quan tâm đặc biệt. Công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi tiếp tục được duy trì. Từ cuối năm 2007 đến nay, An Giang được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đến cuối năm 2008, tiếp tục được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi.

Song song đó, các cấp, các ngành trong tỉnh còn tăng cường huy động học sinh, vận động học sinh bỏ học trở lại trường. Tháng 8 hàng năm được chọn là “Tháng hành động vì sự nghiệp giáo dục” với nhiều hoạt động thiết thực, như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền; họp mặt tuyên dương hoc sinh điển hình, đỗ cao trong các kỳ thi tốt nghiệp, thi tuyển sinh vào các trường đại học, học sinh nghèo vượt khó học giỏi; đầu tư, tu sửa trường lớp, trang thiết bị phục vụ năm học mới; các đoàn thể, nhà trường tổ chức huy động, vận động học sinh đến trường, hạn chế tình trạng học sinh tái bỏ học… Tiếp tục duy trì các lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sở, bố trí thời gian, địa điểm


giảng dạy, học tập phù hợp để các học sinh nghèo vừa có thời gian học tập, vừa có điều kiện tham gia lao động phụ giúp gia đình.

Ngành giáo dục và các địa phương củng cố, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa gia đình - nhà trường - xã hội trong việc ngăn ngừa học sinh bỏ học, theo dòi chặt chẽ đối tượng có nguy cơ bỏ học để tác động các em tiếp tục đến trường. Qua triển khai, đã có nhiều mô hình, cách làm hay cần được nhân rộng, như: chi bộ, tổ đảng, các tổ chức đoàn thể trực tiếp đảm nhận phụ trách theo dòi, hạn chế học sinh bỏ học ở địa phương; thường xuyên phối hợp với nhà trường và gia đình để động viên, giúp đỡ học sinh đến trường. Việc thanh tra, kiểm tra công tác chống bỏ học được tiến hành thường xuyên, kịp thời phát hiện những thiếu sót, bất cập, tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền địa phương chỉ đạo uốn nắn.

Nhờ triển khai đồng bộ các giải pháp trên, nên tình trạng học sinh bỏ học trên địa bàn tỉnh đã có xu hướng giảm dần ở cả 3 cấp học. Cụ thể: năm học 2007 – 2008, tỷ lệ bỏ học bậc tiểu học là 3,6%, trung học cơ sở là 13,53%, trung học phổ thông là 9,23%. Đến năm học 2008- 2009, tỷ lệ trên giảm, cụ thể đối với bậc tiểu học là 1,57%, trung học cơ sở là 7,01%, trung học phổ thông là 5,76%. Năm học 2009-2010 tỷ lệ trên giảm lần lượt còn: 1,07% - 4,47 - 4,76%. Đến năm học 2010-2011 còn 0,41% - 1,60% và 1,55% [46].

Có thể nói, những kết quả đạt được là rất đáng trân trọng. Thực tiễn công tác khắc phục tình trạng bỏ học ở An Giang đã rút ra những bài học kinh nghiệm nhằm hạn chế tình trạng này:

Một là, tăng cường tuyên truyền sâu rộng trong hệ thống chính trị và toàn xã hội nhằm góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác chống bỏ học đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội.


Hai là, công tác chống bỏ học phải được đưa vào nghị quyết, chương trình hành động của cấp ủy đảng, hội đồng nhân dân, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của UBND các cấp, làm cơ sở huy động các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và nhân dân tham gia. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá và chỉ đạo tháo gỡ vướng mắc trong quá trình thực hiện.

Ba là, ngành giáo dục - đào tạo phải phát huy tối đa vai trò nòng cốt trong công tác chống bỏ học. Thực hiện tốt các giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; thường xuyên cập nhật số liệu thống kê, nắm chắc tình hình để chủ động tham mưu giúp cấp ủy đảng, chính quyền trong quá trình chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác chống bỏ học ở địa phương. Từng nhà trường, cơ quan quản lý giáo dục ở địa phương phân công trách nhiệm, có kế hoạch, mục tiêu, giải pháp cụ thể và định kỳ họp đánh giá, kiểm điểm, rút kinh nghiệm về công tác huy động học sinh, chống bỏ học tại đơn vị, địa phương mình.

Bốn là, tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường và gia đình để nắm bắt hoàn cảnh, điều kiện học tập của học sinh, kịp thời có những giải pháp hỗ trợ các em đến trường. Đây là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao chất lượng giáo dục và hạn chế tình trạng học sinh bỏ học.

Năm là, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục. Phát huy tốt vai trò của mặt trận và các đoàn thể, hội Khuyến học, hội Cựu giáo chức các cấp… tham gia công tác chống bỏ học, vận động đối tượng ra lớp, hỗ trợ vật chất, động viên tinh thần, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn; kịp thời khen thưởng, động viên tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự nghiệp phát triển giáo dục-đào tạo nói chung, công tác chống bỏ học nói riêng

Còn tỉnh Bạc Liêu, quan tâm đến công tác phát hiện và bồi dưỡng HS năng khiếu, từ đó các hội thi thể dục - thể thao, văn hóa nghệ thuật cấp khu vực, toàn quốc thì thành tích, số lượng các giải cao và thứ hạng liên tục tăng lên. Tỉnh Đồng Tháp thực hiện đối thoại giữa các cấp quản lý với toàn thể đội


ngũ nhà giáo và nhân dân; thực hiện “3 chung” trong việc tổ chức thi các môn chính ở các lớp phổ thông cuối cấp.

Trong khi đó, tỉnh Hậu Giang tiếp tục duy trì hình thức đỡ đầu trường học và hoàn thành việc xây trường mầm non, mẫu giáo ở những xã, phường, thị trấn chưa có trường từ nguồn kinh phí xã hội hóa. Tỉnh Kiên Giang thực hiện mô hình “Trường học mới” cấp Tiểu học cũng như lần đầu tiên tổ chức kỳ thi tuyển dụng viên chức để có giáo viên chất lượng. Tỉnh Long An thực hiện việc quản lý dạy thêm học thêm với một số giải pháp để quản lý tốt hơn như tổ chức các đoàn thanh tra cắm chốt tại các địa bàn; kêu gọi các lực lượng xã hội và chính quyền địa phương cùng tham gia tuyên truyền và phổ biến thực hiện, hỗ trợ cho các trường thực hiện nghiêm những quy định về dạy thêm, học thêm.

Còn tỉnh Tiền Giang tập trung nâng cao chất lượng các phong trào, hội thi, từ đó các cuộc thi như HS giỏi, văn hay chữ tốt, giải toán máy tính cầm tay... đều đạt kết quả phấn khởi. Tỉnh Trà Vinh tăng cường tổ chức học 2 buổi/ngày nhằm cho HS dân tộc Khmer biết ít và chưa biết Tiếng Việt và đổi mới phương pháp dạy tiếng dân tộc, làm cho HS hứng thú học tiếng dân tộc hơn. Tỉnh Vĩnh Long tổ chức nhiều hoạt động phong phú ngoài trời, ngoại khóa đa dạng về hình thức, nội dung góp phần tích cực để tiếp tục triển khai hiệu quả các cuộc vận động thi đua trong ngành.

Với những biện pháp khắc phục tình trạng bỏ học của học sinh ngành giáo dục các tỉnh trong những năm học qua, số lượng và tỷ lệ học sinh bỏ học ở hầu hết các địa phương đều giảm so với năm học trước. Tuy nhiên, số HS bỏ học vẫn cao hơn với bình quân cả nước, một số tỉnh vẫn còn có trên 2.000 HS bỏ học như An Giang: 6.700 HS, Kiên Giang: 5.170 HS, Sóc Trăng: 3.469 HS, Cà Mau có 2.983 HS, Đồng Tháp có 2.889 HS, Trà Vinh 2.115 HS…

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 03/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí