Thực Trạng Bỏ Học Của Học Sinh Trung Học Cơ Sở Ở Huyện Kỳ Sơn


Kết luận chương 2

Phương pháp là con đường nghiên cứu, phương pháp nhận thức, là tổng hợp những thủ thuật thao tác để đạt tới mục đích nhận thức. Việc lựa chọn phương pháp phù hợp có ý nghĩa rất lớn đối với kết quả nghiên cứu của toàn bộ luận văn. Trên cơ sở xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn, tác giả xây dựng hệ thống phương pháp nghiên cứu khoa học và cách tiếp cận vận đề dưới góc độ khoa học kinh tế chính trị. Ngoài các phương pháp chủ yếu của kinh tế chính trị Mác - Lênin, tác giả còn sử dụng các phương pháp khác như: phương pháp tổng hợp, phân tích, thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu, phương pháp điều tra để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đề tài đặt ra.


Chương 3

TÁC ĐỘNG CỦA CƠ SỞ KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN TÌNH TRẠNG BỎ HỌC CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ

Ở HUYỆN KỲ SƠN, TỈNH HÒA BÌNH


3.1. Thực trạng bỏ học của học sinh trung học cơ sở ở huyện Kỳ Sơn

3.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội của huyện Kỳ Sơn

Kỳ Sơn là một trong 11 huyện thị của tỉnh Hòa Bình nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Hòa Bình. Có diện tích rộng 210,76 km2, nằm ở vị trí 22o07' - 26o00' vĩ bắc, 105o48' - 106o25' kinh đông. Phía Tây và Tây Nam giáp thành phố Hòa Bình, phía Đông Nam giáp huyện Kim Bôi, phía Đông giáp huyện Lương Sơn, đều thuộc tỉnh Hòa Bình. Phía Bắc và Đông Bắc Kỳ Sơn giáp huyện Ba Vì và huyện Thạch Thất của thành phố Hà Nội. Phía Tây Bắc giáp các huyện của tỉnh Phú Thọ, kể từ bắc xuống nam là: Thanh Thủy (góc Tây Bắc), Thanh Sơn (mặt Tây Tây Bắc). Kỳ Sơn có địa thế nằm bên bờ hữu ngạn sông Đà - một con sông lớn của hệ thống sông Hồng, ở về phía hạ du của thủy điện Hòa Bình. Nửa phía bắc huyện là phần Nam của dãy núi Ba Vì, trên đó có một phần của vườn quốc gia Ba Vì. Điểm cực tây bắc của huyện nằm trên bờ sông Đà, thuộc xã Hợp Thịnh, là ngã ba ranh giới của huyện (và

của cả tỉnh) với thành phố Hà Nội và tỉnh Phú Thọ. Huyện lỵ Kỳ Sơn nằm trên quốc lộ 6, chính giữa rìa phía Tây huyện, trên bờ sông Đà cách thành phố Hòa Bình 9 km.

Huyện Kỳ Sơn có nguồn tài nguyên nước dồi dào với 20 km sông Đà chảy qua thị trấn Kỳ Sơn và các xã Dân Hạ, Hợp Thành, Hợp Thịnh, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Trên địa bàn huyện còn có nhiều con suối lớn nhỏ có khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.


Trước kia, do quá trình điều tiết dòng chảy, sông Đà thường gây ra lũ lụt làm hai bên bờ bị xói lở mạnh. Khi đập nhà máy thủy điện Hòa Bình hoàn thành, Kỳ Sơn đã chủ động được trong việc điều tiết dòng chảy, hạn chế được lũ lụt và hạn hán. Ở Kỳ Sơn có mỏ đất sét khoảng 2 triệu m3 và các mỏ cát ở Hợp Thành, Hợp Thịnh, rất thuận lợi cho việc sản xuất nguyên vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, những nguồn tài nguyên quý đó chưa được khai thác phục vụ cho cuộc sống.

Huyện Kỳ Sơn chính thức ra đời cùng với ngày thành lập tỉnh Hòa Bình - ngày 18-3-1891. Lúc đó, tỉnh Hòa Bình có bốn châu là Lương Sơn, Kỳ Sơn, Mai Đà và Lạc Sơn. Ngày 12-12-2001, Chính phủ ra Nghị định số 95/CP tách huyện Kỳ Sơn thành hai huyện: Kỳ Sơn và Cao Phong.

Địa hình Kỳ Sơn núi non trùng điệp, rừng quốc gia đan xen rừng nguyên sinh với các rặng núi đá vôi, Sông Đà chảy qua tạo bức tranh sơn thủy hữu tình, là sự hấp dẫn lớn với các nhà đầu tư du lịch cũng như khách du lịch trong nước và quốc tế. Với vị trí địa lý tự nhiên lại kề cận Thủ đô, là cửa ngò của vùng Tây Bắc và có văn hóa cộng đồng đa dạng, Kỳ Sơn có tiềm năng du lịch lớn. Trong đó, Thác Thăng Thiên, Suối Bùi, Hồ Đồng Bến, Hồ Suối Chọi, Hồ Rợn, tổ hợp “Kỳ Sơn xanh”, cùng với Sân golf Phượng Hoàng... là ưu thế của Kỳ Sơn, tạo điều kiện phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch cộng đồng, câu cá hồ, suối, đi bộ, đi xe thưởng ngoạn cảnh trí thiên nhiên, phục vụ các kỳ nghỉ cuối tuần. Ngoài ra, huyện Kỳ Sơn còn nhiều núi đá, hang động, hồ nước, rừng thông khá hấp dẫn và nhiều danh thắng đẹp có thể phát triển du lịch như hồ Đồng Bãi, hồ Đồng Bến, động Can (xã Độc Lập)...Chính quyền huyện Kỳ Sơn cũng đang triển khai việc bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc Mường, xây dựng làng, bản văn hóa gắn với nông thôn mới. Hiện, 9/10 xã, thị trấn có đội cồng chiêng với 18 đội được tổ chức thường xuyên tham gia biểu diễn trong các dịp lễ tết, đón khách đặc biệt. Có nhiều gia đình, mọi thành


viên đều biết sử dụng các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca Mường. Có nhiều xóm, bản nếu được đầu tư về hạ tầng cơ sở và tổ chức dịch vụ du lịch tốt, có thể tổ chức du lịch cộng đồng thu hút khách du lịch trong và ngoài nước tới lưu trú, tham quan tìm hiểu văn hóa dân tộc ít người.

Kỳ Sơn là huyện miền núi, có những đầu mối giao thông huyết mạch như đường quốc lộ 6 chạy qua theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ huyện Lương Sơn, cắt ngang huyện, qua thị trấn Kỳ Sơn, rồi men theo bờ sông Đà sang thành phố Hòa Bình. Tỉnh lộ 446 nối quốc lộ 21A và quốc lộ 6 có điểm đầu gần cầu Vai Réo thuộc địa phận xã Phú Cát, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội và điểm cuối tại ngã ba Bãi Nai thuộc địa phận xã Mông Hóa. Đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình được khởi công ngày 3/10/2010. Dự án có tổng mức đầu tư 9.940 tỷ đồng dự kiến hoàn thành sau 36 tháng sẽ cắt địa bàn huyện qua các xã Yên Quang, Phúc Tiến, Dân Hạ, Mông Hóa và thị trấn Kỳ Sơn. Bên cạnh đó, Kỳ Sơn còn có hệ thống giao thông đường thủy thuận lợi cho việc lưu thông hàng hóa và là cửa ngò nối liền Tây Bắc với các tỉnh Đồng bằng sông Hồng và các khu vực khác nhờ vào sông Đà. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương.

Dân số Kỳ Sơn là 33 450 người, với 7 915 hộ, trong đó có 21 820 người trong độ tuổi lao động và dân tộc thiểu số chiếm 70%, đa số là dân tộc Mường, dân tộc Kinh chiếm 30 % dân số của huyện. Kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp và trồng hoa màu, cây ăn quả.

Huyện bao gồm có 9 xã và 1 thị trấn, đó là các xã Hợp Thịnh, Hợp Thành, Phú Minh, Phúc Tiến, Dân Hòa, Mông Hóa, Dân Hạ, Độc Lập, Yên Quang (từ Lương Sơn chuyển sang vào ngày 14/7/2009) và thị trấn Kỳ Sơn.

Đặc điểm địa lý tiếp giáp với đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội, có điều kiện tự nhiên, đất đai, tài nguyên khoáng sản, đặc điểm văn hoá đa dạng và phong phú đã tạo điều kiện cho huyện Kỳ Sơn phát triển mạnh một


số lĩnh vực kinh tế lợi thế: Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng (Cơ sở sản xuất đá vôi, gạch...), Công nghiệp chế biến nông – lâm sản như: mía, sắn, chè, măng, cam, quýt, dứa, vải, nhãn ở các xã Dân Hòa, Phú Minh, Mông Hóa.

Mặc dù là huyện miền núi còn gặp nhiều khó khăn nhưng nhờ biết tận dụng những thế mạnh và có các chính sách, định hướng đúng đắn nên kinh tế huyện Kỳ Sơn đã có sự chuyển biến theo xu hướng tốt. Trong năm 2012, tốc độ tăng trưởng kinh tế huyện Kỳ Sơn đạt 12,4%. Tỷ trọng trong GDP của nông - lâm nghiệp chiếm 28,5%; công nghiệp - xây dựng 36,9%, Dịch vụ 34,6%; thu nhập bình quân 25,1 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 6,27% theo tiêu chuẩn mới (Huyện Kỳ Sơn: phát triển kinh tế toàn diện, Tạp chí Vietnam Business Forum – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam 5/3/2013).

3.1.2. Đánh giá tổng quát về tình hình giáo dục và đặc điểm của các trường THCS trên địa bàn huyện Kỳ Sơn

Hiện nay, huyện Kỳ Sơn bao gồm 9 xã và 1 thị trấn, với đặc điểm là huyện nhỏ và dân số ít nhất trong toàn tỉnh nhưng sự nghiệp GD&ĐT đã có những bước phát triển vượt bậc. Mạng lưới trường, lớp các ngành học, bậc học của huyện rộng khắp đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập của học sinh và nhân dân các dân tộc trong huyện. Toàn huyện có 35 trường, trong đó có 11 trường Mầm non: 10 trường Tiểu học, 10 trường THCS, 1 trường PTCS (nay là trường Tiểu học và Trung học cơ sở), 2 trường THPT và 1 Trung tâm giáo dục thường xuyên. Khuôn viên các trường học được quy hoạch, xây dựng cơ bản đảm bảo theo tiêu chuẩn trường chuẩn Quốc gia. Chất lượng đội ngũ CBQL, giáo viên luôn được chú trọng; chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn: Giáo viên giỏi, học sinh giỏi được nâng cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho dạy và học không ngừng được được đổi mới, chuẩn hoá


và hiện đại hoá, đã có 30/35 trường được kết nối mạng internet. Đến nay, toàn huyện đã xây dựng được 05 trường Tiểu học, 04 trường Mầm non, 02 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia.

Trong những năm trở lại đây, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm mạnh. Tuy nhiên, vấn đề học sinh bỏ học vẫn còn là vấn đề đáng lưu tâm, đặc biệt là tình trạng bỏ học của học sinh THCS. Theo số liệu thống kê của Phòng giáo dục & đào tạo huyện Kỳ Sơn thì tỷ lệ học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 đạt 98,9% (1640/1658 học sinh). Tuy nhiên do nhiều nguyên nhân cả chủ quan và khách quan tình trạng bỏ học vẫn xảy ra ở các trường các khối lớp. Hiện tượng học sinh THCS bỏ học trong giai đoạn hiện nay có thể là nguyên nhân dẫn đến một loạt các biểu hiện tiêu cực trong xã hội.

Qua khảo sát 10 trường THCS trên địa bàn huyện, đó là các trường THCS Thị trấn Kỳ Sơn, Dân Hạ, Mông Hóa, Dân Hòa, Phúc Tiến, Yên Quang, Phú Minh, Hợp Thịnh, Hợp Thành, Độc Lập và 1 trường PTCS Dân Hạ C (nay là trường Tiểu học và THCS Dân Hạ C) tác giả nhận thấy CSVC trường học được đầu tư khá tốt, không còn phòng tạm bợ bằng tre lá. Các phòng học được xây dựng cơ bản. Tuy nhiên, có 02 trường với 80% tổng số phòng học có “tuổi thọ” trên 30 năm, rất nguy hiểm và không phù hợp với yêu cầu của xã hội. Có 01 trường có phòng thí nghiệm. Còn các trường còn lại thì không có phòng thí nghiệm, mà thậm chí phòng chứa thiết bị và phòng thư viện phải nhập chung. Trong các thư viện của các trường, thì chỉ có 02 trường là tương đối phong phú về đầu sách, còn lại thì còn thiếu rất nhiều, đặc biệt là sách tham khảo cho giáo viên và học sinh. Hơn nữa, công tác quản lý cho mượn và đọc tài liệu chưa hiệu quả.

Chúng ta có thể nhận thấy sự phát triển số lượng, chất lượng giáo dục học sinh qua các bảng số liệu dưới đây:


Bảng 3.1: Số lượng HS THCS ở Kỳ Sơn trong giai đoạn 2009 -2013


Năm học

Khối

Năm học 2009 -

2010

Năm học 2010 -

2011

Năm học 2011 -

2012

Năm học 2012-

2013

Khối 6

417

395

476

434

Khối 7

450

398

392

463

Khối 8

477

435

384

377

Khối 9

505

465

421

372

TN

THCS

469/477

436/440

397/399

351/351

Tổng

1849

1693

1673

1646

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Cơ sở kinh tế - xã hội của tình trạng học sinh trung học cơ sở bỏ học ở huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình - 8

(Nguồn: Tổng hợp số liệu khảo sát thực tế)

Qua số liệu thống kê bảng 3.1 chúng ta nhận thấy tổng số học sinh qua các năm học đều giảm, cụ thể: Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2010 - 2011 giảm 156 học sinh; Năm học 2010 - 2011 đến năm học 2011 - 2012

giảm 20 học sinh; Năm học 2011 - 2012 đến năm học 2012 - 2013 giảm 20 học sinh. Từ năm học 2009 - 2010 đến năm 2012 - 2013 giảm 27 học sinh. Số lượng học sinh giảm nhiều nhất là ở trường THCS Mông Hóa (giảm 61 học sinh từ năm học 2009 -2010 đến năm học 2012 - 2013), tiếp đến là trường THCS Dân Hòa (giảm 25 học sinh), sau đó là các trường THCS Độc lập (giảm 22 học sinh) và trường THCS Hợp Thành, THCS Phú Minh (giảm 21 học sinh), duy chỉ có trường THCS là tổng số học sinh tăng thêm 81 học sinh [Phụ lục 1.1]. Tổng số học sinh qua các năm học giảm nhưng không giảm đều ở tất cả các khối mà giảm mạnh nhất là khối 9 với 133 học sinh, khối 8 là 100 học sinh. Còn đối với khối 6 thì tổng số học sinh qua các năm học có nhiều biến động dựa vào tỷ lệ nhập học từ tiểu học lên THCS. Cụ thể: Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2010 - 2011 giảm 22 học sinh; Năm học 2010 -


2011 đến năm học 2011 - 2012 tăng 81 học sinh; Năm học 2011 - 2012 đến năm học 2012 - 2013 giảm 42 học sinh. Khối 7, tổng số học sinh qua các năm học cũng có nhiều biến động, cụ thể: Từ năm học 2009 - 2010 đến năm học 2010 - 2011 giảm 52 học sinh; Năm học 2010 - 2011 đến năm học 2011 -

2012 giảm 6 học sinh; Năm học 2011 - 2012 đến năm học 2012 - 2013 tăng 71 học sinh. Mức độ giảm qua các năm được biểu diễn bằng đồ thị dưới đây (Biểu 3.1):

Biểu 3.1: Tổng số học sinh THCS từ năm học 2009 - 2010 đến 2012 - 2013


1900


1850


1800


1750


1700


1650


1600


1550


1500

2009 – 2010 2010 – 2011 2011 – 2012 2012 – 2013


Qua đồ thị trên chúng ta thấy, tổng số học sinh THCS của huyện giảm qua từng năm. Số học sinh THCS giảm, kéo theo quy mô trường lớp thu hẹp và dẫn đến tình trạng dôi dư giáo viên, gây lãng phí chất xám.

Số học sinh giảm do bỏ học, lưu ban, chuyển đi nơi khác sau mỗi năm học là một con số không nhỏ, nhưng trong đó số học sinh chuyển đến, chuyển đi xem như không đáng kể. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến kế hoạch phát

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 03/08/2022