Mục Tiêu Của Hoạt Động Thực Hành Lâm Sàng Của Học Sinh, Sinh Viên Trường Trung Cấp Y Tế

Thực hành lâm sàng là cách học trực tiếp trên người bệnh, nên ngay từ ban đầu phải học cách tiếp xúc với người bệnh bằng kỹ năng giáo tiếp, kỹ năng khám bệnh, kỹ năng phát hiện các triệu chứng, kỹ năng chẩn đoán bệnh, đồng thời thực hiện các thao tác kỹ thuật để điều trị và chăm sóc cho người bệnh. Đây là một học phần có vai trò vô cùng quan trọng, liên quan đến sinh mạng của người bệnh và lao động nghề nghiệp sau này của HS, SV.

Mọi HS, SV đều phải bắt đầu đi thực hành lâm sàng từ học kỳ II của năm thứ nhất cho đến khi tốt nghiệp ra trường.

HS, SV tham gia thực tập lâm sàng vào tất cả các buổi sáng tại bệnh viện, học lý thuyết vào buổi chiều tại nhà trường và trực đêm trong bệnh viện. Những buổi thực hành lâm sàng, HS, SV được cùng với các bác sĩ của bệnh viện tham gia vào công tác khám-chữa bệnh, điều trị bệnh, tư vấn sức khỏe cho người bệnh,…

Chính vì vậy, mà bệnh viện được coi là nơi thực hành trong suốt quá trình học nghề y của HS, SV y khoa. Là nơi để HS, SV trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề, rèn luyện đạo đức, tác phong người thầy thuốc để trở thành người cán bộ y tế vừa hồng vừa chuyên, có chuyên môn vững vàng, có đạo đức nghề nghiệp trong tương lai.

1.3.2. Mục tiêu của hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường trung cấp Y tế

Tùy thuộc vào từng chuyên ngành, từng đối tượng học tập mà xây dựng mục tiêu THLS cho phù hợp. Mục tiêu của THLS là những yêu cầu mà HS, SV phải đạt được về kiến thức lâm sàng, về kỹ năng và thái độ sau quá trình THLS mà trước đó HS,SV chưa có được.

Với vai trò là Y sĩ: thì mục tiêu thực hành lâm sàng là HS, SV phải thực hiện tốt cách khám bệnh, phát hiện triệu chứng, chẩn đoán được bệnh và cho thuốc đúng theo phác đồ điều trị.

Là điều dưỡng phải thực hiện tốt các kỹ thuật tiêm, truyền, chăm sóc người bệnh theo Qui trình chăm sóc điều dưỡng.

Là nữ hộ sinh phải thực hiện tốt các kỹ thuật đỡ đẻ, đỡ bánh rau, kiểm soát tử cung, chăm sóc bệnh nhân sau đẻ…

Là dược sĩ trung học phải biết rõ các dụng chính, tác dụng phụ của từng loại thuốc, từng nhóm thuốc; hiểu tường tận cơ chế tác dụng của thuốc; hiểu rõ sự tương tác khi sử dụng phối hợp giữa các nhóm thuốc với nhau, nắm rõ các nhóm thuốc Y học cổ truyền, biết cách bào chế một số dược liệu,…

- Mục tiêu chung: Được Ban giám hiệu và đội ngũ cán bộ chủ chốt của nhà trường xây dựng nên. Mục tiêu nhằm xác định những năng lực mà SV phải đạt được để hoàn thành những hoạt động nghề nghiệp thuộc lĩnh vực chuyên

khoa của mình.

- Mục tiêu mỗi học phần: Được tập thể CB, GV của khoa chuyên môn, các bộ môn căn cứ mục tiêu chung của nhà trường xây dựng mục tiêu cho mỗi học phần phù hợp với từng chuyên ngành đảm bảo HS, SV đạt được yêu cầu về năng lực sau khi hoàn thành mỗi chuyên ngành.

- Mục tiêu cụ thể: Là mục tiêu của mỗi bài giảng hướng dẫn THLS do chính các GV xác định, dựa trên cơ sở mục tiêu giáo dục của khoa, bộ môn theo từng đối tượng đào tạo nhưng phải đạt được 03 yếu tố là nhận thức, kỹ năng và thái độ đối với những yêu cầu cần đạt được trong bài giảng giúp cho HS, SV thực hiện được các kỹ năng nghề nghiệp.

1.3.3. Nội dung hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế

Được xác định trên cơ sở mục tiêu THLS của mỗi khoa chuyên ngành. Là cơ sở để HS, SV biết được những kiến thức cần đạt được, những tiêu chí nào là cần thiết qua Kế hoạch THLS của mỗi chuyên ngành, mỗi đối tượng HS, SV. Những nội dung trong kế hoạch phải được xây dựng chi tiết về thời gian, số tiết học từ Chương trình khung của Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Gồm những hoạt động để đạt được mục tiêu đó, giúp cho HS, SV nhận biết được:

- Có bao nhiêu chi tiết cần học;

- Có những hoạt động nào là quan trọng;

- Có những tiêu chuẩn thực hành nào là cần thiết.

Vì vậy, mục tiêu THLS và nội dung THLS là không thể tách rời nhau.

Để đạt được mục tiêu thì phải có phương pháp thực hiện các nội dung đó. Tác giả J.J.Guibert đã đưa ra một nhận định: “Không có lợi ích gì ở việc xác định hành ngàn mục tiêu giáo dục cụ thể mà lại không có các hoạt động dẫn đến việc đạt được các mục tiêu đó” [8].

Việc học THLS trải qua 02 giai đoạn:

- Tiếp thu kiến thức, kỹ năng của GV hướng dẫn từ bài giảng lý thuyết, bài giảng thực hành, thực hành tại labo, thực hành trên người bệnh.

- Hiểu sâu, rộng về vấn đề cần học, từng bước áp dụng vào thực tế.

Tác giả David Newble và Roberry Cannon có nhiều phương pháp học thực hành như sau:

- Học phát hiện và phương pháp nghiên cứu trường hợp:

Đây là phương pháp phân tích một vấn đề một cách có phê phán, nhận biết các quan hệ phức tạp giữa các yếu tố khác nhau, củng cố kiến thức bằng cách áp dụng vào thực tế, thu thập mọi thông tin có liên quan đến vấn đề giải quyết nó.

Phương pháp này giúp cho HS, SV phát triển một số thói quen tư duy, hình thành kỹ năng phân tích vấn đề. Phương pháp này HS, SV rất yêu thích vì được tham gia nhiều vào vấn đề đang đề cập đến.

- Học theo vấn đề: Là phương pháp được áp dụng nhiều trường đại học trên thế giới, là phương pháp đang được phát triển ở các nước: Canada, Hà Lan,Úc, Mehico.

Phương pháp này giúp cho HS, SV chủ động học tập, chuẩn hóa kiến thức thông qua quan sát, đọc sách, trao đổi, làm việc nhóm. Qua quá trình này HS, SV dần hình thành khả năng xác định các thông tin đang cần mà không cần phải có sự giúp đỡ của người khác, có thể dựa vào khả năng của mình để giải quyết các vấn đề sức khỏe sẽ gặp phải trong cuộc đời nghề nghiệp.

1.3.4. Các hình thức hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y tế

Trước mỗi khoá học, nhà trường phải xây dựng Kế hoạch THLS cho tất cả các đối tượng HS,SV trên cơ sở thực hiện nội dung chương trình khung do Bộ Y tế và Bộ Lao động thương binh và xã hội ban hành với chi tiết cụ thể về thời gian, số giờ học THLS cho mỗi môn chuyên ngành. Tùy theo đối tượng người học, tùy ngành học mà CB, GV có các hình thức tổ chức hướng dẫn, giảng dạy THLS khác nhau.

- Hình thức thực hành lâm sàng khác với thực hành ở cơ sở. Tùy theo đặc thù từng ngành học, từng môn học, từng đối tượng học,… mà xây dựng hình thức THLS đảm bảo đạt được các mục tiêu đề ra:

Đối với Y sĩ: Học cách khám bệnh, học cách làm bệnh án, học cách phát hiện triệu chứng, cách chẩn đoán bệnh, cách điều trị bệnh, cách theo dõi và xử trí những diễn biến của bệnh trên bệnh nhân. Học các thao tác thực hiện qui trình các kỹ thuật, thủ thuật ở khoa Hồi sức cấp cứu, khoa Điều trị tích cực. Tham gia trực đêm ở các khoa Nội, Ngoại, Sản, Nhi;

Đối với Điều dưỡng: Học các qui trình kỹ thuật (tiêm, truyền, thay băng, cắt chỉ,…); Các thủ thuật (đặt sonde dạ dày, sonde bang quang, thở oxy,…); Qui trình chăm sóc người bệnh đối với mỗi chuyên ngành; Tham gia trực đêm ở tất cả các khoa chuyên môn.

Đối với Dược sĩ trung học: Sẽ thực tập điều chế, bào chế thuốc tại Trung tâm kiểm nghiệm Thuốc - Mỹ phẩm - Thực phẩm; Phần Dược lâm sàng sẽ THLS tại các khoa lớn: Khoa Nội, khoa Ngoại, khoa Sản, khoa Nhi về cách pha thuốc, cách sử dụng thuốc, đường sử dụng với từng loại thuốc, từng nhóm thuốc. Tham gia trực tại các khoa lâm sàng mà HS, SV tham gia THLS.

Quá trình THLS của HS, SV là qúa trình mà các HS, SV thực hiện những chỉ tiêu lâm sàng được giao. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu lâm sàng phản ánh chất lượng của đợt THLS của HS, SV. Chỉ tiêu lâm sàng được đánh giá theo 03 mức độ: Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt.

- Trong quá trình THLS, HS, SV được các CB, GV kiểm tra lấy điểm kiểm ra thường xuyên. Sau mỗi đợt THLS tại mỗi khoa chuyên môn, HS, SV sẽ được các CB, GV đánh giá kết quả THLS.

Có nhiều cách đánh giá về mức độ thuần thục kỹ năng tay nghề của HS,SV nhưng các CB, GV thường sử dụng hình thức kiểm tra đánh giá là: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên một bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó:

Đối với chuyên ngành Y sĩ: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên một bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó: Các CB, GV quan sát HS, SV hỏi bệnh, thao tác các kỹ thuật thăm khám; HS, SV hoàn thành hồ sơ bệnh án; CB, GV hỏi vấn đáp; Kết hợp đánh giá việc HS, SV thực hiện các chỉ tiêu THLS ở các mức độ (Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt) để chấm điểm lấy vào điểm thi kết thúc môn học THLS.

Đối với chuyên ngành Điều dưỡng: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên một bệnh nhân tại khoa lâm sàng; Sau đó: Các CB, GV quan sát HS, SV hỏi bệnh, thao tác các kỹ thuật thăm khám và kỹ thuật chăm sóc người bệnh; HS, SV hoàn thành Kế hoạch chăm sóc điều dưỡng; Kết hợp đánh giá việc HS, SV thực hiện các chỉ tiêu THLS ở các mức độ (Thực hiện tốt, đạt và chưa đạt) để chấm điểm lấy vào điểm thi kết thúc môn học THLS.

Đối với chuyên ngành Điều dưỡng: Cho tất cả HS, SV bốc thăm ngẫu nhiên tên thuốc, nhóm thuốc; HS, SV có thời gian chuẩn bị 15 để trả lời vấn đáp lấy điểm thi kết thúc môn học THLS.

1.3.5. Cơ sở thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên Y tế

Cơ sở THLS cho HS, SV được nhà trường ký kết hợp đồng trách nhiệm giữa nhà trường và bệnh viện về công tác đào tạo.

Cơ sở THLS cho HS, SV phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tốt nhất (bệnh viện tỉnh, bệnh viện thành phố,...); Cơ sở đó phải có đội ngũ cán bộ chuyên khoa cơ bản có trình độ chuyên môn sâu, có các trang - thiết bị hiện đại, đủ khả năng hỗ trợ điều trị tốt nhất cho người bệnh. Đây cũng chính là nền tảng và điều

kiện để CB, GV thực hiện tốt việc tổ chức và điều hành hoạt động THLS; Là phương tiện để HS, SV luyện tập các kỹ năng, kỹ thuật nghề nghiệp trong THLS.

Đồng thời cơ sở được lựa chọn THLS cho HS,SV phải là nơi đảm bảo việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ chính trị, như là:

- Cấp cứu - Khám bệnh - Chữa bệnh:

+ Tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ ngoài vào hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến để cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.

+ Tổ chức khám sức khoẻ và chứng nhận sức khoẻ theo quy định của Nhà

nước.

+ Có trách nhiệm giải quyết hầu hết các bệnh tật trong tỉnh và thành phố

trực thuộc trung ương và các ngành.

+ Tổ chức khám giám định sức khoẻ, khám giám định pháp y khi hội đồng giám định y khoa tỉnh, thành phố hoặc cơ quan bảo vệ pháp luật trưng cầu.

+ Chuyển người bệnh lên tuyến khi Bệnh viện không đủ khả năng giải quyết

- Nghiên cứu khoa học về y học:

+ Tổ chức nghiên cứu, hợp tác nghiên cứu các đề tài y học ở cấp Nhà nước, cấp Bộ hoặc cấp Cơ sở, chú trọng nghiên cứu về y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại và các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc.

+ Nghiên cứu triển khai dịch tễ học cộng đồng trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu lựa chọn ưu tiên thích hợp trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến trên và các Bệnh viện chuyên khoa đầu ngành để phát triển kỹ thuật của Bệnh viện.

- Chỉ đạo tuyến dưới về chuyên môn, kỹ thuật.

+ Lập kế hoạch và chỉ đạo tuyến dưới (Bệnh viện hạng III) thực hiện việc phát triển kỹ thuật chuyên môn.

+ Kết hợp với Bệnh viện tuyến dưới thực hiện các chương trình về chăm sóc sức khoẻ ban đầu trong địa bàn tỉnh, thành phố và các ngành.

- Phòng bệnh

Phối hợp với các cơ sở y tế dự phòng thường xuyên thực hiện nhiệm vụ phòng bệnh, phòng dịch.

- Hợp tác kinh tế y tế

+ Có kế hoạch sử dụng hiệu quả cao ngân sách Nhà nước cấp. Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Nhà nước về thu, chi tài chính, từng bước thực hiện hạch toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

+ Tạo thêm nguồn kinh phí từ các dịch vụ y tế: Viện phí, bảo hiểm y tế, đầu tư của nước ngoài và các tổ chức kinh tế khá.

Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Kạn còn có một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đó là: Đào tạo cán bộ y tế:

+ Bệnh viện là cơ sở thực hành đào tạo cán bộ y tế ở bậc đại học và trung học.

+ Tổ chức đào tạo liên tục cho các thành viên trong Bệnh viện và tuyến dưới để nâng cấp trình độ chuyên môn.

Có được như vậy, mới là điều kiện môi trường thuận lợi cho HS, SV được phát triển toàn diện trong hoạt động THLS.

1.4. Nội dung quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh, sinh viên trường Trung cấp Y

1.4.1. Xây dựng kế hoạch hoạt động thực hành lâm sàng

- Kế hoạch được xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo, mục tiêu THLS, nội dung THLS, thời gian THLS, nhiệm vụ trong đợt THLS.

- Các nội qui, qui định THLS, địa điểm THLS, GV hướng dẫn THLS, HS, SV đi THLS, các điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện hướng đãn THLS.

Trước mỗi khoá học mới, công tác chuẩn bị thực hành được Khoa Y học lâm sàng chuẩn bị cùng với các công tác đào tạo khác, có sự thống nhất hoạt động với quản lý phòng ĐT-KH&CTHS. Gồm các bước:

Phòng Đào tạo xây dựng kế hoạch THLS dựa trên chương trình khung của Bộ Y tế qui định cho các trường đào tạo y khoa trong cả nước và trên cơ sở đặc thù của mỗi môn học để sắp xếp một chương trình thực hành đầy đủ, đảm bảo tính khoa học (địa điểm thực tập, thời gian thực tập, thời lượng thực tập, số lượng HS, SV...). Trình Ban giám hiệu nhà trường phê duyệt kèm ký kết hợp đồng đào tạo

với những cơ sở hoạt động THLS cho HS, SV của nhà trường.

Bước 2

Công báo kế hoạch THLS và lịch thực hiện trên hồ sơ công việc.

Bước 3

- Khoa Y học lâm sàng triển khai đến các bộ môn và phân công giáo viên thực hiện các học phần trong chương trình.

- Khoa Y học lâm sàng Phân lịch THLS với từng GV của các bộ môn.

- Giáo viên các bộ môn căn cứ kế hoạch chung của phòng Đào tạo để xây dựng kế hoạch THLS chi tiết đến từng nội dung, phân bố thời lượng hướng dẫn, GV hướng dẫn, dự kiến phương pháp kiểm tra đánh giá cuối đợt, dự kiến GV tham gia công tác kiểm tra đánh giá. Trình khoa Y học lâm sàng ký duyệt.

- GV hướng dẫn THLS soạn thảo mục tiêu, nội dung bài giảng theo kế hoạch THLS của khoa phê duyệt. Đảm bảo bài giảng thường xuyên được chỉnh sửa, bổ sung những kiến thức mới cập nhật vào

giáo trình. Trình khoa phê duyệt.

Bước 4

GV hướng dẫn THLS cần chuẩn bị:

- Tài liệu, văn bản, nội qui - qui chế THLS, phương tiện, trang-thiết bị liên quan đến quá trình giảng dạy THLS và bộ trang phục bảo hộ y tế (mũ, áo choàng blu, quần blu, khẩu trang)

- Danh sách HS, SV.

- Sổ theo dõi THLS, gồm:

+ Phần điểm danh HS, SV;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động thực hành lâm sàng của học sinh - sinh viên trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn - 4

Bước 1

+ Phần ghi điểm kiểm tra thường xuyên, điểm định kỳ, điểm kết thúc học phần;

+ Phần ghi những nội dung chương trình đã thực hiện trong từng buổi THLS.

+ Phần nhận xét của GV.

Bước 5

Phổ biến cho HS, SV:

- Lịch THLS

- Kế hoạchTHLS,

- Nội dung chương trình THLS,

- Chỉ tiêu THLS,

- Phổ biến Nội qui, qui chế khi đi THLS tại cơ sở Y tế.

- Phổ biến những hình thức xử lý khi GV và HS, SV vi phạm.

- Phổ biến những phương tiện, trang phục bắt buộc của HS, SV khi đi THLS tại cơ sở Y tế.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/05/2022